Phân cấp quản lý mã số vùng trồng, đóng gói nông sản xuất khẩu

OVN - Bộ NN&PTNT vừa có văn bản gửi các sở NN&PTNT và Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) về phân cấp quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu.


Quản lý mã số vùng trồng, đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu

Bộ NN&PTNT đề nghị các đơn vị nghiêm túc thực hiện để bảo đảm hiệu quả công tác quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu.

Trong thời gian hoàn tất các hướng dẫn theo Điều 64 Luật Trồng trọt và để góp phần tăng cường hiệu quả công tác quản lý mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu, Bộ NN&PTNT yêu cầu các đơn vị thực hiện các nội dung như sau:

Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố giao nhiệm vụ và chỉ đạo cơ quan chuyên môn về bảo vệ và kiểm dịch thực vật tại địa phương (cơ quan chuyên môn địa phương). Thực hiện và chịu trách nhiệm toàn bộ việc thiết lập, kiểm tra thực tế, hoàn thiện hồ sơ, cấp mã số và bảo đảm duy trì các điều kiện kỹ thuật đối với các mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói đã cấp.
Toàn bộ các thông tin về diện tích, sản lượng, sự đồng thuận các hộ nông dân tham gia vào vùng trồng, cũng như các điều kiện kỹ thuật khác phải được các cơ quan chuyên môn địa phương kiểm tra, xem xét đầy đủ trước khi gửi báo cáo về Cục Bảo vệ thực vật. Cơ quan chuyên môn địa phương lưu trữ và chịu trách nhiệm về tính chính xác, phù hợp của hồ sơ.

Các cơ quan chuyên môn tại địa phương sẽ giải quyết ngay các hồ sơ đề nghị của chủ sở hữu hoặc người đại diện vùng trồng, cơ sở đóng gói trên cơ sở tuân thủ đúng quy định, minh bạch, trách nhiệm. Trong trường hợp chưa đạt yêu cầu, phải có hướng dẫn cụ thể, rõ ràng, tránh để người dân, doanh nghiệp đi lại nhiều lần.

Các cơ quan chuyên môn địa phương cần thực hiện giám sát định kỳ các vùng trồng, cơ sở đóng gói đã được cấp mã số theo đúng hướng dẫn và quy định của nước nhập khẩu, đảm bảo các vùng trồng, cơ sở đóng gói này luôn luôn duy trì được tình trạng đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu. Tần suất giám sát là tối thiểu một lần/năm, đối với vùng trồng thì thực hiện giám sát trước vụ thu hoạch. Báo cáo kết quả giám sát hàng quý về Cục Bảo vệ thực vật.

Quản lý mã số vùng trồng, đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu

Cần thiết phải xây dựng mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu.

Thực hiện thu hồi mã số đã cấp với các vùng trồng, cơ sở đóng gói không đáp ứng quy định của nước nhập khẩu, hoặc theo yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc phát hiện vi phạm quy định về kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm nhiều lần, hoặc phát hiện gian lận, tranh chấp trong sử dụng mã số.

Cập nhật đầy đủ thông tin trên cơ sở dữ liệu quốc gia về vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp sử dụng phần mềm "Nhật ký đồng ruộng", phần mềm "Quản lý cơ sở đóng gói" để cập nhật đầy đủ các thông tin theo yêu cầu của nước nhập khẩu.

Địa phương cũng cần chủ động quy hoạch, thiết lập vùng trồng, cơ sở đóng gói đủ điều kiện cấp mã số, thúc đẩy và kiểm soát chặt chẽ liên kết giữ người dân và đơn vị xuất khẩu để bảo đảm quyền lợi cho các bên.

Bố trí nguồn lực để thực hiện tốt công tác thiết lập và quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói. Tùy thuộc vào tình hình cụ thể của địa phương để chủ động tổ chức thực hiện, giao cơ quan chuyên ngành về bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấp tỉnh là cơ quan đầu mối triển khai.

Tăng cường tuyên truyền, tập huấn cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn về quy định cũng như các giải pháp kỹ thuật liên quan để bảo đảm thực hiện đúng các quy định của nước nhập khẩu.

Chủ động thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện cấp, quản lý mã số vùng trồng trên địa bàn tỉnh, thành phố. Báo cáo ngay về Cục Bảo vệ thực vật trong trường hợp phát hiện các trường hợp vi phạm, gian lận về mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói.

Phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật trong việc giải quyết các trường hợp không tuân thủ theo thông báo của nước nhập khẩu; thực hiện kiểm tra thực tế (trực tiếp hoặc trực tuyến) định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của nước nhập khẩu.

Cục Bảo vệ thực vật sẽ cung cấp các thông tin về quy định của nước nhập khẩu về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm để các địa phương, tổ chức, cá nhân có nhu cầu xuất khẩu biết và chủ động thực hiện các quy định này. Đồng thời, Cục sẽ tổng hợp danh sách các mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói theo đề nghị từ các địa phương, thực hiện đàm phán để được nước nhập khẩu phê duyệt, cấp mã số.

Bộ NN&PTNT đề nghị các đơn vị nghiêm túc thực hiện để bảo đảm hiệu quả của công tác quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu. Các hướng dẫn, chỉ đạo liên quan đến mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói xuất khẩu trước đây không còn hiệu lực kể từ khi ban hành văn bản này.

Đỗ Hương

Tin liên quan

Tin mới hơn

Đà Nẵng: Tiêu thụ sản phẩm OCOP còn hạn chế
Đà Nẵng: Tiêu thụ sản phẩm OCOP còn hạn chế
LNV - Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được thực hiện trên phạm vi cả nước nhằm phát triển các sản phẩm nông nghiệp, nông thôn, có thế mạnh của mỗi địa phương. Nhưng mức độ đón nhận của thị trường với sản phẩm OCOP còn rất hạn chế.
Vĩnh Phúc sẽ hỗ trợ chi phí nhãn hiệu cho sản phẩm OCOP
Vĩnh Phúc sẽ hỗ trợ chi phí nhãn hiệu cho sản phẩm OCOP
OVN – Nhằm khuyến khích các chủ thể xây dựng thương hiệu để mở rộng đầu ra cho sản phẩm OCOP, vừa qua, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành quyết định số 51 về hỗ trợ triển khai chương trình OCOP đến năm 2025.
Truyền tải văn hoá từ sản phẩm OCOP
Truyền tải văn hoá từ sản phẩm OCOP
OVN - Hiện nay, Việt Nam có hơn 10.000 sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), các sản phẩm OCOP liên tục được phát triển về số lượng và củng cố về chất lượng, khơi dậy được tiềm năng đất đai, sản vật, lợi thế so sánh, đặc biệt là các giá trị văn hóa vùng, miền.
Thanh Hoá: Hợp tác xã phát triển nhờ chú trọng chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP
Thanh Hoá: Hợp tác xã phát triển nhờ chú trọng chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP
OVN - Thời gian qua, nhờ tích cực tham gia Chương trình OCOP, các HTX đã tạo ra những sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, từ đó nâng cao năng lực tổ chức sản xuất, kinh doanh, hiệu quả hoạt động, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho các thành viên.
Bình Phước: Ứng dụng chế phẩm IMO trong nuôi trồng, chăm sóc hoa lan
Bình Phước: Ứng dụng chế phẩm IMO trong nuôi trồng, chăm sóc hoa lan
OVN - Những năm gần đây, nghề kinh doanh hoa lan đã trở thành trào lưu tại một số địa phương. Chị Đoàn Thị Minh Trâm, người áp dụng thành công Phân yến vi sinh, 100% phương pháp hữu cơ và chế phẩm IMO nuôi trồng hoa lan
Sử dụng tem truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm OCOP
Sử dụng tem truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm OCOP
OVN - Quảng Ninh đang có 334 sản phẩm OCOP đạt từ 3 đến 5 sao cùng nhiều sản phẩm nông, lâm, thủy sản chủ lực. Việc dán QR-Code lên các sản phẩm được các doanh nghiệp chú trọng thực hiện.

Tin khác

Trang bị kiến thức phát triển sản phẩm tham gia chương trình OCOP
Trang bị kiến thức phát triển sản phẩm tham gia chương trình OCOP
OVN - Sáng nay 23/5, tại TP.Tam Kỳ, Chi cục Phát triển nông thôn Quảng Nam tổ chức tập huấn công tác phát triển sản phẩm, hoàn thiện hồ sơ cho sản phẩm tham gia chương trình OCOP năm 2023. Hội nghị sẽ diễn ra trong 2 ngày 23 và 24/5.
Bình Phước: Chủ thể OCOP tích cực tham gia công tác cộng đồng
Bình Phước: Chủ thể OCOP tích cực tham gia công tác cộng đồng
OVN - Không chỉ góp phần phát triển kinh tế, chủ thể OCOP yến sào tại Bình Phước còn đóng góp một phần lợi nhuận làm công tác xã hội, tham gia hoạt động từ thiện tại địa phương. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng đời sống người dân về mọi mặt.
Bình Phước: Mô hình kinh doanh kết hợp với nông nghiệp xanh
Bình Phước: Mô hình kinh doanh kết hợp với nông nghiệp xanh
OVN - Mô hình kinh doanh kết hợp trải nghiệm nông nghiệp hữu cơ đang là xu hướng chung được hướng đến. Hưởng ứng lời kêu gọi từ chính quyền các cấp, anh Nguyễn Thành Trung đã nghiên cứu, đầu tư kinh doanh mô hình cà phê sân vườn cùng trải nghiệm nông nghiệp xanh, mang tên “Hồ Lô quán”.
Dát vàng Kiêu Kỵ Nghề quý đất Thăng Long
Dát vàng Kiêu Kỵ Nghề quý đất Thăng Long
Làng nghề Kiêu Kỵ hiện có khoảng trên dưới 50 hộ gia đình nhiều đời làm nghề dát vàng. Trong đó có 20 nghệ nhân do thành phố Hà Nội công nhận và 10 nghệ nhân được công nhận bởi các tổ chức đoàn thể, hiệp hội làng nghề Việt Nam.
Nhiều hoạt động ý nghĩa nhân 701 năm ngày mất Nhà sử học Lê Văn Hưu
Nhiều hoạt động ý nghĩa nhân 701 năm ngày mất Nhà sử học Lê Văn Hưu
OVN - Nhằm khẳng định công lao, tài năng và tôn vinh những đóng góp đặc biệt của Nhà sử học Lê Văn Hưu trong lịch sử dân tộc đầu tiên của nước ta. Từ ngày 10 đến 13/5/2023 tại xã Thiệu Trung, UBND huyện Thiệu Hóa tổ chức hàng loạt hoạt động văn hóa truyền thống.
Yên Bái liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản
Yên Bái liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản
OVN - Là tỉnh miền núi, Yên Bái có nhiều mặt hàng nông sản có thế mạnh như: quế, cam, chè, miến đao... Những năm trước đây, sản phẩm nông sản của tỉnh ít được quảng bá, giới thiệu nên không được thị trường biết đến.
Hà Nội sơ kết Chương trình số 04-CTr/TU: Lựa chọn đúng và trúng các khâu đột phá nhiều chỉ tiêu đạt kế hoạch
Hà Nội sơ kết Chương trình số 04-CTr/TU: Lựa chọn đúng và trúng các khâu đột phá nhiều chỉ tiêu đạt kế hoạch
OVN - Sáng 21/4, Thành uỷ Hà Nội khoá XVII tổ chức Hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ Chương trình số 04-CTr/TU về đẩy mạnh thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Phát triển Hợp tác xã gắn với vùng nguyên liệu, chuỗi sản xuất
Phát triển Hợp tác xã gắn với vùng nguyên liệu, chuỗi sản xuất
OVN - Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Hợp tác xã, Ban Chỉ đạo Đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, Hợp tác xã đề ra nhiều nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2023. Đặc biệt là việc tập trung phát triển Hợp tác xã gắn với vùng nguyên liệu, sản xuất theo chuỗi
Số mắc Covid-19 tăng vọt lên hơn 1.000 ca trong 24 giờ qua
Số mắc Covid-19 tăng vọt lên hơn 1.000 ca trong 24 giờ qua
OVN - Chiều 17-4, theo tin từ Bộ Y tế, trong 24 giờ qua, nước ta ghi nhận 1.031 ca mắc mới Covid-19 (tăng 315 ca so với ngày trước đó). Đây cũng là ngày có số ca mắc cao nhất trong gần 6 tháng qua.
Phân cấp quản lý mã số vùng trồng, đóng gói nông sản xuất khẩu
Phân cấp quản lý mã số vùng trồng, đóng gói nông sản xuất khẩu
OVN - Bộ NN&PTNT vừa có văn bản gửi các sở NN&PTNT và Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) về phân cấp quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu.
Đắk Lắk: Thổi hồn vào nhạc cụ tự chế
Đắk Lắk: Thổi hồn vào nhạc cụ tự chế
OVN - Dù đã nghỉ hưu, ông Nguyễn Trường phát triển toàn bộ tư duy đã ấp ủ để sáng chế nhạc cụ. Để có được bộ sưu tập nhạc cụ độc đáo, thầy Nguyễn Trường – một người con gốc Huế ở tỉnh Đắk Lắk đã dành gần 40 năm tự mày mò sáng chế.
Hậu Giang: Xây dựng nông thôn mới gắn với nâng tầm nông sản
Hậu Giang: Xây dựng nông thôn mới gắn với nâng tầm nông sản
OVN - OVN - Xây dựng nông thôn mới (NTM) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh Hậu Giang. Vì vậy, năm 2023 tỉnh xác định đẩy mạnh xây dựng nền nông nghiệp có giá trị gia tăng cao gắn với xây dựng NTM.
Ngành nông nghiệp đóng góp tích cực để Việt Nam phát triển bền vững
Ngành nông nghiệp đóng góp tích cực để Việt Nam phát triển bền vững
OVN - Năm 2022, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản của Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng trên 3%. Đánh giá về kết quả tích cực của ngành nông nghiệp vào sự ổn định, phát triển kinh tế chung, Tổng cục Thống kê nhận định: Hiệu quả sản xuất nông, lâm nghiệp và
Hà Nội kiểm tra quy trình sản xuất một số sản phẩm OCOP trên địa bàn
Hà Nội kiểm tra quy trình sản xuất một số sản phẩm OCOP trên địa bàn
OVN- Vừa qua, đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) trên địa bàn thành phố Hà Nội đã kiểm tra, giám sát một số sản phẩm OCOP đã được UBND thành phố Hà Nội công nhận trong giai đoạn 2018-2020 tại 5 chủ thể trên địa bàn 2 huyện Đan Phượng và Thanh Oai.
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động