Nam Định: Mô hình chăn nuôi áp dụng công nghệ cao mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt

LNV - Thời gian qua, các doanh nghiệp, hộ chăn nuôi lớn ở nhiều địa phương trong tỉnh tiếp tục đầu tư ứng dụng công nghệ cao nhằm tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm và phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm vệ sinh môi trường, góp phần phát triển chăn nuôi bền vững.
Trang trại chăn nuôi lợn hữu cơ của anh Nguyễn Văn Thục, xã Trực Thái (Trực Ninh).
Trang trại chăn nuôi lợn hữu cơ của anh Nguyễn Văn Thục, xã Trực Thái (Trực Ninh).

Gia đình ông Nguyễn Việt Hùng, xã Yên Lợi (Ý Yên) có kinh nghiệm hơn 20 năm chăn nuôi. Tuy nhiên với mô hình trang trại bán công nghiệp nhỏ lẻ, đàn lợn của ông dễ mắc bệnh và chịu nhiều thiệt hại về kinh tế. Được sự hỗ trợ, hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Hùng đã mạnh dạn đầu tư xây dựng 1.000m2 chuồng trại khép kín, đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn. Hiện 2 trang trại của ông Hùng luôn duy trì nuôi khoảng 1.500 con lợn thịt, gần 50 con lợn nái để tạo nguồn giống tại chỗ cho gia đình và các hộ thành viên nuôi lợn thịt. Áp dụng công nghệ cao vào chăn nuôi lợn, các thành viên HTX chăn nuôi Yên Lợi đều tuân thủ nghiêm các công đoạn từ phối trộn thức ăn đến chăm sóc lợn con, lợn thịt và xử lý tốt môi trường nuôi. Nguồn chất thải, nước thải, phế phụ phẩm chăn nuôi không xả trực tiếp ra môi trường mà được thu gom, xử lý qua hầm biogas trước khi sử dụng tưới cho cây. Thời gian cao điểm, đàn lợn thịt của HTX đạt khoảng 3.000 con. Mặc dù giá thịt lợn thương phẩm của HTX cao hơn so với lợn nuôi theo phương pháp truyền thống song vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường. Từ năm 2020, sản phẩm thịt lợn Yên Lợi và thịt heo hun khói của HTX đã được UBND tỉnh xếp hạng sản phẩm OCOP 3 sao. Mô hình HTX chăn nuôi Yên Lợi cũng là đơn vị đầu tiên của huyện Ý Yên tiên phong sản xuất theo chuỗi khép kín với sự đầu tư về khoa học kỹ thuật, bảo đảm đầu ra, được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh biết đến với sản phẩm thịt lợn chất lượng, an toàn thực phẩm.

Trang trại chăn nuôi lợn công nghệ cao của ông Phạm Tiến Dũng, thôn Cốc Thành, xã Nghĩa Đồng (Nghĩa Hưng) có quy mô trên 2.000 con lợn thịt xuất khẩu, mỗi năm xuất bán khoảng 700 tấn lợn thịt, lợi nhuận trên 1 tỷ đồng. Để có được kết quả đó, trang trại đã áp dụng hệ thống chuồng khép kín, điều khiển tiểu khí hậu chuồng nuôi, có thiết bị cho ăn bán tự động, vòi uống tự động cho lợn. Người nuôi hạn chế ra vào khu vực chuồng nuôi, giảm nguy cơ lây nhiễm, xâm nhập mầm bệnh từ bên ngoài, nhưng vẫn nắm bắt kịp thời tình hình bên trong trang trại để có biện pháp xử lý khắc phục, bảo vệ vật nuôi, giám sát việc tuân thủ quy trình, kỹ thuật của công nhân trong khi chăm sóc lợn theo đúng chuẩn an toàn sinh học. Ngoài ra, trang trại đã đầu tư công nghệ xử lý chất thải khép kín gồm: máy ép phân, hầm biogas. Đặc biệt, hiện trang trại đang sử dụng hệ thống năng lượng tái tạo là máy phát điện khí sinh học EGreen giải quyết phần lớn khí biogas dư thừa và tiết kiệm chi phí tiền điện 15-20 triệu đồng mỗi tháng. Toàn bộ lượng chất thải chăn nuôi của trang trại được tách bã, ủ men vi sinh làm phân hữu cơ phục vụ cho hơn 10 mẫu trồng ngải cứu xuất khẩu sang Hàn Quốc.

Việc ứng dụng công nghệ vào chăn nuôi trên địa bàn tỉnh ngày càng mở rộng đã giúp giảm bớt sức lao động, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giúp giảm công lao động, giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập cho các HTX, hộ chăn nuôi. Nhiều trang trại hiện áp dụng hệ thống chuồng khép kín, điều khiển tiểu khí hậu chuồng nuôi, có thiết bị cho ăn bán tự động, vòi uống tự động cho lợn; gà uống nước theo nhu cầu; lắp đặt camera để giám sát từ xa toàn bộ chuồng trại. Đặc biệt nhiều mô hình ứng dụng chế phẩm vi sinh giúp tăng sức đề kháng, giảm khẩu phần thức ăn, hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh, khử mùi hôi, nâng cao sản lượng, chất lượng và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm chăn nuôi trên thị trường. Các trang trại đã ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để quản lý, xử lý chất thải trong chăn nuôi như: sử dụng hệ thống máy tách phân để xử lý chất thải của lợn làm phân bón hữu cơ; sử dụng các chế phẩm sinh học EM, đệm lót chuồng sinh học, hệ thống xử lý chất thải… không những giải quyết hiệu quả vấn đề bảo vệ môi trường mà còn nâng cao hiệu quả sản xuất, phát triển chăn nuôi an toàn, bền vững.

Trong quá trình chăn nuôi, các trang trại, hộ chăn nuôi không những được địa phương định hướng phát triển nông nghiệp an toàn, bền vững gắn với bảo vệ môi trường mà còn được hỗ trợ về kiến thức chuyển giao khoa học kỹ thuật. Vì vậy nhiều hộ đã mạnh dạn chuyển đổi hình thức sản xuất nhỏ lẻ sang chăn nuôi với quy mô tập trung, cải tạo hệ thống chuồng trại khép kín với tiêu chuẩn đảm bảo “Ấm về mùa đông - mát về mùa hè”, có hầm biogas để xử lý chất thải sử dụng làm khí đốt. Nhiều mô hình chăn nuôi lợn kết hợp đào ao thả cá, cải tạo vườn trồng cây ăn quả để tận dụng các nguồn nguyên liệu trong sản xuất xoay vòng nhằm làm giảm chi phí đầu tư cho sản xuất. Các hộ chăn nuôi cũng quan tâm hơn trong việc áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và chủ động liên kết với các doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời xây dựng quy trình giết mổ, chế biến các sản phẩm từ thịt lợn, gia cầm, thủy sản đảm bảo theo quy trình VietGap, cung ứng ổn định cho các chuỗi cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch trong tỉnh và ngoài tỉnh. Trong nuôi trồng thủy sản, các HTX chuyển hướng từ nuôi trồng quảng canh sang thâm canh, chú trọng áp dụng các công nghệ, mô hình nuôi tiên tiến bền vững theo tiêu chuẩn VietGAP hoặc các tiêu chuẩn tương đương, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm gắn với bảo vệ môi trường. Tiêu biểu như HTX nông nghiệp và nuôi trồng chế biến thủy sản An Hòa, xã Hải Đông (Hải Hậu); HTX Chí Thiện, xã Giao Thiện (Giao Thủy) phát triển mô hình nuôi tôm công nghệ cao, sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý môi trường ao nuôi; HTX nông nghiệp và thủy sản Xương Điền, xã Hải Lý (Hải Hậu) với mô hình nuôi ốc hương công nghệ cao…

Với việc chủ động đầu tư ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi, nên hầu hết các sản phẩm tại các trang trại đều có đầu ra ổn định, có hợp đồng liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm lâu dài với các doanh nghiệp lớn. Bên cạnh đó, để các trang trại phát huy được hiệu quả kinh tế, các địa phương trên địa bàn tỉnh cũng tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư các dự án chăn nuôi công nghệ cao, đồng thời đẩy mạnh hỗ trợ chuyển giao khoa học công nghệ, tạo điều kiện về đất đai xây dựng chuồng trại, vùng chăn nuôi tập trung, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi nhằm xây dựng chuỗi liên kết giá trị, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho ngành chăn nuôi của tỉnh phát triển bền vững.

Bài và ảnh: Hồng Minh

Tin liên quan

Bắc Giang: Phụ nữ tổ hợp tác Tràng Bắn cùng nhau làm kinh tế giỏi

Bắc Giang: Phụ nữ tổ hợp tác Tràng Bắn cùng nhau làm kinh tế giỏi

LNV – Vốn là một xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thế (Bắc Giang), thời gian gần đây, người dân ở xã Đồng Vương đã giúp nhau phát triển kinh tế bằng nhiều hình thức, trong đó nổi bật là việc thành lập mô hình Tổ hợp tác và tiêu thụ nông sản bản Tràng Bắn.
Lạng Sơn: Mô hình khởi nghiệp, lập nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới

Lạng Sơn: Mô hình khởi nghiệp, lập nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới

LNV - Những năm gần đây, cùng với sự hỗ trợ của các cấp bộ đoàn và ý chí nỗ lực của thanh niên, nhiều mô hình khởi nghiệp đã thành công, đem lại thu nhập cao, góp phần quan trọng thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM).
Hà Giang: Làm giàu từ mô hình nuôi hươu lấy nhung

Hà Giang: Làm giàu từ mô hình nuôi hươu lấy nhung

LNV - Đầu tư nuôi Hươu sao ban đầu có chi phí lớn song hiệu quả kinh tế mà loài vật nuôi này mang lại cho người nông dân khá cao. Đặc biệt đầu ra của sản phẩm khai thác đến đâu hết đến đó. Nhờ hiệu quả kinh tế mang lại nên trong những năm trở lại đây, phong trào nuôi hươu sao lấy nhung trên địa bàn tỉnh Hà Giang ngày càng phát triển.

Tin mới hơn

Nam Định: Mô hình chăn nuôi áp dụng công nghệ cao mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt

Nam Định: Mô hình chăn nuôi áp dụng công nghệ cao mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt

LNV - Thời gian qua, các doanh nghiệp, hộ chăn nuôi lớn ở nhiều địa phương trong tỉnh tiếp tục đầu tư ứng dụng công nghệ cao nhằm tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm và phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm vệ sinh môi trường, góp phần phát triển chăn nuôi bền vững.

Tin khác

Người phụ nữ mạnh dạn làm giàu từ nghề trồng hoa

Người phụ nữ mạnh dạn làm giàu từ nghề trồng hoa

LNV - Từ những lợi thế ở mảnh đất quê hương, chị Nguyễn Thị Năm (xã Thụy An, Sơn Tây, Hà Nội) đã trồng thành công nhiều loại hoa, mang lại nguồn thu nhập tốt cho gia đình.
Hành trình trở thành "Ông chủ" của chàng trai nghèo miền sơn cước

Hành trình trở thành "Ông chủ" của chàng trai nghèo miền sơn cước

LNV - Vừa qua, trong chuyến công tác về Hải Phòng, chúng tôi có dịp được gặp gỡ và giao lưu cùng “ông chủ” làm nghề kinh doanh vận tải. Dù mới chỉ học hết lớp 9 nhưng với nghị lực vượt khó, đam mê và kiên trì học hỏi, anh Vũ Xuân Trường ở Lang Thíp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái đã trở thành Giám đốc của Công ty TNHH Vận tải Việt Phúc (trụ sở chính tại Hải Phòng). Nhiều người còn gọi anh với cái tên thân mật là “CEO miền núi”.
Tái canh cây đặc sản cam Cao Phong

Tái canh cây đặc sản cam Cao Phong

LNV - Nhằm phát triển bền vững vùng cây có múi, đặc biệt là cây cam Cao Phong, huyện Cao Phong (Hòa Bình) triển khai "Đề án Tái canh cây ăn quả có múi trên địa bàn huyện Cao Phong giai đoạn 2021 - 2025”.
Cô gái trẻ phát triển thương hiệu lạp sườn gia truyền

Cô gái trẻ phát triển thương hiệu lạp sườn gia truyền

LNV - Dù mới chỉ 23 tuổi Nguyễn Thị Thoa TP.Sông Công (tỉnh Thái Nguyên) đã tạo dựng cho mình thương hiệu lạp sườn gia truyền, phấn đấu trở thành sản phẩm tiêu biểu và sản phẩm OCOP của địa phương.
Hội Doanh nhân Thái Bình miền Nam tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2024 - 2025

Hội Doanh nhân Thái Bình miền Nam tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2024 - 2025

LNV - Ngày 6/4, Hội Doanh nhân Thái Bình miền Nam đã tổ chức Đại Hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2024 – 2025 với sự tham gia của các thành viên thuộc Ban chấp hành (BCH) Hội cùng hơn 40 đại biểu chính thức và hàng trăm doanh nhân là những người con quê Thái Bình.
Chàng trai Mường giàu nghị lực vươn lên thoát nghèo

Chàng trai Mường giàu nghị lực vươn lên thoát nghèo

LNV - Bà Nguyễn Thị Tiến, gần 70 tuổi, người dân tộc Mường, xóm Quýt, xã Yên Bài kể lại, cách đây vài chục năm, gia đình nhà bà thuộc diện hộ nghèo nhất xã. Vợ chồng bà sinh được 03 người con, 02 gái 01 trai, chồng già yếu đã mất, một mình bà bươn chải kiếm sống nuôi 03 con nhỏ. Đức là con trai út, khi hai chị đi lấy chồng, Đức còn đang học lớp 09. Vì nhà quá nghèo, thương mẹ nên Đức nghỉ học ở nhà để phụ giúp mẹ lo toan cuộc sống gia đình…
Hội Doanh nhân Thái Bình miền Nam tổ chức Đại Hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2024 – 2025

Hội Doanh nhân Thái Bình miền Nam tổ chức Đại Hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2024 – 2025

LNV - Ngày 6/4, Hội Doanh nhân Thái Bình miền Nam đã tổ chức Đại Hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2024 – 2025 với sự tham gia của các thành viên thuộc Ban chấp hành (BCH) Hội cùng hơn 40 đại biểu chính thức và hàng trăm doanh nhân là những người con quê Thái Bình.
Hải Phòng: Họp phiên thường kỳ trực tuyến tháng 3, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội tháng 3 và Quý 1/2024

Hải Phòng: Họp phiên thường kỳ trực tuyến tháng 3, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội tháng 3 và Quý 1/2024

LNV - Ưu tiên, tập trung nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ đưa huyện Thủy Nguyên trở thành thành phố trực thuộc thành phố, huyện An Dương đạt tiêu chí thành lập quận - đó là kết luận nhấn mạnh của Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng trong Phiên họp thường kỳ trực tuyến tháng 3, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội tháng 3 và Quý 1/2024.
Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - nhìn từ Quảng Ninh

Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - nhìn từ Quảng Ninh

LNV - Vừa qua, Sở NN&PTNT Quảng Ninh, Cục Thủy sản, Cục Kiểm ngư và Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức họp báo về "Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - nhìn từ Quảng Ninh".
Chàng trai bỏ phố về quê nuôi gà thảo dược

Chàng trai bỏ phố về quê nuôi gà thảo dược

LNV - Hà Minh Nguyện, một kỹ sư điện trẻ tuổi ở Thanh Hóa, đã bỏ lại công việc với mức lương cao ở thành phố để về quê khởi nghiệp với mô hình nuôi gà bằng thảo dược. Sau nhiều nỗ lực và thất bại, mô hình của anh đã thành công và mang lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng đi mới cho ngành nông nghiệp địa phương.
Lạc sen Nghệ An đạt chuẩn 4 sao OCOP

Lạc sen Nghệ An đạt chuẩn 4 sao OCOP

OVN - Một thời, lạc là nông sản xuất khẩu chủ lực của Nghệ An. Nhưng đã có giai đoạn cây lạc bị mai một. Nhận thấy giá trị đặc hữu của lạc sen Nghệ An, huyện Diễn Châu và doanh nghiệp đã xây dựng thành công sản phẩm lạc sen đạt chuẩn 4 sao OCOP.
Lập nghiệp tại quê với đồ gỗ mỹ nghệ

Lập nghiệp tại quê với đồ gỗ mỹ nghệ

LNV - Sau gần 20 năm hoạt động, đến nay HTX đồ gỗ mỹ nghệ Luận Hiền đã có một cơ ngơi bề thế. Là nơi sản xuất, giới thiệu, mua bán sản phẩm đồ gỗ thủ công mỹ nghệ.
Vinacel: Xây dựng niềm tin sản phẩm Việt

Vinacel: Xây dựng niềm tin sản phẩm Việt

LNV - Ra đời cách đây 10 năm với nhiều gian nan thử thách Công ty Cổ phần Truyền thông Thương hiệu Nổi tiếng Việt Nam (Vinacel) nay đã trở thành địa chỉ uy tín của người tiêu dùng muốn mua sản phẩm chất lượng.
Trà Vinh: Mô hình tôm càng xanh xen lúa mang lại thu nhập cao

Trà Vinh: Mô hình tôm càng xanh xen lúa mang lại thu nhập cao

LNV - Xã cù lao Long Hòa, huyện Châu Thành là địa phương có mô hình sản xuất lúa hữu cơ kết hợp nuôi thủy sản (tôm càng xanh) khá phát triển và mang lại thu nhập cao. Với mô hình nuôi tôm càng xanh xen canh, nông dân cù lao Long Hòa thu nhập từ 200 - 250 triệu đồng/ha/năm và tỷ lệ rủi ro chỉ chiếm khoảng 10%.
Thanh Hoá: Nguồn vốn tín dụng chính sách Góp phần phát triển Làng nghề truyền thống và sản phẩm OCOP

Thanh Hoá: Nguồn vốn tín dụng chính sách Góp phần phát triển Làng nghề truyền thống và sản phẩm OCOP

OVN - Thời gian qua, nguồn vốn tín dụng chính sách không chỉ giúp hàng nghìn hộ dân trên địa bàn huyện Thọ Xuân đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, thoát nghèo bền vững, vươn lên trong cuộc sống mà còn góp phần duy trì và phát triển đối với các sản phẩm OCOP, phát triển các nghề, làng nghề truyền thống.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Bế mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 9

Bế mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 9

LNV - Sau gần 3 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 9 đã hoàn thành vượt mức toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc ngày 18/5. Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khai mạc, bế mạc Hội nghị.
Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 9 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 9 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

LNV – Sau gần 3 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc và đầy tinh thần trách nhiệm, Hội nghị Trung ương 9 đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra và bế mạc vào sáng 18/5. Tạp chí Làng nghề Việt Nam xin trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Khai mạc Đại hội Hội chiếu sáng Việt Nam lần thứ V, nhiệm kỳ 2024-2029

Khai mạc Đại hội Hội chiếu sáng Việt Nam lần thứ V, nhiệm kỳ 2024-2029

LNV - Chiều ngày 17/5, tại khách sạn Hoa Sứ 1, số 14 Hoàng Việt, Tân Bình, TP.HCM đã diễn ra lễ khai mạc Đại hội Hội chiếu sáng Chiếu sáng Việt Nam lần thứ 5, nhiệm kỳ 2024-2029 và Hội nghị chiếu sáng toàn quốc 2024. Tham dự Đại hội có hơn 200 đại biểu là …
Diễn đàn "Khó khăn, vướng mắc trong thực hiện phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt"

Diễn đàn "Khó khăn, vướng mắc trong thực hiện phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt"

LNV - Sáng ngày 17/5/2024, Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam và Tạp chí Môi trường và Cuộc sống cùng sự đồng hành của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khó khăn, vướng mắc trong thực hiện phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt”.
Hội chợ triển lãm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc- Hà Nội năm 2024

Hội chợ triển lãm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc- Hà Nội năm 2024

LNV - Tối 16/5, Sở Công thương Hà Nội phối hợp Cục Công thương địa phương (Bộ Công thương) đã khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía bắc - Hà Nội tại Cung Triển lãm Kiến trúc, Quy hoạch Xây dựng Quốc gia (số 1 Đỗ Đức
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
ban-qlda-dau-tu-xay-dung-huyen-quan-son
the-92-coffee
cong-ty-tnhh-xay-dung-va-thuong-mai-duy-thang
cong-ty-tnhh-xay-dung-manh-truong-son
cong-ty-co-phan-tan-phong
dang-uy-ubnd-mttq-huyen-yen-thanh-nghe-an
cong-ty-tnhh-mtv-tan-anh
chao-mung-70-nam-chien-thang-dbp-49-nam-ngay-giai-phong-mien-nam-138-nam-ngay-qtld
Giao diện di động