Du lịch nông thôn chính là không gian để phát triển sản phẩm OCOP

LNV - Phát triển sản phẩm OCOP và phát triển du lịch nông thôn có mối quan hệ “hữu cơ”, sản phẩm OCOP chính là tài nguyên để xây dựng sản phẩm du lịch nông thôn.

Sáng 22/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Diễn đàn “Phát triển du lịch nông nghiệp - nông thôn gắn với tiêu thụ nông đặc sản và sản phẩm OCOP”.

Sản phẩm OCOP và du lịch nông thôn có mối quan hệ “hữu cơ”

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sau 5 năm triển khai Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (Chương trình OCOP), đến nay cả nước có 10.322 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên của 5.361 chủ thể (51 sản phẩm 5 sao).

Diễn đàn “Phát triển du lịch nông nghiệp - nông thôn gắn với tiêu thụ nông đặc sản và sản phẩm OCOP” theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Diễn đàn “Phát triển du lịch nông nghiệp - nông thôn gắn với tiêu thụ nông đặc sản và sản phẩm OCOP” theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Ông Phương Đình Anh - Phó Chánh Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương - cho biết, Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới đã bước sang năm thứ 13, khi tổng kết chương trình giai đoạn 1 (2010 - 2015), chương trình có bất cập đó là khá nhiều đia phương còn tập trung quá nhiều cho phát triển hệ thống hạ tầng mà chưa chú trọng phát triển sản xuất nâng cao thu nhập của người dân ở nông thôn.

Tuy nhiên, ở những năm đầu tiên ở giai đoạn 2 chương trình, từ năm 2016, Ban Chỉ đạo Trung ương và lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chú trọng đến vấn đề này hơn và đưa ra các giải pháp thúc đẩy sản xuất trên toàn nông thôn, giúp người nông dân nâng cao thu nhập. Từ đó, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” OCOP ra đời vào năm 2018.

“Đến nay, chương trình OCOP đã khơi dậy tiềm năng đất đai, sản vật, lợi thế so sánh, đặc biệt là các giá trị văn hóa vùng miền. Hình thành nhiều sản phẩm OCOP gắn với vai trò như một “đại sứ” chuyển tải những câu chuyện sản phẩm mang tính nhân văn của vùng, miền. Thúc đẩy hướng đi về phát triển sinh kế ở những vùng khó khăn và các nhóm yếu thế như: đồng bào dân tộc thiểu số, phụ nữ”, ông Đình Anh tóm tắt về OCOP.

Ông Phương Đình Anh cho rằng, phát triển sản phẩm OCOP và phát triển du lịch nông thôn có mối quan hệ “hữu cơ”, sản phẩm OCOP chính là tài nguyên để xây dựng sản phẩm du lịch nông thôn. Bên cạnh đó, sản phẩm OCOP cũng góp phần truyền tải các câu chuyện và giá trị văn hóa về du lịch nông thôn. Ở chiều ngược lại, du lịch nông thôn chính là không gian để phát triển sản phẩm OCOP.

Tuy nhiên, theo ông Phương Định Anh, trong mối quan hệ “hữu cơ” này còn một số mặt hạn chế. Theo đó, mặc dù các tỉnh, thành phố đã ban hành kế hoạch triển khai đồng bộ chương trình OCOP, chương trình du lịch nông thôn và các chương trình khác. Tuy nhiên, có những kế hoạch chưa có sự gắn kết với nhau như kế hoạch phát triển du lịch nông thôn chưa có sự thể hiện rõ vai trò góp phần thúc đẩy sản phẩm OCOP, hay có kế hoạch chỉ tập trung thúc đẩy nhiều sản phẩm OCOP lại thiếu giải pháp kết nối với chương trình phát triển du lịch nông thôn địa phương.

Các sản phẩm OCOP Hậu Giang trưng bày tại siêu thị.
Các sản phẩm OCOP Hậu Giang

Hậu Giang hiện có hơn 40.000ha cây ăn trái, trên cơ sở đó, tỉnh xác định, nông nghiệp là bệ đỡ nền kinh tế của tỉnh. Kinh tế nông nghiệp của tỉnh đã có bước tăng trưởng khá, trong 6 tháng đầu năm 2023, tăng 4,19%. Trong thời gian qua, tỉnh cũng tập trung cơ chế chính sách phát triển du lịch nông nghiệp. Đến nay, Hậu Giang hiện có khoảng 175 sản phẩm OCOP và đang đề nghị Văn phòng điều phối nông thôn mới xem xét 5 sản phẩm OCOP 5 sao của tỉnh.

Ở góc độ địa phương, ông Trương Cảnh Tuyên - Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Hậu Giang - cho biết, UBND tỉnh trình HĐND tỉnh và đã ban hành 2 nghị quyết quan trọng về phát triển du lịch nông thôn. Hiện, tỉnh đang tập trung vào các sản phẩm nông nghiệp hiện hữu của người dân, hỗ trợ đầu tư thêm thu hút khách du lịch. Ví dụ như vườn măng cụt 100 tuổi, vườn chôm chôm, sầu riêng, trại sữa dê Mộc Đào, vườn dâu Thiên Ân, khu du lịch mùa xuân. Tỉnh cũng tập trung hỗ trợ các điểm mô hình kinh tế tuần hoàn thành mô hình phát triển du lịch nông nghiệp.

Tuy thế, Hậu Giang cũng đang gặp nhiều khó khăn về hạ tầng giao thông. Sản phẩm du lịch mùa vụ không thể kinh doanh thường xuyên, ảnh hưởng đến lượng khách. Phát triển du lịch chủ yếu theo kinh tế hộ còn nhỏ lẻ, kinh nghiệm trong quản lý điều hành phát triển du lịch còn hạn chế.

Lãnh đạo tỉnh Hậu Giang cũng trăn trở về vấn đề chuyển mục đích sử dụng đất trong phát triển du lịch nông nghiệp. Do đó, ông Trương Cảnh Tuyên kiến nghị sửa đổi Nghị định 57 về phát triển du lịch nông thôn, bởi tuy chính sách đã được ban hành nhưng doanh nghiệp vẫn đang khó tiếp cận.

Ông Võ Văn Phi - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai - đề nghị, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng một chiến lược, kế hoạch phát triển du lịch nông nghiệp mang định hướng dài hạn, giúp nhà đầu tư yên tâm rót vốn. Đây cũng là tiền đề cho tỉnh xây dựng các cơ chế hỗ trợ hạ tầng, tín dụng, đào tạo nguồn nhân lực, quảng bá giới thiệu sản phẩm…

Nâng tầm Chương trình OCOP thành thương hiệu quốc gia

Ông Nguyễn Hoàng Anh - Phó Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam, Tổng giám đốc Công ty Nam Miền Trung Group - cho rằng, với 65% dân số nông thôn, có liên quan hoặc sống phụ thuộc vào nông nghiệp, Chương trình OCOP đang được xã hội đón nhận tích cực, việc phát huy thương hiệu OCOP cũng thể hiện sự đồng thuận xã hội để tạo ra các sản phẩm giá trị.

Du lịch nông thôn chính là không gian để phát triển sản phẩm OCOP

Ở giai đoạn mới, thương hiệu OCOP được khẳng định với những sản phẩm chất lượng. Tuy nhiên, Chương trình cần phát huy giá trị kết nối, giá trị thị trường để thông qua thương hiệu OCOP có thể giúp kết nối giao thương, kết nối giá trị dịch vụ, văn hóa, du lịch.

Ngoài ra, cần quy hoạch vùng miền, các địa điểm, trung tâm trưng bày, giới thiệu sản phẩm, kết nối giao thương để thúc đẩy mua bán các sản phẩm OCOP vùng, góp phần đưa sản phẩm OCOP ra thị trường mạnh mẽ hơn.

“Việc đưa Chương trình OCOP thành thương hiệu mang tầm quốc gia có giá trị to lớn đối với ngành nông nghiệp Việt Nam. Trong giai đoạn tới Ban chỉ đạo OCOP cần xác lập thêm tiêu chuẩn, tiêu chí để bảo đảm giá trị sản phẩm, tránh cho sản phẩm OCOP bị lạm dụng, mai một, không thể phát huy giá trị tối đa”, ông Nguyễn Hoàng Anh kiến nghị.

Ở góc độ doanh nghiệp và Hiệp hội, bà Hồ Kim Liên - Chủ tịch Hiệp hội Nước mắm Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty Khải Hoàn – chia sẻ, trong 19 năm Công ty Khải Hoàn vừa kinh doanh nước mắm, vừa làm du lịch trên đảo, thương hiệu này chưa hề tốn kinh phí cho truyền thông. Thay vào đó, chính chất lượng sản phẩm và câu chuyện văn hóa bản địa trong hương vị nước mắm đã thu hút khách du lịch tới đảo Phú Quốc.

Với kinh nghiệm của mình, bà Hồ Kim Liên cho rằng, doanh nghiệp du lịch nông thôn cần hiểu văn hóa địa phương, nhu cầu khách du lịch và xu hướng quốc tế.

“Từ khi tiếp nhận Chương trình OCOP và nhận danh hiệu 5 sao, nước mắm Khải Hoàn đã trở thành đại diện của cộng đồng dân cư Phú Quốc, góp phần giữ gìn truyền thống địa phương”, bà Hồ Kim Kiên chia sẻ và nhấn mạnh, “nước mắm Phú Quốc, cũng như miền Trung, miền Bắc, được đặc trưng bởi thổ nhưỡng từng khu vực. Do đó, người làm nước mắm cần cảm nhận thổ nhưỡng nơi mình sống, đặt mình vào dòng chảy lịch sử để tiếp nối truyền thống nghề làm mắm của ông cha”.

Chủ tịch Hiệp hội Nước mắm Việt Nam cho rằng việc phát triển bền vững rất cần sự chung tay của doanh nghiệp, chính quyền, nông dân nhằm kết nối hệ thống du lịch toàn diện. Bà Liên đề nghị Nhà nước quan tâm phát triển mạng lưới sản phẩm OCOP, kết nối các thương hiệu với nhà tổ chức du lịch lữ hành, từ đó thiết lập mạng lưới du lịch nông nghiệp kết hợp tiêu thụ sản phẩm OCOP.

"Không gian tập trung "làng OCOP" sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương. Đây không chỉ là không gian tích hợp để quảng bá tới khách du lịch, mà còn giúp các doanh nghiệp OCOP học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau", bà Liên cho hay.

Nguyễn Hạnh

Tin liên quan

Tin mới hơn

Gia Lai: Phản biện dự thảo Nghị quyết quy định mức chi hỗ trợ điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP
Gia Lai: Phản biện dự thảo Nghị quyết quy định mức chi hỗ trợ điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP
OVN - Hội nghị phản biện dự thảo Nghị quyết quy định mức chi hỗ trợ điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại Gia Lai.
Thêm sức cạnh tranh cho sản phẩm OCOP
Thêm sức cạnh tranh cho sản phẩm OCOP
LNV - Trong hành trình xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế nông thôn bền vững, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã trở thành điểm sáng nổi bật của Hà Nội. Tuy nhiên, để các sản phẩm OCOP không chỉ “đẹp về hình thức” mà còn “mạnh về nội lực”, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, rất cần chiến lược bài bản, hành động quyết liệt, đồng bộ.
Lào Cai có 269 sản phẩm OCOP
Lào Cai có 269 sản phẩm OCOP
OVN - Việc triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) có sự vào cuộc tích cực của cấp ủy đảng, chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, nên Chương trình OCOP của tỉnh Lào Cai đạt nhiều kết quả.
Bắc Kạn: Lễ hội Ẩm thực và trưng bày sản phẩm OCOP, nông sản địa phương
Bắc Kạn: Lễ hội Ẩm thực và trưng bày sản phẩm OCOP, nông sản địa phương
OVN - Trong khuôn khổ chương trình Kỷ niệm 10 năm Ngày thành lập thành phố Bắc Kạn (11/3/2015 - 11/3/2025), vào các ngày 06 và 07/3, tại Phố đi bộ Sông Cầu (thành phố Bắc Kạn) diễn ra Lễ hội Ẩm thực và trưng bày các sản phẩm OCOP, nông sản địa phương.
Thêm sản phẩm OCOP được công nhận 4 sao
Thêm sản phẩm OCOP được công nhận 4 sao
OVN - UBND tỉnh Bắc Giang vừa quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đợt 2 năm 2024.
Bình Dương: Phát triển chương trình OCOP với 274 sản phẩm được công nhận
Bình Dương: Phát triển chương trình OCOP với 274 sản phẩm được công nhận
OVN - Tỉnh Bình Dương hiện có 274 sản phẩm OCOP được công nhận, thuộc 106 chủ thể tham gia vào chương trình Mỗi Xã Một Sản Phẩm. Trong đó, có 4 sản phẩm đạt 04 sao và 270 sản phẩm đạt 3 sao, khẳng định chất lượng và sự đa dạng của các mặt hàng đặc trưng.

Tin khác

Hội chợ OCOP – Cơ hội phát triển sản phẩm OCOP Bình Phước
Hội chợ OCOP – Cơ hội phát triển sản phẩm OCOP Bình Phước
LNV - UBND tỉnh Bình Phước vừa công nhận thêm 33 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, nâng tổng số sản phẩm OCOP của tỉnh lên 169 sản phẩm. Vì vậy, nhằm quảng bá sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ, UBND tỉnh Bình Phước đã chỉ đạo các đơn vị lên kế hoạch tổ chức Hội chợ giới thiệu sản phẩm OCOP địa phương.
Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm “Công Thương - OCOP Thái Nguyên” 2025
Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm “Công Thương - OCOP Thái Nguyên” 2025
OVN - Theo kế hoạch, Hội chợ năm nay được tổ chức từ ngày 28-4 đến 4-5 tại Quảng trường Võ Nguyên Giáp (TP. Thái Nguyên), quy mô khoảng 150-250 gian hàng.
Quảng Nam: Hai sản phẩm đạt chuẩn OCOP 5 sao
Quảng Nam: Hai sản phẩm đạt chuẩn OCOP 5 sao
OVN - Đầu năm 2025, Quảng Nam đón nhận tin vui khi có hai sản phẩm được Bộ NN&PTNT phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” cấp quốc gia năm 2024, đạt chứng nhận OCOP 5 sao.
Khai mạc Hội chợ triển lãm chuyên ngành cà phê và sản phẩm OCOP năm 2025
Khai mạc Hội chợ triển lãm chuyên ngành cà phê và sản phẩm OCOP năm 2025
OVN - Sáng 9/3, tại Trung tâm Văn hoá Du lịch tỉnh đã diễn ra lễ khai mạc Hội chợ triển lãm chuyên ngành Cà phê và sản phẩm OCOP năm 2025. Đây là một sự kiện quan trọng nằm trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025.
Bắc Giang: Sản phẩm OCOP giới thiệu tại Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Bắc Giang năm 2025
Bắc Giang: Sản phẩm OCOP giới thiệu tại Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Bắc Giang năm 2025
OVN - Vào sáng ngày 08/02/2025, tại Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang đã long trọng tổ chức lễ khai mạc gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP và sản phẩm đặc trưng của các địa phương. Sự kiện này nằm trong khuôn khổ Tuần Văn hóa - Du lịch và khai hội Xuân Tây Yên Tử năm 2025, thu hút sự tham gia của lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Báo Bắc Giang, cùng đông đảo người dân và du khách.
Vĩnh Long: Đẩy mạnh hỗ trợ các sản phẩm OCOP
Vĩnh Long: Đẩy mạnh hỗ trợ các sản phẩm OCOP
OVN - Theo “Kế hoạch hoạt động xúc tiến thương mại năm 2025” của tỉnh Vĩnh Long, các sản phẩm OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm) của tỉnh sẽ được tiếp cận thị trường trong và ngoài nước, thông qua việc tham gia các cuộc hội chợ triển lãm, kết nối cung cầu, giao thương, hội nghị,xúc tiến thương mại…
Quảng Ninh: Phát triển các sản phẩm OCOP mới
Quảng Ninh: Phát triển các sản phẩm OCOP mới
OVN - Năm 2025, Quảng Ninh tiếp tục đẩy mạnh phát triển các sản phẩm OCOP theo hướng đa dạng, nâng cao chất lượng, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Qua đó, góp phần phát triển thêm nhiều sản phẩm đặc trưng của tỉnh và từng bước đưa OCOP Quảng Ninh tiếp tục vươn xa hơn nữa đến với người tiêu dùng trong, ngoài tỉnh.
Văn Chấn (Yên Bái): Phát triển thêm 3 sản phẩm OCOP
Văn Chấn (Yên Bái): Phát triển thêm 3 sản phẩm OCOP
OVN - Thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP và mục tiêu nâng cao chất lượng, giá trị các sản phẩm nông sản chủ lực, thời gian qua huyện Văn Chấn tiếp tục quy hoạch, xây dựng các vùng sản xuất nông, lâm nghiệp tập trung, động viên nhân dân, các doanh nghiệp phát huy tiềm năng thế mạnh để xây dựng các sản phẩm đặc sản của địa phương.
Thăng Bình (Quảng Nam): Phấn đấu có 1-2 sản phẩm OCOP 4 sao
Thăng Bình (Quảng Nam): Phấn đấu có 1-2 sản phẩm OCOP 4 sao
OVN - Huyện Thăng Bình vừa ban hành kế hoạch triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2025. Theo đó, huyện Thăng Bình sẽ hỗ trợ phát triển/nâng cấp các sản phẩm đã được công nhận; phấn đấu năm 2025 có ít nhất 80% số sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP đạt hạng 3 sao trở lên, trong đó 1-2 sản phẩm đạt hạng 4 sao.
Hưng hà (Thái Bình): Đẩy mạnh quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP tại lễ hội đền Trần 2025
Hưng hà (Thái Bình): Đẩy mạnh quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP tại lễ hội đền Trần 2025
OVN - Hội chợ kết nối cung cầu doanh nhân họ Trần và các doanh nghiệp trong và ngoài nước xuân Ất Tỵ 2025 tại lễ hội đền Trần, xã Tiến Đức ( Hưng Hà) có quy mô từ 300 - 350 gian hàng của 300 doanh nghiệp trong cả nước. Đây là cơ hội đẩy mạnh quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP đến đông đảo người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.
Công nhận 28 sản phẩm OCOP cấp Quốc gia
Công nhận 28 sản phẩm OCOP cấp Quốc gia
OVN - Ngày 16/01, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP Trung ương năm 2024 tại Hà Nội.Tại hội nghị, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương đã báo cáo tóm tắt kết quả tổng hợp rà soát hồ sơ đề nghị đánh giá, phân hạng 52 sản phẩm OCOP cấp Quốc gia năm 2024.
Quảng Bình: Lần đầu tiên có 3 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 5 sao
Quảng Bình: Lần đầu tiên có 3 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 5 sao
OVN - Ngày 14/01, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình cho biết, tỉnh vừa ban hành quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng 10 sản phẩm OCOP cấp tỉnh thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2024. Trong đó lần đầu tiên trên địa bàn có 3 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 5 sao.
Ninh Thuận: Có thêm 20-30 sản phẩm OCOP năm 2025
Ninh Thuận: Có thêm 20-30 sản phẩm OCOP năm 2025
OVN - Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2025, tỉnh Ninh Thuận đề ra mục tiêu có thêm 20-30 sản phẩm mới được chứng nhận OCOP.
Sơn La: Nâng cao giá trị các sản phẩm OCOP
Sơn La: Nâng cao giá trị các sản phẩm OCOP
OVN - Nâng cao chất lượng và phát triển sản phẩm OCOP, những năm qua, tỉnh Sơn La đang tập trung đồng bộ các giải pháp để nhân rộng nhiều vùng nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao gắn với chuỗi giá trị được hình thành, góp phần chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng hàng hóa.
Hải Hậu (Nam ĐỊnh): Tự hào sản phẩm OCOP 5 sao
Hải Hậu (Nam ĐỊnh): Tự hào sản phẩm OCOP 5 sao
OVN - Ngày 17/01/2025, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã chính thức công nhận sản phẩm du lịch cộng đồng Ecohost Hải Hậu đạt chuẩn sản phẩm OCOP 5 sao. Đây là sản phẩm đầu tiên của tỉnh Nam Định được vinh danh ở cấp độ cao nhất trong chương trình OCOP, ghi nhận sự phát triển của của địa phương trong Chương trình OCOP. Kết quả này không chỉ là niềm tự hào của Nam Định mà còn mở ra cơ hội phát triển mới cho du lịch cộng đồng tại Việt Nam.
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động