Sản phẩm OCOP 4 sao - Nón làng Chuông

OVN - Sản phẩm nón lá làng Chuông đã được công nhận sản phẩm OCOP 4 sao, là một trong những sản phẩm tiêu biểu của làng nghề thủ công mỹ nghệ của Hà Nội.

“Muốn ăn cơm trắng cá trê/Muốn đội nón tốt thì về làng Chuông…”. Câu ca này đã được truyền tụng từ bao đời không còn ai nhớ nữa, chỉ biết rằng nó là minh chứng cho sự tồn tại và nổi tiếng của một làng nghề đã có hơn 300 năm tuổi - nghề làm nón lá ở làng Chuông (xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội).

Sản phẩm nón làng Chuông đạt OCOP 4 sao, được xuất khẩu đi nhiều nước.
Sản phẩm nón làng Chuông đạt OCOP 4 sao, được xuất khẩu đi nhiều nước.

Điểm nổi bật của nón làng Chuông là sự tỉ mỉ trong từng đường khâu. Nguyên liệu chính để làm nón là lá cọ tươi nhập từ các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị; chỉ và khung nón đan bằng nan tre của địa phương. Lá cọ tươi khá nặng nên người thợ phơi khoảng 3 nắng để nước trong lá bay hơi; kế tiếp là xử lý lá, dân gian gọi là quay lá cho lá khô và mềm hơn nữa. Sau nữa, phải hong khô lá và sấy lần cuối để kết thúc việc xử lý. Lúc này lá cọ non sẽ chuyển từ màu xanh thành màu vàng. Sau khi hoàn thành nguyên liệu, người thợ mới tiến hành khâu nón.

Cái tài của người thợ làng Chuông là các múi nối sợi móc khi khâu được dấu kín và khi nhìn vào chiếc nón chỉ thấy đều tăm tắp những mũi khâu… Khi chiếc nón được khâu xong, người thợ hơ bằng hơi diêm sinh để cho màu nón trở nên trắng muốt và giúp nón không mốc.

Những chiếc nón cầu kì hơn sẽ được trang trí vào lòng nón những họa tiết hoa lá bằng giấy sắc màu hoặc chỉ khâu nhiều vòng giăng mắc ở hai điểm đối diện để buộc quai nón…

Để có một chiếc nón hoàn chỉnh, người làm nón phải cẩn thận trong từng công đoạn, kiên nhẫn và khéo léo với từng đường kim, mũi chỉ. Lá nón được phơi khắp rệ đê làng Chuông vào những ngày nắng. Trời càng nắng, lá càng trắng ra, chiếc nón làm ra càng đẹp càng bền nhưng người làng nghề cũng vất vả đổ muôn giọt mồ hôi.

Nghệ nhân Tạ Thu Hương chia sẻ, nón làng Chuông không chỉ là nét đẹp truyền thống mà còn là nguồn thu nhập quan trọng cho hơn 4.000 hộ dân địa phương. Với sự phát triển của nghề này, làng Chuông trở thành một trong những địa điểm cung cấp nhiều loại nón truyền thống như nón quai thao, nón lá giá ghép sống. Quai thao được sử dụng cho người già đi chùa, trong khi nón lá già ghép sống phục vụ cho công việc đồng áng của phụ nữ.

Đặc biệt, làng nghề đã xây dựng thương hiệu nón lá làng Chuông, nhãn hiệu tập thể được cấp bởi Cục Sở hữu trí tuệ. Sản phẩm được liên kết với các đơn vị kinh doanh, phân phối, xuất khẩu, mở rộng thị trường tiêu thụ. Ngoài tiêu thụ mạnh trong nước, nón làng Chuông còn được xuất khẩu tới nhiều thị trường: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Pháp, Mỹ, Australia… Nón làng Chuông được khách hàng đánh giá cao về chất lượng, mẫu mã, giá cả, dịch vụ...

Năm 2021, sản phẩm nón làng Chuông được xếp hạng OCOP 4 sao trong Chương trình Mỗi xã một sản phẩm của thành phố Hà Nội.

Nghệ nhân Tạ Thu Hương chia sẻ, sản phẩm nón lá của cơ sở được thành phố chấm điểm công nhận đạt OCOP giúp tăng giá trị và cơ sở thuận lợi hơn trong tìm kiếm đối tác ký kết hợp đồng xuất khẩu...

Theo lãnh đạo xã Phương Trung, để gìn giữ nghề, địa phương thu thập, bảo tồn, lưu giữ tư liệu về giá trị truyền thống của làng nghề và sản phẩm làng nghề; hỗ trợ xây dựng các phòng trưng bày, bảo tàng nghề, làng nghề thủ công mỹ nghệ, khu trình diễn nghề truyền thống.

Chiếc nón lá là biểu tượng mộc mạc của văn hóa Việt.
Chiếc nón lá là biểu tượng mộc mạc của văn hóa Việt.

Làng Chuông có một bảo tàng nghề nón lá, trưng bày các loại nón lá đặc trưng của làng nghề cùng công cụ, dụng cụ, kỹ thuật làm nghề. Bảo tàng nghề nón lá được xây dựng trên diện tích 300m2, có 3 phòng chính: Phòng giới thiệu, phòng trưng bày và phòng trình diễn.Trong đó, phòng giới thiệu có thông tin, hình ảnh, video về lịch sử, đặc điểm, giá trị của làng nghề và nón lá. Phòng trưng bày có các sản phẩm nón lá khác nhau như nón quai thao, nón lá già, nón lá mới, nón lá sáng tạo, nón lá đặc biệt... Phòng trình diễn phục vụ các buổi trình diễn nghề làm nón lá và hoạt động văn nghệ, văn hóa liên quan đến nón lá.

Bảo tàng nghề nón lá là nơi thu hút nhiều du khách tham quan, tìm hiểu về nghề làm nón lá truyền thống, thưởng thức nét đẹp và nghệ thuật của nón lá.

Hiện, Phương Trung đặc biệt chú trọng đến công tác đào tạo nghề, truyền nghề, nhân cấy nghề. Xã đã xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ duy trì, phát triển đội ngũ nghệ nhân, khích lệ động viên các nghệ nhân tham gia công tác này.

Nghệ nhân trong làng thường xuyên mở các lớp dạy nghề cho học sinh, sinh viên, người dân trong vùng, nhằm truyền kỹ năng và tinh thần yêu nghề cho thế hệ sau. Các em được hướng dẫn bởi nghệ nhân giàu kinh nghiệm, tay nghề cao, tâm huyết với nghề; được thực hành các công đoạn làm nón lá, từ xử lý lá cọ, đan nón đến trang trí...

Có thể thấy, trải qua bao thăng trầm của thời gian, mặc dù nghề làm nón không còn hưng thịnh như xưa, người dân làng Chuông vẫn miệt mài khâu từng chiếc nón, người già truyền lại cho lớp trẻ, người lớn dạy cho trẻ nhỏ, cứ thế mà nghề nối nghề, họ vững tin và âm thầm gìn giữ mãi chiếc nón lá vừa là truyền thống, vừa là nét văn hóa không thể để biến mất.

Làng nón Chuông là một ví dụ điển hình cho sự bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống theo Kế hoạch số 67/KH của UBND thành phố Hà Nội. Làng nón Chuông đã góp phần nâng cao giá trị gia tăng của ngành nghề nông thôn, tạo việc làm và thu nhập cho người dân nông thôn, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của làng nghề truyền thống, góp phần xây dựng nông thôn mới và phát triển du lịch làng nghề.

Làng nón Chuông đã đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu gắn với phát triển sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Đây là một trong những hoạt động nhằm tăng giá trị gia tăng và cạnh tranh của sản phẩm làng nghề, cũng như góp phần xây dựng nông thôn mới và phát triển du lịch làng nghề.

Sông Lam

Tin liên quan

Tin mới hơn

OCOP product development: Awaken local potential and advantages
OCOP product development: Awaken local potential and advantages
OVN - Implementing the One Commune One Product Program (OCOP), many localities in the province have effectively exploited the potential and advantages of craft villages and typical agricultural products to promote commodity production, gradually raising their position. , product value.
Advantages of product development OCOP Hanoi from cultural capital and indigenous knowledge
Advantages of product development OCOP Hanoi from cultural capital and indigenous knowledge
OVN - Implementing the One Commune One Product Program (OCOP), recently, many farmers, cooperatives, and small businesses in Hanoi have exploited this advantage to develop OCOP products. Local raw materials combined with indigenous culture and farming knowledge have been enhancing products and giving them high economic value.
Sản phẩm OCOP 4 sao - Nón làng Chuông
Sản phẩm OCOP 4 sao - Nón làng Chuông
OVN - Sản phẩm nón lá làng Chuông đã được công nhận sản phẩm OCOP 4 sao, là một trong những sản phẩm tiêu biểu của làng nghề thủ công mỹ nghệ của Hà Nội.

Tin khác

Kiên Giang nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP
Kiên Giang nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP
OVN - Kiên Giang đến nay có 269 sản phẩm OCOP (One Commune One Product - Mỗi xã một sản phẩm). Nhiều sản phẩm đã được xuất ngoại và mang về lợi nhuận hấp dẫn cho người dân. Các sản phẩm đa dạng về mẫu mã và chất lượng (6 sản phẩm 5 sao, 36 sản phẩm 4 sao và 227 sản phẩm 3 sao), gồm: gạo, nước mắm truyền thống Phú Quốc, tiêu, sim, mật ong, dừa, khô cá các loại, lạp xưởng cá thu, yến sào…
GREEN BEAN CAKE AS YOU WISH – 3 STAR OCOP PRODUCTS
GREEN BEAN CAKE AS YOU WISH – 3 STAR OCOP PRODUCTS
OVN - Among the specialties of Hai Duong province, green bean cake is the most popular gift. The small, simple cake filled with the flavors of the countryside is always the pride of Hai Duong people. Tourists coming to Hai Duong or passing by also stop by to buy Hai Duong green bean cakes as gifts. Currently in Hai Duong province, there are over 50 green bean cake brands, including the Nhu Y green bean cake brand chosen by many diners.
Trà Thảo Việt - Tinh hoa từ người Việt!
Trà Thảo Việt - Tinh hoa từ người Việt!
OVN - Trong hành trình nâng tầm giá trị thảo dược Việt, trà Thảo Việt đã khẳng định vị thế của mình không chỉ trong nước mà còn trên thị trường quốc tế. Với sự kết hợp tinh tế giữa các thảo mộc quý, sản phẩm đã đáp ứng được nhu cầu của đông đảo khách hàng, được người tiêu dùng trong và ngoài nước tin dùng.
Hải Dương: gốm Chu Đậu được đề nghị OCOP 5 sao
Hải Dương: gốm Chu Đậu được đề nghị OCOP 5 sao
OVN - 5 sản phẩm gốm Chu Đậu được Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nam Sách đề nghị xếp hạng 5 sao.
Rượu Lừng Hồng -  Tinh hoa giá trị truyền thống từ hạt lúa nếp thơm Thái Bình
Rượu Lừng Hồng - Tinh hoa giá trị truyền thống từ hạt lúa nếp thơm Thái Bình
OVN - Thời gian qua, Thái Bình đã thúc đẩy sản phẩm OCOP bằng cách đẩy mạnh liên kết, qua đó tạo động lực thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa bền vững.
Thanh khiết hương vị thiên nhiên trong rượu Cổ Đô truyền thống
Thanh khiết hương vị thiên nhiên trong rượu Cổ Đô truyền thống
OVN - Làng Cổ Đô (xã Cổ Đô, huyện Ba Vì, Hà Nội) vốn nổi tiếng với nghề dệt lụa, làm bún và nấu rượu từ thời vua Hùng. Nhằm tiếp nối nghề truyền thống của quê hương, đến nay, rượu Cổ Đô đã được xây dựng và phát triển thành các sản phẩm đạt chất lượng OCOP 3 sao.
Người phụ nữ tâm huyết với nghề sản xuất Giò chả
Người phụ nữ tâm huyết với nghề sản xuất Giò chả
OVN - Chị Hoàng Thị Nguyệt – Chi hội trưởng Phụ nữ xóm Bắc Liên, xã Nghi Liên, TP Vinh (Nghệ An) được mọi người biết đến không chỉ là người cán bộ hội nhanh nhẹn, nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm cao trong trong công tác phong trào và được chị em tin yêu mà còn là người phụ nữ làm kinh tế giỏi.
Hành trình mang tinh bột nghệ, tinh bột sắn dây thành sản phẩm OCOP 3 sao
Hành trình mang tinh bột nghệ, tinh bột sắn dây thành sản phẩm OCOP 3 sao
OVN - Từ nguồn nguyên liệu có sẵn tại địa phương, chị Võ Thị Thu Hằng (xã Sơn Trà, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã tìm tòi phát triển, đầu tư máy móc để sản xuất thành công các sản phẩm tinh bột nghệ, tinh bột sắn dây có tác dụng tốt cho sức khỏe, được công nhận là sản phẩm đạt chất lượng OCOP 3 sao.
Măng tre Mạnh Tông – Đặc sản núi Cấm
Măng tre Mạnh Tông – Đặc sản núi Cấm
OVN - Nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và khí hậu mát mẻ, trong lành, Núi Cấm không chỉ là điểm du lịch hấp dẫn, mà còn là nơi sản sinh ra nhiều đặc sản độc đáo. Trong đó, măng tre Mạnh Tông là một trong những nguyên liệu không thể thiếu cho bữa ăn mang đậm hương vị đặc trưng của núi rừng An Giang.
Rau ăn lá An Hòa - sản phẩm OCOP 4 sao
Rau ăn lá An Hòa - sản phẩm OCOP 4 sao
OVN - Chị Trần Thị Thanh - chủ thể bộ sản phẩm OCOP 4 sao rau ăn lá An Hòa (thôn Ngọc Động, xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm) đạt thành công trong ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất các loại rau an toàn.
Tương làng Bợ - Sản phẩm OCOP 4 sao nức tiếng gần xa
Tương làng Bợ - Sản phẩm OCOP 4 sao nức tiếng gần xa
OVN - Dù có nhiều giai đoạn thăng trầm, nghề làm tương ở Làng Bợ (xã Thạch Đồng, huyện Thanh Thủy, Phú Thọ) vẫn nức tiếng gần xa nhờ hương vị thơm ngon. Sản phẩm đạt chất lượng OCOP 4 sao vừa góp phần tăng thu nhập cho người dân, đồng thời cũng lưu giữ được hồn cốt của làng quê ven sông Đà.
Chắp cánh đưa nông sản Việt vươn xa
Chắp cánh đưa nông sản Việt vươn xa
OVN - Nông sản Việt Nam có nhiều tiềm năng và lợi thế lớn, nhưng hiện nay phần lớn nông sản được xuất thô chứ chưa đi sâu vào chế biến nên giá trị kinh tế còn thấp.
Bột sắn dây xứ Đoài và hành trình xây dựng thương hiệu OCOP 4 sao
Bột sắn dây xứ Đoài và hành trình xây dựng thương hiệu OCOP 4 sao
OVN – Với kinh nghiệm sản xuất tinh bột sắn dây gần 35 năm, cơ sở Minh Khuê Food (huyện Hoài Đức, Hà Nội) đã thay đổi phương thức sản xuất thủ công sang áp dụng máy móc, chú trọng xây dựng thương hiệu, tạo ra sản phẩm được công nhận chất lượng OCOP 4 sao.
Sản phẩm dầu lạc Đông Thành đạt chất lượng OCOP 3 sao
Sản phẩm dầu lạc Đông Thành đạt chất lượng OCOP 3 sao
OVN – Từ vùng đất có nguồn lạc tươi dồi dào và chất lượng, HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Đông Thành đã phát triển dầu lạc thành sản phẩm OCOP 3 sao, mang hương vị đặc trưng của một miền quê ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
Dưa lưới Thắng Tân: Nói không với thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc
Dưa lưới Thắng Tân: Nói không với thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc
LNV - Những năm gần đây, vấn nạn “thực phẩm bẩn” đang là nỗi lo của cả xã hội, khi một số bộ phận người dân vì lợi ích cá nhân đã đem ra thị trường bán những thực phẩm không rõ nguồn gốc, được ngâm, tẩm hóa chất, phun chất kích thích sinh trưởng…
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động