Sản phẩm OCOP Sâm Ngọc Linh từ rừng nguyên sinh vươn ra Quốc tế

OVN - Ở độ cao hơn 2.000m, nơi đỉnh Ngọc Linh chạm tới mây trời, những mầm sâm quý đang âm thầm nảy nở dưới sự chở che của tán rừng nguyên sinh mát lạnh. Từ bàn tay và khối óc của những người đã gắn bó cả cuộc đời với cây sâm, những sản phẩm OCOP từ cây sâm Ngọc Linh đã ra đời, mang theo cả khát vọng đưa “hạt ngọc trời” của đồng bào Xơ Đăng vươn tầm quốc tế.
Từ ngàn xưa, cây sâm Ngọc Linh được đồng bào Xơ Đăng, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum rất trân quý, gọi là cây “thuốc giấu”, và xem đó là món quà do Giàng (Trời) ban để bồi bổ sức khỏe cũng như chữa bệnh.

Điều kiện thổ nhưỡng đặc trưng vùng núi Trung Bộ Việt Nam đã cho ra đời loại sâm chất lượng và đầy đủ hàm lượng saponin, được giới y khoa ghi nhận là “thần dược” cho sức khỏe và được phong là “Quốc bảo Việt Nam”. Sâm Ngọc Linh có công dụng nổi bật nhất là nâng cao và tăng cường đề kháng, phòng chống dịch bệnh.

Sản phẩm OCOP Sâm Ngọc Linh từ rừng nguyên sinh vươn ra Quốc tế

Theo kết quả nghiên cứu từ năm 1978 của Bộ Y tế, sâm Ngọc Linh có chứa tới 52 hợp chất saponin, cao hơn nhiều lần so các loại sâm khác trên thế thới, trong đó có tới 26 loại saponin không thể tìm thấy ở những loại khác… Đặc biệt, hoạt chất Saponin MR2 có cơ chế hoạt động như chất kháng sinh chiếm tới một nửa hàm lượng được công nhận là có khả năng phòng chống lại các tế bào ung thư. Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, giảm tác dụng phụ của liệu pháp hóa-xạ trị… nâng cao thể trạng cơ thể. Do đó, sâm Ngọc Linh là dược liệu đặc biệt quý và có giá trị kinh tế rất cao. Được ví như hạt ngọc trời trên núi Ngọc Linh, việc thu được hạt, trồng được cây sâm Ngọc Linh là quá trình gian nan của người trồng sâm dưới tán rừng già ở độ cao khoảng 2.000m so mặt nước biển.

Đã gắn bó với cây sâm Ngọc Linh hơn 15 năm, ông Trần Đức An, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Sâm Ngọc Linh Tu Mơ Rông (thôn Ko Xia 2, xã Ngọc Lây, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum), ông gắn với cây sâm bắt đầu từ năm 2009, khi ông vừa tốt nghiệp đại học và được giữ lại trường làm công tác giảng dạy. Vào thời điểm đó, ông cũng bắt đầu tìm hiểu về sâm tươi mà gia đình và bà con ở Kon Tum nuôi trồng.

Dù là loại dược liệu quý, song những củ sâm tươi rất dễ hư, thối và khó bảo quản, khiến hiệu suất tiêu thụ của người dân không cao. Thương công sức của ba mẹ và người dân, ông nhận ra nhược điểm này và quyết định tìm tòi cách cải thiện.

Ban đầu, ông vừa giảng dạy vừa phụ gia đình buôn bán sâm tươi. Năm 2011, ông gặp được những người thầy hướng dẫn chuyên môn về sâm, từ đó ông quyết định rời giảng đường để tập trung toàn thời gian vào việc nuôi cấy và trồng sâm.

Ước mơ là thế, song quá trình này không hề dễ dàng. Thời gian đầu, ông Trần Đức An phối hợp người dân địa phương và giao công việc nuôi trồng cho họ. Tuy nhiên, mưa lũ và thời tiết khắc nghiệt đã phá hỏng toàn bộ đợt sâm đầu tiên. Thời điểm đó, con số thua lỗ lên đến 2 tỷ đồng, Công ty cổ phần Sâm Ngọc Linh Tu Mơ Rông rơi vào giai đoạn khủng hoảng.

Sản phẩm thạch collagen sâm Ngọc Linh của Công ty Cổ phần  Sâm Ngọc Linh Tu Mơ Rông đạt chứng nhận OCOP 4 sao.
Sản phẩm thạch collagen sâm Ngọc Linh của Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Tu Mơ Rông đạt chứng nhận OCOP 4 sao.

Khó khăn như vậy nhưng những người cộng sự của Công ty cổ phần Sâm Ngọc Linh Tu Mơ Rông không nản lòng mà vẫn kiên trì và không ngừng học hỏi. Với sự kiên định và nỗ lực không ngừng, cộng với việc đầu tư nghiên cứu nghiêm túc về cây sâm, ông An và những cộng sự đã từng bước vượt qua thử thách và bước đầu đạt được thành công. Những cây sâm đầu tiên bắt đầu bám rễ, lớn lên và bám chặt vào đất núi Tu Mơ Rông. Những giọt mồ hôi, nước mắt và cả công sức của người dân đổ xuống đã đổi lại những vườn sâm xanh mướt mát, bạt ngàn. Hiện nay, Công ty cổ phần Sâm Ngọc Linh Tu Mơ Rông tự hào sở hữu vườn sâm Ngọc Linh rộng lớn, có chất lượng hàng đầu cả nước.

Từ nguồn nguyên liệu chất lượng, quý giá, Công ty cổ phần Sâm Ngọc Linh Tu Mơ Rông bắt đầu đi vào sản xuất ra nhiều sản phẩm chất lượng, góp phần cải thiện sức khỏe và đời sống của người tiêu dùng Việt. Xác định đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng nhất từ nguồn sâm quý, Công ty CP Sâm Ngọc Linh Tu Mơ Rông đã tập trung nghiên cứu kỹ lưỡng và cam kết về chất lượng sản phẩm. Theo đó, công ty đã nghiêm túc đầu tư vào nghiên cứu công nghệ chiết xuất hoạt tính từ sâm Ngọc Linh để tạo ra những sản phẩm chăm sóc sức khỏe hiệu quả cao.

Ông luôn đặt sự chú trọng vào việc bảo đảm chất lượng và an toàn sản phẩm, từ khâu nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng, tuân thủ các quy trình sản xuất tiêu chuẩn và kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt. Đây chính là nguyên nhân lớn giúp sản phẩm đạt chứng nhận OCOP.

Hiện nay, sản phẩm thạch collagen sâm Ngọc Linh; trà sâm Ngọc Linh hòa tan Tu Mơ Rông và nước chiết xuất sâm Ngọc Linh đều được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao.

“Việc sản phẩm đạt chứng nhận OCOP là sự khẳng định mạnh mẽ nhất về uy tín và chất lượng sản phẩm ở thị trường trong và ngoài nước. Ngoài ra, năm 2023, Công ty cổ phần Sâm Ngọc Linh Tu Mơ Rông vinh dự trở thành 1 trong 2 đơn vị của Kon Tum được cấp chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm sâm củ. Điều này góp phần tạo nên sự uy tín rất lớn cho sâm Ngọc Linh và các sản phẩm khác của công ty”, ông Trần Đức An nhấn mạnh.

Trà sâm Ngọc Linh hòa tan Tu Mơ Rông và nước chiết xuất sâm Ngọc Linh đều được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao.
Trà sâm Ngọc Linh hòa tan Tu Mơ Rông và nước chiết xuất sâm Ngọc Linh đều được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao.

Với sản phẩm OCOP, điều ấn tượng hơn cả chính là câu chuyện phía sau sản phẩm. Câu chuyện đằng sau sản phẩm từ sâm Ngọc Linh Tu Mơ Rông: Không chỉ là câu chuyện của “hạt ngọc trời” trên đỉnh núi, qua sự đổi mới và cải tiến để đưa lại những sản phẩm tuyệt vời cho sức khỏe, mà còn là một hành trình đầy tâm huyết và cống hiến.

Sự tâm huyết và cống hiến đó thể hiện ở sự nâng niu từng mầm sâm nhỏ bé, từ sự đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển để nâng cao chất lượng và đa dạng hóa chủng loại sản phẩm.

Chứng nhận OCOP mà sản phẩm đạt được không chỉ là sự công nhận cho sự nỗ lực không ngừng của chúng tôi mà còn là niềm tự hào lớn lao, khẳng định chất lượng và giá trị của sản phẩm trên thị trường. Sự đón nhận tích cực từ người tiêu dùng và đối tác là động lực để chúng tôi tiếp tục cống hiến và phát triển. Hy vọng câu chuyện này sẽ giúp người tiêu dùng hiểu rõ hơn về sản phẩm của công ty, cũng như sự cống hiến và tình yêu đã dành cho cộng đồng.

Gia Hân

Tin liên quan

Tin mới hơn

Sản phẩm OCOP Sâm Ngọc Linh từ rừng nguyên sinh vươn ra Quốc tế
Sản phẩm OCOP Sâm Ngọc Linh từ rừng nguyên sinh vươn ra Quốc tế
OVN - Ở độ cao hơn 2.000m, nơi đỉnh Ngọc Linh chạm tới mây trời, những mầm sâm quý đang âm thầm nảy nở dưới sự chở che của tán rừng nguyên sinh mát lạnh. Từ bàn tay và khối óc của những người đã gắn bó cả cuộc đời với cây sâm, những sản phẩm OCOP từ cây sâm Ngọc Linh đã ra đời, mang theo cả khát vọng đưa “hạt ngọc trời” của đồng bào Xơ Đăng vươn tầm quốc tế.

Tin khác

Xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP từ mật ong
Xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP từ mật ong
OVN - Là người con sinh ra và lớn lên trên mãnh đất xã Thượng Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, học hết lớp 10 ông Lê Tý thi đỗ vào Trường Đại học Nông nghiệp II. Ra trường ông về công tác tại huyện Tân Kỳ là vùng miền núi bán sơn địa có nhiều tiềm năng và dư địa để phát triển nghề nuôi ong. Nơi đây đã in sâu trong tâm trí Lê Tý hình ảnh về bà con nông dân miệt mài tháng năm, tìm ong chúa nhân đàn để nuôi ong vắt ra những chai mật ong rừng sánh vàng.
Bánh đậu xanh Như Ý - Sản phẩm OCOP 3 sao
Bánh đậu xanh Như Ý - Sản phẩm OCOP 3 sao
OVN - Trong số những đặc sản của tỉnh Hải Dương, thì bánh đậu xanh là món quà được nhiều người ưa chuộng. Tấm bánh nhỏ bé, giản dị mang đầy hương vị của vườn quê luôn là niềm tự hào của người dân Hải Dương. Du khách khi tới Hải Dương hay đi qua đường cũng đều ghé mua bánh đậu xanh Hải Dương về làm quà. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Hải Dương có trên 50 thương hiệu bánh đậu xanh, trong đó có thương hiệu bánh đậu xanh Như Ý được nhiều thực khách lựa chọn.
Đặc sản “Rồng đất” Hải Dương
Đặc sản “Rồng đất” Hải Dương
OVN - Rươi còn có tên gọi khác là “Rồng đất” là loài vật thân mềm sống ở vùng nước lợ hoặc vùng đan xen nước ngọt. Một số loài nhỏ khác thuộc họ nhà Rươi thậm chí còn có thể sống trọng môi trường biển. Rươi thường xuất hiện nhiều tại các tỉnh Đồng Bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Rươi thường xuất hiện nhiều ở khu vực Tứ Kỳ, Kinh Môn, Thanh Hà ,..thuộc tỉnh Hải Dương.
Bún, phở gạo lứt khô - Đặc sản của làng nghề truyền thống Minh Khai
Bún, phở gạo lứt khô - Đặc sản của làng nghề truyền thống Minh Khai
OVN - Nhắc đến bún, phở khô ngon, không thể không nhắc đến đặc sản bún, phở khô được làm ra từ làng nghề nổi tiếng ở xã Minh Khai, huyện Hoài Đức.
Đậm đà hương vị nước mắm nhỉ cá linh Thanh Tuyền
Đậm đà hương vị nước mắm nhỉ cá linh Thanh Tuyền
OVN – Say mê hương vị nước mắm của quê hướng, vợ chồng anh Nguyễn Văn Thanh (xã Vĩnh Phú, huyện Thoại Sơn, An Giang) đã làm ra loại nước mắm cá linh thơm ngon đạt chất lượng OCOP 3 sao.
Lạng Sơn: Rượu men lá được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao
Lạng Sơn: Rượu men lá được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao
OVN - Thời gian qua, Công ty TNHH Long Trang VN, thôn Bản Dù, xã Vân Thủy, huyện Chi Lăng đã đầu tư trang thiết bị hiện đại để sản xuất rượu men lá. Hiện nay, rượu men lá của công ty đã được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao (chương trình mỗi xã một sản phẩm) cấp huyện.
Đặc sắc làng nghề gốm cổ truyền của người Chăm Ninh Thuận
Đặc sắc làng nghề gốm cổ truyền của người Chăm Ninh Thuận
OVN - Với những giá trị đặc sắc, nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm làng Bàu Trúc ở Ninh Thuận mang đậm dấu ấn lịch sử, văn hóa - xã hội, góp phần tạo nên bức tranh văn hóa Chăm thêm lung linh sắc màu.
Bình Định: Huyện Vân Canh đánh giá, phân hạng các sản phẩm OCOP năm 2024
Bình Định: Huyện Vân Canh đánh giá, phân hạng các sản phẩm OCOP năm 2024
OVN - Huyện Vân Canh tổ chức rà soát, lựa chọn, đánh giá, phân hạng các sản phẩm tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024 và khen thưởng, biểu dương các chủ thể đạt sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên.
Nam Định: Nước mắm "Nhà thờ đổ" - Hương vị truyền thống vùng quê Hải Hậu
Nam Định: Nước mắm "Nhà thờ đổ" - Hương vị truyền thống vùng quê Hải Hậu
OVN - Với tâm niệm gìn giữ và phát triển nghề nước mắm truyền thống của vùng quê Hải Hậu, anh Nguyễn Đức Duy, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp và thủy sản (HTXNN và TS) Hải Hậu đã đầu tư tiền của, công sức xây dựng thương hiệu mắm uy tín trên thị trường. Năm 2021, sản phẩm “Nước mắm Nhà thờ đổ” của HTXNN và TS Hải Hậu được UBND tỉnh Nam Định công nhận đạt sản phẩm tiêu chuẩn OCOP 3 sao.
OCOP 3 sao thúc đẩy nghề làm bánh bột lọc Thạch Sơn
OCOP 3 sao thúc đẩy nghề làm bánh bột lọc Thạch Sơn
OVN - Được công nhận là sản phẩm đạt chất lượng OCOP 3 sao, nghề làm bánh bột lọc Thạch Sơn đang từng bước mở rộng thị trường, mang đặc sản miền quê của huyện Lâm Thao, Phú Thọ tới nhiều khách hàng.
Cà phê phin giấy Thảo My thương hiệu từ chương trình OCOP
Cà phê phin giấy Thảo My thương hiệu từ chương trình OCOP
OVN - Vốn sinh ra và lớn lên ở vùng đất “địa linh nhân kiệt” tỉnh Ninh Bình, xuất phát từ nghề cơ khí. Đến với mảnh đất quê hương thứ hai tỉnh Gia Lai từ những năm 1998 của thế kỷ trước, anh Đinh Văn Kỳ sớm thấu hiểu được những khó khăn của những người nông dân với cây cà phê ở xã Bầu Cạn, huyện Chưprông, tỉnh Gia Lai.
Giò bê Minh Hiền - Sản phẩm OCOP 4 sao
Giò bê Minh Hiền - Sản phẩm OCOP 4 sao
OVN - Giò me (giò bê) ở Nam Nghĩa, Nam Đàn (tỉnh Nghệ An) thường được lấy tên là giò me Nam Nghĩa hay giò me Nam Đàn. Thương hiệu này ngày càng phát triển và được nhiều người biết đến, trở thành thương hiệu giò bê Nghệ An.
Đồng Hới: Ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP chủ lực
Đồng Hới: Ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP chủ lực
OVN - Mặc dù TP. Đồng Hới ( Quảng Bình) đã có nhiều cố gắng và đạt được một số kết quả tích cực trong triển khai thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), tuy nhiên vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, các sản phẩm chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh vốn có. Vì vậy, thành phố sẽ ưu tiên hỗ trợ đối với việc phát triển các sản phẩm OCOP mới là các sản phẩm chủ lực, đặc sản truyền thống của địa phương.
Lạc sen Nghệ An đạt chuẩn 4 sao OCOP
Lạc sen Nghệ An đạt chuẩn 4 sao OCOP
OVN - Một thời, lạc là nông sản xuất khẩu chủ lực của Nghệ An. Nhưng đã có giai đoạn cây lạc bị mai một. Nhận thấy giá trị đặc hữu của lạc sen Nghệ An, huyện Diễn Châu và doanh nghiệp đã xây dựng thành công sản phẩm lạc sen đạt chuẩn 4 sao OCOP.
Quảng Thành nâng cao chuỗi giá trị nông sản an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP
Quảng Thành nâng cao chuỗi giá trị nông sản an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP
OVN - Xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền là địa chỉ cung ứng rau sạch và các loại nông phẩm nổi tiếng của cả tỉnh Thừa Thiên - Huế. Với mô hình trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP đã góp phần nâng cao chất lượng, chuỗi giá trị nông sản mang lại hiệu quả kinh tế cao cho
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động