Xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP từ mật ong
Tâm huyết với nghề nuôi ong, nên sau này đến khi Nhà nước cho nghỉ hưu, ông trở về quê mở cho mình lối đi riêng, đó là làm sao phát huy tiềm năng lợi thế vùng đất bán sơn địa của quê hương. Từ đó ông khởi xướng nuôi ong lấy mật và truyền thụ kiến thức học ở trường và kinh nghiệm thực tiễn của những năm tháng công tác. Đến nay ông là thành viên hội nuôi ong của Việt Nam và Chủ nhiện hợp tác xã nuôi chế biến mật ong thương phẩm xã Thượng Sơn có trên 1.000 tổ ong nội. Riêng gia đình ông có 150 đàn tạo sức lan tỏa không những cho cả xã mà còn cả vùng Miền tây.
Hồi tưởng lại quá trình thành lập HTX và lần đầu tham gia xây dựng sản phẩm OCOP, Kỹ sư Lê Tý, Giám đốc Hợp tác xã nuôi chế biến mật ong thương phẩm xã Thượng Sơn đã bộc lộ bộc bạch tâm tư của giai đoạn ban đầu rất bỡ ngỡ, gặp vô vàn khó khăn: “Làm sao để chuyển từ nuôi ong lấy mật tự cung tự cấp chuyển sang đa dạng hóa các sản phẩm từ mật ong, sáp ong, sửa ong chúa; vừa nuôi thủ công truyền thống, vừa áp dụng khoa học công nghệ, máy móc thiết bị, đảm bảo an toàn thực phẩm, xuất xứ rõ ràng, cải tiến bao bì đóng gói, nhãn mác đầy đủ,ông nói không phải gắn sao trên sản phẩm OCOP mà quan trọng là gắn sao trong tâm khảm người tiêu dùng, nhất là những người con xa quê là điều không dễ”.
Ông nói thêm, xét cho cùng, sản phẩm OCOP từ mật ong chính là đại sứ, chuyên chở tình cảm, sự yêu thương, hồn quê, hơi thở văn hoá trong đó. Chúng tôi xây dựng sản phẩm theo hướng như vậy và truyền tải đến người tiêu dùng qua câu chuyện. Đó mới là “linh hồn” và chất riêng giúp các sản phẩm từ mật ong nhất là sữa ong chúa có chỗ đứng trên thị trường.
Sau nhiều năm khởi nghiệp, tìm tòi và nhận biết những khó khăn, khan hiếm của nguồn mật ong, công dụng tuyệt vời của mật ong. Đặc biệt là sữa ong chúa có nhu cầu rất lớn của thị trường, ông đã cùng cộng sự nghiên cứu mô hình lấy sữa ong chúa một cách quy mô, bài bản, khoa học. Một trong những bí quyết để có sữa ong chúa “xịn”, đó là theo dõi được chu kỳ sinh sản, lượng sữa, thời gian lấy sữa, kỹ thuật thu hoạch kịp thời, bảo quản, chế biến...
Đến năm 2020 Hợp tác xã nuôi chế biến mật ong thương phẩm xã Thượng Sơn chính thức cho ra đời sản phẩm mật ong sữa ong chúa - hữu cơ organic tốt cho sức khỏe người tiêu dùng là nức lòng người tiêu dùng trên mọi miền đất nước.
Với phương châm: “Sức khỏe, hạnh phúc của khách hàng là thành công của Hợp tác xã”, trong đó sản phẩm Mật ong chúa ra đời trên cơ sở hợp tác mật thiết, chân tình, nhân văn giữa các thành viên Hợp tác xã và các đối tác truyền thống. Mật ong Hợp tác xã nuôi chế biến mật ong thương phẩm xã Thượng Sơn có đầy đủ chủng loại từ Mật ong nguyên chất, Mật ong sữa ong chúa, sáp ong đến mật ong viên nghệ… Sản phẩm rất hiệu quả đối với: người già yếu muốn bồi bổ sức khoẻ, trẻ em kém ăn, người làm việc căng thẳng trí óc, người có thể trạng yếu cần tăng cường hệ miễn dịch; người viêm loét dạ dày, đại tràng kém, viêm họng, viêm amidan, khàn tiếng; hay những người thường gặp các vấn đề về da…
Với ước nguyện tạo ra giá trị tốt đẹp, cung cấp những sản phẩm chất lượng nhằm bảo vệ sức khỏe, làm đẹp… các sản phẩm không chỉ đạt các tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Y tế mà còn chứa đựng những khát khao với tình yêu “mật ong” và ước muốn chân thành của người con xứ Nghệ.
Ông mong muốn các cấp các ngành tạo điều kiện cho thuê đất/ bán đất, thành lập hội OCOP… để HTX có điều kiện đẩy mạnh đầu tư máy móc công nghệ, mở rộng cơ sở chế biến mật ong thương phẩm đẩy mạnh liên kết theo chuổi giá trị với các loại dược liệu quý để đủ số lượng cung cấp cho các thị trường trong và ngoài nước.
Thiết nghĩ, đây là mô hình hay cách làm sáng tạo cần được nhân rộng bởi hiện nay các sản phẩm mật ong được công nhận OCOP đang còn đơn chiếc chưa có chế biến sâu nâng cao giá trị. Vì vậy đề nghị các cấp các ngành cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, tăng cường sự quản lý Nhà nước, để khai thác tiềm năng thế mạnh từ nghề nuôi ong, các “chủ thể” cần tận dụng cơ hội việc duy trì phát triển sản xuất và nâng cao chất lượng, đẩy mạnh liên kết tìm kiếm thị trường tiêu thụ.