Hà Nội: Phát triển vùng nguyên liệu sản phẩm OCOP

OVN - Ngoài việc phấn đấu tăng các sản phẩm (OCOP) đạt 5 sao, TP. Hà Nội đang chú trọng xây dựng chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định lâu dài .
Liên kết chuỗi để phát triển kinh tế theo hướng bền vững

Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm, thời gian qua, các chủ thể OCOP của Hà Nội đã chú trọng phát triển các vùng nguyên liệu nông sản chất lượng cao mang đặc trưng từng vùng miền. Từ đó, chủ động nguyên liệu cho sản xuất sản phẩm OCOP, mở ra cơ hội thúc đẩy mạnh mẽ liên kết chuỗi để phát triển kinh tế theo hướng bền vững.

Xã Đa Tốn (huyện Gia Lâm, Hà Nội) có truyền thống trồng rau xanh. Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Đa Tốn Dương Thị Thuấn cho biết: “Để nâng cao giá trị sản xuất, từ năm 2018, tôi đã vận động 12 thành viên thành lập hợp tác xã, xây dựng nhà lưới để trồng các loại rau thủy canh, rau gia vị, rau trồng trên đất theo hướng hữu cơ. Trên diện tích 1ha, hợp tác xã bố trí 8 nhà lưới và khu sơ chế, cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Đến năm 2022, hợp tác xã đã có hơn 10 loại rau được thành phố đánh giá, phân hạng OCOP đạt 4 sao”.

Đóng gói rau trồng theo phương pháp thủy canh tại xã Đa Tốn (huyện Gia Lâm).
Đóng gói rau trồng theo phương pháp thủy canh tại xã Đa Tốn (huyện Gia Lâm).

Mặc dù đã đầu tư công nghệ cao vào trồng rau, song với diện tích hạn hẹp nên Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Đa Tốn không thể cung cấp được sản lượng rau như mong muốn ra thị trường. Hơn nữa, theo bà Dương Thị Thuấn, do đô thị hóa nên đất sản xuất nông nghiệp ở Đa Tốn ngày một thu hẹp. Bên cạnh đó, vì nằm trong các quy hoạch nên hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng của xã không được đầu tư, sản xuất rất khó khăn. Trước thách thức đó, đầu năm 2023, Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Đa Tốn đã tìm đến Mộc Châu (tỉnh Sơn La) liên kết với các hộ nông dân bản địa để trồng 3ha rau. Đến nay, mỗi ngày từ vùng trồng liên kết đưa về hợp tác xã 1,8 tấn rau xanh bảo đảm các tiêu chí về quy trình canh tác như ở Đa Tốn. Toàn bộ số rau được sơ chế, đóng gói tại hợp tác xã trước khi đưa vào tiêu thụ tại các siêu thị và cửa hàng thực phẩm sạch. Cũng nhờ vùng liên kết hiệu quả, 12 thành viên của hợp tác xã có việc làm và thu nhập ổn định với khoảng 6,5 triệu đồng/người/tháng.

Không chỉ với Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Đa Tốn, để bảo đảm chất lượng sản phẩm, nhất là sản phẩm OCOP, các chủ thể và địa phương đã tính toán đến việc xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, mở rộng quy mô sản xuất, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Trong đó, chú trọng phát triển các vùng nguyên liệu gắn với các sản phẩm hàng hóa chất lượng cao mang tính đặc trưng, lợi thế của mỗi vùng miền, với các tiêu chí về nguồn gốc, tính bền vững.

Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, thành phố đang duy trì 159 chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản; trong đó có 53 chuỗi sản phẩm có nguồn gốc động vật và 106 chuỗi sản phẩm có nguồn gốc thực vật. Ngoài ra, theo Sở NN&PTNT Hà Nội, trong giai đoạn 2020-2024, thực hiện Chương trình phối hợp giữa Bộ NN&PTNT và UBND thành phố Hà Nội, Sở NN&PTNT Hà Nội và 43 tỉnh, thành phố trên cả nước đã xây dựng và phát triển được hơn 1.000 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn (tăng 22 tỉnh, thành phố và 211 chuỗi so với giai đoạn 2015-2020).

Thúc đẩy phát triển giá trị nông sản và sản phẩm OCOP

Hà Nội phấn đấu tăng các sản phẩm OCOP đạt 5 sao trong thời gian tới. Đồng thời, chú trọng xây dựng chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định. Để OCOP phát triển mạnh mẽ trong nước và hướng tới xuất khẩu đòi hỏi sản phẩm đáp ứng được các tiêu chí về an toàn vệ sinh thực phẩm.

 Người dân xã Văn Đức (huyện Gia Lâm) chăm sóc vườn rau quả.
Người dân xã Văn Đức (huyện Gia Lâm) chăm sóc vườn rau quả.

Theo báo cáo của Sở NN&PTNT Hà Nội, hiện 100% các chuỗi của Hà Nội đều được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trong đó 40% số chuỗi cung ứng sản phẩm cho thành phố Hà Nội có ít nhất một công đoạn được chứng nhận sản xuất theo một trong các tiêu chuẩn: VietGAP, HACCP, ISO 22000, hữu cơ. Đến nay, Hà Nội đã hình thành nhiều vùng sản xuất tập trung, như vùng trồng lúa, vùng trồng rau, vùng trồng cây ăn quả, vùng chăn nuôi. Thành phố cũng đã xây dựng được nhiều chuỗi liên kết với các tỉnh, thành phố trên cả nước. Hiện tại, Hà Nội là địa phương có nhiều giống cây đặc sản, như: Rau muống tiến vua làng Linh Chiểu (xã Sen Phương, huyện Phúc Thọ); mơ Hương Tích (xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức); quýt Tích Giang (huyện Phúc Thọ)… có nhiều tiềm năng để phát triển sản phẩm OCOP, nhưng đứng trước thực trạng bị suy thoái, khó mở rộng theo hướng hàng hóa. Bởi vậy, việc bảo vệ và phát triển các giống đặc sản, tạo vùng nguyên liệu ổn định sẽ giúp thành phố đẩy mạnh tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao, thúc đẩy phát triển các chuỗi giá trị nông sản và phát triển sản phẩm OCOP.

Với những tiềm năng thế mạnh cùng với việc thúc đẩy mạnh mẽ đổi mới sáng tạo, khoa học và công nghệ, nông sản của Hà Nội được kỳ vọng sẽ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Đặc biệt, sự hỗ trợ tích cực của chính quyền các địa phương, các cấp, ngành là cơ sở quan trọng thúc đẩy các chủ thể OCOP đầu tư phát triển các vùng nguyên liệu ổn định gắn với chế biến, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, góp phần phát triển chương trình OCOP nói riêng và kinh tế nông thôn nói chung.

Theo ông Nguyễn Xuân Đại, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, Hà Nội là đô thị lớn thứ hai cả nước, với quy mô dân số khoảng 10 triệu người. Để phát huy tiềm năng, thế mạnh, bảo đảm cho lĩnh vực nông nghiệp phát triển hiệu quả, ổn định và bền vững, thành phố cần đầu tư mạnh hơn nữa cho lĩnh vực này, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng thu nhập, cải thiện đời sống người nông dân.

Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2030, tiếp tục cơ cấu lại ngành Nông nghiệp; xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa tập trung, thân thiện môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế... Hà Nội cũng đặt mục tiêu có thêm ít nhất 2.000 sản phẩm được đánh giá, phân hạng OCOP. Phát triển sản phẩm OCOP gắn với vùng chuyên canh đã góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, tạo nên các mô hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả; tạo ra nhiều sản phẩm nông sản, hàng hóa chất lượng cao cho thị trường và xã hội, góp phần thúc đẩy và làm sôi động các hoạt động kinh tế khu vực nông thôn.

Nguyên Bình

Tin liên quan

Tin mới hơn

Hà Nội: Phát triển vùng nguyên liệu sản phẩm OCOP
Hà Nội: Phát triển vùng nguyên liệu sản phẩm OCOP
OVN - Ngoài việc phấn đấu tăng các sản phẩm (OCOP) đạt 5 sao, TP. Hà Nội đang chú trọng xây dựng chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định lâu dài .

Tin khác

Sản phẩm OCOP sơn mài Hạ Thái chinh phục thị trường quốc tế
Sản phẩm OCOP sơn mài Hạ Thái chinh phục thị trường quốc tế
OVN - Những năm gần đây, sản phẩm sơn mài Hạ Thái, xã Duyên Thái (huyện Thường Tín) được nhiều khách hàng ưa chuộng. Đặc biệt, từ khi được chứng nhận OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), sản phẩm càng đứng vững trên thị trường trong và ngoài nước...
11 sản phẩm OCOP của TP. Pleiku đạt hạng 3 sao năm 2024
11 sản phẩm OCOP của TP. Pleiku đạt hạng 3 sao năm 2024
OVN - UBND TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) vừa có quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP năm 2024 đối với 11 sản phẩm.
Bắc Giang: Đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP
Bắc Giang: Đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP
OVN - UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành kế hoạch triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2025.
OCOP miền Nam được thị trường nội địa tin dùng
OCOP miền Nam được thị trường nội địa tin dùng
OVN - Thay vì đặt nặng mục tiêu xuất khẩu, nhiều nhà sản xuất ở phía Nam đang tập trung khai thác thị trường nội địa, đặc biệt là các địa phương lân cận có chung văn hóa và nhu cầu tiêu dùng. Đây được xem là hướng đi tiềm năng và thuận lợi hơn để mở rộng kinh doanh cho các sản phẩm OCOP...
Mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP
Mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP
OVN - Chứng nhận sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được xem như “giấy thông hành” để đưa sản phẩm hướng vào các siêu thị và cửa hàng tiện ích.
OCOP "chắp cánh" cho nông sản Yên Bái
OCOP "chắp cánh" cho nông sản Yên Bái
OVN - Mỗi sản phẩm OCOP không chỉ là một món hàng, mà còn là kết tinh của đất và người, mang theo câu chuyện về bản sắc văn hóa, sự sáng tạo và khát vọng vươn lên. Tại Yên Bái, Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) đã trở thành cú huých quan trọng giúp nông sản địa phương khẳng định thương hiệu, nâng cao giá trị và chinh phục những thị trường khó tính trong nước lẫn quốc tế.
Huyện Đầm Dơi đẩy mạnh quảng bá và nâng tầm sản phẩm OCOP
Huyện Đầm Dơi đẩy mạnh quảng bá và nâng tầm sản phẩm OCOP
OVN - Huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, nổi bật với tiềm năng nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là tôm, cua, ba khía – những đặc sản của vùng đất ngập mặn. Nhờ nguồn nguyên liệu phong phú, nhiều cơ sở sản xuất đã tận dụng lợi thế này để chế biến sản phẩm đạt chuẩn OCOP, không chỉ nâng cao giá trị chuỗi sản phẩm mà còn góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Phú Yên: Chương trình OCOP làm đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn
Phú Yên: Chương trình OCOP làm đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn
OVN - Sau 5 năm triển khai thực hiện, Chương trình OCOP cho ra đời 377 sản phẩm OCOP chất lượng, uy tín, chinh phục được người tiêu dùng. Tỉnh Phú Yên xác định Chương trình OCOP là bước đi quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, làm đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn.
TP. Hồ Chí Minh: Du lịch gắn với quảng bá sản phẩm OCOP
TP. Hồ Chí Minh: Du lịch gắn với quảng bá sản phẩm OCOP
OVN - Sở Du lịch TP. HCM đã đề xuất giải pháp phát triển du lịch cũng như nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ gắn với ngành du lịch. Một trong những điểm nhấn đáng chú ý là kế hoạch kết nối chương trình kích cầu du lịch với ngành nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm OCOP.
Hành trình hơn 30 năm gìn giữ hương vị truyền thống bánh kẹo Vân Giang
Hành trình hơn 30 năm gìn giữ hương vị truyền thống bánh kẹo Vân Giang
OVN - Nằm tại phường Ngọc Châu, TP Hải Dương, cơ sở sản xuất bánh kẹo cổ truyền Vân Giang do ông Lê Hồng Giang sáng lập đã trở thành cái tên quen thuộc với nhiều thế hệ người tiêu dùng yêu thích hương vị bánh kẹo truyền thống. Trải qua hơn ba thập kỷ hoạt động, từ những ngày đầu đầy khó khăn đến khi khẳng định thương hiệu, Vân Giang là minh chứng sống động cho sự bền bỉ và tình yêu với giá trị văn hóa ẩm thực của dân tộc.
Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Đức Chính: Thương hiệu cà rốt vươn tầm quốc tế
Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Đức Chính: Thương hiệu cà rốt vươn tầm quốc tế
LNV - Xã Đức Chính, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, từ lâu đã được biết đến như “thủ phủ cà rốt” của miền Bắc Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của ông Nguyễn Đức Thuật – Đảng ủy viên, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ Nông nghiệp Đức Chính – cùng Hội đồng Quản trị gồm 3 thành viên, HTX đã có 114 thành viên chính thức và mạng lưới hơn 600 bạn hàng trong và ngoài nước. Với phương châm không ngừng đổi mới, HTX Đức Chính đang nỗ lực đưa sản phẩm cà rốt đạt chuẩn VietGAP, OCOP và khẳng định chỉ dẫn địa lý trên bản đồ nông sản Việt Nam.
Quảng Ninh phát triển sản phẩm OCOP
Quảng Ninh phát triển sản phẩm OCOP
LNV - Để các sản phẩm OCOP của Quảng Ninh thực sự trở thành sản phẩm hàng hoá, thì việc nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển sản phẩm mới là hết sức cần thiết. Ban Chỉ đạo OCOP tỉnh đã có Văn bản số 336/VPĐPNTM- OCOP ngày 19/6/2023 “về hướng dẫn thực hiện Chu trình OCOP tỉnh Quảng Ninh giai đoạn đến năm 2025”. Theo đó, các sản phẩm mới tham gia OCOP đều được các địa phương thẩm định, tư vấn, hướng dẫn và có quyết định chấp thuận tham gia Chương trình OCOP. Sản phẩm OCOP kết nối tiêu thụ với hệ thống BigC Việt Nam.
Chè kho Đại Đồng - Từ thức quà dân dã đến đặc sản làng nghề đạt OCOP 4 sao
Chè kho Đại Đồng - Từ thức quà dân dã đến đặc sản làng nghề đạt OCOP 4 sao
OVN – Vốn là món ăn dân dã được làm chủ yếu từ đậu xanh và đường kính, chè kho Đại Đồng đang được xây dựng thương hiệu, đầu tư bao gói, mở rộng thị trường và trở thành sản phẩm làng nghề đạt chất lượng OCOP.
Phú Yên: OCOP góp phần phát triển kinh tế nông thôn
Phú Yên: OCOP góp phần phát triển kinh tế nông thôn
LNV - Sau gần 5 năm triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay toàn tỉnh Phú Yên có gần 350 sản phẩm OCOP. Chương trình đã thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị.
Bình Định: Thị xã An Nhơn đã có điểm bán hàng OCOP, làng nghề
Bình Định: Thị xã An Nhơn đã có điểm bán hàng OCOP, làng nghề
OVN - Điểm trưng bày bán hàng OCOP và hàng Việt vừa đưa vào hoạt động tại thị xã An Nhơn ở địa chỉ số 44, đường Quang Trung, phường Bình Định. Điểm bán hàng này giới thiệu các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp nông thôn, sản phẩm làng nghề, sản phẩm hàng Việt Nam.
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động