Bến Tre: Giữ nghề đan lát truyền thống hàng 100 năm tuổi ở Ba Tri
Trên địa bàn các xã Phú Lễ, An Đức, An Bình Tây, Phước Tuy (nay là xã Phước Ngãi) huyện Ba Tri, hàng trăm năm nay người dân đã làm nghề đan rổ, thúng, nia, sịa, bội, bung, lờ, lợp… theo truyền thống cha truyền con nối. Từ làng nghề phát triển thành xã nghề, liên xã nghề, sản xuất mang tính chuyên sâu theo sự phân công lao động xã hội và theo tay nghề, sự khéo léo của bà con từng xã. Cụ thể như nghề đan bội, bung, sịa của xã An Bình Tây, Phú Lễ; đan thúng rỗ ở xã Phước Tuy (nay là Phước Ngãi); nghề lợp, lờ ở xã An Đức.
![]() |
Gia đình bà Trần Thị Nhung, ngụ ấp Phú Long xã Phước Ngãi, (huyện Ba Tri) theo nghề đan đát suốt mấy chục năm. |
Làng nghề mây tre đan ở xã Phú Lễ, huyện Ba Tri, hiện có các sản phẩm đan đát với hơn mười loại, mẫu mã, kích cỡ đa dạng như bội, bung, rổ, rế, sọt, lờ, lọp, nơm cá,… nguyên liệu chủ yếu là tre, trúc, tầm vông. Lúc đầu nghề đan đát chỉ là nghề phục vụ trong sinh hoạt bình thường của người dân, nhưng về sau khi có nhu cầu về trang trí thì các sản phẩm làm ra đa dạng hơn. Góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, thoát nghèo bền vững cho người dân.
Những chiếc áo sờn vai, những đôi tay chai sần, những tiếng gõ đều đều…, đó là những hình ảnh và âm thanh quen thuộc của làng nghề đan lát ở các xã Phú Lễ, Phước Ngãi, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Được hình thành từ hơn trăm năm trước, nghề đan thúng, đan rổ từng thu hút hàng trăm hộ gia đình, trong đó có gia đình bà Hồ Thị Thụy - người đã gắn bó với rổ rá, thúng, nia gần 60 năm.
Nghề đan lát trước đây được xem là làng nghề truyền thống nổi tiếng, đem lại giá trị kinh tế khá, giải quyết được một lượng lớn lao động nhàn rỗi tại địa phương. Tuy nhiên hiện nay làng nghề đang đứng trước nguy cơ bị mai một, do người dân không có đủ nguyên liệu để sản xuất và lợi nhuận không nhiều.
Không những sản phẩm tre đan thủ công bị cạnh tranh với các sản phẩm từ nhựa, inox mà làng nghề đan đát nơi đây còn gặp khó khăn khi không có lực lượng kế thừa. Những người thợ lành nghề nay cũng đã bước sang tuổi thất thập.
Ông Nguyễn Văn Cụt (Xã Phước Ngãi, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) trải lòng: “Mình lớn tuổi rồi, lao động nặng không nổi, thành ra phải ở nhà để làm những nông cụ như thế này. Chừng nào già nữa, làm hết nổi nữa thì tính sau”.
Cũng như nhiều làng nghề truyền thống khác, nghề đan đát ở huyện Ba Tri không những mang những nét văn hóa mộc mạc của làng quê miền Tây, mà đó còn từng là kế sinh nhai cho nhiều hộ gia đình. Thế nhưng, cuộc sống ngày càng hiện đại, thì làm sao để bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống như thế này không còn là câu chuyện của riêng những người thợ, mà đó còn là sự chung tay, hỗ trợ từ chính quyền địa phương, để những sản phẩm tỉ mỉ, bền, đẹp không bị lãng quên.
Bảo tồn nghề đan lát truyền thống
Theo thống kê, tại huyện Ba Tri hiện tại chỉ còn vài chục hộ theo nghề đan đát truyền thống nhưng chỉ làm với số lượng ít trong lúc nhàn rỗi. Tại xã Phú Lễ còn khoảng 30 người hộ theo nghề đan rổ, sịa, bội… nhưng cũng gặp rất nhiều khó khăn trong tiêu thụ.
![]() |
Gia đình bà Trần Thị Nhung, ngụ ấp Phú Long (xã Phước Ngãi, huyện Ba Tri) theo nghề đan đát suốt mấy chục năm. |
Để bảo tồn và phát triển, chính quyền địa phương đang kết hợp với du lịch để tạo cơ hội cho du khách trải nghiệm và góp phần khôi phục giá trị văn hóa này.
Trước đó, ngày 02/3/2023, UBND xã Phú Lễ đã ban hành kế hoạch số 60/KH-UBND, về việc bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống tiểu thủ công nghiệp gắn với hạ tầng về bảo vệ môi trường xã Phú Lễ. Trong đó xác định mục tiêu phát triển làng nghề bảo đảm phát triển một cách bền vững, bảo tồn, phát huy được các yếu tố truyền thống, sử dụng nhiều lao động tại chỗ, sử dụng nguồn nguyên vật liệu tại địa phương và không gây ảnh hưởng đến môi trường. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động tối đa các nguồn lực đầu tư để triển khai thực hiện hiệu quả các mục tiêu đã đề ra của kế hoạch bảo tồn và phát triển làng nghề. Bảo tồn và phát triển làng nghề gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới, cơ cấu lại nông nghiệp và chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị với phát triển du lịch và bảo vệ môi trường sinh thái.
Để có thể bảo tồn và phát triển làng nghề mây tre đan truyền thống, địa phương đang dần mai một, cần tập trung quyết liệt thực hiện các giải pháp như: Tăng cường công tác quản lý và tuyên truyền vận động người dân chuyển đổi nông nghiệp tham gia vào làng nghề; xây dựng nhãn hiệu hàng hoá, xúc tiến thương mại; xây dựng các điểm du lịch gắn với làng nghề; xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và đào tạo nghề, truyền nghề cho người dân địa phương. Tin tưởng rằng Đảng bộ và Nhân dân xã Phú Lễ sẽ có đủ quyết tâm, hành động quyết liệt hơn nữa để có thể bảo tồn và phát triển làng nghề mây tre đan, một nghề truyền thống có tuổi đời hàng trăm năm.
Đặc biệt, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ, cho vay vốn ưu đãi để người dân đầu tư vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm… đủ sức cạnh tranh để hướng đến phát triển bền vững.
Tin liên quan

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định triển khai Đề án phát triển du lịch cộng đồng
08:50 | 22/04/2025 Du lịch làng nghề
Tin mới hơn

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm dưa bồn bồn
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025: Lan toả tinh hoa làng nghề
10:01 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hoà Bình: Đường làng sạch, làng nghề xanh
09:24 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Khó nhọc nghề làm chổi đót Mỹ Thành
09:22 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề
20:09 | 19/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 | 18/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề
13:36 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Phát triển bền vững Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong
13:30 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Ước Lễ làng nghề giò chả 500 tuổi
14:40 | 15/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: "Ông Dư bài chòi" một di sản sống của văn hóa làng biển Nhơn Hải
10:50 | 14/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng Bá Dương Nội đón nhận danh hiệu: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và nghề truyền thống Hà Nội
18:00 | 12/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh
14:45 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Huyện miền núi Vĩnh Thạnh có xã thứ 2 về đích nông thôn mới
14:27 Nông thôn mới

Ngày đất nước thống nhất qua lời kể người viết lại thời khắc lịch sử
10:54 Tin tức

Bình Định và Gia Lai thống nhất việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh
14:42 Tin tức

Công bố 50 tác phẩm văn học - nghệ thuật tiêu biểu của TP.HCM
14:42 Tin tức

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một
14:42 Tin tức