Bình Định: Hoài Nhơn phát triển sản phẩm OCOP
Nâng cao chất lượng, số lượng sản phẩm
Thị xã Hoài Nhơn đề ra mục tiêu, đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng, số lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu Chương trình OCOP và nhu cầu ngày càng cao của thị trường, góp phần giải quyết việc làm cho lao động; đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế của cơ sở, thực hiện có hiệu quả nhóm tiêu chí “Tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn” trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới nâng cao, chỉ tiêu xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; đồng thời xây dựng và phát triển nhãn hiệu OCOP trở thành thương hiệu mạnh của địa phương.
Các sản phẩm OCOP của thị xã Hoài Nhơn |
Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, tập trung phát triển thành phần kinh tế hợp tác và kinh tế tư nhân theo hướng cộng đồng (các hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ) để sản xuất các sản phẩm truyền thống, sản phẩm có lợi thế ở các xã, phường góp phần phát triển kinh tế theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị.
Hoài Nhơn phấn đấu thực hiện 100% cán bộ OCOP cấp thị xã, cấp xã và các chủ thể mới tham gia Chương trình OCOP từ năm 2024-2025 được tham gia tập huấn các nội dung cơ bản của Chương trình, nhất là nội dung cụ thể các bước trong quy trình OCOP.
100% sản phẩm OCOP được đưa lên sàn thương mại điện tử, cụ thể các trang Postmart, Voso, Lazada. Thực hiện đánh giá lại các sản phẩm OCOP hết thời hạn. Phấn đấu mỗi năm có từ 2-3 sản phẩm đánh giá công nhận sản phẩm OCOP lần đầu. Hướng dẫn 2 xã, phường Hoài Phú, Hoài Hương đăng ký tham gia Chương trình OCOP và có sản phẩm đạt hạng 3 sao trở lên.
Cùng đó, phối hợp với Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh Bình Định hỗ trợ, hướng dẫn cho các cơ sở có sản phẩm có tiềm năng đạt 5 sao hoàn thiện hồ sơ thủ tục trình cấp có thẩm quyền đánh giá, xếp hạng cho một sản phẩm được công nhận 5 sao từ năm 2024-2025.
Hỗ trợ củng cố các HTX chuyên ngành mới thành lập có sản phẩm OCOP tham gia các chương trình quảng bá, xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh. 100 % chủ thể đăng ký tham gia có cam kết sản xuất sản phẩm theo quy định về an toàn thực phẩm; bao bì, nhãn mác, đóng gói được nâng cấp đảm bảo quy định; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất, lưu thông cũng như truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Thị xã Hoài Nhơn phối hợp với các Sở, ngành các địa phương trong và ngoài tỉnh Bình Định tổ chức ít nhất mỗi năm từ 2-3 đợt trưng bày gian hàng sản phẩm OCOP tại các cuộc Hội nghị chuyên đề về sản phẩm OCOP gắn với du lịch sinh thái, du lịch biển, hội chợ.
Sản phẩm OCOP bánh tráng Sachi của thị xã Hoài Nhơn |
Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp
Để thực hiện được mục tiêu trên, Phó Chủ tịch UBND thị xã Hoài Nhơn Nguyễn Chí Công cho biết: Thị xã tổ chức, triển khai đồng bộ các giải pháp, xác định rõ nội dung công việc, lộ trình, thời gian thực hiện các nhiệm vụ được phân công theo đúng tiến độ, chất lượng đáp ứng được mục tiêu; nêu cao tinh thần trách nhiệm của các đơn vị liên quan trong quá trình thực hiện Chương trình nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP và phát triển thương hiệu OCOP.
Đánh giá, xác định các sản phẩm có khả năng phát triển công nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP từ năm 2024-2025 để có định hướng ưu tiên hỗ trợ, nâng tầm sản phẩm. Từng bước chuẩn hoá sản phẩm OCOP đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành của thị trường, nhằm khẳng định sản phẩm có thương hiệu, có uy tín, đưa sản phẩm OCOP của thị xã đến với thị trường trong cả nước và hướng đến xuất khẩu.
Đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng, số lượng sản phẩm đáp
ứng yêu cầu Chương trình OCOP và nhu cầu ngày càng cao của thị trường, góp phần giải quyết việc làm cho lao động; đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế của cơ sở, thực hiện có hiệu quả nhóm tiêu chí “Tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn” trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới nâng cao, chỉ tiêu xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; đồng thời xây dựng và phát triển nhãn hiệu OCOP trở thành thương hiệu mạnh của địa phương
Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, tập trung phát triển thành phần kinh tế hợp tác và kinh tế tư nhân theo hướng cộng đồng (các hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ) để sản xuất các sản phẩm truyền thống, sản phẩm có lợi thế ở các xã, phường góp phần phát triển kinh tế theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị.
Sản phẩm OCOP yến sào Tam Quan của thị xã Hoài Nhơn |
Phó Chủ tịch UBND thị xã Hoài Nhơn Nguyễn Chí Công chia sẻ thêm: Đơn vị tư vấn thiết kế vừa thông qua đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500, tổng mặt bằng Chợ nông sản khu vực phía Bắc tỉnh tại thị xã Hoài Nhơn với quy mô 4,55 ha, có tổng mức đầu tư trên 209 tỷ đồng. Việc đầu tư xây dựng Chợ nông sản khu vực phía Bắc tỉnh, nhằm đáp ứng nhu cầu mua bán, giao thương nông sản của khu vực thị xã Hoài Nhơn và vùng lân cận với thị trường trong tỉnh Bình Định và cả nước.