OCOP Việt Nam - Kết quả tìm kiếm cho từ khóa "Thanh Hoa", chúc bạn tìm được nội dung mong muốn trên OCOP Việt Nam

Thanh Hóa: Thêm 38 sản phẩm OCOP được đánh giá, xếp hạng đợt 1 năm 2022
OVN - Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2022. Đã có thêm 38 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP cấp tỉnh, gồm 10 sản phẩm đạt hạng 4 sao và 28 sản phẩm đạt hạng 3 sao.

Nghệ nhân Thanh Hóa đúc 9 trống đồng Đông Sơn để cung tiến Đền thờ Vua Hùng tại TP Cần Thơ
LNV - Vừa qua, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ cho biết vừa phối hợp với một đơn vị cung tiến lễ vật tổ chức lễ xin lửa, rước lửa từ Đền thờ Vua Hùng tại Cần Thơ (đường Võ Văn Kiệt, quận Bình Thủy) về địa điểm đúc trống đồng.

Thanh Hóa: Đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP tỉnh đợt 1 năm 2022
LNV - Chiều 17-3, đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban chỉ đạo các Chương trình Mục tiêu Quốc gia, Chủ tịch Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa (gọi tắt là Hội đồng) đã chủ trì Hội nghị đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP đợt 1, năm 2022.

Thanh Hóa: Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm măng chua Piềng Cú
LNV - Huyện Quan Hóa có hàng nghìn ha nứa, luồng, tre, không chỉ tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, mà còn cung cấp lượng măng tươi khá lớn cho thị trường. Từ bao đời nay, những món ăn từ măng rừng đã trở thành nét độc đáo trong văn hóa ẩm thực của người dân địa phương. Do đó, người dân xã Phú Nghiêm đã mở rộng quy mô sản xuất, từng bước đưa sản phẩm măng chua đến với người tiêu dùng trong, ngoài tỉnh và thực hiện các giải pháp để phát huy giá trị của nhãn hiệu măng chua địa phương.

Đông Minh (huyện Đông Sơn, Thanh Hóa): Vùng quê đầy sức sống
LNV - Nhờ sự vào cuộc của cả thệ thống chính trị và cùng sự đồng thuận, chung sức của nhân dân, quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở xã Đông Minh, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) đã đạt được những kết quả cao. Lòng dân, sức dân xã Đông Minh đã xây nên những công trình “ý Đảng, lòng dân”, từ đó tạo ra không gian NTM đầy sức sống từ các thôn xóm, đưa Đông Minh trở thành một vùng quê đáng sống.

Mường Lát (Thanh Hóa): Cếp cay nọi – Sản phẩm OCOP
LNV - Nếp Cay Nọi là sản phẩm OCOP đầu tiên của huyện Mường Lát (Thanh Hóa). Lúa nếp Cay Nọi được người dân bản Pùng, xã Quang Chiểu trồng từ nhiều năm nay. Nhờ chất đất, khí hậu cũng như bàn tay chăm sóc của bà con, lúa nếp Cay Nọi có hương vị đặc trưng. Nếp Cay Nọi có hạt gạo trắng mẩy, khi đồ lên có mùi thơm, dẻo hơn khi ăn nóng. Sản phẩm gạo nếp thường được dùng để đồ xôi, nấu chè, làm bánh... Lúa nếp Cay Nọi vì thế còn gắn liền với đời sống đồng bào dân tộc Thái trong sinh hoạt, ẩm thực.

Thanh Hóa: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
LNV - Di sản văn hóa xứ Thanh được hình thành và mang đặc trưng từ môi trường địa lý, lịch sử, sinh thái, sinh hoạt, sản xuất... của vùng đất này. Trải qua hàng nghìn năm, miền đất “địa linh nhân kiệt” đã tạo nên một kho tàng di sản vật thể và phi vật thể hết sức phong phú, đa dạng, đặc sắc và giàu giá trị.

Thanh Hóa: Nghề dệt sợi gai - Nét đẹp văn hóa của người Thổ
LNV - Dệt sợi gai là nghề đặc trưng của người Thổ ở Thanh Hóa, một nghề lâu đời chứ đựng bản sắc, tinh hoa văn hóa xứ Thanh. Tại vùng núi xứ Thanh nơi chủ yếu là đất đỏ, đất đá vôi rất phù hợp với cây Gai sinh trưởng, người Thổ tận dụng lợi thế đó để phát triển nghề trồng Gai và dệt sợi gai truyền thống.

Thanh Hóa: Những vùng quê đổi mới
LNV - Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM) đã triển khai hơn một thập kỷ, góp phần làm thay đổi diện mạo và đời sống Nhân dân các vùng quê trên địa bàn tỉnh. Chương trình đã xác định: XDNTM là hành trình có điểm đầu nhưng không có điểm kết thúc, phương châm là lấy sức dân để lo cho dân. Trên tinh thần ấy, nhiều xã trên địa bàn tỉnh sau khi được công nhận đạt chuẩn NTM, tiếp tục phát huy nội lực để nâng cao các tiêu chí, xây dựng xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.

Thanh Hóa: Thêm hai huyện Nông Cống và huyện Triệu Sơn đạt chuẩn Nông thôn mới
LNV - Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận 02 huyện của tỉnh Thanh Hóa là Triệu Sơn và Nông Cống đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020.

Thanh Hóa: Nếp Cay Nọi – sản phẩm OCOP đầu tiên của huyện Mường Lát
LNV - Theo truyền thuyết, ngày xưa trên đất nước Chăm Pa (khu vực cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng – nước bạn Lào ngày nay) chưa có sự đầu tư hồ đập, kênh mương tưới tiêu. Người dân tự khai hoang các piềng, bãi heo hút, khỉ ho, cò gáy thành đồng ruộng. Nguồn nước tưới phụ thuộc phần lớn vào nước mưa. Còn lúa thì cấy bằng các giống lúa bản địa, năng suất thấp, thu hoạch bấp bênh, Nhân dân đói khổ. Vào một ngày mùa hạ, Nhân dân khu vực này chuẩn bị đồ đạc chuyển nơi ở mới thì một cơn mưa to ập đến và đồng thời xuất hiện một con gà trống nhỏ màu đỏ giữa cánh đồng, cất 3 tiếng gáy rất vang (Cáy Nọi, Cáy Nọi, Cáy Nọi - nghĩa là gà nhỏ, gà nhỏ, gà nhỏ). Khi tạnh mưa, người dân chạy ra giữa cánh đồng xem thì chỉ thấy một cây lúa xanh tươi. Cây lúa ngày càng phát triển, chịu hạn hán tốt, sau đó trổ ra 3 bông lúa thơm phưng phức. Từ đó, Nhân dân trong vùng coi cây lúa này là của thần thánh ban cho. Người dân đã lấy cây lúa đó nhân rộng khắp cánh đồng Chum và đất nước Chăm Pa.

Cục Quản lý Thị trường tỉnh Thanh Hóa: Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong dịp Tết Nguyên đán 2022
LNV - Năm 2021, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhiều địa phương trong tỉnh thực hiện việc giãn cách xã hội để phòng chống dịch bệnh Covid-19 nên tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có chiều hướng giảm. Tuy nhiên, dự báo tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp Tết Nguyên Đán Nhâm Dần 2022 vẫn có chiều hướng diễn biến phức tạp trở lại trên tất cả các tuyến, lĩnh vực, địa bàn.

Thanh Hóa: Người dân đổi đời từ sản phẩm quýt rừng Bá Thước
Tết Nguyên đán 2022 đang đến gần, người dân huyện miền núi Bá Thước, Thanh Hóa đang tập trung thu hoạch sản phẩm quýt rừng (còn có tên gọi là quýt hôi) để bán cho người tiêu dùng. Với chất lượng đặc biệt, cây quýt bản địa này đã giúp nhiều hộ dân xóa đói giảm nghèo.

Thanh Hóa: Nghề làm bánh nhãn truyền thống tạo việc làm cho 200 lao động
LNV - Những năm gần đây, nghề làm bánh nhãn ngày càng phát triển tại thị trấn Hồi Xuân (Quan Hóa). Hiện tại, có khoảng 40 hộ sản xuất, kinh doanh sản phẩm bánh nhãn, tạo việc làm trực tiếp cho 200 lao động và hàng trăm lao động thu mua nguyên liệu làm bánh, thu nhập bình quân đạt từ 4 đến 4,5 triệu đồng/người/tháng.

Thanh Hóa: Bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp
LNV - Tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng hơn 20.000 bể chứa vỏ chai, bao bì thuốc bảo vệ thực vật, áp dụng nhiều các biện pháp khoa học, kỹ thuật, tuyên truyền nhằm đảm bảo yếu tố môi trường trong hoạt động sản xuất nông nghiệp.