Lạng Sơn: Cải tiến mẫu mã - Nâng giá trị sản phẩm OCOP

OVN - Việc quan tâm phát triển mẫu mã, bao bì sản phẩm không chỉ góp phần nâng cao giá trị sản phẩm OCOP, tạo sự thu hút người tiêu dùng mà còn trực tiếp góp phần vào kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP
Cùng với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, trong những năm qua, các cấp, ngành liên quan của tỉnh Lạng Sơn, các chủ thể của sản phẩm OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm) đã tập trung xây dựng mẫu mã, bao bì sản phẩm. Từ đó góp phần nâng cao giá trị các sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh.

Chủ động từ các chủ thể

Sản phẩm OCOP hồng sấy dẻo của Hợp tác xã Nông sản Toàn Thương (huyện Văn Lãng) được trưng bày tại hội nghị gặp mặt, kết nối tiêu thụ sản phẩm của các hợp tác xã (năm 2024)
Sản phẩm OCOP hồng sấy dẻo của Hợp tác xã Nông sản Toàn Thương (huyện Văn Lãng) được trưng bày tại hội nghị gặp mặt, kết nối tiêu thụ sản phẩm của các hợp tác xã (năm 2024)

Ngay từ khi bắt đầu triển khai xây dựng các sản phẩm OCOP, các chủ thể đã quan tâm đến việc tạo ra mẫu mã, bao bì sản phẩm bắt mắt, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

Sản phẩm thạch đen được cơ sở sản xuất Thạch Chu Hạnh, thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng sản xuất từ lâu. Trong những năm qua, bên cạnh đánh giá cao về chất lượng sản phẩm, người tiêu dùng còn ấn tượng với sản phẩm thạch của cơ sở về hình thức, bao bì sản phẩm vừa bắt mắt, vừa có tính độc đáo riêng.

Bà Chu Thị Hạnh, chủ cơ sở sản xuất Thạch Chu Hạnh cho biết: gia đình tôi sản xuất thạch để bán từ năm 2010. Nhiều năm liên tục, gia đình chủ yếu đựng thạch vào các xô, chậu và đem ra chợ bán (người dân vẫn gọi là bán thạch cân). Từ năm 2017 trở lại đây, nhận thấy nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng của khách hàng ngày càng cao, gia đình tôi đã tìm hiểu và chuyển dần từ bán thạch cân sang đóng hộp.

Từ khi xác định xây dựng sản phẩm thạch làm sản phẩm OCOP, gia đình tôi đã thuê người thiết kế bao bì sản phẩm và chuyển từ sử dụng hộp nhựa sang dùng hộp giấy. Mặt khác, gia đình đã tìm tòi, nghiên cứu làm thạch đựng trong ống nứa. Đến năm 2020, sản phẩm “Thạch Chu Hạnh” được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao.

Từ khi có bao bì sản phẩm mới và được công nhận sản phẩm OCOP, việc tiêu thụ thạch của gia đình rất tốt. Nếu như năm 2017, doanh thu bình quân của gia đình đạt gần 100 triệu đồng/tháng thì hiện nay, con số này tăng lên trên 200 triệu đồng/tháng.

Tương tự như cơ sở sản xuất Thạch Chu Hạnh, những năm gần đây, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Công Sơn, huyện Cao Lộc, chủ thể sản phẩm “Rượu men lá người Dao” được chứng nhận OCOP 4 sao đã tập trung vào phát triển mẫu mã, bao bì sản phẩm.

Bà Nguyễn Thị Dung, Phó Giám đốc HTX cho biết: HTX được thành lập năm 2021. Bên cạnh duy trì chất lượng sản phẩm, HTX đã chủ động tìm hiểu nhu cầu thị trường, từ đó kết nối đến các đơn vị cung cấp các loại mẫu mã, bao bì sản phẩm đa dạng về hình thức. Từ đó, sản phẩm rượu của HTX được nâng cao giá trị. Những năm gần đây, bình quân mỗi năm, HTX tiêu thụ được khoảng 10.000 lít rượu, nhờ đầu tư vào mẫu mã, bao bì nên giá trị tăng khoảng 40% so với thời điểm năm 2021 trở về trước.

Cùng với 2 chủ thể sản phẩm OCOP trên, từ năm 2020 đến nay, song song với việc chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, các chủ thể sản phẩm OCOP còn đặc biệt quan tâm đến mẫu mã, bao bì sản phẩm. Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ khi triển khai chương trình OCOP đến nay, toàn tỉnh đã thực hiện đánh giá, phân hạng và công nhận 153 sản phẩm OCOP, trong đó có 23 sản phẩm 4 sao, 130 sản phẩm 3 sao (đến nay còn 110 sản phẩm còn trong thời hạn 36 tháng).

Qua kết quả đánh giá cũng cũng như kiểm tra thực tế của cơ quan chuyên môn, các sản phẩm OCOP đều có mẫu mã, bao bì được cải tiến, nâng cấp đẹp mắt, thu hút hơn so với sản phẩm trước khi được chứng nhận.

Cùng với sự chủ động của các chủ thể OCOP, các cơ quan liên quan cũng đã có những giải pháp cụ thể để hỗ trợ các chủ thể OCOP trong việc xây dựng mẫu mã, bao bì sản phẩm.

Cơ sở sản xuất Thạch Chu Hạnh, thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng đóng gói sản phẩm thạch xuất bán ra ngoài thị trường
Cơ sở sản xuất Thạch Chu Hạnh, thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng đóng gói sản phẩm thạch xuất bán ra ngoài thị trường

Hỗ trợ từ Nhà nước

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh các sản phẩm OCOP ngày càng được hoàn thiện hơn về nhãn mác, bao bì, quan tâm về chất lượng, an toàn thực phẩm, kiểm soát mã số, mã vạch, truy xuất nguồn gốc... tạo hành lang pháp lý cho các chủ thể tham gia vào các chuỗi, siêu thị, mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng doanh thu, bảo đảm phát triển bền vững.

Ông Phạm Tuyến, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn cho biết: Hằng năm, đơn vị phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức cho các chủ thể kỹ năng về thiết kế bao bì, mẫu mã để các chủ thể lên ý tưởng và thiết kế phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng; tạo điều kiện hỗ trợ các chủ thể tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối, quảng bá sản phẩm OCOP để các chủ thể có thể tìm hiểu, học hỏi và sáng tạo các mẫu mã, bao bì mới phù hợp với sản phẩm; hỗ trợ xây dựng mẫu mã, bao bì sản phẩm OCOP...

Cụ thể từ năm 2019 đến nay, các cấp, ngành liên quan đã tổ chức được trên 850 hội nghị tuyên truyền chuyên đề, lồng ghép về phát triển sản phẩm OCOP với khoảng 37.000 lượt người tham gia; tổ chức 115 lớp tập huấn với khoảng 6.000 lượt người tham gia, trong đó có nội dung liên quan đến xây dựng mẫu mã, bao bì cho sản phẩm OCOP. Bên cạnh đó, các cơ quan liên quan đã hỗ trợ chủ thể OCOP trên 212.000 bao bì, nhãn mác (190.380 bao bì, còn lại là nhãn mác) với tổng kinh phí trên 2 tỷ đồng...

Từ sự hỗ trợ của Nhà nước giúp các chủ thể OCOP có thêm nguồn lực để cải thiện mẫu mã, nâng cao chất lượng bao bì sản phẩm. Ông Hoàng Văn Cương, Phó Giám đốc HTX Sản xuất và dịch vụ nông nghiệp Quảng Hồng, xã Quảng Lạc, thành phố Lạng Sơn cho biết: Năm 2020, sản phẩm mật ong ngũ gia bì của HTX được chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao. Bên cạnh nguồn lực của mình, HTX đã được Nhà nước hỗ trợ hơn 3.000 hộp bao bì đựng mật ong. Khi có bao bì, sản phẩm mật ong của hợp tác xã nhìn bắt mắt hơn, người tiêu dùng biết rõ hơn thông tin về sản phẩm. Bình quân mỗi năm, hợp tác xã cung ứng ra thị trường khoảng 1.000 lít mật ong ngũ gia bì, khi có bao bì, giá trị tăng thêm 10 - 20% so với trước năm 2020.

Từ sự chủ động của chủ thể OCOP cũng như sự quan tâm, hỗ trợ của các cơ quan liên quan, các sản phẩm OCOP trên địa bàn ngày càng có mẫu mã, bao bì đẹp, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng, từ đó tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Cùng với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, việc chú trọng cải tiến mẫu mã, bao bì sản phẩm được các chủ thể sản phẩm OCOP cùng các cấp, ngành quan tâm tập trung triển khai thực hiện đã góp phần gia tăng giá trị sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh từ 15 - 20%.

Tân An

Tin liên quan

Tin mới hơn

Đồng tháp: Đưa sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng
Đồng tháp: Đưa sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng
OVN - Đồng Tháp là địa phương đứng đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long về sản phẩm OCOP. Hiện nay, Đồng Tháp đã có trên 450 sản phẩm OCOP được công nhận 3 sao, 4 sao, 5 sao, đứng đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đứng thứ ba cả nước, khẳng định sự thay đổi mạnh mẽ trong tư duy sản xuất của người dân.
Từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm OCOP
Từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm OCOP
OVN - Với tay nghề, kinh nghiệm của cha ông để lại, đồng thời dựa vào đặc điểm vùng miền, khí hậu, thổ nhưỡng… mà các sản phẩm OCOP được hình thành. Ở đó có chút mộc mạc, chút hồn nhiên, chút tự hào và tình yêu quê hương, xứ sở.
Mì gạo Thạch Đê đạt chuẩn OCOP 3 sao
Mì gạo Thạch Đê đạt chuẩn OCOP 3 sao
OVN - Sản phẩm mì gạo Thạch Đê, Cẩm Khê (Phú Thọ) đã gắn liền với bao thế hệ người dân nơi đây vừa được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao. Sự kết hợp hài hòa giữa phương pháp làm mì truyền thống và công nghệ hiện đại đã giúp sản phẩm mì gạo Thạch Đê chinh phục được cả những khách hàng khó tính nhất.
Nước mắm Ba Làng TH - Sản phẩm OCOP 4 sao
Nước mắm Ba Làng TH - Sản phẩm OCOP 4 sao
OVN - Nước mắm Ba Làng TH là một trong những sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa của làng nghề truyền thống Ba Làng (Thanh Hoá). Với danh hiệu OCOP 4 sao – đánh giá cao về chất lượng, sản phẩm này không chỉ là nguồn cung ổn định cho thực phẩm Việt mà còn là đại diện cho sự đổi mới và phát triển trong ngành nông nghiệp, nông thôn.
Hà Nam: Nâng cao giá trị sản phẩm ổi OCOP
Hà Nam: Nâng cao giá trị sản phẩm ổi OCOP
OVN - Thực hiện Đề án “Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả an toàn vùng chuyển đổi đất lúa tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021 – 2025”, xã Thanh Hương (huyện Thanh Liêm) đã quy hoạch và xây dựng vùng trồng ổi lê Đài Loan có diện tích 5 ha thuộc thôn Đanh Nội. Tại đây đã thành lập Hợp tác xã (HTX) nông sản sạch Đanh Nội và tổ chức sản xuất ổi đạt tiêu chuẩn VietGAP. Sản phẩm ổi lê trong mô hình được HTX nông sản sạch Đanh Nội xây dựng tem nhãn truy xuất nguồn gốc, mã quét QR. Đặc biệt, năm 2023 sản phẩm ổi lê Đài Loan của địa phương được công nhận OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), xếp hạng 3 sao.
Lạng Sơn: Cải tiến mẫu mã - Nâng giá trị sản phẩm OCOP
Lạng Sơn: Cải tiến mẫu mã - Nâng giá trị sản phẩm OCOP
OVN - Việc quan tâm phát triển mẫu mã, bao bì sản phẩm không chỉ góp phần nâng cao giá trị sản phẩm OCOP, tạo sự thu hút người tiêu dùng mà còn trực tiếp góp phần vào kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP

Tin khác

Bình Định: Huyện Vĩnh Thạnh nâng tầm các sản phẩm OCOP
Bình Định: Huyện Vĩnh Thạnh nâng tầm các sản phẩm OCOP
OVN - Nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của các sản phẩm đặc sản địa phương, huyện Vĩnh Thạnh phát triển và nâng cấp nhiều sản phẩm OCOP có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường và được người tiêu dùng tin tưởng.
Hoạt động xúc tiến thương mại “chắp cánh” sản phẩm OCOP vươn xa
Hoạt động xúc tiến thương mại “chắp cánh” sản phẩm OCOP vươn xa
OVN - Sau 6 năm triển khai, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã có hơn 13.000 sản phẩm. Chất lượng các sản phẩm được nâng cao và cải thiện, từ ứng dụng khoa học công nghệ đến bao bì mẫu mã. Công tác xúc tiến thương mại đã giúp cho các sản phẩm OCOP được tiêu thụ rộng khắp thị trường trong nước và mở rộng xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.
Tuy Phước nâng tầm sản phẩm OCOP
Tuy Phước nâng tầm sản phẩm OCOP
OVN - Tuy Phước là một trong những địa phương thực hiện có hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững; phát triển các sản phẩm đặc trưng, lợi thế nhằm phát huy nội lực, sức sáng tạo, hình thành chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa gắn với cộng đồng.
Thịt bò giàng Tương Dương đạt chuẩn OCOP nâng tầm giá trị đặc sản địa phương
Thịt bò giàng Tương Dương đạt chuẩn OCOP nâng tầm giá trị đặc sản địa phương
OVN - Từ phương thức chế biến truyền thống, HTX sản xuất và kinh doanh Bò giàng Thảo Hảo đã đem đến cho người tiêu dùng sản phẩm thịt bò giàng đậm đà hương vị của người dân tộc Thái ở vùng cao tỉnh Nghệ An.
Phú Yên và Khánh Hòa hợp tác đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP
Phú Yên và Khánh Hòa hợp tác đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP
OVN - Hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa cùng nhau trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất, phát triển chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm chủ lực địa phương và phối hợp giới thiệu sản phẩm OCOP được công nhận 3 sao trở lên tại các gian hàng giới thiệu sản phẩm của hai địa phương.
Thắt chặt kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP
Thắt chặt kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP
OVN - OCOP là các sản phẩm tiêu biểu, có uy tín, chất lượng và thương hiệu. Tuy nhiên, muốn lan tỏa rộng rãi sản phẩm đến người dùng trong và ngoài nước, đòi hỏi các chủ thể sản xuất phải thay đổi cách tiếp cận thị trường...
Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bình Định đưa hàng Việt đến tay người tiêu dùng
Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bình Định đưa hàng Việt đến tay người tiêu dùng
OVN - Để đưa hàng Việt Nam đến tay người tiêu dùng, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bình Định phối hợp với Sở Công thương tỉnh và các tỉnh, thành phố trong cả nước tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, giới thiệu, kết nối nông sản thực phẩm, sản phẩm OCOP gắn với du lịch làng nghề, du lịch nông thôn.
Hà Nội: Kinh tế xanh gắn với mô hình OCOP
Hà Nội: Kinh tế xanh gắn với mô hình OCOP
OVN - Kể từ khi mở rộng địa giới hành chính, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, gắn với chính sách tam nông (nông nghiệp - nông thôn - nông dân) luôn được Thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm. Trong đó, chuyển đổi kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn theo mô hình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.
Bắc Kạn đẩy mạnh xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP
Bắc Kạn đẩy mạnh xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP
OVN - Từ chương trình xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP tại hội chợ, triển lãm và các kênh truyền thông, đến nay các sản phẩm của tỉnh Bắc Kạn đã được nhiều khách hàng trong nước và quốc tế tin tưởng lựa chọn.
Kinh nghiệm hay từ huyện Chương Mỹ
Kinh nghiệm hay từ huyện Chương Mỹ
LNV - Năm 2024, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm', phấn đấu có thêm ít nhất 50 sản phẩm OCOP được đánh giá, chứng nhận đạt từ 3 sao trở lên; rà soát, đánh giá, phân hạng lại các sản phẩm OCOP đã hết thời gian chứng nhận theo quy định; phấn đấu 100% xã, thị trấn có sản phẩm OCOP; nâng cấp chất lượng sản phẩm đã tham gia Chương trình OCOP và được chứng nhận đạt từ 3 sao trở lên.
Phú Yên: Thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP năm 2024
Phú Yên: Thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP năm 2024
OVN - Phú Yên tập trung hỗ trợ xây dựng, phát triển sản phẩm OCOP đạt 4 sao và tiềm năng 5 sao, sản phẩm OCOP dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch.
Quảng Trị: Vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cùng chương trình OCOP
Quảng Trị: Vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cùng chương trình OCOP
OVN - Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) từng bước khơi dậy được tiềm năng, thế mạnh của các địa phương về sản phẩm đặc sản, làng nghề gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, vùng nguyên liệu và văn hóa truyền thống để nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm, xây dựng thương hiệu nông sản địa phương. Đồng thời, góp phần tích cực trong việc đẩy mạnh cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Phú Yên hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn gắn với OCOP
Phú Yên hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn gắn với OCOP
OVN - Tỉnh Phú Yên hỗ trợ phát triển sản phẩm ngành nghề nông thôn gắn với Chương trình OCOP, liên kết theo chuỗi giá trị năm 2024, trong đó có ít nhất 4 sản phẩm ngành nghề nông thôn của các địa phương đăng ký tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên.
Chương trình OCOP - Nguồn động lực thúc đẩy phòng trào sản xuất
Chương trình OCOP - Nguồn động lực thúc đẩy phòng trào sản xuất
OVN - Huyện Kỳ Anh đang định hướng các cơ sở tham gia chương trình OCOP nâng hạng “sao” nhằm tạo thành nguồn lực và động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất bền vững.
Bình Định thúc đẩy đầu tư, phát triển thương mại, du lịch với Ấn Độ
Bình Định thúc đẩy đầu tư, phát triển thương mại, du lịch với Ấn Độ
OVN - Chiều 25/6, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, thành phố Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị thúc đẩy đầu tư, phát triển thương mại, du lịch với các đối tác Ấn Độ tại tỉnh Bình Định.
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động