Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn bền vững

OVN - Thời gian gần đây, Hà Tĩnh đã và đang tập trung đẩy mạnh chế biến sâu các nguyên liệu, sản phẩm chủ đạo của địa phương, hướng đến nâng tầm chất lượng và thương hiệu sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn bền vững.

Thời gian gần đây, Hà Tĩnh đã và đang tập trung đẩy mạnh chế biến sâu các nguyên liệu, sản phẩm chủ đạo của địa phương, hướng đến nâng tầm chất lượng và thương hiệu sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn bền vững.

Sản phẩm tôm nõn khô Hoa Linh Chi đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao.

2 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao là rượu nhung hươu và cao xương hươu.

Tại HTX hươu sao Ngọc Linh (xã Sơn Giang), ngoài việc xây dựng trang trại chăn nuôi an toàn dịch bệnh, đảm bảo duy trì đàn hươu khai thác nhung trên 100 con. Hàng năm, HTX còn liên kết thu mua trên 50 kg nhung từ các hộ chăn nuôi trên địa bàn để chế biến sản phẩm. Ông Nguyễn Văn Thắng- Giám đốc HTX Hươu sao Ngọc Linh cho biết: Nhận thấy tiềm năng nghề chăn nuôi hươu ngày càng rộng mở, ngoài phát triển trang trại chăn nuôi hươu lấy nhung, chúng tôi đã mạnh dạn đầu tư các máy móc và áp dụng khoa học công nghệ để chế biến sâu các sản phẩm từ hươu sao. Đến nay, HTX đã có 2 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao đó là rượu nhung hươu và cao xương hươu được đông đảo khách hàng tin tưởng lựa chọn. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục đa dạng hóa thêm các sản phẩm chế biến sâu như bột nhung hươu, nhung hươu thái lát,… và quan tâm mẫu mã, chất lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của người tiêu dùng.

Từ một hộ sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, chị Phạm Thị Hoa (xã Cổ Đạm) nhận thấy trên địa bàn có tiềm năng về nguồn nguyên liệu, nhưng bà con mới dừng lại ở phương pháp sản xuất truyền thống, dựa vào kinh nghiệm và công cụ thô sơ, sản phẩm tạo ra còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, chị Hoa đã mạnh dạn thành lập HTX Hoa Linh Chi, kêu gọi các thành viên cùng góp vốn thay đổi phương thức sản xuất hiện đại, vừa tập trung chế biến sâu, vừa đa dạng các sản phẩm, đồng thời hướng tới đảm bảo chất lượng đáp ứng thị trường. Năm 2020, hai dòng sản phẩm chính là tôm nõn và cá ngần sấy khô của HTX Hoa Linh Chi đạt chuẩn OCOP 3 sao. Không dừng lại ở đó, nhờ cải tiến quy trình sản xuất nên chất lượng sản phẩm ngày càng nâng cao, mẫu mã bao bì đẹp, dễ vận chuyển và bảo quản được thời gian dài. Tháng 10- 2024, sản phẩm tôm nõn khô Hoa Linh Chi tiếp tục được nâng hạng thành sản phẩm OCOP 4 sao. Giám đốc HTX Hoa Linh Chi Phạm Thị Hoa chia sẻ, từ khi sản phẩm đạt chuẩn OCOP, thị trường sản phẩm tôm nõn khô ngày càng được mở rộng, không chỉ trong nước mà còn vươn ra một số nước thông qua con đường con em đi xuất khẩu lao động. Cụ thể, trong vài năm gần đây, mức thu mua tôm nguyên liệu tăng lên rõ rệt, trên 20 tấn/năm, cho ra 2 tấn tôm sản phẩm, đem lại doanh thu gần 3 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí, lợi nhuận đạt khoảng 550- 600 triệu đồng.

Nhiều sản phẩm ở Hà Tĩnh sau khi được công nhận đạt chuẩn OCOP đã có bước phát triển vượt bậc về cả chất lượng lẫn doanh thu, góp phần dịch chuyển cơ cấu kinh tế ở các xã nông thôn mới. Nhiều chủ cơ sở OCOP trên địa bàn đã chuyển từ việc bán nông sản thô sang chế biến sâu, tạo ra các sản phẩm có giá trị cao hơn. Điển hình là Công ty TNHH Khoa học và công nghệ An Phát (xã Phù Việt). Từ những hạt gạo đơn thuần, Công ty đã đầu tư máy móc, áp dụng khoa học công nghệ chế biến và phát triển đa dạng các sản phẩm. Phó Giám đốc Phan Thị Hào cho biết: Sau khi sản phẩm Bột gạo lứt An Phát được công nhận sản phẩm đạt OCOP 3 sao, năm 2024, công ty tiếp tục đầu tư dây chuyền sản xuất đồng bộ để chế biến thêm các sản phẩm khác như Trà gạo lứt, cốm gạo lứt,… Trong đó, sản phẩm Trà gạo lứt Omega An Phát được công nhận sản phẩm đạt OCOP 4 sao. Các sản phẩm đạt chuẩn OCOP, mức tiêu thụ tăng lên rõ rệt. Trước đây, doanh thu mỗi năm bình quân từ 3- 4 tỷ đồng thì nay đã tăng lên 10 tỷ đồng/năm.

Với sự đầu tư máy móc, thiết bị sản xuất và thay đổi tư duy sản xuất kinh doanh từ các cơ sở, nhiều sản phẩm OCOP đã có sự chuyển biến tích cực về chất lượng, bao bì nhãn mác, bộ nhận diện thương hiệu… Đặc biệt, một số doanh nghiệp, HTX, cơ sở đã linh hoạt tìm hướng xuất khẩu sản phẩm để nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập. Qua thực tế, phần lớn các sản phẩm đăng ký đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP thời gian gần đây là các sản phẩm chế biến và chế biến sâu thay vì bán hàng nông sản, nguyên liệu thô. Việc chế biến sâu không chỉ giúp sản phẩm OCOP "lên đời", mà còn tạo thêm nhiều việc làm cho lao động nông thôn, góp phần quan trọng trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.

Sản phẩm tôm nõn khô Hoa Linh Chi đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao.

Sau hơn 5 năm triển khai chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Hà Tĩnh bước đầu đạt được những kết quả quan trọng, tạo sức lan tỏa, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, gia tăng giá trị sản phẩm. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh Hà Tĩnh đã công nhận 396 sản phẩm OCOP, trong đó có 314 sản phẩm còn hiệu lực chứng nhận OCOP (gồm 15 sản phẩm 4 sao, 299 sản phẩm 3 sao). Hiện 100% sản phẩm OCOP đã lên sàn thương mại điện tử của tỉnh, 40% sản phẩm đã có mặt trên các sàn thương mại điện tử lớn như Shopee, Lazada, Tiktok; 5% sản phẩm có mặt trong các siêu thị lớn, có 7 sản phẩm xuất khẩu. Từ chế biến sâu nâng cao chất lượng sản phẩm nên đến nay lượng tiêu thụ các sản phẩm cũng đã tăng lên 14%. Các cơ sở OCOP đã tạo việc làm cho hơn 2.000 lao động trực tiếp và hàng ngàn lao động gián tiếp, góp phần phát triển kinh tế của địa phương.

PV

Tin liên quan

Tin khác

Đồng Nai mở thêm đầu ra cho sản phẩm OCOP
Đồng Nai mở thêm đầu ra cho sản phẩm OCOP
OVN - Đồng Nai là địa phương thuộc tốp đầu cả nước trong phát triển sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm). Công tác truyền thông, quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường đầu ra cho các sản phẩm OCOP được địa phương quan tâm, chú trọng.
Chè kho Đại Đồng - Từ thức quà dân dã đến đặc sản làng nghề đạt OCOP 4 sao
Chè kho Đại Đồng - Từ thức quà dân dã đến đặc sản làng nghề đạt OCOP 4 sao
OVN – Vốn là món ăn dân dã được làm chủ yếu từ đậu xanh và đường kính, chè kho Đại Đồng đang được xây dựng thương hiệu, đầu tư bao gói, mở rộng thị trường và trở thành sản phẩm làng nghề đạt chất lượng OCOP.
Đà Nẵng có thêm Trung tâm OCOP lan tỏa sản vật địa phương
Đà Nẵng có thêm Trung tâm OCOP lan tỏa sản vật địa phương
OVN - Ngày 21/6, Đà Nẵng khai trương Trung tâm OCOP Hòa Xuân thúc đẩy phát triển sản phẩm địa phương và thương mại điện tử.
Thanh Hoá: OCOP tiếp sức làng nghề
Thanh Hoá: OCOP tiếp sức làng nghề
OVN - Thanh Hóa hiện có 123 nghề, làng nghề truyền thống được tỉnh công nhận. Việc có nhiều nghề, làng nghề cùng tham gia xây dựng, hình thành nhiều sản phẩm trong Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) thời gian qua không chỉ góp phần bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống mà còn tạo thêm giá trị, nâng cao thu nhập cho người lao động tại các vùng nông thôn.
Trưng bày, giới thiệu, kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP tại Trung tâm thương mại Quy Nhơn
Trưng bày, giới thiệu, kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP tại Trung tâm thương mại Quy Nhơn
OVN - Sở Công thương tỉnh Bình Định tổ chức gian hàng trưng bày, giới thiệu và kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp, nông thôn tiêu biểu, sản phẩm đặc trưng của tỉnh Bình Định năm 2025, tại Trung tâm thương mại Quy Nhơn, từ ngày 24/5 - 25/9/2025.
Chuyển đổi số để nâng tầm giá trị nông sản
Chuyển đổi số để nâng tầm giá trị nông sản
OVN - Cùng với đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, những năm gần đây, ngành Nông nghiệp Gia Lai đặc biệt chú trọng đến chuyển đổi số (CĐS) nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị và vị thế nông sản của địa phương trên thị trường.
Sản phẩm OCOP ở Bảo Lâm chinh phục thị trường quốc tế
Sản phẩm OCOP ở Bảo Lâm chinh phục thị trường quốc tế
OVN - Với sự đầu tư có chiến lược, bài bản, huyện Bảo Lâm đã có nhiều sản phẩm OCOP được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng.
OCOP khơi dậy tiềm năng nông sản Định Hóa
OCOP khơi dậy tiềm năng nông sản Định Hóa
OVN - Nhận thấy những lợi ích Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) mang lại, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện Định Hóa đã tích cực tham gia nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng các sản phẩm. Qua đó, nhiều chủ thể có thêm cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, giúp hoạt động sản xuất, kinh doanh ngày càng hiệu quả.
Hỗ trợ các huyện miền núi Quảng Ngãi phát triển sản phẩm OCOP
Hỗ trợ các huyện miền núi Quảng Ngãi phát triển sản phẩm OCOP
OVN - Tính đến tháng 4/2025, tỉnh Quảng Ngãi có tổng cộng 271 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên. Trong đó, các huyện miền núi như Trà Bồng, Ba Tơ, Sơn Tây, Sơn Hà và Minh Long đã tích cực tham gia chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), phát triển nhiều sản phẩm đặc trưng của địa phương.
An Giang: Có nông trại đạt chuẩn OCOP 3 sao
An Giang: Có nông trại đạt chuẩn OCOP 3 sao
OVN - Cuối năm 2024, điểm du lịch nông trại Pham Nam được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao; đây là sản phẩm OCOP du lịch nông trại đầu tiên của tỉnh An Giang.
OCOP - đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn bền vững ở Nam Định
OCOP - đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn bền vững ở Nam Định
OVN - Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) đang trở thành động lực quan trọng giúp Nam Định phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương và xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
Lào Cai sẽ có khoảng 300 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên
Lào Cai sẽ có khoảng 300 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên
OVN - Trong những năm gần đây, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn tại tỉnh Lào Cai. Với mục tiêu khai thác tiềm năng đặc sản địa phương, bảo tồn giá trị truyền thống và tạo ra chuỗi giá trị bền vững, Lào Cai đang từng bước khẳng định vị thế của mình trên bản đồ OCOP cả nước.
Tạo bứt phá phát triển sản phẩm OCOP 5 sao
Tạo bứt phá phát triển sản phẩm OCOP 5 sao
OVN - Hà Nội là địa phương được đánh giá đi đầu trong thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), chiếm 22,1% tổng sản phẩm trên cả nước.
TP. Hồ Chí Minh: Đột phá sản phẩm OCOP để phát triển kinh tế nông thôn
TP. Hồ Chí Minh: Đột phá sản phẩm OCOP để phát triển kinh tế nông thôn
OVN - Sáng ngày 23/4, Học viện Cán bộ TP. Hồ Chí Minh tố chức hội thảo khoa học "Giải pháp phát triển sản phẩm OCOP tại TP. Hồ Chí Minh". Tại hội thảo, các chuyên gia và doanh nghiệp đã cùng chỉ ra những khó khăn, đồng thời đề xuất những hướng đi đột phá để đưa OCOP thành biểu tượng kinh tế mới.
Giò lụa ông Lào – Sản phẩm OCOP 3 sao đậm vị truyền thống
Giò lụa ông Lào – Sản phẩm OCOP 3 sao đậm vị truyền thống
OVN - Ông Trần Văn Lào ở xã Tân Lộc huyện Lộc Hà, (Hà Tĩnh) đã lựa chọn nguyên liệu tươi ngon, cộng thêm “bí kíp” nêm gia vị và quy trình chế biến để lan tỏa hương vị sản phẩm Giò lụa ông Lào.
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động