Khai mạc chương trình Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM

OVN - Sáng ngày 20/12, tại trụ sở Văn phòng Liên cơ quan Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã diễn ra lễ khai mạc chương trình “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM” với chủ đề “Lễ Hội Nông Sản”.
Khai mạc chương trình Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM
Lãnh đạo, đại biểu và khách mời đến tham dự lễ khai mạc chương trình Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM

Chương trình “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM” với chủ đề “Lễ Hội Nông Sản” là cơ hội để quảng bá và thúc đẩy tiêu dùng sản phẩm OCOP mà còn góp phần bảo tồn văn hóa và giá trị ẩm thực vùng miền. Đây là bước đệm quan trọng giúp sản phẩm OCOP Việt Nam tiếp cận rộng rãi hơn với khách hàng trong và ngoài nước, khẳng định vị thế của nông sản Việt trên thị trường quốc tế.

Khai mạc chương trình Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM

Ông Lê Viết Bình, Phó Chánh Văn phòng, Trưởng cơ quan đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại TP. HCM phát biểu tại lễ khai mạc

Đến tham dự chương trình có PGS.TS.BS Nguyễn Văn Cường, Phó Cục trưởng Cục Hành chính Quản trị II, Văn phòng Chính phủ; ông Lê Viết Bình, Phó Chánh Văn phòng, Trưởng cơ quan đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tại TP. HCM; ông Đỗ Văn Tiến, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Thương mại Nông nghiệp; bà Nguyễn Thị Kim Dung, Giám đốc Công ty Bảo Ngọc Sài Gòn (đơn vị thực hiện); Tiến sĩ Khoa học Trần Quang Thắng, Ủy viên Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân TP. HCM, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Viện trưởng Viện Kinh tế và Quản lý TP. HCM; cùng các lãnh đạo, nhà khoa học, doanh nhân và đại diện các tổ chức như UNESCO, Hiệp hội Trầm hương Việt Nam, Hiệp hội Dừa Việt Nam và nhiều doanh nghiệp khác.

Khai mạc chương trình Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM
Nhà thơ, Nghệ nhân Văn hoá Ẩm thực Hồ Đắc Thiếu Anh, Phó Giám Đốc Trung Tâm UNESCO Văn hóa Ẩm thực Việt Nam phát biểu cảm nhận, ý kiến tại chương trình

Phát biểu tại buổi lễ khai mạc, ông Lê Viết Bình, Phó Chánh Văn phòng, Trưởng cơ quan đại diện Bộ NN&PTNT tại TP. HCM nhấn mạnh: “Chương trình OCOP là giải pháp trọng tâm phát triển kinh tế nông thôn, góp phần phát huy nội lực và gia tăng giá trị sản phẩm địa phương. Chuỗi sự kiện này không chỉ giúp quảng bá sản phẩm OCOP của TP. HCM và khu vực phía Nam, mà còn nâng cao hình ảnh thương hiệu sản phẩm OCOP Việt Nam trên thị trường quốc tế.”

Khai mạc chương trình Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM

Đại diện đại biểu, lãnh đạo các cấp tham gia mua “mở hàng” cho các chủ thể

Ông Bình thông tin thêm, chương trình nhằm xây dựng không gian kết nối và quảng bá các sản phẩm OCOP, từ đó kích cầu tiêu dùng, bảo tồn văn hóa vùng miền, và hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, thương mại. Đây là sự kiện đầu tiên trong chuỗi hoạt động luân phiên dự kiến được tổ chức tại 63 tỉnh thành trên cả nước.

Sự kiện “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM” với chủ đề “Lễ Hội Nông Sản” diễn ra vào ngày 20 - 21 - 22/12/2024, tại Trụ sở Văn Phòng Liên Cơ Quan Bộ NN&PTNT tại số 12 Phùng Khắc Khoan (phường Đa Kao, Quận 1, TP. HCM). Chương trình do Cơ quan Văn phòng Bộ tại TP. HCM cùng Trung Tâm Dịch Vụ Thương Mại Nông Nghiệp phối hợp với Công ty TNHH Sản xuất Quốc tế Bảo Ngọc Sài Gòn thực hiện.

Khai mạc chương trình Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM
Khai mạc chương trình Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM
Khai mạc chương trình Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM
Một số sản phẩm đạt chứng nhận OCOP từ khắp các vùng miền được trưng bày tại chương trình.

Với phạm vi bao quát nhiều lĩnh vực từ kinh tế, văn hóa, du lịch, ẩm thực, thể thao, chương trình góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp phân phối và xuất khẩu hàng hóa, kết nối các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn, khoa học kỹ thuật, ứng dụng sản xuất. Đồng thời, lưu giữ, bảo tồn văn hóa truyền thống, khôi phục những làng nghề đã mai một, những món ăn đã thất truyền cũng như giới thiệu những công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại.

Một số mục tiêu cụ thể được nêu ra như: Hỗ trợ doanh nghiệp phân phối và xuất khẩu sản phẩm; Kết nối doanh nghiệp với nguồn vốn và khoa học kỹ thuật hiện đại; Bảo tồn văn hóa truyền thống, khôi phục các làng nghề và món ăn đã mai một; Giới thiệu các công trình nghiên cứu khoa học tiên tiến.

Khai mạc chương trình Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM
Khai mạc chương trình Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM

Đông đảo người dân tham gia trải mua sắm, tìm hiểu sản phẩm nông sản đặc trưng.

Cũng theo ban tổ chức, xuyên suốt “Lễ Hội Nông Sản” sẽ có các chương trình văn nghệ, biểu diễn thời trang, ảo thuật, xiếc phục vụ trẻ em và người lớn hằng đêm khi tham quan, trải nghiệm sự kiện. Ban tổ chức cũng tổ chức các đoàn tham quan kết nối giao thương, nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp; thực hiện chương trình ưu đãi giúp 100% các khách tham quan, mua sắm đều nhận được voucher giảm giá lên đến 50%. Đặc biệt, sự kiện cũng sẽ trao một số phần quà dành cho các trường hợp có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thông qua chương trình “An sinh xã hội - Kiến tạo tương lai”.

Mỹ Hậu

Tin liên quan

Tin khác

Hà Nội: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP
Hà Nội: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP
OVN - Ngày 22/11, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) TP Hà Nội đã chủ trì, phối hợp tổ chức chương trình truyền thông khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và quảng bá giới thiệu sản phẩm OCOP đặc sản vùng miền của phụ nữ Thủ đô.
Thoát nghèo nhờ OCOP
Thoát nghèo nhờ OCOP
OVN - Năm 2018, tỉnh Hòa Bình bắt đầu triển khai thực hiện Chương trình OCOP. Sau 7 năm thực hiện đã có 158 sản phẩm OCOP được cấp giấy chứng nhận đạt từ 3 sao trở lên. Nhờ triển khai chương trình này, nhiều xã đã vươn lên thoát nghèo.
Bắc Giang: Năm 2024 sẽ có 385 sản phẩm OCOP
Bắc Giang: Năm 2024 sẽ có 385 sản phẩm OCOP
LNV - Theo đó, đợt này toàn tỉnh có 6 sản phẩm được phân hạng đạt OCOP 4 sao gồm: Chè xanh Bản Ven của Hợp tác xã (HTX) Thân Trường, huyện Yên Thế; gạo nếp cái hoa vàng Thái Sơn của HTX Nông nghiệp Thái Sơn Bắc Giang, huyện Hiệp Hòa; mỳ gạo ngũ sắc, mỳ gạo Lục Ngạn của HTX Dịch vụ nông nghiệp Hằng Hiếu, huyện Lục Ngạn; vú sữa Tân Yên của HTX Sản xuất - tiêu thụ sản phẩm vú sữa Hợp Đức, huyện Tân Yên; măng lục tươi Lâm Sinh Ngọc Châu của HTX Măng lục trúc Lâm Sinh Ngọc Châu, huyện Tân Yên.
Phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng vùng nguyên liệu
Phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng vùng nguyên liệu
OVN - Quảng Trị định hướng phát triển sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) gắn với xây dựng vùng nguyên liệu, dược liệu đặc trưng, theo hướng sản xuất hữu cơ, nông nghiệp sinh thái.
Họp báo “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM” chủ đề “Lễ Hội Nông Sản”
Họp báo “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM” chủ đề “Lễ Hội Nông Sản”
LNV - Ngày 16/12, buổi họp báo sự kiện “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP.HCM”, với chủ đề “Lễ Hội Nông Sản” vừa được tổ chức tại Văn phòng Cơ quan đại diện văn phòng Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn TP. HCM.
200 doanh nghiệp hội tụ tại TP.HCM cùng “tinh hoa làng nghề” và OCOP
200 doanh nghiệp hội tụ tại TP.HCM cùng “tinh hoa làng nghề” và OCOP
OVN - UBND TP.HCM tổ chức chương trình “Tinh hoa làng nghề và đặc sản vùng miền năm 2024” trong 4 ngày (từ ngày 12 -15/12/2024) với khoảng 200 doanh nghiệp của TP.HCM và các tỉnh/thành.
Khai mạc hội chợ triển lãm sản phẩm công nghiệp nông thôn, sản phẩm OCOP tại huyện Ba Vì
Khai mạc hội chợ triển lãm sản phẩm công nghiệp nông thôn, sản phẩm OCOP tại huyện Ba Vì
LNV - Tối 12/12, Sở Công Thương Hà Nội và UBND huyện Ba Vì khai mạc hội chợ triển lãm sản phẩm công nghiệp nông thôn, sản phẩm OCOP huyện Ba Vì.
Đào tạo nghề nông nghiệp – “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”
Đào tạo nghề nông nghiệp – “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”
OVN - Đào tạo nghề giải quyết việc làm là giải pháp căn bản để tạo sinh kế bền vững cho lao động nông thôn. Đây cũng là “chìa khóa” để các địa phương thực hiện mục tiêu nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Thời gian qua, tỉnh Tuyên Quang đã chú trọng công tác đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường, đồng thời gắn đào tạo nghề với việc thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia của Chính phủ giảm nghèo bền vững qua đó góp phần nâng cao đời sống, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo.
Nghề trồng nấm giải quyết thu nhập ở An Giang
Nghề trồng nấm giải quyết thu nhập ở An Giang
OVN - Những năm gần đây, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở tỉnh An Giang, các mô hình sản xuất hữu cơ, tuần hoàn được đẩy mạnh, trong đó có mô hình trồng nấm vừa tận dụng nguồn rơm sau thu hoạch không phải đốt gây ô nhiễm môi trường khói bụi, vừa phù hợp với nông hộ có ít đất sản xuất mang lại thu nhập cao cho người nông dân, giải quyết việc làm cho người nghèo.
Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề
Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề
OVN - Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động tại các làng nghề, nhất là lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) được xem là giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo. Những năm qua, hoạt động này luôn được các ngành, địa phương trong tỉnh Yên Bái chú trọng, góp phần từng bước cải thiện và nâng cao đời sống người dân, hộ nghèo giảm mạnh.
Đào tạo nghề là động lực phát triển các làng nghề truyền thống
Đào tạo nghề là động lực phát triển các làng nghề truyền thống
OVN – Với lợi thế có đến 10 làng nghề truyền thống, những năm qua Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thanh Chương (Nghệ An) đã có nhiều giải pháp để khai thác tiềm năng lợi thế của địa phương. Trong đó, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã được chú trọng nhằm tạo việc làm bền vững, góp phần giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới...
Thanh Hoá: Tăng cường đào tạo nghề cho lao động làng nghề vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn
Thanh Hoá: Tăng cường đào tạo nghề cho lao động làng nghề vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn
OVN - Những năm qua, công tác khai đào tạo nghề nông nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động làng nghề, lao động nông thôn luôn được các cấp, các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá quan tâm thực hiện. Đặc biệt là khu vực miền núi, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được coi trọng để khôi phục các làng nghề truyền thống, giải quyết việc làm góp phần xây dựng nông thôn mới.
Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop
Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop
LNV - Ngày 2/12/2024, tại Nhà khách Chính phủ, Viện Nghiên cứu Phát triển Doanh nhân Việt Nam -Asean (EDRI) đã trang trọng công bố “Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường”, một chương trình mang tầm Quốc gia dân tộc nhằm đoàn kết, phát triển doanh nhân các dòng họ Việt Nam và mục tiêu xây dựng nền kinh tế xanh bền vững đưa Việt Nam vươn tầm thế giới.
Bình Phước: tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2024
Bình Phước: tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2024
OVN - Ngày 19/11, UBND tỉnh Bình Phước đã tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) cấp tỉnh năm 2024 tại hội trường Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh. Đây là sự kiện quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển các sản phẩm địa phương, nâng cao chất lượng, giá trị kinh tế và khẳng định thương hiệu sản phẩm OCOP của tỉnh.
Sản phẩm OCOP “Sinh ra từ làng” ở An Giang
Sản phẩm OCOP “Sinh ra từ làng” ở An Giang
OVN - Nhằm quảng bá các sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) và đặc sản tiềm năng của tỉnh, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang tổ chức sự kiện sản phẩm OCOP và đặc sản An Giang đồng hành cùng người tiêu dùng năm 2024.
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động