Niềm tin chung của nhiều doanh nghiệp tư nhân đang nỗ lực vươn mình
Mặc dù sở hữu tiềm năng lớn, không ít nông dân trồng cà phê vẫn đối mặt trước vòng luẩn quẩn giá cả bấp bênh, sản lượng không ổn định, chất lượng chăm sóc chưa đạt chuẩn. Giữa lúc Quy định chống phá rừng (EUDR) của châu Âu sắp có hiệu lực, vấn đề canh tác bền vững tiếp tục trở thành đề tài người làm nghề quan tâm. Với kinh nghiệm sâu rộng trong sản xuất, liên kết bao tiêu nguyên liệu tại vùng đất Buôn Ma Thuột trù phú, anh Y Pôt Niê, Giám đốc Công ty TNHH Ê Đê Café (Ê Đê Café) - thương hiệu có tiếng tại Tây Nguyên (thành lập năm 2019), đánh giá cao tiềm năng cà phê Việt Nam. Tuy nhiên, để hiện thực hóa tiềm năng ấy, doanh nghiệp có sản phẩm cà phê Robusta đạt chuẩn OCOP 4 nhận định, nông dân cần thay đổi tư duy và phương pháp canh tác.
 |
Anh Y Pôt Niê là người con Êđê đam mê hương vị cà phê truyền thống, cũng như luôn trăn trở tâm niệm muốn giúp bà con thoát cảnh “được mùa, mất giá” |
Là người con Êđê đam mê hương vị cà phê truyền thống, cũng như luôn trăn trở tâm niệm muốn giúp bà con thoát cảnh “được mùa, mất giá”, anh Y Pôt Niê cho rằng: “Muốn cạnh tranh cùng nước khác, chúng ta phải xây dựng mô hình cà phê ngày càng bền vững. Điều này đồng nghĩa phải từ bỏ phương pháp canh tác lạm dụng phân bón hóa học, chuyển sang tập trung vào nông nghiệp hữu cơ. Việc giảm thiểu hóa chất không chỉ cải thiện chất lượng đất, hàm lượng kim loại nặng trong cà phê mà còn nâng cao giá trị, đảm bảo an toàn sức khỏe người tiêu dùng, thân thiện môi trường. Đây chính là con đường để cà phê Đắk Lắk, Buôn Ma Thuột nói riêng và Việt Nam nói chung ngày càng khẳng định vị thế, vươn xa trên bản đồ thế giới.”
 |
Nhiều đơn vị khởi nghiệp như Ê Đê Café đang đối mặt với nhiều rào cản trong bối cảnh hội nhập, nhưng doanh nghiệp tin tưởng nhà nước sẽ có những biện pháp kịp thời, giúp đỡ người làm nghề |
Đại diện Ê Đê Café khuyến nghị, cộng đồng trồng cà phê cần thay đổi ý thức từ gốc rễ, tập trung phát triển bền vững giá trị cốt lõi. Hơn nữa, doanh nghiệp kỳ vọng nhận hỗ trợ hơn nữa bởi các cấp chính quyền trong tuyên truyền, tư vấn, giúp bà con nông dân chuyển đổi phương thức canh tác, có biện pháp truy xuất nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo sự minh bạch, uy tín sản phẩm.
 |
Ê Đê Café cho rằng, đa dạng hoá sản phẩm, minh bạch nguồn cung là chiến lược “sống còn” để duy trì sức cạnh tranh |
Trong bối cảnh Chính phủ nỗ lực thực hiện Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, các doanh nghiệp mới nổi như Ê Đê Café đối mặt không ít khó khăn. “Kỷ nguyên mới mang đến nhiều sự thay đổi, bao gồm chính sách thuế, quy định hội nhập. Biến động này tạo ra hoang mang, chủ yếu ở những doanh nghiệp khởi nghiệp, còn non kinh nghiệm, ít vốn. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế thế giới chững lại càng làm gia tăng gánh nặng chi phí một số công ty xuất khẩu. Thế nhưng, Ê Đê Café vẫn đặt niềm tin vững chắc vào sự hỗ trợ của Nhà nước, Chính phủ, rằng các cơ quan, ban ngành, địa phương sẽ có những biện pháp kịp thời, hữu hiệu, giúp người mới khởi nghiệp, vì doanh nghiệp là nền tảng, dựng xây đất nước. Đây là niềm tin chung của nhiều đơn vị tư nhân đang nỗ lực vươn mình” đại diện Ê Đê Café chia sẻ.
 |
Anh Y Pôt Niê giới thiệu sản phẩm doanh nghiệp đến người tiêu dùng trong nước và quốc tế |
 |
Anh Y Pôt Niê giới thiệu sản phẩm doanh nghiệp đến người tiêu dùng trong nước và quốc tế |
 |
Anh Y Pôt Niê giới thiệu sản phẩm doanh nghiệp đến người tiêu dùng trong nước và quốc tế |
Đa dạng hoá sản phẩm, minh bạch nguồn cung – Chiến lược “sống còn” để xuất khẩu
 |
Muốn cạnh tranh, doanh nghiệp cà phê Việt phải xây dựng mô hình cà phê bền vững, từ bỏ phương pháp canh tác lạm dụng phân bón hóa học, chuyển sang tập trung vào nông nghiệp hữu cơ |
 |
Muốn cạnh tranh, doanh nghiệp cà phê Việt phải xây dựng mô hình cà phê bền vững, từ bỏ phương pháp canh tác lạm dụng phân bón hóa học, chuyển sang tập trung vào nông nghiệp hữu cơ |
Xuất khẩu luôn là mục tiêu chiến lược, đặc biệt tại châu Âu - thị trường trọng điểm Ê Đê Café đang nỗ lực chinh phục. Đến nay, sản phẩm của anh Y Pôt Niê đã có mặt tại Mỹ (Florida), Đức, Canada,… với những đơn hàng liên tục được đàm phán, triển khai. Có định hướng phát triển rõ ràng, Ê Đê Café đang thực hiện nhiều bước đi táo bạo như không ngừng nghiên cứu, phát triển sản phẩm, coi đây là chiến lược “sống còn” để duy trì sức cạnh tranh. Bên cạnh dòng cà phê Robusta chủ lực, công ty đã cho ra mắt thêm nhiều sản phẩm mới đầy tiềm năng. Điển hình 03 hương vị cà phê hòa tan độc đáo – sầu riêng, khoai môn, Y688 (nguyên bản). Ngoài ra, sự kết hợp giữa Robusta và Arabica theo tỷ lệ đặc biệt, cùng dòng cà phê khói độc đáo theo phương pháp rang thủ công, lẫn rang máy, thể hiện sự sáng tạo, đầu tư nghiêm túc vào chất lượng. Doanh nghiệp cũng tập trung cải tiến bao bì, mẫu mã, hướng đến đạt 10 dòng sản phẩm đạt chuẩn OCOP thời gian tới. “Việc nâng cấp luôn là chủ đề quan tâm hàng tháng, hàng năm của chúng tôi,” đại diện Ê Đê Café chia sẻ, nhấn mạnh cam kết không ngừng nghỉ trong việc nâng cao giá trị sản phẩm Việt. Ngoài ra, nhờ sự hỗ trợ tích cực từ chính quyền địa phương, công ty cũng mở rộng quy mô vùng nguyên liệu từ 100 hecta lên 300 hecta tại Buôn Đôn (Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk), đồng thời hoàn thiện nhà xưởng, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu sản xuất tăng cao.
 |
Ê Đê Café tin rằng, doanh nghiệp Việt Nam cần chứng minh sản phẩm được trồng trên đất có nguồn gốc rõ ràng, phù hợp quy định quốc gia, không phải kết quả của phá rừng bất hợp pháp |
Về Quy định chống phá rừng EU (EUDR) dự kiến có hiệu lực từ đầu năm sau, hiện vẫn đang là thách thức lớn cho ngành cà phê Việt Nam, đặc biệt các tỉnh Tây Nguyên với đặc thù chuyển đổi đất rừng sang đất nông nghiệp. Anh Y Pôt Niê nói, doanh nghiệp nội địa vẫn có cơ sở giải trình khi phần lớn đất chuyển đổi trồng cà phê không phải phá rừng bừa bãi mà theo chủ trương, chính sách chuyển đổi của Nhà nước. “Trước đây, cà phê, cao su thường trồng trên đất thông thường. Nhiều diện tích thậm chí được chuyển từ đất nghèo kiệt sang trồng cao su. Sau này, do nhận thấy giá trị đặc biệt từ những loại rừng như rừng khộp, một số chính sách chuyển đổi đã bị tạm dừng. Hiện nay, Việt Nam quản lý rừng rất chặt chẽ, nhiều quy định, nghị định, hướng dẫn từ các bộ, ngành. Muốn chuyển đổi rừng sang mục đích khác phải trải qua thủ tục phức tạp, bao gồm đánh giá tác động môi trường, đóng tiền vào quỹ trồng rừng thay thế,” đại diện công ty giải thích.
 |
Ở chiều hướng tích cực, anh Y Pôt Niê tin rằng, EUDR cũng là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam minh bạch hóa chuỗi cung ứng, nâng cao uy tín và tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế |
Trên cơ sở đó, Ê Đê Café tin rằng, doanh nghiệp Việt Nam cần chứng minh sản phẩm được trồng trên đất có nguồn gốc rõ ràng, phù hợp quy định quốc gia, không phải kết quả của phá rừng bất hợp pháp. “EU chống phá rừng bừa bãi, nhưng thực tế chúng ta chuyển đổi mục đích sử dụng có chủ trương, từ rừng tự nhiên sang sản xuất, tránh bỏ đi hoặc lãng phí tài nguyên,” anh Y Pôt Niê cho biết. Ở chiều hướng tích cực, đại diện công ty nhấn mạnh, EUDR cũng là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam minh bạch hóa chuỗi cung ứng, nâng cao uy tín và tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế.