Sản phẩm OCOP sẵn sàng phục vụ thị trường Tết

OVN - Nắm bắt nhu cầu tiêu dùng dịp Tết thường tăng mạnh, nhiều chủ thể có sản phẩm OCOP trên địa bàn Hà Nội đang đẩy mạnh sản xuất, tích trữ hàng hóa cho dịp Tết.

Đa dạng các loại sản phẩm

Đến xã Cộng Hòa và xã Tân Hòa (huyện Quốc Oai, Hà Nội) những ngày này, không khí sản xuất miến rất nhộn nhịp. Cánh đồng phơi miến rộng bạt ngàn, không còn một chỗ trống. Các gia đình làm nghề đều tăng sản xuất để chuẩn bị hàng Tết.

Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất, thương mại và xuất nhập khẩu Dương Kiên (xã Tân Hòa, huyện Quốc Oai) Dương Đình Khôi chia sẻ với Hà Nội mới, bình quân mỗi ngày, công ty sản xuất được khoảng 2,5 tấn miến khô phục vụ thị trường cuối năm.

Cũng theo ông Dương Đình Khôi, sản phẩm miến dong Dương Kiên của đơn vị đã được thành phố công nhận OCOP 4 sao, vừa tiêu thụ trong nước, vừa xuất khẩu.

“Dự kiến dịp Tết 2024, công ty sẽ cung cấp cho thị trường trong nước khoảng 300 tấn miến. Ngoài ra, lượng hàng xuất khẩu vẫn giữ ổn định 2 tháng có 3 container xuất sang Nhật Bản…”, ông Dương Đình Khôi cho hay.

Trưởng phòng Kinh tế huyện Quốc Oai Nguyễn Quang Thắm cho biết, trên địa bàn huyện có xã Tân Hòa và xã Cộng Hòa có nghề làm miến dong truyền thống. Trong đó, xã Cộng Hòa có 3 lò và xã Tân Hòa có 69 lò làm miến. Mỗi vụ Tết, 2 xã này cung cấp cho thị trường hàng nghìn tấn miến.

Theo Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội, toàn thành phố có 2.167 sản phẩm OCOP đã được công nhận. Ngoài ra, trong năm 2023, thành phố đang đánh giá, công nhận thêm hơn 500 sản phẩm OCOP.

Trong số các sản phẩm OCOP của Thủ đô, chiếm số lượng đông đảo là nông sản, thực phẩm chế biến, hàng thủ công mỹ nghệ…, thích hợp để làm quà biếu hoặc gia đình dùng trong dịp Tết. Đó là các sản phẩm bánh chưng của làng nghề Tranh Khúc, xã Duyên Hà (huyện Thanh Trì); thịt lợn sinh học Thọ Lộc (huyện Phúc Thọ); giò chả Tân Ước (huyện Thanh Oai); gà đồi huyện Ba Vì; hoa đồng tiền Đồng Tháp (huyện Đan Phượng); hoa đào Nhật Tân và quất cảnh Tứ Liên (quận Tây Hồ)...

Nhiều sản phẩm đã tạo uy tín đối với người tiêu dùng trong và ngoài nước. Vì vậy, cuối năm là thời điểm các chủ thể đẩy mạnh sản xuất, thay đổi về mẫu mã để làm hài lòng khách hàng.

Dù vậy, trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn, sức mua giảm sút, các chủ thể OCOP cũng phải cân nhắc quy mô sản xuất, làm mới sản phẩm để tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Theo ông Dương Đình Khôi, giá miến năm nay nhích hơn so với mọi năm, do bột dong nguyên liệu làm miến tăng hơn và chi phí vận chuyển cũng cao hơn. Trong khi đó, thị trường tiêu thụ lại trầm hơn các năm trước. Nếu như mọi năm, làng nghề đã vào vụ Tết từ khoảng tháng 9 Âm lịch, thì năm nay, đến tháng 10 các hộ làm nghề mới đẩy mạnh sản xuất để tích trữ hàng.

Còn theo Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Chiến Thắng (xã Đông Hội, huyện Đông Anh) Nguyễn Anh Chiến, công ty có 11 sản phẩm được chứng nhận OCOP 3 sao, chủ yếu là các loại bánh truyền thống như bánh gạo lứt, bánh trứng dừa, bánh vừng vòng, bánh trứng vừng, bánh sampa... Công ty sản xuất và cung cấp bánh ra thị trường quanh năm, nhưng dịp Tết thường tiêu thụ nhiều nhất.

Tuy nhiên ông Chiến cho biết: “Chúng tôi vẫn sản xuất cầm chừng, hàng tiêu thụ đến đâu, sản xuất tới đó, không để tồn kho nhiều. Không chỉ tiêu thụ chậm, giá đường lại tăng nhanh. Nếu như cuối năm 2022, giá đường chỉ ở mức 17,8 nghìn đồng/kg, thì nay đã tăng lên 23 nghìn đồng/kg. Nguyên liệu tăng, nhưng chúng tôi vẫn giữ nguyên giá bán, chấp nhận giảm lợi nhuận”, ông Chiến chia sẻ.

Hiện tại, Công ty TNHH Hoàng Chiến Thắng có hơn 10 lao động, mỗi ngày sản xuất từ 120 đến 150 thùng bánh. Công ty cũng đã nghiên cứu đổi mới mẫu mã, làm mới sản phẩm để thu hút khách hàng.

“Vẫn là các loại bánh truyền thống, nhưng chúng tôi đóng trong các hộp “tài”, “lộc” để phục vụ người dân đi lễ đầu năm... Với những đổi mới như vậy, chúng tôi hy vọng việc tiêu thụ sẽ thuận lợi hơn...”, ông Nguyễn Anh Chiến cho hay.

Nhiều hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP

Để hỗ trợ các chủ thể sản xuất sản phẩm OCOP trên địa bàn, mới đây, trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Tp.Hà Nội (HPA) đã ban hành kế hoạch tổ chức “Hội chợ triển lãm thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Mỹ Đức và huyện Mê Linh”.

Theo CTTĐT Chính Phủ, từ ngày 17-20/01, HPA sẽ tổ chức Hội chợ triển lãm thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Mỹ Đức. Theo đó, tổ chức khu không gian chung quảng bá sản phẩm hàng hóa nông sản; khu gian hàng trưng bày, quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm hàng nông sản, đặc sản vùng miền, thực phẩm chế biến, sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản phẩm nông nghiệp xanh của các hợp tác xã, sản phẩm OCOP từ 3-5 sao được cấp chứng nhận.

Kinh tế - Sản phẩm OCOP sẵn sàng phục vụ thị trường Tết

Dự kiến, hội chợ có khoảng 100 gian hàng gồm: Khu gian hàng miễn phí hỗ trợ các tỉnh, thành phố quảng bá giới thiệu các sản phẩm nông sản, OCOP tiêu biểu, đặc sản vùng miền của các tỉnh, thành phố (30 gian hàng); khu gian hàng tuyên truyền, quảng bá giới thiệu các sản phẩm nông sản, sản phẩm chế biến, sản phẩm nông nghiệp xanh, sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản phẩm OCOP và làng nghề truyền thống Hà Nội và các tỉnh, thành phố (40 gian hàng); khu tuyên truyền quảng bá sản phẩm OCOP, làng nghề truyền thống, sản phẩm xanh; khu ẩm thực truyền thống huyện Mỹ Đức 300m2 (30 gian hàng).

Cũng tại huyện Mỹ Đức, từ ngày 15- 18/02, sẽ diễn ra Hội chợ triển lãm thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP. Dự kiến có khoảng 110 gian hàng, gồm khu gian hàng miễn phí hỗ trợ các tỉnh, thành phố quảng bá giới thiệu các sản phẩm nông sản, OCOP tiêu biểu, đặc sản vùng miền của các tỉnh, thành phố (40 gian hàng); khu gian hàng tuyên truyền, quảng bá giới thiệu sản phẩm nông sản, sản phẩm chế biến, sản phẩm nông nghiệp xanh, sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản phẩm OCOP và làng nghề truyền thống Hà Nội và các tỉnh, thành phố (30 gian hàng); khu tuyên truyền quảng bá sản phẩm OCOP, Làng nghề truyền thống, sản phẩm xanh; khu ẩm thực truyền thống huyện Mỹ Đức 400m2 (40 gian hàng).

Từ ngày 15-18/02, tại Khu di tích lịch sử Đền Hai Bà Trưng, huyện Mê Linh, HPA cũng sẽ tổ chức Hội chợ triển lãm thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP.

Bên lề các sự kiện, hội chợ diễn ra tại Mỹ Đức, Mê Linh sẽ là các hoạt động tuyên truyền quảng bá, trình diễn văn hóa truyền thống, ẩm thực, đặc trưng vùng miền của Hà Nội và các tỉnh, thành phố. Các hoạt động quảng diễn sản phẩm nghề truyền thống, sản phẩm OCOP; các hoạt động quảng bá, kết nối dùng thử sản phẩm tại gian hàng…

Theo Ban Tổ chức, các sản phẩm trưng bày tại hội chợ là những sản phẩm tiêu biểu, đặc sản vùng miền, sản phẩm nông sản có thế mạnh của Hà Nội và các tỉnh, thành phố; ưu tiên các sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu, mẫu mã bao bì đẹp; sản phẩm trưng bày, bán phải ghi rõ giá bán, có nhãn mác, bao bì, truy xuất nguồn gốc rõ ràng…

Bên cạnh các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP, Hà Nội cũng tăng cường kiểm tra đối với các chủ thể OCOP về chất lượng sản phẩm, nhất là thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh thực phẩm để bảo vệ người tiêu dùng và giữ thương hiệu OCOP của thành phố.

Minh Hoa

Tin liên quan

Tin mới hơn

Hưng Yên có nhiều sản phẩm OCOP
Hưng Yên có nhiều sản phẩm OCOP
OVN - Theo Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên, đến nay, tỉnh Hưng Yên đã tổ chức đánh giá, xếp hạng và công nhận 271 sản phẩm OCOP. Trong đó, có 225 sản phẩm đạt 3 sao và 46 sản phẩm đạt 4 sao của 109 chủ thể gồm: 53 hợp tác xã, 13 doanh nghiệp, 12 tổ hợp tác và 31 hộ kinh doanh.
Vĩnh Long xúc tiến thương mại và vinh danh sản phẩm OCOP
Vĩnh Long xúc tiến thương mại và vinh danh sản phẩm OCOP
LNV - Chiều 18/11, UBND TP Vĩnh Long tổ chức Hội nghị Xúc tiến Thương mại và lễ vinh danh sản phẩm OCOP 4 sao, trao giấy chứng nhận OCOP 3 sao năm 2024.
TP.HCM: Đông đảo người dân hưởng ứng lễ hội tôn vinh nông sản Việt
TP.HCM: Đông đảo người dân hưởng ứng lễ hội tôn vinh nông sản Việt
OVN - Từ ngày 20 - 22/12, chương trình “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM” với chủ đề “Lễ Hội Nông Sản” lần thứ I đã thu hút đông đảo người dân và du khách ghé thăm, mua sắm.
Đặc sắc Phiên chợ nông sản Bình Định lần thứ III năm 2024
Đặc sắc Phiên chợ nông sản Bình Định lần thứ III năm 2024
LNV - Từ ngày 19 đến ngày 22/12/2024, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại thuộc Sở Công Thương Bình Định cùng với các đơn vị liên quan tổ chức Phiên chợ nông sản Bình Định lần thứ III năm 2024 tại Quảng trường Chiến Thắng, thành phố Quy Nhơn.
Bạc Liêu: Chương trình OCOP phát huy hiệu quả góp phần xây dựng nông thôn mới
Bạc Liêu: Chương trình OCOP phát huy hiệu quả góp phần xây dựng nông thôn mới
OVN - Tỉnh Bạc Liêu đã và đang hỗ trợ về nguồn lực và cơ chế chính sách để đầu tư mở rộng sản xuất, quy mô, nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP; xác lập quyền sở hữu công nghiệp, áp dụng công nghệ mới để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
Khai mạc chương trình Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM
Khai mạc chương trình Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM
OVN - Sáng ngày 20/12, tại trụ sở Văn phòng Liên cơ quan Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã diễn ra lễ khai mạc chương trình “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM” với chủ đề “Lễ Hội Nông Sản”.

Tin khác

Hà Nội: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP
Hà Nội: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP
OVN - Ngày 22/11, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) TP Hà Nội đã chủ trì, phối hợp tổ chức chương trình truyền thông khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và quảng bá giới thiệu sản phẩm OCOP đặc sản vùng miền của phụ nữ Thủ đô.
Thoát nghèo nhờ OCOP
Thoát nghèo nhờ OCOP
OVN - Năm 2018, tỉnh Hòa Bình bắt đầu triển khai thực hiện Chương trình OCOP. Sau 7 năm thực hiện đã có 158 sản phẩm OCOP được cấp giấy chứng nhận đạt từ 3 sao trở lên. Nhờ triển khai chương trình này, nhiều xã đã vươn lên thoát nghèo.
Bắc Giang: Năm 2024 sẽ có 385 sản phẩm OCOP
Bắc Giang: Năm 2024 sẽ có 385 sản phẩm OCOP
LNV - Theo đó, đợt này toàn tỉnh có 6 sản phẩm được phân hạng đạt OCOP 4 sao gồm: Chè xanh Bản Ven của Hợp tác xã (HTX) Thân Trường, huyện Yên Thế; gạo nếp cái hoa vàng Thái Sơn của HTX Nông nghiệp Thái Sơn Bắc Giang, huyện Hiệp Hòa; mỳ gạo ngũ sắc, mỳ gạo Lục Ngạn của HTX Dịch vụ nông nghiệp Hằng Hiếu, huyện Lục Ngạn; vú sữa Tân Yên của HTX Sản xuất - tiêu thụ sản phẩm vú sữa Hợp Đức, huyện Tân Yên; măng lục tươi Lâm Sinh Ngọc Châu của HTX Măng lục trúc Lâm Sinh Ngọc Châu, huyện Tân Yên.
Phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng vùng nguyên liệu
Phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng vùng nguyên liệu
OVN - Quảng Trị định hướng phát triển sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) gắn với xây dựng vùng nguyên liệu, dược liệu đặc trưng, theo hướng sản xuất hữu cơ, nông nghiệp sinh thái.
Họp báo “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM” chủ đề “Lễ Hội Nông Sản”
Họp báo “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM” chủ đề “Lễ Hội Nông Sản”
LNV - Ngày 16/12, buổi họp báo sự kiện “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP.HCM”, với chủ đề “Lễ Hội Nông Sản” vừa được tổ chức tại Văn phòng Cơ quan đại diện văn phòng Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn TP. HCM.
200 doanh nghiệp hội tụ tại TP.HCM cùng “tinh hoa làng nghề” và OCOP
200 doanh nghiệp hội tụ tại TP.HCM cùng “tinh hoa làng nghề” và OCOP
OVN - UBND TP.HCM tổ chức chương trình “Tinh hoa làng nghề và đặc sản vùng miền năm 2024” trong 4 ngày (từ ngày 12 -15/12/2024) với khoảng 200 doanh nghiệp của TP.HCM và các tỉnh/thành.
Khai mạc hội chợ triển lãm sản phẩm công nghiệp nông thôn, sản phẩm OCOP tại huyện Ba Vì
Khai mạc hội chợ triển lãm sản phẩm công nghiệp nông thôn, sản phẩm OCOP tại huyện Ba Vì
LNV - Tối 12/12, Sở Công Thương Hà Nội và UBND huyện Ba Vì khai mạc hội chợ triển lãm sản phẩm công nghiệp nông thôn, sản phẩm OCOP huyện Ba Vì.
Đào tạo nghề nông nghiệp – “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”
Đào tạo nghề nông nghiệp – “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”
OVN - Đào tạo nghề giải quyết việc làm là giải pháp căn bản để tạo sinh kế bền vững cho lao động nông thôn. Đây cũng là “chìa khóa” để các địa phương thực hiện mục tiêu nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Thời gian qua, tỉnh Tuyên Quang đã chú trọng công tác đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường, đồng thời gắn đào tạo nghề với việc thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia của Chính phủ giảm nghèo bền vững qua đó góp phần nâng cao đời sống, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo.
Nghề trồng nấm giải quyết thu nhập ở An Giang
Nghề trồng nấm giải quyết thu nhập ở An Giang
OVN - Những năm gần đây, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở tỉnh An Giang, các mô hình sản xuất hữu cơ, tuần hoàn được đẩy mạnh, trong đó có mô hình trồng nấm vừa tận dụng nguồn rơm sau thu hoạch không phải đốt gây ô nhiễm môi trường khói bụi, vừa phù hợp với nông hộ có ít đất sản xuất mang lại thu nhập cao cho người nông dân, giải quyết việc làm cho người nghèo.
Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề
Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề
OVN - Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động tại các làng nghề, nhất là lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) được xem là giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo. Những năm qua, hoạt động này luôn được các ngành, địa phương trong tỉnh Yên Bái chú trọng, góp phần từng bước cải thiện và nâng cao đời sống người dân, hộ nghèo giảm mạnh.
Đào tạo nghề là động lực phát triển các làng nghề truyền thống
Đào tạo nghề là động lực phát triển các làng nghề truyền thống
OVN – Với lợi thế có đến 10 làng nghề truyền thống, những năm qua Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thanh Chương (Nghệ An) đã có nhiều giải pháp để khai thác tiềm năng lợi thế của địa phương. Trong đó, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã được chú trọng nhằm tạo việc làm bền vững, góp phần giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới...
Thanh Hoá: Tăng cường đào tạo nghề cho lao động làng nghề vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn
Thanh Hoá: Tăng cường đào tạo nghề cho lao động làng nghề vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn
OVN - Những năm qua, công tác khai đào tạo nghề nông nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động làng nghề, lao động nông thôn luôn được các cấp, các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá quan tâm thực hiện. Đặc biệt là khu vực miền núi, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được coi trọng để khôi phục các làng nghề truyền thống, giải quyết việc làm góp phần xây dựng nông thôn mới.
Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop
Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop
LNV - Ngày 2/12/2024, tại Nhà khách Chính phủ, Viện Nghiên cứu Phát triển Doanh nhân Việt Nam -Asean (EDRI) đã trang trọng công bố “Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường”, một chương trình mang tầm Quốc gia dân tộc nhằm đoàn kết, phát triển doanh nhân các dòng họ Việt Nam và mục tiêu xây dựng nền kinh tế xanh bền vững đưa Việt Nam vươn tầm thế giới.
Bình Phước: tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2024
Bình Phước: tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2024
OVN - Ngày 19/11, UBND tỉnh Bình Phước đã tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) cấp tỉnh năm 2024 tại hội trường Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh. Đây là sự kiện quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển các sản phẩm địa phương, nâng cao chất lượng, giá trị kinh tế và khẳng định thương hiệu sản phẩm OCOP của tỉnh.
Sản phẩm OCOP “Sinh ra từ làng” ở An Giang
Sản phẩm OCOP “Sinh ra từ làng” ở An Giang
OVN - Nhằm quảng bá các sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) và đặc sản tiềm năng của tỉnh, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang tổ chức sự kiện sản phẩm OCOP và đặc sản An Giang đồng hành cùng người tiêu dùng năm 2024.
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động