Nghề trồng nấm giải quyết thu nhập ở An Giang

OVN - Những năm gần đây, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở tỉnh An Giang, các mô hình sản xuất hữu cơ, tuần hoàn được đẩy mạnh, trong đó có mô hình trồng nấm vừa tận dụng nguồn rơm sau thu hoạch không phải đốt gây ô nhiễm môi trường khói bụi, vừa phù hợp với nông hộ có ít đất sản xuất mang lại thu nhập cao cho người nông dân, giải quyết việc làm cho người nghèo.

Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh An Giang giới thiệu mô hình xây dựng hệ thống pin năng lượng mặt trời áp mái kết hợp trồng nấm ăn và nấm dược liệu của chị Châu Thị Nương (ngụ ấp Tân Bình, xã Tà Đảnh, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang). Mô hình kết hợp này mang về hàng tỷ đồng mỗi năm, giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Năm 2020, gia đình chị mạnh dạn đầu tư hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái, diện tích trên 1 héc-ta. Được sự hỗ trợ tích cực của ngành chuyên môn, chị lắp đặt 3.192 tấm pin năng lượng mặt trời. Tổng kinh phí đầu tư, lắp đặt hệ thống khoảng 14 tỷ đồng, trong đó, nguồn vốn được hỗ trợ 10 tỷ đồng (chiếm hơn 70%). Khi dự án hoàn thành, nguồn điện năng lượng mặt trời được gia đình chị bán lại cho công ty điện lực địa phương. Mỗi tháng, họ thu khoảng 300 triệu đồng.

Nghề trồng nấm giải quyết thu nhập ở An Giang
chị Nương chia sẻ kinh nghiệm trống nấm

Khởi nghiệp trồng nấm lúc ban đầu còn thiếu kinh nghiệm, nấm bị bệnh và hư hỏng khá nhiều. Chị Nương được trung tâm khuyến nông huyện dạy nghề trồng nấm sao cho đạt hiệu quả. Quá trình học hỏi và ý chí quyết tâm không những mang lại thành công cho chị, mà còn giúp năng suất nấm tăng qua mỗi vụ.

Hiện nay, gia đình chị Nương canh tác nấm mối, nấm linh chi, đông trùng hạ thảo. Chị Nương cho biết, nguyên liệu sản xuất nấm dễ tìm, như: Mùn cưa, rơm rạ, gỗ mục, cám bắp, cám gạo... Nhờ mái che có sẵn, chỉ cần đầu tư thêm khung sắt, giúp tiết kiệm chi phí. Hơn nữa, mái che là tấm pin năng lượng mặt trời còn giúp giảm bớt việc tưới tiêu, ổn định trước mưa gió. Ngoài ra, nguồn điện mặt trời được sử dụng cho sản xuất nấm, góp phần giảm giá thành sản phẩm.

Cũng theo chị Nương, các loại nấm trên tương đối dễ trồng, chỉ cần bảo đảm nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng thích hợp sẽ phát triển tốt, đạt năng suất cao. “Chu kỳ sinh trưởng của các loại nấm ăn và dược liệu tương đối ngắn, khoảng 4 tháng/vụ; vòng quay vốn nhanh nên có thể ngừng sản xuất bất kỳ lúc nào khi thời tiết không thuận lợi, từ đó hạn chế tối đa rủi ro. Mặt khác, việc sơ chế nấm không phức tạp, phù hợp với trình độ lao động ở nông thôn” - chị Nương chia sẻ.

Những năm gần đây, nhu cầu sử dụng nấm của người dân tăng cao, thị trường ngày càng lớn. Kỹ thuật trồng đơn giản, tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có; thu hoạch sớm, giá bán cao nên gia đình chị Nương nhân rộng mô hình tại phường Thới Sơn, thị xã Tịnh Biên, diện tích 1,5 héc-ta.

Nghề trồng nấm giải quyết thu nhập ở An Giang
Nấm rơm được trồng công nghệ mới cho năng suất cao và chất lượng

Từ việc trồng nấm, gia đình chị Nương tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương, thu nhập từ 6 - 9 triệu đồng/tháng. Đặc biệt, vào lúc cao điểm, chị Nương phải thuê thêm từ 20 - 30 lao động, thù lao 250.000 - 300.000 đồng/ngày.

Hiện tại, chị Nương vẫn không ngừng mở rộng thị trường, tìm thêm nhiều đầu mối tiêu thụ lớn hơn, hướng đến liên kết tiêu thụ đầu ra với nông dân. Đây là hướng đi bền vững, vừa cung cấp phôi giống, vừa hướng dẫn kỹ thuật và thu mua lại sản phẩm sau khi thu hoạch. Chị Nương còn hướng đến việc cung ứng phôi nấm mối đen cho người dân tự trồng tại nhà với số lượng ít, vừa được trải nghiệm chăm sóc, vừa có được nguồn thực phẩm sạch cho gia đình.

Về huyện Phú Tân có mô hình trồng nấm rơm của vợ chồng chị Nguyễn Hoàng Ngọc Yến và Trần Tấn Tài ở xã Phú Hưng, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang đã học hỏi, thử nghiệm để đưa nấm vào nhà trồng quanh năm. Mô hình không chỉ đem lại nguồn thu nhập ổn định, mà sản phẩm nấm đạt năng suất cao hơn, đảm bảo sạch, an toàn.

Được biết, vợ chồng chị Ngọc Yến sau khi được tham dự lớp dạy nghề về kỹ thuật sản xuất nấm và đúc kết kinh nghiệm học được, họ về xây dựng cách làm của riêng mình. Trại nấm được thiết kế 135m2 với 3 nhà trồng: 2 nhà trồng theo dạng trụ với 28 trụ/nhà, 1 nhà trồng kết hợp có 14 trụ và 1 kệ. Khác biệt tiếp theo trong kỹ thuật trồng so với truyền thống nông dân thường làm là chị Yến sử dụng tro để phủ bề mặt meo nấm.

“Tro có tác dụng giữ ấm, kích thích tạo quả thể nhanh và đồng đều, sức đề kháng của nấm mạnh, giảm tỷ lệ nấm chết non, giảm chi phí nguyên liệu so với sử dụng bông vải (công nghệ trồng nấm bằng rơm có phối hợp bông vải), từ đó góp phần tăng năng suất. So với trồng nấm rơm ngoài trời, kỹ thuật này cho năng suất cao hơn 2,5 lần, lợi nhuận cao gấp 3 lần do nấm trồng trong nhà chất lượng tốt hơn” - chị Yến chia sẻ.

Yếu tố quyết định thành công trong quy trình sản xuất nấm rơm là nguyên liệu rơm mới thu hoạch, không bị nhiễm nấm mốc và tạp chất. Các thành phần khác như meo cũng phải mua từ nơi có uy tín, chất lượng. Anh Tài chia sẻ, đối với nguyên liệu rơm, được thực hiện các bước kỹ càng, sau khi mua về được tưới nước, rải lớp vôi mỏng để làm mềm rơm và thấm đều nước, kế đến xả cuộn và cho vào đống ủ theo chiều rộng 2m, chiều cao 1,5m và chiều dài tối thiểu 1,5m. Sau thời gian ủ 3-4 ngày, tiến hành đảo đống lần 1, đảo từ trong ra ngoài, từ dưới lên trên và ngược lại để rơm được “chín” đều, đồng thời xử lý các mầm nấm dại. Sau 3-4 ngày tiếp theo, tiến hành đảo đống lần 2, ủ thêm 3 ngày là đạt chuẩn để đem chất vào trong nhà. Tùy điều kiện diện tích có thể trồng theo dạng trụ, kệ hoặc liếp.

Việc đưa rơm vào nhà để trồng nấm chất theo dạng kệ, trụ hoặc các dạng chất khác trên cao còn tiết kiệm được lượng rơm chân, giảm hao hụt đáng kể nguyên liệu. Nếu thông thường, chất ngoài trời phải sử dụng ít nhất 100 cuộn rơm cho lần chất, còn cách làm của chị Yến chỉ khoảng 35 cuộn rơm cho 1 nhà trồng. Nhờ có thị trường nên nghề trồng nấm ở huyện Phú Tân ngày càng phát triển mạnh. Riêng xã Phú Hưng có nhiều hộ trồng và hình thành tổ trồng các loại nấm hơn 4 năm nay. Toàn huyện Phú Tân có trên 10 nhà nấm áp dụng kỹ thuật mới đem lại năng suất vượt trội, chất lượng sạch, được thị trường đón nhận.

Mô hình trồng nấm rơm trong nhà được đánh giá khá thích hợp với những hộ không có mặt bằng lớn, dễ thực hiện nhưng vẫn mang lại hiệu quả kinh tế, cải thiện thu nhập. Đáng chú ý, qua các lớp đào tạo nghề trồng nấm và các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật đã tạo điều kiện cho nông dân các hộ nghèo học hỏi, tham quan thực tế để áp dụng hiệu quả ở địa phương.

ThS.Trần Trọng Triết

Tin liên quan

Tin mới hơn

Họp báo “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM” chủ đề “Lễ Hội Nông Sản”
Họp báo “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM” chủ đề “Lễ Hội Nông Sản”
LNV - Ngày 16/12, buổi họp báo sự kiện “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP.HCM”, với chủ đề “Lễ Hội Nông Sản” vừa được tổ chức tại Văn phòng Cơ quan đại diện văn phòng Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn TP. HCM.
200 doanh nghiệp hội tụ tại TP.HCM cùng “tinh hoa làng nghề” và OCOP
200 doanh nghiệp hội tụ tại TP.HCM cùng “tinh hoa làng nghề” và OCOP
OVN - UBND TP.HCM tổ chức chương trình “Tinh hoa làng nghề và đặc sản vùng miền năm 2024” trong 4 ngày (từ ngày 12 -15/12/2024) với khoảng 200 doanh nghiệp của TP.HCM và các tỉnh/thành.
Khai mạc hội chợ triển lãm sản phẩm công nghiệp nông thôn, sản phẩm OCOP tại huyện Ba Vì
Khai mạc hội chợ triển lãm sản phẩm công nghiệp nông thôn, sản phẩm OCOP tại huyện Ba Vì
LNV - Tối 12/12, Sở Công Thương Hà Nội và UBND huyện Ba Vì khai mạc hội chợ triển lãm sản phẩm công nghiệp nông thôn, sản phẩm OCOP huyện Ba Vì.
Đào tạo nghề nông nghiệp – “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”
Đào tạo nghề nông nghiệp – “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”
OVN - Đào tạo nghề giải quyết việc làm là giải pháp căn bản để tạo sinh kế bền vững cho lao động nông thôn. Đây cũng là “chìa khóa” để các địa phương thực hiện mục tiêu nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Thời gian qua, tỉnh Tuyên Quang đã chú trọng công tác đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường, đồng thời gắn đào tạo nghề với việc thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia của Chính phủ giảm nghèo bền vững qua đó góp phần nâng cao đời sống, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo.

Tin khác

Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề
Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề
OVN - Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động tại các làng nghề, nhất là lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) được xem là giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo. Những năm qua, hoạt động này luôn được các ngành, địa phương trong tỉnh Yên Bái chú trọng, góp phần từng bước cải thiện và nâng cao đời sống người dân, hộ nghèo giảm mạnh.
Đào tạo nghề là động lực phát triển các làng nghề truyền thống
Đào tạo nghề là động lực phát triển các làng nghề truyền thống
OVN – Với lợi thế có đến 10 làng nghề truyền thống, những năm qua Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thanh Chương (Nghệ An) đã có nhiều giải pháp để khai thác tiềm năng lợi thế của địa phương. Trong đó, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã được chú trọng nhằm tạo việc làm bền vững, góp phần giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới...
Thanh Hoá: Tăng cường đào tạo nghề cho lao động làng nghề vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn
Thanh Hoá: Tăng cường đào tạo nghề cho lao động làng nghề vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn
OVN - Những năm qua, công tác khai đào tạo nghề nông nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động làng nghề, lao động nông thôn luôn được các cấp, các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá quan tâm thực hiện. Đặc biệt là khu vực miền núi, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được coi trọng để khôi phục các làng nghề truyền thống, giải quyết việc làm góp phần xây dựng nông thôn mới.
Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop
Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop
LNV - Ngày 2/12/2024, tại Nhà khách Chính phủ, Viện Nghiên cứu Phát triển Doanh nhân Việt Nam -Asean (EDRI) đã trang trọng công bố “Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường”, một chương trình mang tầm Quốc gia dân tộc nhằm đoàn kết, phát triển doanh nhân các dòng họ Việt Nam và mục tiêu xây dựng nền kinh tế xanh bền vững đưa Việt Nam vươn tầm thế giới.
Bình Phước: tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2024
Bình Phước: tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2024
OVN - Ngày 19/11, UBND tỉnh Bình Phước đã tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) cấp tỉnh năm 2024 tại hội trường Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh. Đây là sự kiện quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển các sản phẩm địa phương, nâng cao chất lượng, giá trị kinh tế và khẳng định thương hiệu sản phẩm OCOP của tỉnh.
Sản phẩm OCOP “Sinh ra từ làng” ở An Giang
Sản phẩm OCOP “Sinh ra từ làng” ở An Giang
OVN - Nhằm quảng bá các sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) và đặc sản tiềm năng của tỉnh, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang tổ chức sự kiện sản phẩm OCOP và đặc sản An Giang đồng hành cùng người tiêu dùng năm 2024.
Cả nước hiện có 14.085 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên
Cả nước hiện có 14.085 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên
OVN - Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (gọi tắt là OCOP) tiếp tục được các địa phương triển khai đồng bộ, rộng khắp, trở thành một giải pháp được ưu tiên trong phát triển kinh tế nông thôn. Đến nay, đã có 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã xây dựng và ban hành Đề án, Kế hoạch triển khai Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025.
Hà Tĩnh thêm 8 sản phẩm OCOP 4 sao
Hà Tĩnh thêm 8 sản phẩm OCOP 4 sao
OVN - UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có quyết định công nhận 8 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao. Trong đó, 7 sản phẩm đánh giá, phân hạng lần đầu và 1 sản phẩm đánh giá, phân hạng lại.
Sự kiện kết nối giao thương xúc tiến thương mại Sau Bão Yagi
Sự kiện kết nối giao thương xúc tiến thương mại Sau Bão Yagi
OVN - Với mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, và cơ sở sản xuất kinh doanh kết nối, mở rộng thị trường sau ảnh hưởng của bão Yagi năm 2024, Hội Mỹ nghệ kim hoàn đá quý tỉnh Hải Dương phối hợp cùng với Hợp tác xã nông nghiệp sạch Nam Vũ tổ chức chương trình giao thương vào ngày 17/11/2024. Sự kiện này không chỉ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã gặp gỡ và phát triển quan hệ hợp tác mà còn giúp doanh nghiệp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm trên thị trường trong và ngoài tỉnh.
Giới thiệu sản phẩm OCOP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tại Thành phố Hồ Chí Minh
Giới thiệu sản phẩm OCOP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tại Thành phố Hồ Chí Minh
OVN - Ngày 25/10, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức Tuần lễ triển lãm sản phẩm OCOP và sản phẩm đặc trưng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
VIETNAM OCOPEX: Hỗ trợ sản phẩm OCOP tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng
VIETNAM OCOPEX: Hỗ trợ sản phẩm OCOP tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng
OVN - Chiều 25/10, tại Hà Nội, Bộ Công Thương (Cục Xúc tiến thương mại) phối hợp với Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã tổ chức họp báo giới thiệu thông tin Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu (VIETNAM OCOPEX) 2024.
Thái Bình: Hội chợ giới thiệu sản phẩm OCOP; Lễ hội bánh và ẩm thực huyện Vũ Thư năm 2024
Thái Bình: Hội chợ giới thiệu sản phẩm OCOP; Lễ hội bánh và ẩm thực huyện Vũ Thư năm 2024
OVN - Sáng ngày 12/10, tại di tích quốc gia đặc biệt chùa Keo (xã Duy Nhất), UBND huyện Vũ Thư tổ chức khai mạc hội chợ giới thiệu sản phẩm OCOP, sản phẩm chủ lực; lễ hội bánh và ẩm thực huyện Vũ Thư năm 2024. Các đồng chí: Đặng Thanh Giang, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Quang Hưng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh và huyện Vũ Thư dự buổi khai mạc.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Sản phẩm OCOP còn thiếu phần "hồn"
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Sản phẩm OCOP còn thiếu phần "hồn"
OVN - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho rằng, trong chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều địa phương vẫn gặp khó khăn, dẫn đến những hạn chế như việc tái đăng ký và đăng ký sản phẩm OCOP 5 sao còn kéo dài. Sản phẩm OCOP hiện phần lớn vẫn còn mỏng manh do thiếu “hồn” của sản phẩm, khiến việc tiêu thụ và cạnh tranh trên thị trường gặp khó khăn.
Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ 3 năm 2024 thu hút 260 đơn vị tham gia
Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ 3 năm 2024 thu hút 260 đơn vị tham gia
LNV - Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ 3 năm 2024 sẽ diễn ra trong 05 ngày, từ ngày 29/11 đến ngày 03/12/2024 tại Khu đô thi Mailand HaNoi City, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội.
Huyện Quốc Oai Khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề năm 2024
Huyện Quốc Oai Khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề năm 2024
LNV - Sáng ngày 7/11. Tại thị trấn Quốc Oai, Sở Công thương Hà Nội phối hợp với huyện Quốc Oai tổ chức Khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề năm 2024.
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động