Từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm OCOP

OVN - Với tay nghề, kinh nghiệm của cha ông để lại, đồng thời dựa vào đặc điểm vùng miền, khí hậu, thổ nhưỡng… mà các sản phẩm OCOP được hình thành. Ở đó có chút mộc mạc, chút hồn nhiên, chút tự hào và tình yêu quê hương, xứ sở.

Chủ thể OCOP có khi vừa là người gieo trồng, thu hoạch, chế biến, sản xuất; vừa là người quảng bá, tiếp thị, kiêm nhà phân phối và bán hàng; vừa là chủ, vừa là người làm công… Cái lớn nhất mà họ có được là công sức, niềm tin, khát vọng và tình yêu với những sản vật đặc trưng của địa phương, đồng thời mong muốn được gìn giữ và phát huy kinh nghiệm, tay nghề, bí quyết của cha ông để lại.

Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang Lê Trung Hiếu phát biểu tại Hội thi 100 món bánh chế biến từ thốt nốt
Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang Lê Trung Hiếu phát biểu tại Hội thi 100 món bánh chế biến từ thốt nốt

Tuy nhiên, hôm nay là nông dân, ngày mai đã trở thành doanh nhân, họ ít tiếp xúc, ít va chạm và ít kinh nghiệm đối với thương trường và xu thế tiêu dùng, nên gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, nguồn nguyên liệu có giới hạn, nguồn nhân lực chủ yếu từ gia đình, công nghệ còn hạn chế, thiết bị đơn giản, kinh nghiệm thiếu, vốn thiếu, thị trường không, thương hiệu không…

Với tất cả những khó khăn nêu trên, sản phẩm OCOP làm thế nào để cạnh tranh với các sản phẩm công nghiệp của các nước láng giềng, làm thế nào để thâm nhập vào các hệ thống siêu thị hiện đại, làm thế nào để chứng minh và chinh phục người tiêu dùng về tính ưu việt của sản phẩm, làm thế nào để người tiêu dùng biết đến sản phẩm “vùng sâu, vùng xa” này được?

Vấn đề đó chỉ có thể nhờ vào sự quảng bá, kết nối của các cơ quan hỗ trợ doanh nghiệp, thông qua các sự kiện xúc tiến thương mại, hội chợ, hội nghị… Các hoạt động này giúp doanh nghiệp từng bước tiếp cận, giới thiệu sản phẩm đến với công chúng, người tiêu dùng, xây dựng hình ảnh, xác lập uy tín… Điều đó càng quan trọng đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp, nhỏ và siêu nhỏ.

Từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm OCOP

Thực hiện tốt việc xúc tiến, quảng bá, kết nối là từng bước thúc đẩy sản xuất ở khu vực nông thôn, gia tăng giá trị sản phẩm địa phương, hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Nếu việc chọn lựa, xây dựng, phân hạng sản phẩm tốt đến đâu, mà không được xúc tiến để tiêu thụ, thì mọi việc đều trở nên vô nghĩa. Do đó, sự hỗ trợ của nhà nước trong việc tổ chức các sự kiện và tham gia các sự kiện cùng doanh nghiệp là rất cần thiết, trên quan điểm “trao cần câu chứ không trao con cá”.

Ngoài công tác xúc tiến thương mại, sự hỗ trợ của nhà nước dành cho doanh nghiệp cần đa dạng hơn, thông thoáng hơn; trách nhiệm của cơ quan hỗ trợ doanh nghiệp cần cao hơn, năng động hơn; giúp các chủ thể OCOP ổn định và phát triển nhanh hơn, nhiều hơn.

Một mặt, ngành chức năng cần khai thác tốt các chính sách hỗ trợ của nhà nước, các chương trình mục tiêu và nguồn lực khác một cách tích cực và linh hoạt, nhằm từng bước tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy nhanh quá trình sản xuất và kinh doanh. Mặt khác, nhà nước có thể hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao kiến thức và kỹ năng về khoa học công nghệ, chuyển đổi số, quản trị doanh nghiệp, xây dựng thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm, cải tiến bao bì, tìm kiếm thị trường, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh.

Nhìn chung, những cơ quan hỗ trợ doanh nghiệp cần cảm thông, chia sẻ và kiên trì để giúp đỡ và đồng hành với các chủ thể. Điều đó là góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới, giúp doanh nghiệp địa phương ngày càng phát triển, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động nông thôn, đạt mục tiêu “ly nông bất ly hương”.

Từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm OCOP

Tuy nhiên, vai trò của nhà nước trong hỗ trợ doanh nghiệp dù quan trọng thế nào, cũng chỉ là nhân tố thúc đẩy, không phải là nhân tố quyết định. Trái lại, sự thành công của mỗi thương hiệu phụ thuộc vào chính chủ thể OCOP.

Trước hết, các chủ thể cần định hướng chính xác về sản phẩm mà đơn vị mình lựa chọn. Nó có phải là thế mạnh thật sự hay không, có phải là tinh hoa của quê hương, làng nghề, truyền thống… hay không? Ví dụ, đông trùng hạ thảo, trà mãng cầu, vỏ bưởi… là sản phẩm mà địa phương nào cũng có hoặc có thể sản xuất được. Trong khi đó, các sản phẩm đặc trưng của An Giang có lợi thế cạnh tranh cao như măng tre rừng núi Cấm, thốt nốt, trái chúc, trái cây sấy… thì ít được tập trung khai thác thành sản phẩm. Có hiểu rõ và tập trung vào thế mạnh mới có thể gia tăng cơ hội tiếp cận thị trường và chinh phục người tiêu dùng.

Bên cạnh việc xác định hướng đi đúng đắn cho sản phẩm, chủ thể OCOP cần nâng cao năng lực tiếp cận thị trường, tích cực tham gia các sự kiện xúc tiến tiêu thụ, chủ động học tập và tiếp cận nhanh với công nghệ số để chuyển đổi từ kinh doanh truyền thống sang kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử… Tất nhiên, hành trình này còn rất dài và đầy gian khó, cần sự kiên trì, cố gắng và chung tay từ nhiều phía. Song, với sự quyết tâm của người nông dân, sự đồng hành của nhà nước, chắn chắn chúng ta sẽ đạt được mục tiêu này.

Trung Hiếu

Tin liên quan

Tin mới hơn

Chủ thể OCOP 5 sao tỉnh Tây Ninh nói về câu chuyện xuất khẩu
Chủ thể OCOP 5 sao tỉnh Tây Ninh nói về câu chuyện xuất khẩu
OVN- Nhân dịp Tết Ất Tỵ 2025, ông Đặng Khánh Duy, Tổng giám đốc điều hành (CEO) Công ty TNHH Tân Nhiên - Chủ thể đầu tiên của tỉnh Tây Ninh có sản phẩm đạt OCOP 5 sao đã có những chia sẻ với Tạp chí Làng nghề Việt Nam.
Điện Biên: OCOP - Cầu nối đưa nông sản lên tầm cao mới
Điện Biên: OCOP - Cầu nối đưa nông sản lên tầm cao mới
OVN - Nhằm phát huy tiềm năng và lợi thế sẵn có, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đã tích cực triển khai chương trình OCOP, qua đó nâng cao giá trị sản phẩm địa phương, thúc đẩy sản xuất phát triển và tạo động lực quan trọng cho chương trình xây dựng nông thôn mới.
Thừa Thiên Huế: Tập trung xây dựng bún Vân Cù thành sản phẩm OCOP chủ lực của địa phương
Thừa Thiên Huế: Tập trung xây dựng bún Vân Cù thành sản phẩm OCOP chủ lực của địa phương
OVN - Vân Cù, một làng nghề thủ công truyền thống làm bún nổi tiếng ở Thừa Thiên Huế, đã tồn tại và phát triển qua hàng trăm năm lịch sử. Nơi đây không chỉ lưu giữ nét văn hóa đặc sắc của vùng đất Cố đô mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp sản phẩm bún chất lượng cao cho thị trường.
Quảng Ninh chuẩn hóa sản phẩm OCOP
Quảng Ninh chuẩn hóa sản phẩm OCOP
OVN - Đến nay, tỉnh Quảng Ninh có 417 sản phẩm OCOP của 13 huyện, thị xã, thành phố đạt từ 3-5 sao, tăng 181 sản phẩm so với cuối năm 2020. Trong đó, 315 sản phẩm đạt 3 sao, tăng 153 sản phẩm; 98 sản phẩm đạt 4 sao, tăng 24 sản phẩm; 4 sản phẩm đạt 5 sao, tăng 4 sản phẩm.
Nghệ An: Hành trình đưa bún gạo truyền thống thành sản phẩm OCOP
Nghệ An: Hành trình đưa bún gạo truyền thống thành sản phẩm OCOP
OVN - Nghề làm bún gạo truyền thống ngày càng có nguy cơ mai một do nhiều yếu tố, thế nhưng ở xã Hưng Hòa, TP Vinh, tỉnh Nghệ An lại có một hộ gia đình với cơ sở sản xuất bún gạo truyền thống hết sức quy mô và đặc biệt hơn sản phẩm là OCOP 3 sao.
Lào Cai có thêm 02 sản phẩm OCOP 5 sao
Lào Cai có thêm 02 sản phẩm OCOP 5 sao
OVN - Ngày 5/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp trung ương năm 2024. Hội đồng đã xem xét và công nhận 4 sản phẩm OCOP 5 sao mới, trong đó, tỉnh Lào Cai vinh dự có 2 sản phẩm được công nhận là Cao mềm actiso Sa Pa và Trà phun sương actiso Sa Pa.

Tin khác

Dưa lưới Kim Long  sản phẩm OCOP 3 sao
Dưa lưới Kim Long sản phẩm OCOP 3 sao
OVN - Sản phẩm dưa lưới của Hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao Kim Long, xã An Bình, huyện Phú Giáo, (Bình Dương) đạt chứng nhận OCOP 3 sao vào năm 2020.
Xu thế đưa sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử
Xu thế đưa sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử
OVN - Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, việc quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử đang là xu thế giúp sản phẩm có cơ hội đến gần hơn với người tiêu dùng và vươn xa ra thế giới.
TP. HCM: Kích cầu du lịch gắn với quảng bá sản phẩm OCOP
TP. HCM: Kích cầu du lịch gắn với quảng bá sản phẩm OCOP
OVN - Sở Du lịch TP. HCM đã đề xuất giải pháp phát triển du lịch cũng như nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ gắn với ngành du lịch. Một trong những điểm nhấn đáng chú ý là kế hoạch kết nối chương trình kích cầu du lịch với ngành nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm OCOP.
Sản phẩm OCOP gạo nếp Khoái Đen Hùng Xuyên ngày một vươn xa
Sản phẩm OCOP gạo nếp Khoái Đen Hùng Xuyên ngày một vươn xa
OVN – Từ loại gạo nếp Khoái Đen truyền thống, những người nông dân của HTX bưởi và dịch vụ tổng hợp Hùng Xuyên (xã Hùng Xuyên, huyện Đoan Hùng, Phú Thọ) đã xây dựng thành công sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao, góp phần nâng cao giá trị cây lúa, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn.
Bình Định: Huyện Phù Mỹ có 44 sản phẩm OCOP đạt chứng nhận
Bình Định: Huyện Phù Mỹ có 44 sản phẩm OCOP đạt chứng nhận
OVN - Việc xây dựng và phát triển “Mỗi xã một sản phẩm” được huyện Phù Mỹ quan tâm chỉ đạo và triển khai thực hiện, tính đến nay toàn huyện có 44 sản phẩm OCOP được cấp chứng nhận, trong đó 38 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao và 6 sản phẩm OCOP đạt hạng 4 sao (tăng 44 sản phẩm so với năm 2011).
Sản phẩm OCOP tiềm năng 5 sao - Chè Shan tuyết Hồng Thái 1 tôm 1 lá
Sản phẩm OCOP tiềm năng 5 sao - Chè Shan tuyết Hồng Thái 1 tôm 1 lá
OVN - Ngày 25-11, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 426/QĐ-UBND phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm đạt điểm sản phẩm OCOP tiềm năng 5 sao (đợt 1) tỉnh Tuyên Quang năm 2024.
Làng nghề truyền thống rượu Vọc phát huy thế mạnh của sản phẩm OCOP
Làng nghề truyền thống rượu Vọc phát huy thế mạnh của sản phẩm OCOP
OVN - Xã Vũ Bản, huyện Bình Lục, (tỉnh Hà Nam) từ lâu nổi tiếng với làng rượu Vọc truyền thống. Trải qua quá trình phát triển, hiện nay sản phẩm rượu Vọc có sự đổi mới, nâng tầm, được công nhận sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm).
Thanh Hoá: Mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm OCOP qua chuyển đổi số
Thanh Hoá: Mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm OCOP qua chuyển đổi số
OVN - Trong thời kỳ công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ số trong phát triển nông nghiệp đã và đang góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, trở thành động lực để phát triển kinh tế của địa phương, đưa sản phẩm của địa phương vươn xa. Đặc biệt, chuyển đổi số (CĐS) sẽ mang lại nhiều yếu tố thuận lợi cho chương trình “mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) phát huy hiệu quả kinh tế cao.
Quảng Nam: Sản phẩm OCOP ở Phước Sơn - Biến lợi thế núi rừng thành hàng hóa
Quảng Nam: Sản phẩm OCOP ở Phước Sơn - Biến lợi thế núi rừng thành hàng hóa
OVN - Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), đến nay huyện miền núi Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam đã có 15 sản phẩm OCOP được công nhận đạt 3 sao cấp tỉnh. Đó là những sản phẩm đặc trưng, sản vật nổi tiếng đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế, nâng cao đời sống người dân, làm thay đổi diện mạo nông thôn miền núi nơi đây.
Ra mắt Câu lạc bộ OCOP Hải Dương
Ra mắt Câu lạc bộ OCOP Hải Dương
OVN - Vừa qua, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hải Dương ra mắt Câu lạc bộ OCOP Hải Dương. Đây là câu lạc bộ đầu tiên được thành lập nhằm hội tụ các sản phẩm OCOP Hải Dương.
Bình Dương: Tăng cường tuyên truyền Chương trình OCOP
Bình Dương: Tăng cường tuyên truyền Chương trình OCOP
OVN - Để thúc đẩy sự chủ động và thống nhất trong việc thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Chi cục Phát triển nông thôn đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền hiệu quả. Các hoạt động này nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và sự phối hợp giữa các sở, ngành, huyện, thành phố, cùng các cơ quan liên quan.
Thanh Hoá: Huyện Cẩm Thủy có thêm 7 sản phẩm OCOP 3 sao
Thanh Hoá: Huyện Cẩm Thủy có thêm 7 sản phẩm OCOP 3 sao
OVN - Căn cứ vào kết quả chấm điểm, đánh giá sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2024 theo Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ, UBND huyện Cẩm Thủy đã công nhận thêm 7 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao.
Quảng Ninh kết nối sản phẩm OCOP với du lịch
Quảng Ninh kết nối sản phẩm OCOP với du lịch
OVN - Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch tại tỉnh Quảng Ninh không chỉ góp phần tạo đầu ra bền vững cho sản phẩm, mà còn giúp du khách có thêm nhiều trải nghiệm về giá trị văn hóa địa phương.
Vĩnh Phúc: Nông dân Việt Nam xuất sắc và hành trình xây dựng thương hiệu sữa Vinhtuongmilk
Vĩnh Phúc: Nông dân Việt Nam xuất sắc và hành trình xây dựng thương hiệu sữa Vinhtuongmilk
LNV - Với phương châm “Lấy lương tâm, đạo đức để tạo ra sản phẩm, lấy chất lượng là mạng sống của doanh nghiệp”, đến nay, thương hiệu sữa Vinhtuongmilk do doanh nhân Nguyễn Tiến Lộc, Giám đốc Công ty cổ phần chăn nuôi và chế biến sữa Vĩnh Thịnh (Vĩnh Tường) làm chủ không chỉ tạo niềm tin, uy tín đối với người dân huyện Vĩnh Tường mà còn có chỗ đứng trên thị trường cả nước. Điều này càng khẳng định những nỗ lực không ngừng của doanh nhân Nguyễn Tiến Lộc trên hành trình trở thành 1 trong 63 “Nông dân Việt Nam xuất sắc” năm 2024.
Hợp tác xã 3T Nông sản Cao Phong lên một tầm cao mới với chứng nhận OCOP 4 sao
Hợp tác xã 3T Nông sản Cao Phong lên một tầm cao mới với chứng nhận OCOP 4 sao
OVN - Chị Vũ Thị Lệ Thủy, Giám đốc HTX 3T Nông sản Cao Phong (Hòa Bình) cho rằng, người làm nông nghiệp muốn sản xuất bền vững thì phải minh bạch hóa cả quá trình sản xuất. Do đó, HTX luôn hoạt động với tôn chỉ "Tốt đất - Tốt giống - Tốt từ tâm" và đạt được nhiều thành tựu không nhỏ trong việc cung cấp nông sản chất lượng cao cho người tiêu dùng đồng thời vẫn bảo vệ được môi trường và góp phần nâng cao đời sống cho người dân.
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động