Ông giáo làng đưa nước mắm truyền thống thành sản phẩm OCOP

OVN - Thầy giáo Hoàng Tùng là chủ cơ sở nước mắm Hoa Tùng ở Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã nỗ lực đưa sản phẩm nước mắm truyền thống vươn ra thị trường.
Đến cơ sở sản xuất nước mắm Hoa Tùng, ngay từ ngoài cổng, chúng tôi đã cảm nhận được hương vị đặc trưng của miền gió cát xã Cẩm Dương (Cẩm Xuyên). Bên trong sân vườn, hàng trăm lu ủ cá được xếp thẳng hàng, kê cao ráo, sạch sẽ, minh chứng cho sự chỉn chu trong quy trình sản xuất của gia đình.

Ông Hoàng Tùng (SN 1974) - chủ cơ sở nước mắm Hoa Tùng cho biết: “Sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai, tôi ở lại Tây Nguyên dạy học. Năm 2010, mẹ mất nên tôi trở về quê hương lập nghiệp, vừa tham dạy học ở trường tiểu học trên địa bàn huyện, vừa mày mò muối những chum nước mắm theo công thức gia truyền mẹ để lại. Hiện tại, tôi vừa là giáo viên chủ nhiệm lớp 4B, Trường Tiểu học xã Cẩm Dương, vừa là chủ cơ sở sản xuất nước mắm Hoa Tùng”.

Ông giáo làng đưa nước mắm truyền thống thành sản phẩm OCOP

Thủa đầu khởi nghiệp, ông Hoàng Tùng đầu tư 10 chum muối nước mắm. Sau khi được bạn bè và khách hàng gần xa đón nhận, năm 2019, ông Tùng tiếp tục vay vốn mở rộng quy mô sản xuất lên 150 chum muối. Sau nhiều nỗ lực, năm 2021, nước mắm Hoa Tùng được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao. Từ đây, thương hiệu nước mắm Hoa Tùng ngày càng được khách hàng gần xa biết đến và tin dùng. Những chai nước mắm được muối thủ công hoàn toàn, giữ trọn hương vị truyền thống của gia đình luôn được khách hàng gần xa tấm tắc khen.

“Mỗi năm, cơ sở của chúng tôi thu mua từ 25 - 30 tấn cá cơm than. Số cá này được sơ chế và đưa vào muối theo đúng quy trình sản xuất nước mắm truyền thống. Tất cả các khâu từ chọn cá, chọn muối, trộn cá đến ủ chượp, phơi, náo đảo... đều được thực hiện theo một quy trình khép kín. Cùng với tuân thủ quy trình sản xuất không sử dụng hóa chất, chúng tôi luôn chú trọng khâu lựa chọn nguyên liệu để cho ra đời những mẻ nước mắm truyền thống an toàn với người sử dụng” – bà Nguyễn Thị Hoa (vợ ông Tùng - PV) chia sẻ.

Ông giáo làng đưa nước mắm truyền thống thành sản phẩm OCOP

Để nâng cao chất lượng sản phẩm, ông Hoàng Tùng đã dành nhiều thời gian đến các vùng sản xuất nước mắm nổi tiếng trong và ngoài tỉnh học hỏi kinh nghiệm. Cuối năm 2023, sau khi tham quan mô hình sản xuất bằng công nghệ bể chượp ở Nha Trang, ông Tùng đã mạnh dạn đầu tư xây dựng 2 bể chượp lớn với quy mô chứa 6 – 7 tấn cá. Nước mắm Hoa Tùng là cơ sở sản xuất nước mắm đầu tiên của Hà Tĩnh đầu tư quy trình sản xuất bằng bể chượp.

Với công nghệ này, cá sau khi muối, trộn, ủ chượp… được 12 tháng sẽ đem ra phơi sương và tiếp tục quy trình ủ; sau khi đủ 24 tháng thì bắt đầu chưng cất. Nước mắm sản xuất theo phương pháp này vừa giữ nguyên vị đậm đà, tự nhiên của nước mắm truyền thống, vừa giữ được hàm lượng dinh dưỡng, độ đạm cao và có thể sản xuất quy mô lớn. Đặc biệt, sau khi chưng cất, ông Tùng còn tiến hành hạ thổ (ủ trong các chum được chôn dưới lòng đất – P.V) để sản xuất loại nước mắm đặc biệt với giá 250.000 đồng/lít.

Từ khi đạt chứng nhận OCOP 3 sao, cơ sở mỗi năm sản xuất và bán ra thị trường hơn 7.000 lít nước mắm các loại. Riêng năm 2024, nước mắm Hoa Tùng đạt sản lượng gần 10.000 lít, đạt doanh thu gần 1 tỷ đồng. Cơ sở nước mắm Hoa Tùng đang tạo việc làm thường xuyên cho 3 lao động. Vào thời vụ sản xuất, thu mua và chế biến nguyên liệu, cơ sở nước mắm Hoa Tùng tạo việc làm cho hơn 15 lao động địa phương.

Ông giáo làng đưa nước mắm truyền thống thành sản phẩm OCOP

Thời điểm này đang vào vụ kinh doanh lớn nhất trong năm, mỗi ngày, cơ sở nước mắm Hoa Tùng thuê 4 - 5 công nhân thời vụ để đóng gói sản phẩm. Để phục vụ khách hàng tham quan, trải nghiệm quy trình sản xuất nước mắm, ông Tùng đã đầu tư xây dựng khu nhà bên trong khuôn viên sản xuất để đón tiếp, mang đến cho khách hàng những trải nghiệm về cuộc sống xa xưa của người dân làng chài Hà Tĩnh.

Thời gian tới, ông Tùng dự định sẽ liên kết với các nhà hàng, khách sạn tại Khu du lịch Thiên Cầm để đưa khách về tham quan ngôi nhà tranh và trải nghiệm quy trình sản xuất nước mắm truyền thống; từ đó đẩy mạnh tiếp cận khách hàng và nâng cao sản lượng bán hàng. Cùng đó, trong năm 2025, cơ sở nước mắm Hoa Tùng tiếp tục nâng cấp quy trình sản xuất, phấn đấu lên hạng OCOP 4 sao để nâng cao chất lượng và thương hiệu cho sản phẩm.

Ông Hoàng Văn Linh - Chủ tịch UBND xã Cẩm Dương cho biết: Không chỉ là một thầy giáo giỏi, với sự kiên trì và nỗ lực, ông Hoàng Tùng đã gây dựng và phát triển được nghề truyền thống sản xuất nước mắm của địa phương. Nước mắm Hoa Tùng là sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP duy nhất trên địa bàn, góp phần giúp xã Cẩm Dương đạt tiêu chí nông thôn mới.

Hiện nay, cơ sở nước mắm Hoa Tùng đang tạo việc làm thời vụ cho nhiều lao động, thu mua nguyên liệu đánh bắt trên địa bàn, thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương phát triển. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tạo điều kiện để thương hiệu nước mắm Hoa Tùng ngày càng phát triển, đạt chứng nhận OCOP 4 sao, từ đó đóng góp thiết thực cho sự phát triển của quê hương.

Phan Trâm

Tin liên quan

Tin mới hơn

Ông giáo làng đưa nước mắm truyền thống thành sản phẩm OCOP
Ông giáo làng đưa nước mắm truyền thống thành sản phẩm OCOP
OVN - Thầy giáo Hoàng Tùng là chủ cơ sở nước mắm Hoa Tùng ở Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã nỗ lực đưa sản phẩm nước mắm truyền thống vươn ra thị trường.

Tin khác

Phú Thọ: Cô gái Mường đưa sản phẩm OCOP vươn xa
Phú Thọ: Cô gái Mường đưa sản phẩm OCOP vươn xa
OVN - Từ món thịt chua - thức ăn dân dã của người Mường, chị Thu Hoa tự mày mò, học hỏi, gây dựng thương thiệu Trường Foods nổi tiếng, lan tỏa đặc sản quê hương Phú Thọ tới người dân mọi miền.
“Rượu Sâm Báo An Tâm” - Thương hiệu OCOP xứ Thanh
“Rượu Sâm Báo An Tâm” - Thương hiệu OCOP xứ Thanh
OVN - Rượu Sâm Báo An Tâm là sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao, do UBND tỉnh Thanh Hóa cấp giấy chứng nhận năm 2023, đến nay sản phẩm Rượu Sâm Báo An Tâm của Lương y Đỗ Quang Dũng - Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh rượu An Tâm (Khu 3 thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) đang tiếp tục khảng định chất lượng và thương hiệu, từng bước vươn ra thị trường để đến với người tiêu dùng.
Quảng Nam phát triển nhiều sản phẩm OCOP từ làng nghề
Quảng Nam phát triển nhiều sản phẩm OCOP từ làng nghề
OVN - Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, chuyển đổi từ sản phẩm thủ công truyền thống sang sản phẩm OCOP được nhìn nhận là hướng đi mới, tạo điều kiện cho làng nghề phát triển bền vững và vươn ra thị trường thế giới.
Phú Xuyên (Hà Nội): Phát triển làng nghề gắn với Chương trình OCOP
Phú Xuyên (Hà Nội): Phát triển làng nghề gắn với Chương trình OCOP
OVN - Phú Xuyên (Hà Nội) nhận thấy lợi thế của huyện là có nhiều làng nghề, phát triển kinh tế làng nghề có vị trí, vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, xây dựng nông thôn mới của huyện. Thời gian qua, Phú Xuyên đã tập trung chỉ đạo, đưa ra nhiều giải pháp để phát triển làng nghề gắn với Chương trình OCOP và đạt được một số kết quả quan trọng.
Thái Bình: Phát triển sản phẩm OCOP từ tinh hoa làng nghề
Thái Bình: Phát triển sản phẩm OCOP từ tinh hoa làng nghề
OVN - Sản phẩm của các làng nghề có nhiều tiềm năng, cơ hội phát triển thành sản phẩm OCOP, qua đó nâng tầm nghề truyền thống, tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, số sản phẩm OCOP của làng nghề trên địa bàn tỉnh Thái Bình còn chưa tương xứng với tiềm năng.
Người đưa nếp Cay Nọi phát triển thành sản phẩm OCOP bền vững
Người đưa nếp Cay Nọi phát triển thành sản phẩm OCOP bền vững
OVN - Sinh ra và lớn lên ở vùng đất nghèo huyện Mường Lát (Thanh Hóa), từ chưa hiểu sản phẩm OCOP là gì, nhưng bằng nghị lực, sự táo bạo trong cách nghĩ, cách làm và được sự ủng hộ của chính quyền, chị Lương Thị Nồng ở xã Quang Chiểu đã đưa nếp Cay Nọi trở thành sản phẩm OCOP đầu tiên của huyện (năm 2021) và phát triển bền vững.
Cây đỗ tương thuần Việt thành sản phẩm sạch chống biến đổi gen
Cây đỗ tương thuần Việt thành sản phẩm sạch chống biến đổi gen
OVN - Từ nguồn nông sản đỗ tương được trồng ở trong nước, đảm bảo an toàn, không biến đổi gen, bà Đỗ Thị Ngọc Trâm (huyện Hoài Đức, Hà Nội) đã phát triển thành công sản phẩm đậu phụ, sữa đậu nành, tào phớ đạt chất lượng OCOP 4 sao.
Trồng ổi dưới chân núi Tiên ở Nghĩa Đàn
Trồng ổi dưới chân núi Tiên ở Nghĩa Đàn
OVN - Ổi ở xã Nghĩa Sơn có gần 150 ha, trồng dưới chân núi Tiên. Mùa này, ổi nơi đây được khách hàng nhiều vùng miền trong cả nước đặt mua. Đây là vùng trọng điểm trồng ổi của huyện Nghĩa Đàn.
Dưa lưới Kim Long sản phẩm OCOP 3 sao
Dưa lưới Kim Long sản phẩm OCOP 3 sao
OVN - Sản phẩm dưa lưới của Hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao Kim Long, xã An Bình, huyện Phú Giáo, (Bình Dương) đạt chứng nhận OCOP 3 sao vào năm 2020.
Chị Nguyễn Thị Thanh Nga – Hành trình xây dựng thương hiệu Yến Sào Thiên Nga
Chị Nguyễn Thị Thanh Nga – Hành trình xây dựng thương hiệu Yến Sào Thiên Nga
OVN - Chị Nguyễn Thị Thanh Nga - chủ cơ sở kinh doanh Yến Sào Thiên Nga, là một trong những người tiên phong trong việc dẫn dụ, nuôi và chế biến tổ yến tại 45 Lê Duẩn, Thị trấn Đắk Mil, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông. Với đam mê và sự nỗ lực không ngừng, chị đã biến ý tưởng ban đầu thành một mô hình kinh doanh hiệu quả, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương.
Sản phẩm OCOP 4 sao - Nón làng Chuông
Sản phẩm OCOP 4 sao - Nón làng Chuông
LNV - Sản phẩm nón lá làng Chuông đã được công nhận sản phẩm OCOP 4 sao, là một trong những sản phẩm tiêu biểu của làng nghề thủ công mỹ nghệ của Hà Nội.
Đưa đặc sản "rồng đất" thành sản phẩm OCOP
Đưa đặc sản "rồng đất" thành sản phẩm OCOP
OVN - Từ nguồn nguyên liệu “lộc trời” ban tặng, các cơ sở chế biến rươi ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã đầu tư công nghệ, chế biến thành các sản phẩm hướng đến đạt chuẩn OCOP.
Trà Shan tuyết cổ thụ Lào Cai đạt giải thưởng trà thế giới tại Pháp
Trà Shan tuyết cổ thụ Lào Cai đạt giải thưởng trà thế giới tại Pháp
OVN - Theo thông báo từ Hiệp hội bình chọn sản phẩm nông nghiệp thế giới tại Pháp, tỉnh Lào Cai có 3 sản phẩm trà chế biến từ nguyên liệu lá cây trà Shan tuyết cổ thụ Hoàng Liên Sơn ở Sa Pa đã đạt giải thưởng trà thế giới, với 2 giải Đồng và 1 giải Ấn tượng.
OCOP Quang Ninh specialties come to the Capital
OCOP Quang Ninh specialties come to the Capital
OVN - On the morning of October 22, many people in Hanoi were excited to learn and experience at the OCOP Quang Ninh product display and introduction area and the restaurant complex to experience OCOP products Caseyai Coffee & Food, 1st floor-CT1 -CT2, Ha Dong Fire Protection Complex Apartment, Phu Luong Ward, Ha Dong, Hanoi.
Giữ gìn nghề gia truyền và phát triển nhang sạch
Giữ gìn nghề gia truyền và phát triển nhang sạch
OVN - Xưởng nhang sạch Quốc Bảo, đặt tại xóm 8, thôn An Xá, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, Hải Dương là một trong những cơ sở sản xuất nhang có truyền thống lâu đời. Được thành lập từ năm 1996, xưởng Quốc Bảo kế thừa và phát triển nghề làm nhang từ gia đình, với mong muốn giữ gìn nét văn hóa và tín ngưỡng dân gian của người Việt.
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động