Hà Nội: Trao quyết định công nhận 15 làng nghề và 104 sản phẩm OCOP 4 sao

OVN - Ngày 12/04, TP.Hà Nội đã tổ chức Hội nghị công bố quyết định và trao bằng công nhận danh hiệu làng nghề, chứng nhận sản phẩm OCOP cấp Thành phố năm 2023.

Vượt kế hoạch, chỉ tiêu đề ra

Hà Nội hiện có 1350 làng nghề và làng có nghề, trong đó có 327 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận thuộc địa bàn 24 quận, huyện, thị xã gồm 268 làng được công nhận danh hiệu Làng nghề, 59 làng được công nhận danh hiệu Làng nghề truyền thống. Các làng nghề đã, đang góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế nông thôn, tạo tiền đề thành công chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố.

Hà Nội: Trao quyết định công nhận 15 làng nghề và 104 sản phẩm OCOP 4 sao
Ông Nguyễn Xuân Đại - Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT phát biểu tại Hội nghị

Tại Hội nghị, ông Nguyễn Xuân Đại - Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội cho biết, năm 2023 là năm đầu tiên triển khai theo quy định của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hàng sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm. Tuy nhiên, với sự vào cuộc đồng bộ của các cấp chính quyền từ Thành phố đến cơ sở đã đánh giá phân hạng được 544 sản phẩm, vượt 144 sản phẩm theo Kế hoạch Thành phố giao.

Trong đó có 440 sản phẩm 3 sao, 104 sản phẩm tiềm năng 4 sao, của 200 chủ thể (50 doanh nghiệp, 36 hợp tác xã (HTX), 114 hộ kinh doanh); sản phẩm được đánh giá đa dạng về chủng loại, gồm: 280 sản phẩm thực phẩm chế, biến chiếm 51,5%; 16 sản phẩm thực phẩm thô, sơ chế chiếm 2,9%; 61 sản phẩm thực phẩm tươi sống, chiếm 11,2%; 16 sản phẩm đồ uống, chiếm 2,9%; 01 sản phẩm thảo dược, chiếm 0,2%; 142 sản phẩm thủ công mỹ nghệ, vải may mặc chiếm 26,1%; 28 sản phẩm sinh vật cảnh, chiếm 5,1%. Tổng số sản phẩm từ làng nghề tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2023 là 141/544, chiếm 25,9%.

Hà Nội: Trao quyết định công nhận 15 làng nghề và 104 sản phẩm OCOP 4 sao
Các sản phẩm OCOP được đánh giá cao về chất lượng, mẫu mã, chủng loại.

Năm 2023 cũng là một năm thành công trong công tác xét công nhận làng nghề và làng nghề truyền thống. Thực hiện Quyết định số 4863/QĐ-UBND của UBND Thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội thành lập Hội đồng và Tổ giúp việc Hội đồng thẩm định xét công nhận danh hiệu “Làng nghề, Nghề truyền thống và Làng nghề truyền thống” Hà Nội 2023 - 2024.

Theo đó, Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các Sở liên quan hướng dẫn các địa phương hoàn thiện Hồ sơ, tổ chức thẩm định thực tế tại các sở làng nghề và tổ chức họp Hội đồng thẩm định xét công nhận danh hiệu cho 15 làng nghề đã được UBND thành phố phê duyệt, thuộc các quận, huyện: Gia Lâm, Thường Tín, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Thanh Trì, Hoàng Mai. Trong 15 làng nghề được công nhận năm 2023, có 6 làng nghề được công nhận mới, 9 làng nghề thuộc huyện Phú Xuyên được công nhận từ “Làng nghề” lên “Làng nghề truyền thống”.

Hà Nội: Trao quyết định công nhận 15 làng nghề và 104 sản phẩm OCOP 4 sao
Trao quyết định công nhận danh hiệu cho 15 làng nghề Hà Nội năm 2023.

Sau khi được công nhận danh hiệu làng nghề, các làng nghề đã và đang duy trì hoạt động hiệu quả, một số làng nghề đã thành lập Hội làng nghề hoặc Ban quản lý làng nghề (tiền thân của Hội làng nghề) để hỗ trợ, liên kết trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như gắn kết giữa các hộ sản xuất kinh doanh trong làng nghề như làng nghề chế biến nông sản thôn Thuận Quang, xã Dương Xá, huyện Gia Lâm; làng nghề cỏ tế mây tre đan Lưu Thượng, xã Phú Túc, các làng nghề khảm trai xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên,…

Nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP, làng nghề

Trong khuôn khổ hội nghị, các đại biểu cũng đã đã trao đổi, đóng góp ý kiến để nâng cao hơn nữa chất lượng của sản phẩm OCOP Hà Nội và gợi mở những hướng đi mới trong việc xúc tiến thương mại sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội.

Hà Nội: Trao quyết định công nhận 15 làng nghề và 104 sản phẩm OCOP 4 sao
Lễ ký kết hợp tác đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP Hà Nội.

Theo ông Nguyễn Minh Tiến – Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại Nông nghiệp Việt Nam, Đối với chương trình OCOP, ngay từ khi bắt đầu triển khai, các đơn vị của Bộ nông nghiệp đã xác định TP. Hà Nội là địa bàn trọng tâm để chúng ta thúc đẩy phát triển các sản phẩm OCOP trên cơ sở 1357 làng nghề và làng có nghề. Hiện nay, chúng ta đã có được 25-30% các làng nghề và làng nghề truyền thống đã có sản phẩm OCOP được công nhận. Điều này đã tiệm cận được mục tiêu mà Thủ tướng Chính phủ đã chỉ ra là phát triển sản phẩm OCOP ưu tiên trên cơ sở làng nghề, làng có nghề và làng nghề truyền thống.

Hà Nội: Trao quyết định công nhận 15 làng nghề và 104 sản phẩm OCOP 4 sao
"Điểm đặc biệt của các sản phẩm OCOP đó là sự khác biệt về chất lượng, mẫu mã, truyền thống và đằng sau đó là một câu chuyện" - Ông Nguyễn Minh Tiến – Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại Nông nghiệp Việt Nam chia sẻ.

Sản phẩm OCOP hiện nay chỉ dừng ở trong nước mà còn lan tỏa ra thị trường thế giới. Điểm đặc biệt của các sản phẩm OCOP đó là sự khác biệt về chất lượng, mẫu mã, truyền thống và đằng sau đó là một câu chuyện. Như vậy, chúng ta hoàn toàn có thể cạnh tranh bình đẳng và tự tin với các doanh nghiệp Việt Nam và với các doanh nghiệp lớn trên thị trường thế giới.

“Tháng 12/2023, lần đầu tiên gian hàng OCOP xuất hiện tại thị trường Châu Âu (tại Milan). Điều đó cho thấy chúng ta hoàn toàn có đủ năng lực để cạnh tranh. Vấn đề là chúng ta viết câu chuyện đó như thế nào, tạo sự khác biệt ra sao, hiểu được tâm lý và nhu cầu của thế giới như thế nào. Ví dụ về các sản phẩm khảm trai, nhìn nhận lại một lần nữa sản phẩm, hầu hết vẫn là sản phẩm truyền thống như: lược chải đầu, tranh khắc gỗ,… Người làm nghề, nghệ nhân có thể khai phá được các thị trường phụ kiện, ví, vỏ điện thoại, bút… Khi đó chúng ta sẽ mở rộng được thị trường với những sản phẩm hiện đại, bán sản phẩm bằng sự tinh vi và sáng tạo của chính mình”- Ông Nguyễn Minh Tiến cho biết thêm.

Hà Nội: Trao quyết định công nhận 15 làng nghề và 104 sản phẩm OCOP 4 sao
Ông Nguyễn Thế Anh - Đại diện lãnh đạo Tổng công ty bưu điện Việt Nam (Sàn Postmart) phát biểu tại Hội nghị.

Ông Nguyễn Thế Anh, Đại diện lãnh đạo Tổng công ty bưu điện Việt Nam (Sàn Postmart) chia sẻ: Sản phẩm OCOP là một trong những sản phẩm mũi nhọn mà sàn Postmart hướng đến để tuyên truyền, quảng bá và tiêu thụ. Với nhu cầu phát triển mới, để thương hiệu bưu điện đến gần với bà con, hỗ trợ sản phẩm của hộ nông dân, hộ sản xuất nông nghiệp đến với người tiêu dùng. Tháng 4/2024, Tổng công ty quyết định chuyển đổi tên sàn Postmart thành tên sàn Bưuđiện.vn với sứ mệnh mới, cách làm mới để phù hợp với tiêu chí “Bưu điện gần gũi, thân thiện với người dân” kết nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng.

“Tôn chỉ của sàn Bưuđiện.vn là sẽ đưa các sản phẩm, thông tin sản phẩm nông, lâm, thủy sản nói chung trong đó có nhóm sản phẩm OCOP lên trên sàn. Với mục tiêu, sàn quảng bá, giới thiệu và hình thành một địa chỉ tin cậy đối với người tiêu dùng. Trong đó, đối với sản phẩm OCOP, chúng tôi sẽ phối hợp với Văn phòng NTM của Trung ương và địa phương để minh bạch sản phẩm hàng hóa trên sàn với thông tin sản phẩm, thông tin chủ thể, đặc biệt là các mã truy xuất nguồn gốc xuất xứ. Trên cơ sở đó sẽ đẩy mạnh việc liên kết với các sàn thương mại quốc tế để kết nối, tiêu thụ sản phẩm có giá trị, có chất lượng”- Ông Nguyễn Thế Anh nhấn mạnh.

"Hà Nội vì cả nước, cùng cả nước"

Phát biểu kết luận hội nghị, ông Nguyễn Xuân Đại, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết: Hà Nội xác định phát triển ngành nghề nông thôn, sản phẩm OCOP là nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa to lớn nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững trên cơ sở tăng cường ứng dụng chuyển đổi số và kinh tế tuần hoàn; bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, quản lý tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học… góp phần xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, có hiệu quả.

Bên cạnh những thành quả trong công tác quản lý hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn, chương trình OCOP năm 2023. Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cũng chỉ ra những tồn tại như: Việc xét công nhận làng nghề tại một số địa phương chưa được thực sự quan tâm; Một số sản phẩm tham gia dự thi mặc dù chất lượng tốt nhưng hồ sơ minh chứng còn chưa đầy đủ (Thiếu kế hoạch bảo vệ môi trường, chứng minh nguồn gốc xuất xứ đối với hàng thủ công, hợp đồng bao tiêu,…), bao bì còn đơn giản, câu chuyện sản phẩm sơ sài,…

Hà Nội: Trao quyết định công nhận 15 làng nghề và 104 sản phẩm OCOP 4 sao
Trao chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho các chủ thể.

Thời gian tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tiếp tục rà soát các văn bản về cơ chế, chính sách liên quan đến bảo tồn, phát triển làng nghề; kịp thời điều chỉnh, bổ sung và thống nhất triển khai trên địa bàn thành phố nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư và phát triển nghề, làng nghề; hướng dẫn các địa phương rà soát xây dựng hồ sơ đề nghị xét công nhận danh hiệu “Làng nghề, nghề truyền thống và làng nghề truyền thống” Hà Nội, góp phần đưa Chương trình 04 của Thành ủy về đích trước một năm so với mục tiêu năm 2024…

Đối với các chủ thể có sản phẩm được chứng nhận OCOP, tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh hiệu quả theo hướng liên kết phát triển sản phẩm bền vững theo chuỗi, đầu tư nâng cấp mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng nhằm gia tăng giá trị sản phẩm, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Đến nay, TP Hà Nội đã đánh giá, phân hạng và chứng nhận được 2.711 sản phẩm OCOP trong đó có 6 sản phẩm OCOP 5 sao, 12 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.473 sản phẩm 4 sao, 1.220 sản phẩm 3 sao, trở thành điểm sáng và đi đầu của cả nước trong phát triển Chương trình OCOP.
Quỳnh Thơ

Tin liên quan

Tin mới hơn

Hưng Yên: Giới thiệu và bán sản phẩm OCOP
Hưng Yên: Giới thiệu và bán sản phẩm OCOP
OVN - Ngày 13/12, Sở Công Thương Hưng Yên tổ chức lễ khai trương điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tỉnh Hưng Yên năm 2024 tại cửa hàng của Hợp tác xã đầu tư và phát triển nông nghiệp xanh Hồng Nam, (thành phố Hưng Yên).
Quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn và OCOP huyện Ba Vì
Quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn và OCOP huyện Ba Vì
LNV - Hội chợ Triển lãm sản phẩm công nghiệp nông thôn và sản phẩm OCOP năm 2024 không chỉ là nơi quảng bá các sản phẩm tiêu biểu mà còn tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, kết nối thị trường và tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống của địa phương.
Gần 10.000 sản phẩm OCOP được "lên sàn"
Gần 10.000 sản phẩm OCOP được "lên sàn"
LNV - Hiện cả nước đã có 14.085 sản phảm OCOP đạt 3 sao trở lên. Mỗi sản phẩm OCOP đều mang các giá trị văn hóa đặc trưng của mỗi địa phương, vùng miền. Năm 2024 có gần 10.000 sản phẩm OCOP được lên sàn giao dịch.
Lâm Đồng: Quảng bá sản phẩm OCOP của vùng đất B’Lao
Lâm Đồng: Quảng bá sản phẩm OCOP của vùng đất B’Lao
OVN - Nhằm hưởng ứng Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X- năm 2024; đồng thời giới thiệu, quảng bá đến người dân và du khách những sản phẩm đặc trưng, thế mạnh của vùng đất B’Lao.
Ninh Thuận: Công nhận thêm 84 sản phẩm OCOP
Ninh Thuận: Công nhận thêm 84 sản phẩm OCOP
OVN - Mới đây, UBND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành quyết định công nhận 84 sản phẩm của các chủ thể đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3 đến 4 sao. Đây là kết quả từ chương trình đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2024, nhằm nâng cao chất lượng, giá trị và sức cạnh tranh của các đặc sản địa phương trên thị trường.
Thưởng hơn 1 tỷ đồng cho các sản phẩm OCOP tỉnh Bắc Ninh năm 2024
Thưởng hơn 1 tỷ đồng cho các sản phẩm OCOP tỉnh Bắc Ninh năm 2024
OVN - Trong đợt này, thành phố Bắc Ninh có 10 sản phẩm (7 sản phẩm 3 sao và 3 sản phẩm 4 sao); huyện Yên Phong có 7 sản phẩm 3 sao; huyện Lương Tài có 16 sản phẩm (5 sản phẩm 3 sao và 11 sản phẩm 4 sao); huyện Gia Bình có 20 sản phẩm (12 sản phẩm 3 sao, 8 sản phẩm 4 sao); huyện Tiên Du 6 sản phẩm 3 sao; thị xã Từ Sơn 15 sản phẩm 3 sao; thị xã Thuận Thành 27 sản phẩm (21 sản phẩm 3 sao, 4 sản phẩm 4 sao); thị xã Quế Võ 27 sản phẩm 3 sao.

Tin khác

Xây dựng nông thôn mới và OCOP: Phấn đấu về đích trước hẹn
Xây dựng nông thôn mới và OCOP: Phấn đấu về đích trước hẹn
OVN - Chiều 8-1, Chi cục Phát triển nông thôn và Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội tổng kết công tác xây dựng nông thôn mới và phát triển nông thôn năm 2024; triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Hà Nội: Đánh giá, phân hạng 606 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên trong năm 2024
Hà Nội: Đánh giá, phân hạng 606 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên trong năm 2024
OVN - Theo thống kê của UBND TP. Hà Nội, đến hết năm 2024, 30 quận, huyện, thị xã đã thực hiện đánh giá, phân hạng được 606 sản phẩm từ 3 sao OCOP trở lên của 239 chủ thể. Con số này bằng gần 152% so với kế hoạch đề ra từ đầu năm 2024...
Hưng Yên có nhiều sản phẩm OCOP
Hưng Yên có nhiều sản phẩm OCOP
OVN - Theo Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên, đến nay, tỉnh Hưng Yên đã tổ chức đánh giá, xếp hạng và công nhận 271 sản phẩm OCOP. Trong đó, có 225 sản phẩm đạt 3 sao và 46 sản phẩm đạt 4 sao của 109 chủ thể gồm: 53 hợp tác xã, 13 doanh nghiệp, 12 tổ hợp tác và 31 hộ kinh doanh.
TP.HCM: Đông đảo người dân hưởng ứng lễ hội tôn vinh nông sản Việt
TP.HCM: Đông đảo người dân hưởng ứng lễ hội tôn vinh nông sản Việt
OVN - Từ ngày 20 - 22/12, chương trình “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM” với chủ đề “Lễ Hội Nông Sản” lần thứ I đã thu hút đông đảo người dân và du khách ghé thăm, mua sắm.
Đặc sắc Phiên chợ nông sản Bình Định lần thứ III năm 2024
Đặc sắc Phiên chợ nông sản Bình Định lần thứ III năm 2024
LNV - Từ ngày 19 đến ngày 22/12/2024, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại thuộc Sở Công Thương Bình Định cùng với các đơn vị liên quan tổ chức Phiên chợ nông sản Bình Định lần thứ III năm 2024 tại Quảng trường Chiến Thắng, thành phố Quy Nhơn.
Bạc Liêu: Chương trình OCOP phát huy hiệu quả góp phần xây dựng nông thôn mới
Bạc Liêu: Chương trình OCOP phát huy hiệu quả góp phần xây dựng nông thôn mới
OVN - Tỉnh Bạc Liêu đã và đang hỗ trợ về nguồn lực và cơ chế chính sách để đầu tư mở rộng sản xuất, quy mô, nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP; xác lập quyền sở hữu công nghiệp, áp dụng công nghệ mới để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
Khai mạc chương trình Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM
Khai mạc chương trình Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM
OVN - Sáng ngày 20/12, tại trụ sở Văn phòng Liên cơ quan Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã diễn ra lễ khai mạc chương trình “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM” với chủ đề “Lễ Hội Nông Sản”.
Hà Nội: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP
Hà Nội: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP
OVN - Ngày 22/11, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) TP Hà Nội đã chủ trì, phối hợp tổ chức chương trình truyền thông khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và quảng bá giới thiệu sản phẩm OCOP đặc sản vùng miền của phụ nữ Thủ đô.
Thoát nghèo nhờ OCOP
Thoát nghèo nhờ OCOP
OVN - Năm 2018, tỉnh Hòa Bình bắt đầu triển khai thực hiện Chương trình OCOP. Sau 7 năm thực hiện đã có 158 sản phẩm OCOP được cấp giấy chứng nhận đạt từ 3 sao trở lên. Nhờ triển khai chương trình này, nhiều xã đã vươn lên thoát nghèo.
Bắc Giang: Năm 2024 sẽ có 385 sản phẩm OCOP
Bắc Giang: Năm 2024 sẽ có 385 sản phẩm OCOP
LNV - Theo đó, đợt này toàn tỉnh có 6 sản phẩm được phân hạng đạt OCOP 4 sao gồm: Chè xanh Bản Ven của Hợp tác xã (HTX) Thân Trường, huyện Yên Thế; gạo nếp cái hoa vàng Thái Sơn của HTX Nông nghiệp Thái Sơn Bắc Giang, huyện Hiệp Hòa; mỳ gạo ngũ sắc, mỳ gạo Lục Ngạn của HTX Dịch vụ nông nghiệp Hằng Hiếu, huyện Lục Ngạn; vú sữa Tân Yên của HTX Sản xuất - tiêu thụ sản phẩm vú sữa Hợp Đức, huyện Tân Yên; măng lục tươi Lâm Sinh Ngọc Châu của HTX Măng lục trúc Lâm Sinh Ngọc Châu, huyện Tân Yên.
Phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng vùng nguyên liệu
Phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng vùng nguyên liệu
OVN - Quảng Trị định hướng phát triển sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) gắn với xây dựng vùng nguyên liệu, dược liệu đặc trưng, theo hướng sản xuất hữu cơ, nông nghiệp sinh thái.
Họp báo “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM” chủ đề “Lễ Hội Nông Sản”
Họp báo “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM” chủ đề “Lễ Hội Nông Sản”
LNV - Ngày 16/12, buổi họp báo sự kiện “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP.HCM”, với chủ đề “Lễ Hội Nông Sản” vừa được tổ chức tại Văn phòng Cơ quan đại diện văn phòng Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn TP. HCM.
200 doanh nghiệp hội tụ tại TP.HCM cùng “tinh hoa làng nghề” và OCOP
200 doanh nghiệp hội tụ tại TP.HCM cùng “tinh hoa làng nghề” và OCOP
OVN - UBND TP.HCM tổ chức chương trình “Tinh hoa làng nghề và đặc sản vùng miền năm 2024” trong 4 ngày (từ ngày 12 -15/12/2024) với khoảng 200 doanh nghiệp của TP.HCM và các tỉnh/thành.
Khai mạc hội chợ triển lãm sản phẩm công nghiệp nông thôn, sản phẩm OCOP tại huyện Ba Vì
Khai mạc hội chợ triển lãm sản phẩm công nghiệp nông thôn, sản phẩm OCOP tại huyện Ba Vì
LNV - Tối 12/12, Sở Công Thương Hà Nội và UBND huyện Ba Vì khai mạc hội chợ triển lãm sản phẩm công nghiệp nông thôn, sản phẩm OCOP huyện Ba Vì.
Đào tạo nghề nông nghiệp – “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”
Đào tạo nghề nông nghiệp – “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”
OVN - Đào tạo nghề giải quyết việc làm là giải pháp căn bản để tạo sinh kế bền vững cho lao động nông thôn. Đây cũng là “chìa khóa” để các địa phương thực hiện mục tiêu nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Thời gian qua, tỉnh Tuyên Quang đã chú trọng công tác đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường, đồng thời gắn đào tạo nghề với việc thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia của Chính phủ giảm nghèo bền vững qua đó góp phần nâng cao đời sống, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo.
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động