Đào tạo nghề là động lực phát triển các làng nghề truyền thống

OVN – Với lợi thế có đến 10 làng nghề truyền thống, những năm qua Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thanh Chương (Nghệ An) đã có nhiều giải pháp để khai thác tiềm năng lợi thế của địa phương. Trong đó, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã được chú trọng nhằm tạo việc làm bền vững, góp phần giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới...

Mang nghề truyền thống về làm giàu cho quê hương

Đến xã Thanh Liên, nơi có 2 làng nghề là làng bánh bún Liên Hương và làng hương trầm Liên Đức, trong đó làng nghề hương trầm Liên Đức được hình thành và phát triển theo cách thức khác biệt. Với quy mô hơn 30 hộ, nghề làm hương được sản xuất tập trung tại một khu đất rộng 2.500m2 của gia đình ông Phan Bá Bảy và bà Nguyễn Thị Lương (xóm Liên Trường, xã Thanh Liên). Ông Bảy được xem như người đi đầu trong việc tạo dựng và phát triển nghề làm hương ở nơi đây.

Đào tạo nghề là động lực phát triển các làng nghề truyền thống
Làng nghề Hương trầm Liên Đức (xã Thanh Liên, huyện Thanh Chương) thu hút hơn 30 hộ tham gia sản xuất.

Theo bà Nguyễn Thị Lương – vợ ông Bảy, một trong những trở ngại lớn nhất khi mở rộng nghề làm hương là tìm kiếm và đào tạo nguồn lao động. Người dân ở Thanh Liên vốn đã quen với công việc đồng áng, dù thu nhập không cao nhưng họ đã quen với sản xuất nông nghiệp nên việc vận động tham gia vào nghề mới gặp nhiều trở ngại. Mặc dù vậy, sau quá trình vận động và thuyết phục thì đã có hàng chục hộ dân đồng ý tham gia học nghề làm hương của gia đình. Từ khi có thêm nhân công lao động, cơ sở tích cực truyền dạy nghề cho các hộ dân tham gia, trung bình mỗi người sẽ mất khoảng 2 tháng để thành thạo nghề làm hương.

Với bí quyết làm nghề của gia đình kết hợp cùng máy móc và nguồn nhân lực dồi dào, nghề làm hương trầm ở Thanh Liên dần trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Số lượng người tham gia lao động tăng đến hơn 30 người, có những thời gian sản xuất cao điểm có thể đạt đến 70 người, với mức thu nhập khoảng 6 triệu đồng/tháng. Năm 2010, làng nghề Hương trầm Liên Đức được UBND tỉnh Nghệ An công nhận là Làng nghề truyền thống. Từ đây, với vai trò là người đi đầu trong phát triển nghề làm hương trầm truyền thống ở Thanh Liên, ông Phan Bá Bảy tiếp tục đầu tư thêm máy móc thiết bị, hệ thống nhà xưởng sản xuất chuyên nghiệp.

Đào tạo nghề là động lực phát triển các làng nghề truyền thống
Bà Nguyễn Thị Lương (bên trái) giới thiệu sản phẩm làng nghề cho khách hàng.

Được sự quan tâm của chính quyền địa phương, làng nghề hương trầm Liên Đức đã được nguồn ngân sách tỉnh Nghệ An hỗ trợ mua máy nghiền và máy sấy. Cùng với đó, chúng tôi thường xuyên được tham gia các hội nghị, hội thảo, chương trình thực tế về phát triển nghề truyền thống, xây dựng sản phẩm nông nghiệp… Cơ quan chính quyền cấp xã, cấp huyện thường xuyên quan tâm, hỗ trợ làng nghề đề xuất các giải pháp nhằm duy trì và phát triển nghề làm hương Liên Đức”, ông Phan Bá Bảy chia sẻ.

Chủ tịch UBND xã Thanh Liên Phan Bá Ngọc cho biết, sự phát triển của các làng nghề có ảnh hưởng lớn để kinh tế chung của địa phương, làng nghề tạo ra việc làm ổn định cho lao động, đóng góp vào việc nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của nhân dân. Làng nghề Hương trầm Liên Đức đã thành công xây dựng được một nghề mới ở quê hương, thu hút được nhiều người lao động tham gia học nghề và sản xuất theo hướng bền vững. Sản phẩm Hương trầm Liên Đức còn đạt chất lượng OCOP 4 sao.

Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Thanh Chương, hiện nay, huyện đang có 10 làng nghề được tỉnh công nhận là làng nghề truyền thống.

Hiện các làng nghề vẫn giữ được tốc độ phát triển khá tốt. Theo tính toán, doanh thu từ làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận năm 2020 là 37,8 tỷ đồng. Tổng số lao động thường xuyên khoảng 850 người, trong đó số người có tay nghề cao khoảng 120 người. Thu nhập bình quân của người lao động ở các làng nghề đạt mức từ 3,3 triệu đồng/tháng.

Ông Nguyễn Hữu Hiền – Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương cho biết, để bảo tồn và phát triển các làng nghề trên địa bàn, thời gian qua, huyện đã có nhiều cơ chế chính sách và lồng ghép các nguồn lực hỗ trợ: Đầu tư hơn 12 tỷ đồng đầu tư xây dựng giao thông ở 3 làng (làng nghề kết chổi đót Thôn Sơn xã Thanh Lĩnh, làng nghề rèn Ba Ba xã Thanh Lương, làng nghề mộc dân dụng Dinh Chu xã Thanh Tường); Đầu tư các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực làng nghề với kinh phí 161 triệu đồng; Hỗ trợ kinh phí bảo vệ môi trường làng nghề; Hỗ trợ làng nghề mua nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất…

Từ đó tạo nguồn lao động để duy trì và phát triển các làng nghề giúp tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho các hộ dân làm nghề, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, các làng nghề cũng là nơi tạo ra các sản phẩm đặc trưng cho địa phương như Hương trầm Liên Đức (đạt chứng nhận OCOP 4 sao), Bánh đa làng Vịnh (đạt chất lượng OCOP 3 sao), chổi tre giang, chổi đót Thanh Lĩnh...​”

Các giải pháp để đào tạo nghề và phát triển kinh tế làng nghề

Bên cạnh những kết quả đạt được thì việc đào tạo nghề tại các làng nghề cũng đang có nhiều khó khăn. Việc truyền nghề phần lớn theo phương thức truyền thống là cầm tay chỉ việc hoặc tổ chức những lớp học ngắn ngày, rất ít làng nghề có thể tổ chức đào tạo chuyên nghiệp. Việc dạy nghề truyền thống ở một số trường đào tạo nghề cũng chưa gắn với nhu cầu, do đó, nhiều người học xong vẫn không tìm được việc làm.

Nhằm tạo điều kiện cho các làng nghề phát triển bền vững gắn với bảo tồn giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa của làng nghề, trong thời gian tới chính quyền và các làng nghề ở huyện Thanh Chương sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện nhiều giải pháp để hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nói riêng, phát triển kinh tế làng nghề nói chung.

Đào tạo nghề là động lực phát triển các làng nghề truyền thống
Sản phẩm Hương trầm Liên Đức đạt chất lượng OCOP 4 sao.

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, Thanh Chương tập trung đi sâu vào chất lượng và hiệu quả hoạt động của các làng nghề, nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế, bản sắc của từng địa phương, góp phần tăng thêm thu nhập, giải quyết việc làm và nâng cao mức sống cho người dân ở vùng nông thôn, đặc biệt là những xã nghèo của huyện. Triển khai các cơ chế chính sách phát ngành nghề nông thôn (Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐND ngày 12/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An về một số cơ chế chính sách phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An), để hỗ trợ cho công tác đào tạo nghề, thưởng cho các làng đạt tiêu chí làng nghề, hỗ trợ kinh phí để đầu tư cơ sở hạ tầng làng nghề. Tiếp tục chỉ đạo phát triển ổn định các làng nghề hiện có. Quan tâm, hướng dẫn và tạo điều kiện để các ngành nghề, làng nghề đủ điều kiện lập hồ sơ đề nghị UBND tỉnh công nhận nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống.

Để thực hiện được những mục xoá đói giảm nghèo, huyện Thanh Chương đề nghị UBND tỉnh và các ngành liên quan đầu tư hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho các làng nghề đã được UBND tỉnh công nhận; tạo cơ chế cho vay vốn ưu đãi thuận lợi đối với các hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề; hỗ trợ kinh phí để các làng nghề đi tham quan học tập mô hình phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh, góp phần khôi phục phát triển Làng nghề Việt Nam.

Thuý Vi

Tin liên quan

Tin mới hơn

Hưng Yên: Giới thiệu và bán sản phẩm OCOP
Hưng Yên: Giới thiệu và bán sản phẩm OCOP
OVN - Ngày 13/12, Sở Công Thương Hưng Yên tổ chức lễ khai trương điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tỉnh Hưng Yên năm 2024 tại cửa hàng của Hợp tác xã đầu tư và phát triển nông nghiệp xanh Hồng Nam, (thành phố Hưng Yên).
Quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn và OCOP huyện Ba Vì
Quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn và OCOP huyện Ba Vì
LNV - Hội chợ Triển lãm sản phẩm công nghiệp nông thôn và sản phẩm OCOP năm 2024 không chỉ là nơi quảng bá các sản phẩm tiêu biểu mà còn tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, kết nối thị trường và tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống của địa phương.
Gần 10.000 sản phẩm OCOP được "lên sàn"
Gần 10.000 sản phẩm OCOP được "lên sàn"
LNV - Hiện cả nước đã có 14.085 sản phảm OCOP đạt 3 sao trở lên. Mỗi sản phẩm OCOP đều mang các giá trị văn hóa đặc trưng của mỗi địa phương, vùng miền. Năm 2024 có gần 10.000 sản phẩm OCOP được lên sàn giao dịch.
Lâm Đồng: Quảng bá sản phẩm OCOP của vùng đất B’Lao
Lâm Đồng: Quảng bá sản phẩm OCOP của vùng đất B’Lao
OVN - Nhằm hưởng ứng Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X- năm 2024; đồng thời giới thiệu, quảng bá đến người dân và du khách những sản phẩm đặc trưng, thế mạnh của vùng đất B’Lao.
Ninh Thuận: Công nhận thêm 84 sản phẩm OCOP
Ninh Thuận: Công nhận thêm 84 sản phẩm OCOP
OVN - Mới đây, UBND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành quyết định công nhận 84 sản phẩm của các chủ thể đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3 đến 4 sao. Đây là kết quả từ chương trình đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2024, nhằm nâng cao chất lượng, giá trị và sức cạnh tranh của các đặc sản địa phương trên thị trường.
Thưởng hơn 1 tỷ đồng cho các sản phẩm OCOP tỉnh Bắc Ninh năm 2024
Thưởng hơn 1 tỷ đồng cho các sản phẩm OCOP tỉnh Bắc Ninh năm 2024
OVN - Trong đợt này, thành phố Bắc Ninh có 10 sản phẩm (7 sản phẩm 3 sao và 3 sản phẩm 4 sao); huyện Yên Phong có 7 sản phẩm 3 sao; huyện Lương Tài có 16 sản phẩm (5 sản phẩm 3 sao và 11 sản phẩm 4 sao); huyện Gia Bình có 20 sản phẩm (12 sản phẩm 3 sao, 8 sản phẩm 4 sao); huyện Tiên Du 6 sản phẩm 3 sao; thị xã Từ Sơn 15 sản phẩm 3 sao; thị xã Thuận Thành 27 sản phẩm (21 sản phẩm 3 sao, 4 sản phẩm 4 sao); thị xã Quế Võ 27 sản phẩm 3 sao.

Tin khác

Xây dựng nông thôn mới và OCOP: Phấn đấu về đích trước hẹn
Xây dựng nông thôn mới và OCOP: Phấn đấu về đích trước hẹn
OVN - Chiều 8-1, Chi cục Phát triển nông thôn và Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội tổng kết công tác xây dựng nông thôn mới và phát triển nông thôn năm 2024; triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Hà Nội: Đánh giá, phân hạng 606 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên trong năm 2024
Hà Nội: Đánh giá, phân hạng 606 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên trong năm 2024
OVN - Theo thống kê của UBND TP. Hà Nội, đến hết năm 2024, 30 quận, huyện, thị xã đã thực hiện đánh giá, phân hạng được 606 sản phẩm từ 3 sao OCOP trở lên của 239 chủ thể. Con số này bằng gần 152% so với kế hoạch đề ra từ đầu năm 2024...
Hưng Yên có nhiều sản phẩm OCOP
Hưng Yên có nhiều sản phẩm OCOP
OVN - Theo Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên, đến nay, tỉnh Hưng Yên đã tổ chức đánh giá, xếp hạng và công nhận 271 sản phẩm OCOP. Trong đó, có 225 sản phẩm đạt 3 sao và 46 sản phẩm đạt 4 sao của 109 chủ thể gồm: 53 hợp tác xã, 13 doanh nghiệp, 12 tổ hợp tác và 31 hộ kinh doanh.
Vĩnh Long xúc tiến thương mại và vinh danh sản phẩm OCOP
Vĩnh Long xúc tiến thương mại và vinh danh sản phẩm OCOP
LNV - Chiều 18/11, UBND TP Vĩnh Long tổ chức Hội nghị Xúc tiến Thương mại và lễ vinh danh sản phẩm OCOP 4 sao, trao giấy chứng nhận OCOP 3 sao năm 2024.
TP.HCM: Đông đảo người dân hưởng ứng lễ hội tôn vinh nông sản Việt
TP.HCM: Đông đảo người dân hưởng ứng lễ hội tôn vinh nông sản Việt
OVN - Từ ngày 20 - 22/12, chương trình “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM” với chủ đề “Lễ Hội Nông Sản” lần thứ I đã thu hút đông đảo người dân và du khách ghé thăm, mua sắm.
Đặc sắc Phiên chợ nông sản Bình Định lần thứ III năm 2024
Đặc sắc Phiên chợ nông sản Bình Định lần thứ III năm 2024
LNV - Từ ngày 19 đến ngày 22/12/2024, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại thuộc Sở Công Thương Bình Định cùng với các đơn vị liên quan tổ chức Phiên chợ nông sản Bình Định lần thứ III năm 2024 tại Quảng trường Chiến Thắng, thành phố Quy Nhơn.
Bạc Liêu: Chương trình OCOP phát huy hiệu quả góp phần xây dựng nông thôn mới
Bạc Liêu: Chương trình OCOP phát huy hiệu quả góp phần xây dựng nông thôn mới
OVN - Tỉnh Bạc Liêu đã và đang hỗ trợ về nguồn lực và cơ chế chính sách để đầu tư mở rộng sản xuất, quy mô, nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP; xác lập quyền sở hữu công nghiệp, áp dụng công nghệ mới để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
Khai mạc chương trình Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM
Khai mạc chương trình Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM
OVN - Sáng ngày 20/12, tại trụ sở Văn phòng Liên cơ quan Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã diễn ra lễ khai mạc chương trình “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM” với chủ đề “Lễ Hội Nông Sản”.
Hà Nội: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP
Hà Nội: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP
OVN - Ngày 22/11, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) TP Hà Nội đã chủ trì, phối hợp tổ chức chương trình truyền thông khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và quảng bá giới thiệu sản phẩm OCOP đặc sản vùng miền của phụ nữ Thủ đô.
Thoát nghèo nhờ OCOP
Thoát nghèo nhờ OCOP
OVN - Năm 2018, tỉnh Hòa Bình bắt đầu triển khai thực hiện Chương trình OCOP. Sau 7 năm thực hiện đã có 158 sản phẩm OCOP được cấp giấy chứng nhận đạt từ 3 sao trở lên. Nhờ triển khai chương trình này, nhiều xã đã vươn lên thoát nghèo.
Bắc Giang: Năm 2024 sẽ có 385 sản phẩm OCOP
Bắc Giang: Năm 2024 sẽ có 385 sản phẩm OCOP
LNV - Theo đó, đợt này toàn tỉnh có 6 sản phẩm được phân hạng đạt OCOP 4 sao gồm: Chè xanh Bản Ven của Hợp tác xã (HTX) Thân Trường, huyện Yên Thế; gạo nếp cái hoa vàng Thái Sơn của HTX Nông nghiệp Thái Sơn Bắc Giang, huyện Hiệp Hòa; mỳ gạo ngũ sắc, mỳ gạo Lục Ngạn của HTX Dịch vụ nông nghiệp Hằng Hiếu, huyện Lục Ngạn; vú sữa Tân Yên của HTX Sản xuất - tiêu thụ sản phẩm vú sữa Hợp Đức, huyện Tân Yên; măng lục tươi Lâm Sinh Ngọc Châu của HTX Măng lục trúc Lâm Sinh Ngọc Châu, huyện Tân Yên.
Phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng vùng nguyên liệu
Phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng vùng nguyên liệu
OVN - Quảng Trị định hướng phát triển sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) gắn với xây dựng vùng nguyên liệu, dược liệu đặc trưng, theo hướng sản xuất hữu cơ, nông nghiệp sinh thái.
Họp báo “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM” chủ đề “Lễ Hội Nông Sản”
Họp báo “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM” chủ đề “Lễ Hội Nông Sản”
LNV - Ngày 16/12, buổi họp báo sự kiện “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP.HCM”, với chủ đề “Lễ Hội Nông Sản” vừa được tổ chức tại Văn phòng Cơ quan đại diện văn phòng Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn TP. HCM.
200 doanh nghiệp hội tụ tại TP.HCM cùng “tinh hoa làng nghề” và OCOP
200 doanh nghiệp hội tụ tại TP.HCM cùng “tinh hoa làng nghề” và OCOP
OVN - UBND TP.HCM tổ chức chương trình “Tinh hoa làng nghề và đặc sản vùng miền năm 2024” trong 4 ngày (từ ngày 12 -15/12/2024) với khoảng 200 doanh nghiệp của TP.HCM và các tỉnh/thành.
Khai mạc hội chợ triển lãm sản phẩm công nghiệp nông thôn, sản phẩm OCOP tại huyện Ba Vì
Khai mạc hội chợ triển lãm sản phẩm công nghiệp nông thôn, sản phẩm OCOP tại huyện Ba Vì
LNV - Tối 12/12, Sở Công Thương Hà Nội và UBND huyện Ba Vì khai mạc hội chợ triển lãm sản phẩm công nghiệp nông thôn, sản phẩm OCOP huyện Ba Vì.
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động