OCOP - đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn bền vững ở Nam Định

OVN - Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) đang trở thành động lực quan trọng giúp Nam Định phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương và xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.

Với cách làm bài bản, sáng tạo và phù hợp thực tiễn, OCOP không chỉ góp phần nâng cao giá trị nông sản mà còn thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo đà phát triển bền vững cho nhiều vùng nông thôn của tỉnh Nam Định.

Xác định rõ vai trò chiến lược của chương trình OCOP trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, UBND tỉnh Nam Định đã ban hành Kế hoạch số 141/KH-UBND ngày 25/10/2022 để triển khai chương trình giai đoạn 2021-2025. Việc tổ chức được thực hiện một cách có hệ thống, từ kiện toàn bộ máy chỉ đạo, ban hành cơ chế chính sách đến hướng dẫn quy trình xây dựng sản phẩm OCOP và xúc tiến thương mại.

Sở Nông nghiệp và Môi trường giữ vai trò chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố để hướng dẫn, tư vấn cho các chủ thể đăng ký sản phẩm OCOP. Đồng thời, các đơn vị này cũng tích cực đưa sản phẩm lên nền tảng số như Zoom, Zalo, Facebook, góp phần quảng bá sâu rộng đến người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Không chỉ ngành nông nghiệp, các sở ngành khác cũng tích cực vào cuộc. Sở Công Thương hỗ trợ xúc tiến thương mại qua các hội chợ, sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP trong và ngoài tỉnh. Sở Khoa học và Công nghệ hỗ trợ đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ, áp dụng công nghệ mới trong chế biến, bảo quản. Báo Nam Định và các cơ quan truyền thông địa phương cũng tích cực tuyên truyền, lan tỏa những mô hình làm OCOP hiệu quả.

Tính đến đầu năm 2025, toàn tỉnh Nam Định có 529 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên. Trong đó có 1 sản phẩm 5 sao cấp quốc gia, 3 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 65 sản phẩm đạt 4 sao và 460 sản phẩm 3 sao.

Người dân thôn Phượng, xã Nam Dương (huyện Nam Trực) phơi miến, bánh đa. Nguồn: Cổng thông tin điện tử Đảng bộ Nam Định

Tất cả 10 huyện, thành phố trong tỉnh đều có sản phẩm OCOP. Huyện Hải Hậu dẫn đầu với 123 sản phẩm, tiếp đến là Giao Thủy với 121 sản phẩm. Về cơ cấu ngành hàng, 486 sản phẩm thuộc lĩnh vực thực phẩm, chiếm tỷ lệ áp đảo; còn lại là đồ uống (25), sinh vật cảnh (9), thủ công mỹ nghệ (5), du lịch nông thôn (3) và may mặc (1).

Toàn tỉnh hiện có 270 cơ sở sản xuất tham gia OCOP, gồm: 65 doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, 60 hợp tác xã, 145 hộ kinh doanh cá thể.

Sự đa dạng về chủ thể và ngành hàng cho thấy chương trình OCOP đã lan tỏa mạnh mẽ đến tận các thôn, xã, làng nghề truyền thống, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm và thu nhập của người dân nông thôn.

Dù đạt nhiều kết quả tích cực, chương trình OCOP tại Nam Định vẫn còn những hạn chế. Một số địa phương chưa thực sự hiểu rõ ý nghĩa chương trình, dẫn đến sự vào cuộc còn thụ động. Nhiều sản phẩm vẫn mang tính nhỏ lẻ, thủ công, thiếu đổi mới trong thiết kế, mẫu mã.

Ngoài ra, liên kết giữa sản xuất - chế biến - tiêu thụ còn lỏng lẻo. Chưa nhiều sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu hoặc vươn ra thị trường lớn. Các phương án sản xuất kinh doanh của một số chủ thể chưa rõ ràng, thiếu tính chuyên nghiệp. Kênh phân phối sản phẩm OCOP còn hạn chế ở quy mô địa phương, thiếu các chiến dịch marketing dài hạn.

Để chương trình tiếp tục phát huy hiệu quả, UBND tỉnh xác định một số nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới: tăng cường xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP với các điểm bán OCOP trên cả nước; ứng dụng chuyển đổi số, nâng cao khả năng tiếp cận thị trường online; tập trung truyền thông sâu rộng, giúp người dân và các chủ thể hiểu đúng, đủ về OCOP; đầu tư nâng cấp bao bì, nhãn hiệu, hướng đến xây dựng thương hiệu sản phẩm đặc trưng cho từng địa phương

Bên cạnh đó, tỉnh cũng đang rà soát và điều chỉnh chính sách hỗ trợ cụ thể hơn cho các cơ sở OCOP, đặc biệt là các hộ sản xuất nhỏ. Các sở ngành sẽ tiếp tục tư vấn để chủ thể hiểu rõ xu hướng thị trường, cải tiến sản phẩm theo nhu cầu tiêu dùng hiện đại.

Theo các chuyên gia, điều quan trọng là các chủ thể OCOP phải chủ động nâng cao năng lực quản trị, mở rộng liên kết vùng nguyên liệu, bảo đảm chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao hơn. Từ đó tạo nền tảng để Nam Định không chỉ có nhiều sản phẩm OCOP mà còn có sản phẩm OCOP “kiểu mẫu” - đủ sức cạnh tranh và lan tỏa trên thị trường quốc tế

Bảo Ngọc

Tin liên quan

Tin khác

Lào Cai sẽ có khoảng 300 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên
Lào Cai sẽ có khoảng 300 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên
OVN - Trong những năm gần đây, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn tại tỉnh Lào Cai. Với mục tiêu khai thác tiềm năng đặc sản địa phương, bảo tồn giá trị truyền thống và tạo ra chuỗi giá trị bền vững, Lào Cai đang từng bước khẳng định vị thế của mình trên bản đồ OCOP cả nước.
Tạo bứt phá phát triển sản phẩm OCOP 5 sao
Tạo bứt phá phát triển sản phẩm OCOP 5 sao
OVN - Hà Nội là địa phương được đánh giá đi đầu trong thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), chiếm 22,1% tổng sản phẩm trên cả nước.
TP. Hồ Chí Minh: Đột phá sản phẩm OCOP để phát triển kinh tế nông thôn
TP. Hồ Chí Minh: Đột phá sản phẩm OCOP để phát triển kinh tế nông thôn
OVN - Sáng ngày 23/4, Học viện Cán bộ TP. Hồ Chí Minh tố chức hội thảo khoa học "Giải pháp phát triển sản phẩm OCOP tại TP. Hồ Chí Minh". Tại hội thảo, các chuyên gia và doanh nghiệp đã cùng chỉ ra những khó khăn, đồng thời đề xuất những hướng đi đột phá để đưa OCOP thành biểu tượng kinh tế mới.
Giò lụa ông Lào – Sản phẩm OCOP 3 sao đậm vị truyền thống
Giò lụa ông Lào – Sản phẩm OCOP 3 sao đậm vị truyền thống
OVN - Ông Trần Văn Lào ở xã Tân Lộc huyện Lộc Hà, (Hà Tĩnh) đã lựa chọn nguyên liệu tươi ngon, cộng thêm “bí kíp” nêm gia vị và quy trình chế biến để lan tỏa hương vị sản phẩm Giò lụa ông Lào.
Thái Bình: Phát triển bền vững sản phẩm OCOP
Thái Bình: Phát triển bền vững sản phẩm OCOP
OVN - Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) ở tỉnh Thái Bình đến nay phát triển ổn định, có tính bền vững và bước đầu phát huy hiệu quả. Đây là kết quả từ sự nỗ lực của tỉnh Thái Bình trong phát triển sản phẩm OCOP.
Bắc Ninh: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với sản phẩm OCOP tại làng tranh Đông Hồ
Bắc Ninh: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với sản phẩm OCOP tại làng tranh Đông Hồ
OVN - Sau gần 1 năm triển khai Đề án “Xây dựng thí điểm sản phẩm OCOP về du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2023-2025” làng tranh Đông Hồ (nay thuộc khu phố Đông Khê), phường Song Hồ (thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) đạt được những kết quả bước đầu tích cực, góp phần triển du lịch cộng đồng gắn với sản phẩm OCOP.
Quảng Ninh "Tăng Tốc" OCOP
Quảng Ninh "Tăng Tốc" OCOP
OVN - Không chỉ say lòng du khách bởi kỳ quan Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh đang ngày càng khẳng định vị thế là điểm sáng trên bản đồ đặc sản Việt Nam nhờ bệ phóng chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ấn tượng.
Hà Nội: Phát triển vùng nguyên liệu sản phẩm OCOP
Hà Nội: Phát triển vùng nguyên liệu sản phẩm OCOP
OVN - Ngoài việc phấn đấu tăng các sản phẩm (OCOP) đạt 5 sao, TP. Hà Nội đang chú trọng xây dựng chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định lâu dài .
Sản phẩm OCOP sơn mài Hạ Thái chinh phục thị trường quốc tế
Sản phẩm OCOP sơn mài Hạ Thái chinh phục thị trường quốc tế
OVN - Những năm gần đây, sản phẩm sơn mài Hạ Thái, xã Duyên Thái (huyện Thường Tín) được nhiều khách hàng ưa chuộng. Đặc biệt, từ khi được chứng nhận OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), sản phẩm càng đứng vững trên thị trường trong và ngoài nước...
11 sản phẩm OCOP của TP. Pleiku đạt hạng 3 sao năm 2024
11 sản phẩm OCOP của TP. Pleiku đạt hạng 3 sao năm 2024
OVN - UBND TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) vừa có quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP năm 2024 đối với 11 sản phẩm.
Bắc Giang: Đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP
Bắc Giang: Đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP
OVN - UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành kế hoạch triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2025.
Độc đáo các sản phẩm OCOP, làng nghề huyện Đông Anh
Độc đáo các sản phẩm OCOP, làng nghề huyện Đông Anh
OVN - Nhắc đến huyện Đông Anh (Hà Nội), không thể không nhắc đến những sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP nức tiếng gần xa, đã được bảo hộ sở hữu trí tuệ như gạo nếp cái hoa vàng Dục Tú, Thuỵ Lâm; gỗ mỹ nghệ Vân Hà; quất cảnh Tàm Xá; bún Mạch Tràng; tương Việt Hùng; rượu Liên Hà; đậu Chài Võng La...
OCOP miền Nam được thị trường nội địa tin dùng
OCOP miền Nam được thị trường nội địa tin dùng
OVN - Thay vì đặt nặng mục tiêu xuất khẩu, nhiều nhà sản xuất ở phía Nam đang tập trung khai thác thị trường nội địa, đặc biệt là các địa phương lân cận có chung văn hóa và nhu cầu tiêu dùng. Đây được xem là hướng đi tiềm năng và thuận lợi hơn để mở rộng kinh doanh cho các sản phẩm OCOP...
Mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP
Mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP
OVN - Chứng nhận sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được xem như “giấy thông hành” để đưa sản phẩm hướng vào các siêu thị và cửa hàng tiện ích.
OCOP "chắp cánh" cho nông sản Yên Bái
OCOP "chắp cánh" cho nông sản Yên Bái
OVN - Mỗi sản phẩm OCOP không chỉ là một món hàng, mà còn là kết tinh của đất và người, mang theo câu chuyện về bản sắc văn hóa, sự sáng tạo và khát vọng vươn lên. Tại Yên Bái, Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) đã trở thành cú huých quan trọng giúp nông sản địa phương khẳng định thương hiệu, nâng cao giá trị và chinh phục những thị trường khó tính trong nước lẫn quốc tế.
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động