Longform
Hà Giang: “Khơi dòng” phát triển du lịch nông thôn thông qua các sản phẩm nông nghiệp

10:00 | 22/05/2024

OVN - Phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn đang là xu thế mang tính bền vững. Tại Hà Giang, loại hình này đang được tỉnh và các địa phương “khơi dòng” bằng nhiều chủ trương, chính sách và hành động cụ thể.

Hà Giang: “Khơi dòng” phát triển du lịch nông thôn thông qua các sản phẩm OCOP, nông nghiệp

Phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn đang là xu thế mang tính bền vững. Tại Hà Giang, loại hình này đang được tỉnh và các địa phương “khơi dòng” bằng nhiều chủ trương, chính sách và hành động cụ thể.

Hà Giang: “Khơi dòng” phát triển du lịch nông thôn thông qua các sản phẩm nông nghiệp

Phát triển du lịch bằng thế mạnh vốn có

Những năm qua, phát triển du lịch Hà Giang luôn được quan tâm và có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và được xác định là một trong ba nhiệm vụ đột phá trong giai đoạn 2021-2025 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII. Trong đó, phát huy du lịch nông thôn (DLNT) sẽ khơi dậy tiềm năng, lợi thế của khu vực nông thôn vừa gắn với phát triển du lịch cộng đồng, điểm DLNT.

Từ những thuận lợi về tài nguyên du lịch, Hà Giang chú trọng DLNT gắn với cộng đồng. Đến nay trên địa bàn tỉnh có 35 làng văn hóa du lịch cộng đồng, trong đó 16 làng đã được UBND tỉnh công nhận hoàn thành các tiêu chí xây dựng làng văn hóa du lịch tiêu biểu. Trải qua nhiều giai đoạn, hiện nay sản phẩm du lịch cộng đồng đang được thực hiện xây dựng theo mô hình “Làng văn hóa du lịch tiêu biểu gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Ngoài ra, DLNT ở Hà Giang còn gắn với các làng nghề truyền thống như: HTX dệt lanh Lùng Tám, HTX thêu dệt vải thổ cẩm Lô Lô thôn Sảng Pả A, HTX đan quẩy tấu thôn Cá Chúa Đớ, xã Giàng Chu Phìn; Hợp tác xã may mặc trang phục dân tộc Dao xã Sủng Máng, làng nghề đúc lưỡi cày… ở một số địa phương trong tỉnh.

Hà Giang: “Khơi dòng” phát triển du lịch nông thôn thông qua các sản phẩm nông nghiệp

Chinh phục đỉnh núi Tây Côn Lĩnh ở độ cao hơn 2.400m so với mực nước biển tại huyện Vị Xuyên, Hà Giang.

Như tại Cao Bồ là xã vùng cao của huyện Vị Xuyên, có nhiều thế mạnh để phát triển du lịch. Trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền địa phương đã và đang thực hiện nhiều giải pháp để thu hút khách du lịch, tạo nguồn thu nhập cho người dân.

Xã Cao Bồ nằm trong vùng có nhiều cảnh đẹp tự nhiên hấp dẫn du khách, đáng chú ý nhất là đỉnh Tây Côn Lĩnh cao hơn 2.400m với rừng hoa Đỗ Quyên, nơi mùa hoa nở rực rỡ nhất vào tháng 4 hàng năm, thu hút đông đảo du khách tới chiêm ngưỡng.

Bên cạnh đó, rừng chè cổ thụ với độ tuổi từ 100 - 300 năm cũng là điểm đến thú vị cho những ai yêu thích khám phá cây cối và thiên nhiên. Khung cảnh của ruộng bậc thang và những thác nước cũng góp phần làm nên sự hấp dẫn của xã Cao Bồ.

Ông Đặng Văn Chung, Chủ tịch UBND xã Cao Bồ, cho biết: Xã xác định xây dựng phát triển lĩnh vực du lịch thành mũi nhọn, đưa vào nghị quyết, triển khai tới các thôn và nhân dân cùng chung tay thực hiện, hỗ trợ kinh phí các hộ làm homestay, tận dụng mọi nguồn vốn đầu tư để làm đường bê tông liên thôn đảm bảo đường đi lại thuận lợi, xây dựng câu lạc bộ hát dân gian, vận động nhân dân tự chỉnh trang cảnh quan gia đình. Quảng bá du lịch xã qua các lễ hội, các phương tiện truyền thông. Qua đó, những năm gần đây lượng du khách tới địa phương ngày càng tăng lên.

Hiện nay, trên địa bàn xã có 10 gia đình tham gia hoạt động homestay, tạo điều kiện cho du khách trải nghiệm cuộc sống bản địa và khám phá vẻ đẹp hoang sơ của vùng núi.

Hà Giang: “Khơi dòng” phát triển du lịch nông thôn thông qua các sản phẩm nông nghiệp

Việc xây dựng nhãn hiệu Lê Đồng Văn luôn được huyện quan tâm, gắn với thương hiệu cây ăn quả ôn đới đặc trưng vùng Cao nguyên đá.

Hay việc phát triển du lịch trải nghiệm đang được huyện Đồng Văn triển khai có hiệu quả, huyện xác định cây lê là một trong những cây trồng chủ lực của địa phương. Theo thống kê, hiện huyện có diện tích trồng lê lớn nhất tỉnh với 348 ha, chủ yếu là giống lê địa phương, VH6, Đài Loan; được trồng chủ yếu ở các xã, thị trấn như Phố Cáo, Phố Bảng, Phố Là, Lũng Cú, Má Lé, Lũng Táo…; sản lượng thu hoạch trên 954 tấn/năm.

Việc xây dựng nhãn hiệu Lê Đồng Văn luôn được huyện quan tâm, gắn với thương hiệu cây ăn quả ôn đới đặc trưng vùng Cao nguyên đá. Qua đó, Huyện cũng đã xây dựng đề án phát triển cây lê, trồng cây ăn quả ôn đới gắn với du lịch sinh thái, coi đây là một hướng đi đúng đắn và cần thiết, nhằm đánh thức tiềm năng của trồng cây ăn quả ôn đới.

Hà Giang: “Khơi dòng” phát triển du lịch nông thôn thông qua các sản phẩm nông nghiệp

Hà Giang níu chân du khách không chỉ nhờ sở hữu phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, bản sắc văn hóa tộc mà còn có rất nhiều đặc sản nổi tiếng.

Ưu tiên phát triển du lịch gắn với sản phẩm nông nghiệp, OCOP theo chuỗi giá trị

Ngoài việc xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch đặc sắc, chuyên nghiệp, mang thương hiệu riêng của Hà Giang, “Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030” đưa ra các nhiệm vụ trọng tâm: Nâng cấp sản phẩm du lịch hiện có (du lịch cộng đồng, văn hóa, sinh thái, nghỉ dưỡng, mạo hiểm) và phát triển sản phẩm du lịch mới như: thương mại, biên giới; mạo hiểm (loại hình thể thao khinh khí cầu, cáp treo, dù lượn, đua thuyền, cưỡi ngựa)…

Tỉnh Hà Giang đưa ra chiến lược phát triển sản phẩm du lịch tập trung ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch gắn với nông nghiệp đặc trưng hàng hóa chất lượng cao theo chuỗi giá trị; Khai thác văn hóa ẩm thực của đồng bào các dân tộc Hà Giang thành sản phẩm du lịch độc đáo gắn với du lịch cộng đồng.

Hà Giang: “Khơi dòng” phát triển du lịch nông thôn thông qua các sản phẩm nông nghiệp

Ruộng bậc thang xã Phương Độ (thành phố Hà Giang) là sản phẩm du lịch nông nghiệp tiềm năng thu hút khách du lịch.

Theo ông Hoàng Hải Lý – Giám đốc Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Giang: Với nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau, phù hợp phát triển nhiều loại nông sản đặc trưng, có thể phục vụ phát triển du lịch, tiêu biểu như cam sành, chè Shan tuyết, mật ong bạc hà, hồng không hạt, gạo Già Dui, hoa tam giác mạch, đào, lê, mận… Hiện nay, Hà Giang đang thực hiện khâu đột phá về phát triển nông nghiệp đặc trưng hàng hóa theo chuỗi giá trị và Chương trình OCOP, tạo ra nhiều vùng sản xuất chuyên canh, nhiều sản phẩm nông nghiệp chất lượng. Trong đó, tập trung vào 5 nhóm cây, gồm: Cây ăn quả ôn đới, chè Shan tuyết, dược liệu, lúa chất lượng cao, tam giác mạch; và 3 con: Bò vàng, lợn địa phương, ong bạc hà. Thương hiệu sản phẩm được chú trọng xây dựng với 157 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên.

Với chủ trương phát triển nông nghiệp gắn với du lịch, một số địa phương của Hà Giang có thể xây dựng các sản phẩm du lịch sinh thái gắn với nông nghiệp, trong đó có thể kể đến: vườn cam sành VietGAP tại huyện Bắc Quang; ruộng bậc thang tại Hoàng Su Phì; chè Shan tuyết tại Vị Xuyên; thảo nguyên Suôi Thầu tại Xí Mần; hoa tam giác mạch, cây ăn quả tại các huyện trên Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn...

Mặc dù vậy, để phát triển các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng gắn với du lịch, các địa phương tại tỉnh cần chú trọng xây dựng mô hình nông nghiệp hữu cơ, đầu tư hạ tầng, cơ sở dịch vụ tham quan, trải nghiệm, ăn, nghỉ. Tại các vùng trồng cây ăn quả, hoa, cây cảnh quan phải tạo được điểm nhấn cảnh quan, đảm bảo tính bền vững để du khách có thể vừa trải nghiệm cảnh quan sinh thái môi trường, vừa trải nghiệm văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc tại Hà Giang.

Hà Giang: “Khơi dòng” phát triển du lịch nông thôn thông qua các sản phẩm nông nghiệp

Chương trình OCOP trở thành động lực để phát triển kinh tế vùng nông thôn.

Hiện nay, toàn tỉnh có 157 sản phẩm được chứng nhận đạt sao OCOP. Trong đó, có 2 sản phẩm 5 sao cấp quốc gia, 3 sản phẩm 4 sao và 152 sản phẩm 3 sao. Đặc biệt, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã cấp 25 văn bằng bảo hộ nhãn hiệu dùng chung. Trong đó, 8 sản phẩm đặc sản của địa phương được đăng ký bảo hộ Chỉ dẫn địa lý (CDĐL) gồm: Mật ong Bạc hà, chè Shan tuyết, thịt bò Vàng, cam Sành, gạo tẻ Già Dui, Hồng không hạt, cá Bỗng, Thảo quả. Các sản phẩm này đã được xây dựng bộ công cụ, phương tiện phục vụ công tác quản lý, khai thác và xúc tiến thương mại sản phẩm mang nhãn hiệu.

Chương trình OCOP đã tạo nên những tín hiệu tích cực, trở thành động lực để phát triển kinh tế vùng nông thôn. Tạo ra giá trị kinh tế thúc đẩy kinh tế vùng nông thôn phát triển. Một số sản phẩm đã được thúc đẩy và bán tại các điểm du lịch quan trọng như: Cao nguyên đá Đông Văn, Làng văn hóa du lịch Nà Ràng (thôn Nà Ràng, xã Khuôn Lùng); Bãi đá cổ Nấm Dẩn (Thôn Nấm Dẩn, xã Nấm Dẩn); Làng văn hóa du lịch Quảng Hạ (thôn Quảng Hạ, xã Quảng Nguyên); Thác Tiên - Đèo Gió (thôn Ngam Lâm, xã Nấm Dẩn) thuộc huyện Xín Mần và thôn Bản Lạn, thị trấn Yên Phú, huyện Bắc Mê.

Mục tiêu năm 2025, tỉnh Hà Giang phấn đấu có thêm 100 sản phẩm OCOP. Ưu tiên phát triển các hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ; trong đó, có ít nhất 30% chủ thể OCOP là hợp tác xã, 20% chủ thể là doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chương trình OCOP; 10% làng nghề có sản phẩm OCOP, góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống của địa phương.

Hà Giang: “Khơi dòng” phát triển du lịch nông thôn thông qua các sản phẩm nông nghiệp

Tỉnh Hà Giang thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ thương mại cho sản phẩm OCOP thông qua các kỳ hội chợ, xúc tiến sản phẩm.

Cần thực hiện nhiều giải pháp thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển

Theo ông Nguyễn Hồng Hải – Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang: Trong những năm qua, tỉnh Hà Giang đã tập trung đầu tư phát triển loại hình DLNN và một số sản phẩm đặc trưng chất lượng cao như: Sản phẩm du lịch Ruộng bậc thang ở huyện Hoàng Su Phì; hoa Tam giác mạch ở 4 huyện vùng Cao nguyên đá; khám phá cây chè Shan tuyết cổ thụ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh; trải nghiệm những vườn cam Sành ở Bắc Quang… Các sản phẩm DLNN được khai thác đã đem đến nhiều cung bậc cảm xúc cho du khách, giúp họ có được trải nghiệm khác biệt; nhiều sản phẩm nông nghiệp cũng được kết nối, giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ qua loại hình du lịch này.

Để phát triển ngành Du lịch nói chung và sản phẩm DLNN nói riêng, tỉnh đã ban hành các chủ trương, cơ chế, chính sách để triển khai, thực hiện, điển hình trong đó có Nghị quyết số 11 năm 2021 của BCH Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021 – 2025; Kế hoạch số 43 năm 2022 của UBND tỉnh về phát triển sản phẩm du lịch giai đoạn 2022 – 2025; Nghị quyết số 10 năm 2023 của HĐND tỉnh quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch đến năm 2028 trên địa bàn tỉnh. Qua triển khai các nghị quyết, kế hoạch của tỉnh đã tác động tích cực đến ngành Du lịch, lượng khách du lịch đến tỉnh không ngừng tăng; riêng trong tháng 10.2023, toàn tỉnh đón hơn 283.000 lượt người, tăng 10,4% so với tháng trước và tăng 43,1% so với cùng kỳ năm 2022, doanh thu từ du lịch đạt hơn 666 tỷ đồng.

Hà Giang: “Khơi dòng” phát triển du lịch nông thôn thông qua các sản phẩm nông nghiệp

Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tỉnh Hà Giang tại huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

Tuy nhiên để nâng tầm du lịch nông nghiệp của tỉnh tạo nguồn sinh kế bền vững cho người dân, tỉnh Hà Giang cần thực hiện nhiều giải pháp xây dựng quy hoạch chi tiết các không gian phát triển trang trại, nhà vườn gắn với phát triển du lịch nông thôn với các sản phẩm nông nghiệp đặc sản, đặc trưng chất lượng cao. Đồng thời xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù, hấp dẫn nhằm thu hút các tổ chức, cá nhân liên kết, đầu tư phát triển lĩnh vực DLNN; chú trọng xây dựng các sản phẩm DLNN đặc sản, đặc trưng chất lượng.

Hà Giang: “Khơi dòng” phát triển du lịch nông thôn thông qua các sản phẩm nông nghiệpĐoàn khảo sát sản phẩm "Hà Giang mùa lúa chín" chụp ảnh check-in tại xã Phương Tiến, huyện Vị Xuyên. Ảnh: Linh Tâm

Thanh Hậu

Thanh Hậu

Tin khác

Lào Cai: Thêm 2 sản phẩm được công nhận OCOP 5 sao

Lào Cai: Thêm 2 sản phẩm được công nhận OCOP 5 sao

OVN - Ngày 5/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp trung ương năm 2024, tỉnh Lào Cai có 2 sản phẩm đạt OCOP 5 sao.
Năm nay TP.HCM tiếp tục tổ chức Tuần lễ sản phẩm OCOP

Năm nay TP.HCM tiếp tục tổ chức Tuần lễ sản phẩm OCOP

OVN - Năm ngoái, lần đầu tiên TP.HCM tổ chức Tuần lễ sản phẩm OCOP thành công ngoài mong đợi. Năm nay, Thành phố tiếp tục tổ chức Tuần lễ sản phẩm OCOP 2024 với quy mô lớn hơn.
Hà Tĩnh: Chương trình OCOP góp phần xây dựng nông thôn mới ở Hương Sơn

Hà Tĩnh: Chương trình OCOP góp phần xây dựng nông thôn mới ở Hương Sơn

OVN - Đến nay, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) có 53 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, góp phần giúp người dân nâng cao chất lượng cuộc sống, củng cố các tiêu chí trong xây dựng NTM.
Bắc Ninh: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP, phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững

Bắc Ninh: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP, phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững

OVN - Chương trình mỗi xã, phường 1 sản phẩm (OCOP) là động lực quan trọng thúc đẩy, khai thác hiệu quả và nâng cao giá trị sản xuất, tạo nhiều sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, đặc trưng, phát huy tiềm năng lợi thế của từng địa phương. Mở ra cơ hội nâng cao giá trị nông sản, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững.
Bạc Liêu: Tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP

Bạc Liêu: Tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP

OVN - Để người tiêu dùng biết đến sản phẩm OCOP, tỉnh Bạc Liêu đã triển khai nhiều hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại như: tạo điều kiện để các chủ thể OCOP tham gia hội chợ cấp tỉnh; hội chợ cấp vùng, cấp quốc gia cũng như quốc tế.
Đắc Lắk: Sản phẩm OCOP tiềm năng, thế mạnh của địa phương

Đắc Lắk: Sản phẩm OCOP tiềm năng, thế mạnh của địa phương

OVN - Theo PGS.TS Trần Văn Ơn - là cố vấn chương trình quốc gia Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cho biết, Đắk Lắk như một Việt Nam thu nhỏ, có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển chương trình OCOP.
Xây dựng phương án, chuẩn hoá sản phẩm OCOP

Xây dựng phương án, chuẩn hoá sản phẩm OCOP

OVN - Sáng ngày 25/9, Liên minh hợp tác xã (HTX) tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Liên minh HTX tỉnh Đắk Lắk tổ chức hội thảo chuyên đề “Xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, chuẩn hoá sản phẩm OCOP cho các HTX” và kết nối giao thương, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của các HTX ở 2 tỉnh.
Cao Bằng sản phẩm OCOP gắn với du lịch

Cao Bằng sản phẩm OCOP gắn với du lịch

OVN - Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) gắn với phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ, Thành phố đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các hộ kinh doanh, hợp tác xã (HTX) tập trung phát triển sản xuất, đưa sản phẩm OCOP vào chuỗi cung ứng; kết nối, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP trên sàn thương mại điện tử (TMĐT)…
Thanh Hoá: Quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch trải nghiệm

Thanh Hoá: Quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch trải nghiệm

OVN - Thông qua phát triển mô hình quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch trải nghiệm không chỉ bảo tồn, giới thiệu được các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của địa phương mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tiếp cận các sản phẩm OCOP và sản phẩm đặc sản của tỉnh.
Nghề nuôi ong lấy mật ở Thọ Văn có sản phẩm chất lượng OCOP 3 sao

Nghề nuôi ong lấy mật ở Thọ Văn có sản phẩm chất lượng OCOP 3 sao

OVN - Từ địa hình nhiều đồi núi, sẵn nguồn thức ăn tự nhiên từ các loại hoa, HTX dịch vụ thủy lợi Thọ Văn (xã Thọ Văn, huyện Tam Nông, Phú Thọ) đã xây dựng được dòng sản phẩm mật ong chất lượng được chứng nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao.
Đưa An Giang thành điểm trung chuyển đặc sản Việt Nam

Đưa An Giang thành điểm trung chuyển đặc sản Việt Nam

OVN - Trung tâm Đặc sản Việt Nam tại TP. Châu Đốc (tỉnh An Giang) vừa được khánh thành, phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân và hơn 9 triệu du khách khi đến với lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam. Đây là Trung tâm Đặc sản Việt Nam lớn nhất ĐBSCL, kênh xúc tiến, quảng bá, tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm OCOP lớn nhất miền Tây Nam Bộ, tiến tới đưa sản phẩm OCOP, đặc sản các tỉnh tiếp cận thị trường Campuchia và khu vực.
Hội chợ OCOP khu vực Đông Bắc – Quảng Ninh 2024 diễn ra từ ngày 29/8-3/9 tại TP.Hạ Long

Hội chợ OCOP khu vực Đông Bắc – Quảng Ninh 2024 diễn ra từ ngày 29/8-3/9 tại TP.Hạ Long

OVN - Hội chợ OCOP khu vực Đông Bắc – Quảng Ninh 2024 diễn ra từ ngày 29/8-3/9 tại TP Hạ Long, trùng với dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9.
Từ nghề làm phở truyền thống đến sản phẩm OCOP 3 sao

Từ nghề làm phở truyền thống đến sản phẩm OCOP 3 sao

LNV – Từ nguồn nguyên liệu gạo có sẵn của bà con địa phương, được học hỏi nghề làm phở truyền thống của gia đình, chị Phạm Thị Hồng Yến (TX. Điện Bàn, Quảng Nam) đã mày mò và phát triển sản phẩm phở khô thơm ngon, đạt chất lượng OCOP 3 sao.
Thưởng thức đặc sản na Chi Lăng đạt tiêu chuẩn OCOP

Thưởng thức đặc sản na Chi Lăng đạt tiêu chuẩn OCOP

OVN – Cây na là một trong những loại nông sản thế mạnh của tỉnh Lạng Sơn, trong đó na Chi Lăng nổi bật hơn cả nhờ có sản phẩm ngon ngọt, đạt tiêu chuẩn OCOP.
Đồng Nai:  Tăng cường quảng bá, bày bán sản phẩm OCOP tại các điểm đến, khu du lịch

Đồng Nai: Tăng cường quảng bá, bày bán sản phẩm OCOP tại các điểm đến, khu du lịch

OVN - Đến hết Quý II/2024, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 220 sản phẩm OCOP, với 172 sản phẩm 3 sao, 48 sản phẩm 4 sao. Thời gian tới, địa phương đặt mục tiêu tiếp tục công tác tuyên truyền, quảng bá về điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại Khu du lịch Bửu Long (thành phố Biên Hòa) và Khu du lịch thác Đá Hàn (Trảng Bom)