Đà Nẵng: Tiêu thụ sản phẩm OCOP còn hạn chế

LNV - Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được thực hiện trên phạm vi cả nước nhằm phát triển các sản phẩm nông nghiệp, nông thôn, có thế mạnh của mỗi địa phương. Nhưng mức độ đón nhận của thị trường với sản phẩm OCOP còn rất hạn chế.
Chị Phan Thị Mỹ Lệ, chủ một cửa hàng OCOP tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Chị Phan Thị Mỹ Lệ, chủ một cửa hàng OCOP tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

Câu chuyện xoay quanh việc bán hàng OCOP của chị Phan Thị Mỹ Lệ – một trong những người kinh doanh các sản phẩm OCOP ở thành phố Đà Nẵng từ những ngày đầu tiên – cho thấy đôi nét về thị trường OCOP bây giờ và những yêu cầu để thị trường này được phát triển một cách vững vàng.

Chất lượng thôi chưa đủ

Theo mẹ bán các mặt hàng đặc sản quê nhà từ ngày còn nhỏ nên đến khi lập gia đình, chị Mỹ Lệ cũng mở tiệm bán đồ khô, hàng đặc sản địa phương được nhiều năm trước khi lập Công ty TNHH Phát Ngọc Mỹ bây giờ. Nên không phải ngẫu nhiên mà Phát Ngọc Mỹ tiếp nhận ngay OCOP, xem đây là một trong những mặt hàng mà họ yên tâm giới thiệu, bán cho người dân địa phương, khách du lịch trong và ngoài nước.

“Đương nhiên một phần là theo chủ trương của thành phố, thực ra là cả nước đang tích cực giới thiệu sản phẩm OCOP đến với người dân. Mỗi địa phương một sản phẩm, cái tên cũng đã nói lên được giá trị của sản phẩm đạt chuẩn OCOP. Vì mình hiểu được giá trị và chất lượng của sản phẩm OCOP nên cũng tự tin giới thiệu cho khách hàng của mình. Ngay cả bản thân mình, khi đến một cửa hàng hay siêu thị nào đó mà có trưng bày sản phẩm OCOP thì mình cũng yên tâm mua sắm”, chị Lệ chia sẻ lý do chọn OCOP để kinh doanh.

Tọa lạc ở khu vực trung tâm thành phố, gần với chợ Hàn – nơi được nhiều du khách lựa chọn làm điểm đến du lịch – cửa hàng của chị Mỹ Lệ thu hút được sự chú ý của du khách xa gần, kinh doanh thuận lợi. Tuy nhiên, chị cho biết mặt hàng OCOP không hút khách như chị kỳ vọng. Nhiều người mua hàng còn không biết đến chương trình OCOP, sản phẩm OCOP. Vào thời điểm kinh tế khó khăn hiện nay, Phát Ngọc Mỹ cũng như nhiều doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng đặc sản nói chung tại Đà Nẵng rất chật vật duy trì hoạt động đều đặn, khó tìm kiếm đơn hàng mới.

“Nếu như trước đây doanh số hàng tháng có thể đạt hơn 100 triệu đồng, thì hiện nay giảm còn một phần ba”, chị Mỹ Lệ nói. Tại cửa hàng của Phát Ngọc Mỹ ở chợ Hàn, sản phẩm OCOP của Đà Nẵng sau hơn hai tháng được bày bán vẫn chưa thu được lợi nhuận. Hiện họ phải nhập thêm các sản phẩm OCOP của các vùng miền khác và nhiều mặt hàng khác không phải hàng OCOP để khách hàng có nhiều sự lựa chọn.

“Người tiêu dùng chưa thật sự hiểu sản phẩm OCOP là gì? Hay như khái niệm 3 sao, 4 sao hay 5 sao là như thế nào? Hàng Việt Nam chất lượng cao thì có lẽ ai cũng biết, nhưng khi hỏi 10 người về sản phẩm OCOP thì cũng chỉ có 3 hay 4 người nói có nghe qua nhưng cũng chưa thật sự hiểu về OCOP”, chị Lệ chia sẻ lý do sức mua hàng OCOP còn thấp.

Với người địa phương là vậy, còn du khách, đặc biệt là người nước ngoài còn xa lạ hơn với hàng OCOP. Ví dụ, chợ Hàn là điểm dừng chân của du khách Hàn Quốc. Nhưng người Hàn đến chợ Hàn cũng chỉ mua những mặt hàng được cộng đồng những người Hàn Quốc chia sẻ cho nhau, như kinh nghiệm du lịch, mua sắm. Những sản phẩm không được cộng đồng gợi ý thử thì họ thường từ chối mua, kể cả hàng OCOP. Nên đây cũng là cái khó cho phẩm OCOP khi tiếp cận thị trường.

Giá cả và mẫu mã bao bì đóng gói của sản phẩm OCOP cũng là một trong những trở ngại khi đưa hàng OCOP khi tiếp cận với khách hàng. Lúc này, kinh tế khó khăn, khách du lịch cũng có khuynh hướng lựa chọn những sản phẩm có giá bán “mềm” hơn so với hàng OCOP cùng loại. Chị Lệ cũng cho hay: “đôi khi khách hàng họ ăn bằng mắt trước, mà bao bì đóng gói sản phẩm OCOP không bắt mắt nên khách họ cũng không mấy mặn mà”.

Chỗ đứng cho hàng OCOP?

Những mặt hàng OCOP, đặc biệt là với loại có chất lượng 4 sao hay 5 sao, thường được nhóm người tiêu dùng có thu nhập cao chọn mua nhưng lại chưa được các doanh nghiệp lưu tâm đầu tư. Ví dụ, ở cửa hàng chị Mỹ Lệ, các khách hàng đến từ Singapore và Thái Lan chọn dòng sản phẩm yến sào đạt chất lượng OCOP để mua và quay lại nhiều lần, dù giá bán không hề rẻ. Họ được xem như là những khách hàng trung thành của mặt hàng Yến OCOP vì họ an tâm về nguồn gốc xuất sứ cũng như chất lượng sản phẩm.

Từ năm 2020 đến 2022, các Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đà Nẵng cũng đã hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động tư vấn, xây dựng nhãn hiệu cho sản phẩm đạt OCOP, thiết kế bao bì, nhãn mác sản phẩm, hướng dẫn họ xây dựng và quản lý các tiêu chuẩn chất lượng như VietGap, HACCP, ISO, xây dựng trang thông tin OCOP, in tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm và hỗ trợ đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử. Tuy nhiên, như chị Mỹ Lệ nói, sản phẩm OCOP được đầu tư hiệu quả sẽ có chỗ đứng trên thị trường. Tuy nhiên, cần có thời gian để người tiêu dùng hiểu và biết đến OCOP nhiều hơn. “Do vậy, thành phố cũng cần hỗ trợ các hoạt động tiếp thị nhằm lan tỏa nhiều hơn nữa để những sản phẩm chất lượng đến được tay người tiêu dùng”, chị Lệ chia sẻ.

Đà Nẵng có 64 sản phẩm được chứng nhận OCOP, tập trung chủ yếu vào nhóm thực phẩm chế biến và rau, củ, quả, hạt tươi. Trong đó, có 16 nhóm sản phẩm của 10 doanh nghiệp được vào 5 siêu thị, trung tâm thương mại lớn như: Hợp tác xã (HTX) rau an toàn Túy Loan, sản phẩm lót dày từ quế của Công ty TNHH sản xuất chế biến kinh doanh XNK Hương Quế; bánh dừa nướng của Công ty TNHH Mỹ Phương Food, sản phẩm rong biển ăn liền của Công ty TNHH Sản xuất thương mại thực phẩm dinh dưỡng Đại Dương, bánh khô mè Bà Liễu mẹ, rau ăn lá AFarm và dưa lưới AFarm của Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao AFarm, các sản phẩm chả mực, chả cá, cá đét khô của Công ty TNHH Bắc Đẩu.
Quỳnh Như

Tin liên quan

Tin mới hơn

Đà Nẵng: Tiêu thụ sản phẩm OCOP còn hạn chế
Đà Nẵng: Tiêu thụ sản phẩm OCOP còn hạn chế
LNV - Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được thực hiện trên phạm vi cả nước nhằm phát triển các sản phẩm nông nghiệp, nông thôn, có thế mạnh của mỗi địa phương. Nhưng mức độ đón nhận của thị trường với sản phẩm OCOP còn rất hạn chế.

Tin khác

Vĩnh Phúc sẽ hỗ trợ chi phí nhãn hiệu cho sản phẩm OCOP
Vĩnh Phúc sẽ hỗ trợ chi phí nhãn hiệu cho sản phẩm OCOP
OVN – Nhằm khuyến khích các chủ thể xây dựng thương hiệu để mở rộng đầu ra cho sản phẩm OCOP, vừa qua, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành quyết định số 51 về hỗ trợ triển khai chương trình OCOP đến năm 2025.
Truyền tải văn hoá từ sản phẩm OCOP
Truyền tải văn hoá từ sản phẩm OCOP
OVN - Hiện nay, Việt Nam có hơn 10.000 sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), các sản phẩm OCOP liên tục được phát triển về số lượng và củng cố về chất lượng, khơi dậy được tiềm năng đất đai, sản vật, lợi thế so sánh, đặc biệt là các giá trị văn hóa vùng, miền.
Thanh Hoá: Hợp tác xã phát triển nhờ chú trọng chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP
Thanh Hoá: Hợp tác xã phát triển nhờ chú trọng chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP
OVN - Thời gian qua, nhờ tích cực tham gia Chương trình OCOP, các HTX đã tạo ra những sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, từ đó nâng cao năng lực tổ chức sản xuất, kinh doanh, hiệu quả hoạt động, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho các thành viên.
Bình Phước: Ứng dụng chế phẩm IMO trong nuôi trồng, chăm sóc hoa lan
Bình Phước: Ứng dụng chế phẩm IMO trong nuôi trồng, chăm sóc hoa lan
OVN - Những năm gần đây, nghề kinh doanh hoa lan đã trở thành trào lưu tại một số địa phương. Chị Đoàn Thị Minh Trâm, người áp dụng thành công Phân yến vi sinh, 100% phương pháp hữu cơ và chế phẩm IMO nuôi trồng hoa lan
Sử dụng tem truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm OCOP
Sử dụng tem truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm OCOP
OVN - Quảng Ninh đang có 334 sản phẩm OCOP đạt từ 3 đến 5 sao cùng nhiều sản phẩm nông, lâm, thủy sản chủ lực. Việc dán QR-Code lên các sản phẩm được các doanh nghiệp chú trọng thực hiện.
Trang bị kiến thức phát triển sản phẩm tham gia chương trình OCOP
Trang bị kiến thức phát triển sản phẩm tham gia chương trình OCOP
OVN - Sáng nay 23/5, tại TP.Tam Kỳ, Chi cục Phát triển nông thôn Quảng Nam tổ chức tập huấn công tác phát triển sản phẩm, hoàn thiện hồ sơ cho sản phẩm tham gia chương trình OCOP năm 2023. Hội nghị sẽ diễn ra trong 2 ngày 23 và 24/5.
Bình Phước: Chủ thể OCOP tích cực tham gia công tác cộng đồng
Bình Phước: Chủ thể OCOP tích cực tham gia công tác cộng đồng
OVN - Không chỉ góp phần phát triển kinh tế, chủ thể OCOP yến sào tại Bình Phước còn đóng góp một phần lợi nhuận làm công tác xã hội, tham gia hoạt động từ thiện tại địa phương. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng đời sống người dân về mọi mặt.
Bình Phước: Mô hình kinh doanh kết hợp với nông nghiệp xanh
Bình Phước: Mô hình kinh doanh kết hợp với nông nghiệp xanh
OVN - Mô hình kinh doanh kết hợp trải nghiệm nông nghiệp hữu cơ đang là xu hướng chung được hướng đến. Hưởng ứng lời kêu gọi từ chính quyền các cấp, anh Nguyễn Thành Trung đã nghiên cứu, đầu tư kinh doanh mô hình cà phê sân vườn cùng trải nghiệm nông nghiệp xanh, mang tên “Hồ Lô quán”.
Dát vàng Kiêu Kỵ Nghề quý đất Thăng Long
Dát vàng Kiêu Kỵ Nghề quý đất Thăng Long
Làng nghề Kiêu Kỵ hiện có khoảng trên dưới 50 hộ gia đình nhiều đời làm nghề dát vàng. Trong đó có 20 nghệ nhân do thành phố Hà Nội công nhận và 10 nghệ nhân được công nhận bởi các tổ chức đoàn thể, hiệp hội làng nghề Việt Nam.
Nhiều hoạt động ý nghĩa nhân 701 năm ngày mất Nhà sử học Lê Văn Hưu
Nhiều hoạt động ý nghĩa nhân 701 năm ngày mất Nhà sử học Lê Văn Hưu
OVN - Nhằm khẳng định công lao, tài năng và tôn vinh những đóng góp đặc biệt của Nhà sử học Lê Văn Hưu trong lịch sử dân tộc đầu tiên của nước ta. Từ ngày 10 đến 13/5/2023 tại xã Thiệu Trung, UBND huyện Thiệu Hóa tổ chức hàng loạt hoạt động văn hóa truyền thống.
Yên Bái liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản
Yên Bái liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản
OVN - Là tỉnh miền núi, Yên Bái có nhiều mặt hàng nông sản có thế mạnh như: quế, cam, chè, miến đao... Những năm trước đây, sản phẩm nông sản của tỉnh ít được quảng bá, giới thiệu nên không được thị trường biết đến.
Hà Nội sơ kết Chương trình số 04-CTr/TU: Lựa chọn đúng và trúng các khâu đột phá nhiều chỉ tiêu đạt kế hoạch
Hà Nội sơ kết Chương trình số 04-CTr/TU: Lựa chọn đúng và trúng các khâu đột phá nhiều chỉ tiêu đạt kế hoạch
OVN - Sáng 21/4, Thành uỷ Hà Nội khoá XVII tổ chức Hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ Chương trình số 04-CTr/TU về đẩy mạnh thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Phát triển Hợp tác xã gắn với vùng nguyên liệu, chuỗi sản xuất
Phát triển Hợp tác xã gắn với vùng nguyên liệu, chuỗi sản xuất
OVN - Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Hợp tác xã, Ban Chỉ đạo Đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, Hợp tác xã đề ra nhiều nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2023. Đặc biệt là việc tập trung phát triển Hợp tác xã gắn với vùng nguyên liệu, sản xuất theo chuỗi
Số mắc Covid-19 tăng vọt lên hơn 1.000 ca trong 24 giờ qua
Số mắc Covid-19 tăng vọt lên hơn 1.000 ca trong 24 giờ qua
OVN - Chiều 17-4, theo tin từ Bộ Y tế, trong 24 giờ qua, nước ta ghi nhận 1.031 ca mắc mới Covid-19 (tăng 315 ca so với ngày trước đó). Đây cũng là ngày có số ca mắc cao nhất trong gần 6 tháng qua.
Phân cấp quản lý mã số vùng trồng, đóng gói nông sản xuất khẩu
Phân cấp quản lý mã số vùng trồng, đóng gói nông sản xuất khẩu
OVN - Bộ NN&PTNT vừa có văn bản gửi các sở NN&PTNT và Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) về phân cấp quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu.
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động