Giò lụa ông Lào – Sản phẩm OCOP 3 sao đậm vị truyền thống

OVN - Ông Trần Văn Lào ở xã Tân Lộc huyện Lộc Hà, (Hà Tĩnh) đã lựa chọn nguyên liệu tươi ngon, cộng thêm “bí kíp” nêm gia vị và quy trình chế biến để lan tỏa hương vị sản phẩm Giò lụa ông Lào.
Vợ chồng ông Nguyễn Văn Lào lọc bì, cắt lát, sơ chế những tảng thịt tươi ngon để chuẩn bị làm các mẻ giò lụa chất lượng cao.

Sau khi được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao (ngày 8/11/2024), mấy ngày nay, số lượng khách hàng đặt mua sản phẩm Giò lụa ông Lào của cơ sở sản xuất ông Nguyễn Văn Lào ở thôn Kim Tân (xã Tân Lộc) tăng xấp xỉ 10% so với trước. Đặc biệt, những ngày đẹp, trong vùng có nhiều đám cưới nên vợ chồng ông Lào cùng 2 công nhân phải dậy từ 4 giờ sáng để kịp làm 50 kg giò lụa bán cho khách hàng đột xuất và các mối quen hàng ngày.

Vợ chồng ông Nguyễn Văn Lào lọc bì, cắt lát, sơ chế những tảng thịt tươi ngon để chuẩn bị làm các mẻ giò lụa chất lượng cao.
Vợ chồng ông Nguyễn Văn Lào lọc bì, cắt lát, sơ chế những tảng thịt tươi ngon để chuẩn bị làm các mẻ giò lụa chất lượng cao.

Ông Trần Văn Lào – chủ cơ sở sản xuất cho biết: “Tôi “bén duyên” với nghề cách đây gần 13 năm khi được học hỏi, tiếp thu bí quyết, phương thức sản xuất giò lụa của một người thân có tay nghề cao trên địa bàn. Quá trình làm nghề, tôi cũng tự đúc rút kinh nghiệm riêng để sản phẩm của mình ngày càng hoàn thiện, thơm ngon, chất lượng, an toàn với sức khỏe, mẫu mã đẹp; nhất là trong cách sử dụng nguyên liệu, tẩm ướp và điều chỉnh từng loại gia vị phù hợp. Ngoài ra, gia đình tôi cũng đã đầu tư gần 300 triệu đồng để mua sắm các trang thiết bị hiện đại (nồi hấp, máy xay thịt, tủ đông, bộ khuôn... ) và chỉnh trang, mở rộng khuôn viên khu vực chế biến để sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao”.

Để có những mẻ giò lụa tốt nhất, đúng với vị truyền thống, phù hợp với khẩu vị vùng miền, ông Nguyễn Văn Lào đã thực hiện nhiều công đoạn phức tạp, chỉn chu từ chọn thịt tươi ngon, sơ chế nguyên liệu cẩn thận, đảm bảo độ nhuyễn khi xay, cách đóng khuôn, gói lá chuối, thời gian hấp... đến trộn các loại gia vị với tỷ lệ phù hợp.

Đặc biệt, do từng làm nghề giết mổ gia súc lâu năm nên ông Lào biết cách lựa chọn thịt lợn tươi ngon, phù hợp, có tỷ lệ mỡ và nạc cân đối, đảm bảo an toàn thực phẩm khi chế biến. Ngoài ra, ông còn hợp đồng chặt chẽ với các đầu mối cung cấp các loại nguyên liệu đầu vào rõ nguồn gốc, chất lượng tốt, nói “không” với chất phụ gia bị cấm.

Ông Lào chia sẻ thêm: “Giò lụa là món ăn truyền thống phổ biến, có ở nhiều nơi, nhiều người sản xuất và mỗi vùng miền sẽ có những hương vị riêng; trong đó, sản phẩm của tôi luôn đảm bảo vừa có vị béo ngậy của thịt, thơm ngon của các loại gia vị đặc trưng, vừa dai giòn, dẻo mịn, bắt mắt. Năm 2024 này, tôi ước sản xuất đạt 5.060 kg sản phẩm, cho doanh thu gần 610 triệu đồng. Sản phẩm được bán cho các cửa hàng kinh doanh ăn uống, các cơ sở chuyên phục vụ liên hoan, tiệc cưới ở các xã: Tân Lộc, Hồng Lộc, Bình An, Thịnh Lộc và các vùng lân cận; thậm chí một số đã được bán ở TP Hồ Chí Minh, Hàn Quốc…”.

Ông Nguyễn Văn Tuấn – chủ một cơ sở kinh doanh ăn uống ở chợ Cày (thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà) cho biết: “Vì thấy sản phẩm Giò lụa ông Lào chất lượng tốt, giá cả phù hợp, được thực khách yêu thích, đóng gói với trọng lượng phù hợp… nên tôi đã hợp đồng mua bán giò lụa với ông Nguyễn Văn Lào với thời gian hợp tác 5 năm. Ngoài bán tại quán mỗi ngày 3 – 5 kg, tôi còn giới thiệu cho người thân, bạn bè, xóm làng sử dụng”.

Công nhân thực hiện đóng khuôn với trọng lượng 1 kg/khuôn.
Công nhân thực hiện đóng khuôn với trọng lượng 1 kg/khuôn.

Hiện nay, Giò lụa ông Lào là sản phẩm duy nhất của xã Tân Lộc đạt chuẩn OCOP 3 sao và là sản phẩm giò chả thứ 2 của huyện Lộc Hà có được vinh dự này. Vì vậy, chủ cơ sở đang tiếp tục phát triển sản xuất gắn với nghiên cứu thị trường, phân tích các yếu tố cạnh tranh, xây dựng chiến lược đầu tư phù hợp với thực tiễn và nguồn lực của gia đình… để năm 2025 sẽ sản xuất được 5.560 kg sản phẩm, năm 2026 đạt 6.123 kg sản phẩm.

Đặc biệt, tại thời điểm này, chủ cơ sở đang tập trung chuẩn bị nguyên liệu, mở rộng khách hàng để chuẩn bị sản phẩm bán dịp cuối năm (thường cao hơn 20 - 30 % so với ngày thường); riêng những ngày giáp tết cổ truyền, mỗi ngày bán gần 200kg sản phẩm.

Ông Phan Bá Ninh – cán bộ Văn phòng NTM huyện Lộc Hà thông tin: “Nhiều năm nay, giò lụa của cơ sở sản xuất Trần Văn Lào là sản phẩm có chất lượng, uy tín, được người tiêu dùng đánh giá cao nên chúng tôi đã khảo sát, xem xét, hỗ trợ để đạt chuẩn OCOP 3 sao. Hiện nay, đơn vị đang tiếp tục động viên, khuyến khích chủ cơ sở tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư thiết bị, xây dựng cửa hàng phân phối, tiếp cận các nhà hàng và siêu thị lớn… để tăng sản lượng xuất bán khoảng 10% mỗi năm. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đảm bảo lợi nhuận, từng bước hướng tới đạt chuẩn OCOP 4 sao”.

Phan Vinh

Tin liên quan

Tin mới hơn

Trưng bày, giới thiệu, kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP tại Trung tâm thương mại Quy Nhơn
Trưng bày, giới thiệu, kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP tại Trung tâm thương mại Quy Nhơn
OVN - Sở Công thương tỉnh Bình Định tổ chức gian hàng trưng bày, giới thiệu và kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp, nông thôn tiêu biểu, sản phẩm đặc trưng của tỉnh Bình Định năm 2025, tại Trung tâm thương mại Quy Nhơn, từ ngày 24/5 - 25/9/2025.
Chuyển đổi số để nâng tầm giá trị nông sản
Chuyển đổi số để nâng tầm giá trị nông sản
OVN - Cùng với đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, những năm gần đây, ngành Nông nghiệp Gia Lai đặc biệt chú trọng đến chuyển đổi số (CĐS) nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị và vị thế nông sản của địa phương trên thị trường.
Sản phẩm OCOP ở Bảo Lâm chinh phục thị trường quốc tế
Sản phẩm OCOP ở Bảo Lâm chinh phục thị trường quốc tế
OVN - Với sự đầu tư có chiến lược, bài bản, huyện Bảo Lâm đã có nhiều sản phẩm OCOP được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng.
OCOP khơi dậy tiềm năng nông sản Định Hóa
OCOP khơi dậy tiềm năng nông sản Định Hóa
OVN - Nhận thấy những lợi ích Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) mang lại, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện Định Hóa đã tích cực tham gia nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng các sản phẩm. Qua đó, nhiều chủ thể có thêm cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, giúp hoạt động sản xuất, kinh doanh ngày càng hiệu quả.
Hỗ trợ các huyện miền núi Quảng Ngãi phát triển sản phẩm OCOP
Hỗ trợ các huyện miền núi Quảng Ngãi phát triển sản phẩm OCOP
OVN - Tính đến tháng 4/2025, tỉnh Quảng Ngãi có tổng cộng 271 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên. Trong đó, các huyện miền núi như Trà Bồng, Ba Tơ, Sơn Tây, Sơn Hà và Minh Long đã tích cực tham gia chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), phát triển nhiều sản phẩm đặc trưng của địa phương.
An Giang: Có nông trại đạt chuẩn OCOP 3 sao
An Giang: Có nông trại đạt chuẩn OCOP 3 sao
OVN - Cuối năm 2024, điểm du lịch nông trại Pham Nam được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao; đây là sản phẩm OCOP du lịch nông trại đầu tiên của tỉnh An Giang.

Tin khác

OCOP - đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn bền vững ở Nam Định
OCOP - đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn bền vững ở Nam Định
OVN - Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) đang trở thành động lực quan trọng giúp Nam Định phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương và xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
Lào Cai sẽ có khoảng 300 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên
Lào Cai sẽ có khoảng 300 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên
OVN - Trong những năm gần đây, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn tại tỉnh Lào Cai. Với mục tiêu khai thác tiềm năng đặc sản địa phương, bảo tồn giá trị truyền thống và tạo ra chuỗi giá trị bền vững, Lào Cai đang từng bước khẳng định vị thế của mình trên bản đồ OCOP cả nước.
Tạo bứt phá phát triển sản phẩm OCOP 5 sao
Tạo bứt phá phát triển sản phẩm OCOP 5 sao
OVN - Hà Nội là địa phương được đánh giá đi đầu trong thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), chiếm 22,1% tổng sản phẩm trên cả nước.
TP. Hồ Chí Minh: Đột phá sản phẩm OCOP để phát triển kinh tế nông thôn
TP. Hồ Chí Minh: Đột phá sản phẩm OCOP để phát triển kinh tế nông thôn
OVN - Sáng ngày 23/4, Học viện Cán bộ TP. Hồ Chí Minh tố chức hội thảo khoa học "Giải pháp phát triển sản phẩm OCOP tại TP. Hồ Chí Minh". Tại hội thảo, các chuyên gia và doanh nghiệp đã cùng chỉ ra những khó khăn, đồng thời đề xuất những hướng đi đột phá để đưa OCOP thành biểu tượng kinh tế mới.
Giò lụa ông Lào – Sản phẩm OCOP 3 sao đậm vị truyền thống
Giò lụa ông Lào – Sản phẩm OCOP 3 sao đậm vị truyền thống
OVN - Ông Trần Văn Lào ở xã Tân Lộc huyện Lộc Hà, (Hà Tĩnh) đã lựa chọn nguyên liệu tươi ngon, cộng thêm “bí kíp” nêm gia vị và quy trình chế biến để lan tỏa hương vị sản phẩm Giò lụa ông Lào.
Thái Bình: Phát triển bền vững sản phẩm OCOP
Thái Bình: Phát triển bền vững sản phẩm OCOP
OVN - Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) ở tỉnh Thái Bình đến nay phát triển ổn định, có tính bền vững và bước đầu phát huy hiệu quả. Đây là kết quả từ sự nỗ lực của tỉnh Thái Bình trong phát triển sản phẩm OCOP.
Bắc Ninh: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với sản phẩm OCOP tại làng tranh Đông Hồ
Bắc Ninh: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với sản phẩm OCOP tại làng tranh Đông Hồ
OVN - Sau gần 1 năm triển khai Đề án “Xây dựng thí điểm sản phẩm OCOP về du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2023-2025” làng tranh Đông Hồ (nay thuộc khu phố Đông Khê), phường Song Hồ (thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) đạt được những kết quả bước đầu tích cực, góp phần triển du lịch cộng đồng gắn với sản phẩm OCOP.
Quảng Ninh "Tăng Tốc" OCOP
Quảng Ninh "Tăng Tốc" OCOP
OVN - Không chỉ say lòng du khách bởi kỳ quan Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh đang ngày càng khẳng định vị thế là điểm sáng trên bản đồ đặc sản Việt Nam nhờ bệ phóng chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ấn tượng.
Hà Nội: Phát triển vùng nguyên liệu sản phẩm OCOP
Hà Nội: Phát triển vùng nguyên liệu sản phẩm OCOP
OVN - Ngoài việc phấn đấu tăng các sản phẩm (OCOP) đạt 5 sao, TP. Hà Nội đang chú trọng xây dựng chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định lâu dài .
Sản phẩm OCOP sơn mài Hạ Thái chinh phục thị trường quốc tế
Sản phẩm OCOP sơn mài Hạ Thái chinh phục thị trường quốc tế
OVN - Những năm gần đây, sản phẩm sơn mài Hạ Thái, xã Duyên Thái (huyện Thường Tín) được nhiều khách hàng ưa chuộng. Đặc biệt, từ khi được chứng nhận OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), sản phẩm càng đứng vững trên thị trường trong và ngoài nước...
11 sản phẩm OCOP của TP. Pleiku đạt hạng 3 sao năm 2024
11 sản phẩm OCOP của TP. Pleiku đạt hạng 3 sao năm 2024
OVN - UBND TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) vừa có quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP năm 2024 đối với 11 sản phẩm.
Bắc Giang: Đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP
Bắc Giang: Đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP
OVN - UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành kế hoạch triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2025.
Độc đáo các sản phẩm OCOP, làng nghề huyện Đông Anh
Độc đáo các sản phẩm OCOP, làng nghề huyện Đông Anh
OVN - Nhắc đến huyện Đông Anh (Hà Nội), không thể không nhắc đến những sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP nức tiếng gần xa, đã được bảo hộ sở hữu trí tuệ như gạo nếp cái hoa vàng Dục Tú, Thuỵ Lâm; gỗ mỹ nghệ Vân Hà; quất cảnh Tàm Xá; bún Mạch Tràng; tương Việt Hùng; rượu Liên Hà; đậu Chài Võng La...
OCOP miền Nam được thị trường nội địa tin dùng
OCOP miền Nam được thị trường nội địa tin dùng
OVN - Thay vì đặt nặng mục tiêu xuất khẩu, nhiều nhà sản xuất ở phía Nam đang tập trung khai thác thị trường nội địa, đặc biệt là các địa phương lân cận có chung văn hóa và nhu cầu tiêu dùng. Đây được xem là hướng đi tiềm năng và thuận lợi hơn để mở rộng kinh doanh cho các sản phẩm OCOP...
Mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP
Mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP
OVN - Chứng nhận sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được xem như “giấy thông hành” để đưa sản phẩm hướng vào các siêu thị và cửa hàng tiện ích.
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động