TP. Hồ Chí Minh: Đột phá sản phẩm OCOP để phát triển kinh tế nông thôn

OVN - Sáng ngày 23/4, Học viện Cán bộ TP. Hồ Chí Minh tố chức hội thảo khoa học "Giải pháp phát triển sản phẩm OCOP tại TP. Hồ Chí Minh". Tại hội thảo, các chuyên gia và doanh nghiệp đã cùng chỉ ra những khó khăn, đồng thời đề xuất những hướng đi đột phá để đưa OCOP thành biểu tượng kinh tế mới.

TP. Hồ Chí Minh trung tâm kinh tế sôi động, không chỉ là bức tranh đô thị hiện đại mà còn ẩn chứa những mảng xanh nông nghiệp giàu tiềm năng. Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang trở thành động lực để thành phố kích hoạt giá trị nông thôn, nhưng hành trình này không thiếu thách thức.

Tính đến giữa năm 2024, TP. Hồ Chí Minh có 191 sản phẩm OCOP, với 79 sản phẩm 4 sao và 112 sản phẩm 3 sao, nhưng chưa có sản phẩm nào đạt 5 sao. PGS.TS Vương Đức Hoàng Quân, Phó Viện trưởng Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh Lao động, nhận định số lượng này còn khiêm tốn so với các tỉnh thành khác.

TP. Hồ Chí Minh: Đột phá sản phẩm OCOP để phát triển kinh tế nông thôn
TP. Hồ Chí Minh cần đột phá sản phẩm OCOP để phát triển kinh tế nông thôn. Ảnh: Lạc Nguyên

Bà Hoàng Thị Mai, Chi cục trưởng Chi cục Kinh tế Hợp tác, chỉ ra nguyên nhân chính: "Tốc độ đô thị hóa khiến vùng nguyên liệu đặc trưng ngày càng thu hẹp, trong khi sản phẩm 5 sao đòi hỏi nguồn nguyên liệu ổn định và quy mô lớn. Thêm vào đó, 60% cơ sở sản xuất OCOP gặp khó trong nâng cấp tay nghề lao động và tiếp cận vốn, còn chi phí đầu vào tăng cao đe dọa sự phát triển bền vững."

Thách thức không dừng lại ở sản xuất. TS Nguyễn Minh Nhựt, Phó trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP. Hồ Chí Minh, cho biết chỉ 35% sản phẩm OCOP được phân phối qua siêu thị và sàn thương mại điện tử, phản ánh khó khăn trong xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường. Một số công chức cấp cơ sở còn thiếu chủ động trong hỗ trợ doanh nghiệp, trong khi chính sách riêng cho OCOP chưa rõ ràng, chủ yếu lồng ghép vào các chương trình chung.

Ông Lâm Ngọc Tuấn, đại diện Hợp tác xã Tuấn Ngọc, chia sẻ: “Chúng tôi muốn có logo OCOP TP. Hồ Chí Minh riêng để khẳng định chất lượng, nhưng điều này vẫn chỉ là mong mỏi.”

Dù vậy, TP. Hồ Chí Minh không thiếu quyết tâm. PGS.TS Nguyễn Văn Y, Phó Giám đốc Học viện Cán bộ TP. Hồ Chí Minh, nhấn mạnh OCOP là một trong sáu chương trình trọng tâm để xây dựng nông thôn mới, khai thác thế mạnh nông nghiệp và làng nghề đặc trưng.

Để vượt qua rào cản, các chuyên gia đề xuất liên kết vùng với các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương để đảm bảo nguồn nguyên liệu. TS Nguyễn Minh Nhựt kêu gọi chính sách ưu đãi thuế, hỗ trợ tài chính và đẩy mạnh quảng bá qua các kênh số như Shopee, Lazada.

Ông Lâm Ngọc Tuấn bổ sung: “Nếu có mạng lưới kết nối nông dân và doanh nghiệp, cùng các khóa đào tạo kỹ năng, sản phẩm OCOP sẽ dễ dàng vươn xa". Còn PGS.TS Vương Đức Hoàng Quân đưa ra góc nhìn mới, OCOP không chỉ là sản phẩm mà là hệ sinh thái kinh tế, bao gồm cả dịch vụ và sản phẩm phi nông nghiệp như thủ công mỹ nghệ. Ứng dụng công nghệ số, từ sản xuất đến phân phối, sẽ giúp OCOP linh hoạt hơn, phù hợp với đặc thù đô thị.

"Xây dựng nền tảng thương mại điện tử chuyên biệt cho OCOP TP. Hồ Chí Minh, tích hợp công nghệ truy xuất nguồn gốc để tăng niềm tin người tiêu dùng. Với những giải pháp này, TP. Hồ Chí Minh đang đặt nền móng để OCOP không chỉ là sản phẩm nông thôn mà còn là biểu tượng của sự sáng tạo và bền vững" - PGS.TS Quân gợi ý.

Từ những khó khăn hiện tại, thành phố có cơ hội biến thách thức thành động lực, đưa OCOP trở thành niềm tự hào, khẳng định sức sống nông nghiệp giữa lòng đô thị hiện đại. Hành trình này không chỉ thúc đẩy kinh tế mà còn góp phần làm giàu bản sắc văn hóa TP. Hồ Chí Minh trên bản đồ quốc gia và quốc tế./.

Lạc Nguyên

Tin liên quan

Tin khác

Giò lụa ông Lào – Sản phẩm OCOP 3 sao đậm vị truyền thống
Giò lụa ông Lào – Sản phẩm OCOP 3 sao đậm vị truyền thống
OVN - Ông Trần Văn Lào ở xã Tân Lộc huyện Lộc Hà, (Hà Tĩnh) đã lựa chọn nguyên liệu tươi ngon, cộng thêm “bí kíp” nêm gia vị và quy trình chế biến để lan tỏa hương vị sản phẩm Giò lụa ông Lào.
Thái Bình: Phát triển bền vững sản phẩm OCOP
Thái Bình: Phát triển bền vững sản phẩm OCOP
OVN - Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) ở tỉnh Thái Bình đến nay phát triển ổn định, có tính bền vững và bước đầu phát huy hiệu quả. Đây là kết quả từ sự nỗ lực của tỉnh Thái Bình trong phát triển sản phẩm OCOP.
Bắc Ninh: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với sản phẩm OCOP tại làng tranh Đông Hồ
Bắc Ninh: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với sản phẩm OCOP tại làng tranh Đông Hồ
OVN - Sau gần 1 năm triển khai Đề án “Xây dựng thí điểm sản phẩm OCOP về du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2023-2025” làng tranh Đông Hồ (nay thuộc khu phố Đông Khê), phường Song Hồ (thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) đạt được những kết quả bước đầu tích cực, góp phần triển du lịch cộng đồng gắn với sản phẩm OCOP.
Quảng Ninh "Tăng Tốc" OCOP
Quảng Ninh "Tăng Tốc" OCOP
OVN - Không chỉ say lòng du khách bởi kỳ quan Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh đang ngày càng khẳng định vị thế là điểm sáng trên bản đồ đặc sản Việt Nam nhờ bệ phóng chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ấn tượng.
Hà Nội: Phát triển vùng nguyên liệu sản phẩm OCOP
Hà Nội: Phát triển vùng nguyên liệu sản phẩm OCOP
OVN - Ngoài việc phấn đấu tăng các sản phẩm (OCOP) đạt 5 sao, TP. Hà Nội đang chú trọng xây dựng chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định lâu dài .
Sản phẩm OCOP sơn mài Hạ Thái chinh phục thị trường quốc tế
Sản phẩm OCOP sơn mài Hạ Thái chinh phục thị trường quốc tế
OVN - Những năm gần đây, sản phẩm sơn mài Hạ Thái, xã Duyên Thái (huyện Thường Tín) được nhiều khách hàng ưa chuộng. Đặc biệt, từ khi được chứng nhận OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), sản phẩm càng đứng vững trên thị trường trong và ngoài nước...
11 sản phẩm OCOP của TP. Pleiku đạt hạng 3 sao năm 2024
11 sản phẩm OCOP của TP. Pleiku đạt hạng 3 sao năm 2024
OVN - UBND TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) vừa có quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP năm 2024 đối với 11 sản phẩm.
Bắc Giang: Đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP
Bắc Giang: Đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP
OVN - UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành kế hoạch triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2025.
Độc đáo các sản phẩm OCOP, làng nghề huyện Đông Anh
Độc đáo các sản phẩm OCOP, làng nghề huyện Đông Anh
OVN - Nhắc đến huyện Đông Anh (Hà Nội), không thể không nhắc đến những sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP nức tiếng gần xa, đã được bảo hộ sở hữu trí tuệ như gạo nếp cái hoa vàng Dục Tú, Thuỵ Lâm; gỗ mỹ nghệ Vân Hà; quất cảnh Tàm Xá; bún Mạch Tràng; tương Việt Hùng; rượu Liên Hà; đậu Chài Võng La...
OCOP miền Nam được thị trường nội địa tin dùng
OCOP miền Nam được thị trường nội địa tin dùng
OVN - Thay vì đặt nặng mục tiêu xuất khẩu, nhiều nhà sản xuất ở phía Nam đang tập trung khai thác thị trường nội địa, đặc biệt là các địa phương lân cận có chung văn hóa và nhu cầu tiêu dùng. Đây được xem là hướng đi tiềm năng và thuận lợi hơn để mở rộng kinh doanh cho các sản phẩm OCOP...
Mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP
Mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP
OVN - Chứng nhận sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được xem như “giấy thông hành” để đưa sản phẩm hướng vào các siêu thị và cửa hàng tiện ích.
OCOP "chắp cánh" cho nông sản Yên Bái
OCOP "chắp cánh" cho nông sản Yên Bái
OVN - Mỗi sản phẩm OCOP không chỉ là một món hàng, mà còn là kết tinh của đất và người, mang theo câu chuyện về bản sắc văn hóa, sự sáng tạo và khát vọng vươn lên. Tại Yên Bái, Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) đã trở thành cú huých quan trọng giúp nông sản địa phương khẳng định thương hiệu, nâng cao giá trị và chinh phục những thị trường khó tính trong nước lẫn quốc tế.
Huyện Đầm Dơi đẩy mạnh quảng bá và nâng tầm sản phẩm OCOP
Huyện Đầm Dơi đẩy mạnh quảng bá và nâng tầm sản phẩm OCOP
OVN - Huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, nổi bật với tiềm năng nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là tôm, cua, ba khía – những đặc sản của vùng đất ngập mặn. Nhờ nguồn nguyên liệu phong phú, nhiều cơ sở sản xuất đã tận dụng lợi thế này để chế biến sản phẩm đạt chuẩn OCOP, không chỉ nâng cao giá trị chuỗi sản phẩm mà còn góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Phú Yên: Chương trình OCOP làm đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn
Phú Yên: Chương trình OCOP làm đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn
OVN - Sau 5 năm triển khai thực hiện, Chương trình OCOP cho ra đời 377 sản phẩm OCOP chất lượng, uy tín, chinh phục được người tiêu dùng. Tỉnh Phú Yên xác định Chương trình OCOP là bước đi quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, làm đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn.
TP. Hồ Chí Minh: Du lịch gắn với quảng bá sản phẩm OCOP
TP. Hồ Chí Minh: Du lịch gắn với quảng bá sản phẩm OCOP
OVN - Sở Du lịch TP. HCM đã đề xuất giải pháp phát triển du lịch cũng như nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ gắn với ngành du lịch. Một trong những điểm nhấn đáng chú ý là kế hoạch kết nối chương trình kích cầu du lịch với ngành nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm OCOP.
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động