Hà Nội sơ kết Chương trình số 04-CTr/TU: Lựa chọn đúng và trúng các khâu đột phá nhiều chỉ tiêu đạt kế hoạch

OVN - Sáng 21/4, Thành uỷ Hà Nội khoá XVII tổ chức Hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ Chương trình số 04-CTr/TU về đẩy mạnh thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Hội nghị có sự tham dự của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan; Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến - Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình số 04-CTr/TU, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Mạnh Quyền - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội.

Hà Nội sơ kết Chương trình số 04-CTr/TU: Nhiều chỉ tiêu đạt kế hoạch
Toàn cảnh hội nghị.


Đồng thuận cách làm nhất quán tư duy

Ngày 15/12/2020, Thành ủy Hà Nội ban hành Quyết định số 586-QĐ/TU thành lập Ban Chỉ đạo 10 Chương trình công tác của Thành ủy khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 (được kiện toàn tại Quyết định số 4564-QĐ/TU ngày 04/4/2023), trong đó có Ban Chỉ đạo Chương trình số 04 của Thành ủy về “Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025” với tổng số 28 thành viên, do đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy làm Trưởng ban.

Ngay sau khi được thành lập, Ban Chỉ đạo Chương trình 04 đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo) chủ trì, phối hợp với các sở, ngành Thành phố, UBND các huyện, thị xã xây dựng Chương trình và đã được Thành ủy ban hành Chương trình số 04-CTr/TU ngày 17/3/2021.

Thực hiện Chương trình 04 của Thành ủy, UBND Thành phố đã ban hành Kế hoạch số 227/KH-UBND ngày 11/10/2021, theo đó Kế hoạch đã cụ thể hóa nhiệm vụ cho từng năm, từng địa phương, từng sở ngành kèm theo kinh phí để thực hiện.

Từ năm 2021 đến nay, Ban Chỉ đạo Thành phố đã tiến hành kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình tại các huyện, thị xã; tổ chức họp giao ban hàng quý để đánh giá tiến độ, kết quả chỉ đạo và tổ chức thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu Chương trình; kịp thời tháo gỡ khó khăn cho cơ sở để hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới theo kế hoạch.

Qua đó, các huyện, thị xã đã xây dựng Chương trình, ban hành Kế hoạch để triển khai thực hiện trên địa bàn. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình tại cơ sở, tiến hành giao ban định kỳ hàng tháng để tập trung chỉ đạo việc thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới; Công tác tuyên truyền tiếp tục được quan tâm, thông qua nhiều hình thức như: tổ chức các hội nghị tuyên truyền, phương tiện thông tin đại chúng, băng zôn, khẩu hiệu,... Nhiều mô hình, cách làm thiết thực đem lại hiệu quả, điển hình.

Tại huyện Đan Phượng hàng năm đã tổ chức cuộc thi “Giữ gìn thôn, tổ dân phố sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn”. Đến nay, huyện đã trao thưởng cho 213 thôn, cụm, tổ dân phố có thành tích trong cuộc thi với tổng kinh phí hơn 870 triệu đồng. Cuộc thi được Nhân dân hưởng ứng tích cực, với tổng kinh phí xã hội hóa hơn 30 tỷ đồng và hàng vạn ngày công của Nhân dân thực hiện công tác chỉnh trang góp phần xây dựng cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp.

Huyện Ba Vì xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện cuộc thi từ tháng 3/2022. Kết quả đến nay huy động được nguồn lực xã hội hóa 80,8 tỷ đồng (bao gồm 48,6 tỷ đồng tiền mặt và vật chất khác với tổng giá trị 32,2 tỷ đồng). Tại các đoạn đường tự quản trục đường chính tại khu dân cư, khu di tích lịch sự đã chú trọng bố trí công tác trồng, chăm sóc, duy trì bảo vệ cây xanh, cảnh quan, tích cực xây dựng các mô hình mới như: Con đường bích họa với tổng diện tích 53.786m2; Tuyến đường phụ nữ nở hoa với tổng chiều dài 413.561m2 và đã có 40.866 hộ gia đình tham gia thực hiện phân loại tác hữu cơ tại nguồn, chỉnh trang tu sửa 116.107 m2 tường bao, hàng rào đảm bảo mỹ quan.

Đảm bảo đúng kế hoạch

Hà Nội sơ kết Chương trình số 04-CTr/TU: Nhiều chỉ tiêu đạt kế hoạch

Chương trình số 04 có 33 chỉ tiêu. Đến nay, đã có 23/33 chỉ tiêu vượt kế hoạch, hoàn thành kế hoạch hoặc đảm bảo lộ trình đạt kế hoạch.


Qua hơn 2 năm triển khai thực hiện Chương trình số 04, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, quyết liệt của cấp ủy, chính quyền từ TP đến cơ sở, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng, chung sức của người nông dân đã đạt được những kết quả tích cực.

Chương trình số 04 có 33 chỉ tiêu. Đến nay, đã có 23/33 chỉ tiêu vượt kế hoạch, hoàn thành kế hoạch hoặc đảm bảo lộ trình đạt kế hoạch. Cụ thể, có 8 chỉ tiêu đã vượt kế hoạch giai đoạn 2021 - 2022 và hoàn thành so với mục tiêu của Chương trình năm 2025 gồm: Tỷ lệ các xã có điểm phục vụ bưu chính có người phục vụ; Tỷ lệ các thôn được phủ sóng di động 3G/4G/5G hoặc internet băng rộng; Cơ bản không còn hộ nghèo theo tiêu chuẩn của TP; Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế; Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; Sản phẩm OCOP được công nhận; Tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ; Tỷ lệ cụm công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề (đang hoạt động và xây dựng mới) có trạm xử lý nước thải.

Ngoài ra, có 10 chỉ tiêu đạt kế hoạch giai đoạn 2021 - 2022 và dự kiến đảm bảo lộ trình đạt kế hoạch giai đoạn đến năm 2025; 2 chỉ tiêu cơ bản hoàn thành kế hoạch giai đoạn 2021 - 2022 và dự kiến đảm bảo lộ trình đạt kế hoạch giai đoạn đến năm 2025. Còn lại 3 chỉ tiêu dự kiến đảm bảo lộ trình đạt kế hoạch giai đoạn đến năm 2025 gồm: TP hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; 100% các huyện, các xã đạt chuẩn nông thôn mới; 20% huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Đến năm 2025: 100% các huyện, xã đạt chuẩn nông thôn mới

Hà Nội sơ kết Chương trình số 04-CTr/TU: Nhiều chỉ tiêu đạt kế hoạch

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan và lãnh đạo Thành uỷ - UBND TP Hà Nội thăm gian trưng bày sản phẩm OCOP bên lề hội nghị.


Về xây dựng nông thôn mới: Thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; 100% các huyện, các xã đạt chuẩn nông thôn mới; 20% (05 huyện) số huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 40% (156 xã) số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 20% (80 xã) số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Về cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn: Tăng trưởng sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 2,5-3%. Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt trên 70%; Thành phố đánh giá, phân hạng được 2.000 sản phẩm OCOP trở lên; Thành phố công nhận thêm 50 làng nghề, nghề truyền thống; có ít nhất 100 làng nghề, nghề truyền thống được hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xác nhận quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể, 100% làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận thuộc danh mục được đánh giá tác động môi trường.

Về nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân: Thu nhập của nông dân khu vực nông thôn Thủ đô đạt 80 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt trên 95%...

Tỷ lệ thôn, làng được công nhận và giữ vững danh hiệu Thôn, Làng văn hóa đạt 65%. Bên cạnh đó, xã có điểm phục vụ bưu chính có người phục vụ đạt 100%; tỷ lệ hộ gia đình có sử dụng ít nhất 01 điện thoại thông minh (Smartphone) đạt 95% trở lên; các thôn được phủ sóng di động 3G/4G/5G hoặc internet băng rộng đạt 100%. Các hộ dân được cung cấp nước sạch đạt 100%. Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt nông thôn đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 100%...

Để đạt mục tiêu của Chương trình số 04-CTr/TU cho cả giai đoạn 2021 - 2025, Sở NN&PTNT Hà Nội đề xuất HĐND - UBND TP hỗ trợ kinh phí xây dựng nông thôn mới đến năm 2025 là 17.542 tỷ đồng; trong đó năm 2023 là 13.069 tỷ đồng; giai đoạn 2024 - 2025 là 4.473 tỷ đồng.

Tin.ảnh: Nam Nam

Tin liên quan

Tin mới hơn

Truyền tải văn hoá từ sản phẩm OCOP
Truyền tải văn hoá từ sản phẩm OCOP
OVN - Hiện nay, Việt Nam có hơn 10.000 sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), các sản phẩm OCOP liên tục được phát triển về số lượng và củng cố về chất lượng, khơi dậy được tiềm năng đất đai, sản vật, lợi thế so sánh, đặc biệt là các giá trị văn hóa vùng, miền.
Thanh Hoá: Hợp tác xã phát triển nhờ chú trọng chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP
Thanh Hoá: Hợp tác xã phát triển nhờ chú trọng chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP
OVN - Thời gian qua, nhờ tích cực tham gia Chương trình OCOP, các HTX đã tạo ra những sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, từ đó nâng cao năng lực tổ chức sản xuất, kinh doanh, hiệu quả hoạt động, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho các thành viên.
Bình Phước: Ứng dụng chế phẩm IMO trong nuôi trồng, chăm sóc hoa lan
Bình Phước: Ứng dụng chế phẩm IMO trong nuôi trồng, chăm sóc hoa lan
OVN - Những năm gần đây, nghề kinh doanh hoa lan đã trở thành trào lưu tại một số địa phương. Chị Đoàn Thị Minh Trâm, người áp dụng thành công Phân yến vi sinh, 100% phương pháp hữu cơ và chế phẩm IMO nuôi trồng hoa lan
Sử dụng tem truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm OCOP
Sử dụng tem truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm OCOP
OVN - Quảng Ninh đang có 334 sản phẩm OCOP đạt từ 3 đến 5 sao cùng nhiều sản phẩm nông, lâm, thủy sản chủ lực. Việc dán QR-Code lên các sản phẩm được các doanh nghiệp chú trọng thực hiện.
Trang bị kiến thức phát triển sản phẩm tham gia chương trình OCOP
Trang bị kiến thức phát triển sản phẩm tham gia chương trình OCOP
OVN - Sáng nay 23/5, tại TP.Tam Kỳ, Chi cục Phát triển nông thôn Quảng Nam tổ chức tập huấn công tác phát triển sản phẩm, hoàn thiện hồ sơ cho sản phẩm tham gia chương trình OCOP năm 2023. Hội nghị sẽ diễn ra trong 2 ngày 23 và 24/5.
Bình Phước: Chủ thể OCOP tích cực tham gia công tác cộng đồng
Bình Phước: Chủ thể OCOP tích cực tham gia công tác cộng đồng
OVN - Không chỉ góp phần phát triển kinh tế, chủ thể OCOP yến sào tại Bình Phước còn đóng góp một phần lợi nhuận làm công tác xã hội, tham gia hoạt động từ thiện tại địa phương. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng đời sống người dân về mọi mặt.

Tin khác

Bình Phước: Mô hình kinh doanh kết hợp với nông nghiệp xanh
Bình Phước: Mô hình kinh doanh kết hợp với nông nghiệp xanh
OVN - Mô hình kinh doanh kết hợp trải nghiệm nông nghiệp hữu cơ đang là xu hướng chung được hướng đến. Hưởng ứng lời kêu gọi từ chính quyền các cấp, anh Nguyễn Thành Trung đã nghiên cứu, đầu tư kinh doanh mô hình cà phê sân vườn cùng trải nghiệm nông nghiệp xanh, mang tên “Hồ Lô quán”.
Dát vàng Kiêu Kỵ Nghề quý đất Thăng Long
Dát vàng Kiêu Kỵ Nghề quý đất Thăng Long
Làng nghề Kiêu Kỵ hiện có khoảng trên dưới 50 hộ gia đình nhiều đời làm nghề dát vàng. Trong đó có 20 nghệ nhân do thành phố Hà Nội công nhận và 10 nghệ nhân được công nhận bởi các tổ chức đoàn thể, hiệp hội làng nghề Việt Nam.
Nhiều hoạt động ý nghĩa nhân 701 năm ngày mất Nhà sử học Lê Văn Hưu
Nhiều hoạt động ý nghĩa nhân 701 năm ngày mất Nhà sử học Lê Văn Hưu
OVN - Nhằm khẳng định công lao, tài năng và tôn vinh những đóng góp đặc biệt của Nhà sử học Lê Văn Hưu trong lịch sử dân tộc đầu tiên của nước ta. Từ ngày 10 đến 13/5/2023 tại xã Thiệu Trung, UBND huyện Thiệu Hóa tổ chức hàng loạt hoạt động văn hóa truyền thống.
Yên Bái liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản
Yên Bái liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản
OVN - Là tỉnh miền núi, Yên Bái có nhiều mặt hàng nông sản có thế mạnh như: quế, cam, chè, miến đao... Những năm trước đây, sản phẩm nông sản của tỉnh ít được quảng bá, giới thiệu nên không được thị trường biết đến.
Phát triển Hợp tác xã gắn với vùng nguyên liệu, chuỗi sản xuất
Phát triển Hợp tác xã gắn với vùng nguyên liệu, chuỗi sản xuất
OVN - Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Hợp tác xã, Ban Chỉ đạo Đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, Hợp tác xã đề ra nhiều nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2023. Đặc biệt là việc tập trung phát triển Hợp tác xã gắn với vùng nguyên liệu, sản xuất theo chuỗi
Số mắc Covid-19 tăng vọt lên hơn 1.000 ca trong 24 giờ qua
Số mắc Covid-19 tăng vọt lên hơn 1.000 ca trong 24 giờ qua
OVN - Chiều 17-4, theo tin từ Bộ Y tế, trong 24 giờ qua, nước ta ghi nhận 1.031 ca mắc mới Covid-19 (tăng 315 ca so với ngày trước đó). Đây cũng là ngày có số ca mắc cao nhất trong gần 6 tháng qua.
Phân cấp quản lý mã số vùng trồng, đóng gói nông sản xuất khẩu
Phân cấp quản lý mã số vùng trồng, đóng gói nông sản xuất khẩu
OVN - Bộ NN&PTNT vừa có văn bản gửi các sở NN&PTNT và Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) về phân cấp quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu.
Đắk Lắk: Thổi hồn vào nhạc cụ tự chế
Đắk Lắk: Thổi hồn vào nhạc cụ tự chế
OVN - Dù đã nghỉ hưu, ông Nguyễn Trường phát triển toàn bộ tư duy đã ấp ủ để sáng chế nhạc cụ. Để có được bộ sưu tập nhạc cụ độc đáo, thầy Nguyễn Trường – một người con gốc Huế ở tỉnh Đắk Lắk đã dành gần 40 năm tự mày mò sáng chế.
Hậu Giang: Xây dựng nông thôn mới gắn với nâng tầm nông sản
Hậu Giang: Xây dựng nông thôn mới gắn với nâng tầm nông sản
OVN - OVN - Xây dựng nông thôn mới (NTM) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh Hậu Giang. Vì vậy, năm 2023 tỉnh xác định đẩy mạnh xây dựng nền nông nghiệp có giá trị gia tăng cao gắn với xây dựng NTM.
Ngành nông nghiệp đóng góp tích cực để Việt Nam phát triển bền vững
Ngành nông nghiệp đóng góp tích cực để Việt Nam phát triển bền vững
OVN - Năm 2022, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản của Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng trên 3%. Đánh giá về kết quả tích cực của ngành nông nghiệp vào sự ổn định, phát triển kinh tế chung, Tổng cục Thống kê nhận định: Hiệu quả sản xuất nông, lâm nghiệp và
Hà Nội kiểm tra quy trình sản xuất một số sản phẩm OCOP trên địa bàn
Hà Nội kiểm tra quy trình sản xuất một số sản phẩm OCOP trên địa bàn
OVN- Vừa qua, đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) trên địa bàn thành phố Hà Nội đã kiểm tra, giám sát một số sản phẩm OCOP đã được UBND thành phố Hà Nội công nhận trong giai đoạn 2018-2020 tại 5 chủ thể trên địa bàn 2 huyện Đan Phượng và Thanh Oai.
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động