Bánh lọc Huế trở thành sản phẩm OCOP ở Lâm Đồng

OVN - Vốn là món ăn đặc trưng của tỉnh Thừa Thiên Huế nhưng khi được người dân đưa về phát triển huyện Đạ Tẻh (Lâm Đồng), món bánh lọc lại nhận được sự ủng hộ của người tiêu dùng và trở thành một trong những món bánh đạt chất lượng OCOP của địa phương.

Mang hương vị quê nhà tới vùng đất mới

Theo những người dân ở xã Đạ Lây, huyện Đạ Tẻh, Lâm Đồng, từ những năm 1979, người tỉnh Thừa Thiên Huế đã vào đây lập nghiệp. Số người gốc tỉnh Thừa Thiên Huế chiếm gần 70 % dân số toàn xã Đạ Lây. Sau khi đến vùng đất mới, họ vẫn lưu giữ, làm nhiều món bánh nổi tiếng của xứ Huế.

Bà Lê Thị Hương – Phó Chủ tịch UBND xã Đạ Lây cho biết, tôi sinh ra giữa lòng miền Trung nên món bánh lọc không còn lạ lẫm. Thuở nhỏ, gia đình tôi cũng làm bánh lọc để ăn chứ không để mua bán. Mỗi sớm đi học, đều được một chiếc bánh lọc không có nhân. Dân ở quê tôi gọi bánh lọc không nhân là những chiếc dép tông, vì mỗi sáng chỉ cần vo bột thành hình quả táo, dùng chai thủy tinh cán qua là thành hình một chiếc bánh, y hệt chiếc dép. Hồi đó, sáng sớm được thưởng thức món bánh này là no cả ngày. Hồi đó chưa có dầu ăn, mỡ lợn cũng hiếm, nên hình thức chế biến chủ yếu là nướng trên than củi.

Bánh lọc Huế trở thành sản phẩm OCOP ở Lâm Đồng
Không dừng lại ở một món ăn, trong xu hướng phát triển sản phẩm địa phương hiện nay, bánh lọc ở Đạ Lây cũng tham gia Chương trình OCOP và nhận được chất lượng 3 sao.

Trong thời gian tới, chị Nguyễn Thị Lợi – Chủ tịch Hội LHPN xã, người tham gia thành lập Tổ hợp tác cùng các thành viên sẽ hoàn thiện dần hồ sơ để nâng hạng bánh lọc trở thành sản phẩm OCOP 4 sao, tiếp cận hình thức bán mua trên sàn giao dịch điện tử. Tổ hợp tác có khoảng 20 gia đình xứ Huế làm bánh lọc với khá nhiều thành viên trong gia đình. Món bánh dân dã này cần sự khéo léo của đôi bàn tay các chị, các mẹ, các em. Chính vì vậy, chị Nguyễn Thị Lợi tâm sự rằng, đây là một nghề giúp cải thiện đời sống của gia đình, giúp các chị em phụ nữ yếu thế, em nhỏ ở địa phương có thêm thu nhập.

Bánh lọc Đạ Lây nổi tiếng khắp đó đây chính vì nguồn nguyên liệu làm bánh. Trước đây vùng cây sắn nguyên liệu của xã xấp xỉ 20 ha, sau khi thu hoạch cây sắn được xát nhỏ, lắng lọc qua nhiều nước để cho lượng tinh bột trắng, trong ngọc ngà. Do mục đích chuyển đổi cây trồng ở một số nông hộ, diện tích trồng sắn của xã hiện còn gần 10 ha và vẫn đáp ứng nhu cầu tinh bột làm bánh lọc ở địa phương. Mỗi người một công đoạn để tạo nên chất lượng của sản phẩm và số lượng cần thiết cho thị trường.

Tận dụng nguồn nguyên liệu tự nhiên để làm bánh lọc

Bánh lọc Huế trở thành sản phẩm OCOP ở Lâm Đồng
Người dân gốc Huế luôn cố gắng giữ gìn, phát triển món ăn dân dã của quê hương ở Đạ Lây.

Theo ông Phạm Văn Quốc – Phó Chủ tịch UBND xã Đạ Lây cho biết, mảnh đất Đạ Lây rất thích hợp cho các loại cây ăn trái có múi như cam, quýt, sầu riêng. Chất lượng cây ăn trái đã được thị trường ưa chuộng và khách hàng khẳng định. Cây sắn là một cây thích hợp với các bãi bồi phù sa, hưởng được chất dinh dưỡng ngọt bùi nên tạo chất lượng tinh bột hảo hạng để làm bánh.

Mặt khác, lá chuối để gói bánh lọc ở Đạ Lây là lá chuối rừng; lá chuối nhà chỉ dùng làm dây buộc, chính vì vậy đã tạo nên sự ngon ngọt và tính thẩm mỹ cho chiếc bánh. Quá trình làm nhân bánh cũng tùy thuộc vào tay nghề của từng người trong quá trình lựa chọn tôm, thịt; tẩm ướp gia vị; độ lửa để cho nhân thơm, kích thích vị giác. Món bánh dân dã nhưng qua nhiều công đoạn và khó ai có thể cưỡng lại được nhờ bàn tay của những người làm bánh đầy sự tỉ mỉ, cẩn thận và nét “chầm chậm” rất Huế.

Bánh lọc Huế trở thành sản phẩm OCOP ở Lâm Đồng

Nếu ngày xưa, người dân còn phải gánh gồng, rong ruổi từng buổi chợ để rao bán nhưng giờ thì đã có cơ sở sản xuất, khách dừng xe tận nhà để mua.Ngoài phục vụ nhu cầu của địa phương, hiện nay, bánh lọc Đạ Lây đã vượt núi xuôi về các thị trường như TP Hồ Chí Minh; Đồng Nai, Bình Dương; Bình Phước, Bình Thuận, Khánh Hòa… Chất lượng, thương hiệu càng ngày càng được khẳng định, nhiều cơ sở ở các tỉnh bạn luôn đặt hàng bánh lọc với số lượng lớn.

Theo UBND xã Đạ Lây, hiện nay xã có 3 sản phẩm OCOP là bánh lọc, chả Huế, hạt điều… Thời gian tới, địa phương cùng với các hộ làm bánh lọc, tổ hợp tác phấn đấu thành lập được Hợp tác xã làm bánh lọc. Khi đó, sẽ rất nhiều thuận lợi trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay, sản phẩm đến được với nhiều thị trường hơn, đặc biệt là trong tiếp cận thương mại điện tử./.

Tường Vân

Tin liên quan

Tin mới hơn

Sản phẩm OCOP sẽ góp mặt Ngày hội Du lịch thị xã Hoài Nhơn “La Vuông – Cao nguyên xanh vẫy gọi”
Sản phẩm OCOP sẽ góp mặt Ngày hội Du lịch thị xã Hoài Nhơn “La Vuông – Cao nguyên xanh vẫy gọi”
OVN - Ngày hội Du lịch thị xã Hoài Nhơn “La Vuông – Cao nguyên xanh vẫy gọi” sẽ tổ chức vào ngày 1/9/2024 tại Bãi cỏ Đồng Vuông, cao nguyên La Vuông, xã Hoài Sơn, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Một gian hàng sản phẩm OCOP của thị xã Hoài Nhơn và 5 gian hàng của các địa phương (Kbang, Đức Phổ, Hoài Ân, An Lão, Phù Mỹ) sẽ tham gia Ngày hội.
Khi sản phẩm OCOP giúp giữ chân du khách
Khi sản phẩm OCOP giúp giữ chân du khách
OVN - Thống kê của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) cho thấy, lượng du khách tham gia các hình thức du lịch nông thôn, sinh thái chiếm khoảng 10%, với doanh thu khoảng 30 tỷ USD/năm. Trung bình mỗi năm, tỷ lệ khách đi du lịch nông thôn tăng 10 - 30%...
Nâng tầm sản phẩm OCOP theo chiều sâu
Nâng tầm sản phẩm OCOP theo chiều sâu
OVN - Bên cạnh việc xúc tiến, quảng bá tiêu thụ, các chủ thể cũng chú trọng đầu tư nâng tầm sản phẩm OCOP nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
Quảng Ngãi:  Nâng cao chất lượng sản phẩm và thương hiệu OCOP
Quảng Ngãi: Nâng cao chất lượng sản phẩm và thương hiệu OCOP
OVN - Tỉnh Quảng Ngãi đang tập trung thực hiện hiệu quả, đồng bộ Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024, nhằm nâng cao chất lượng, quy mô sản xuất và thương hiệu của các sản phẩm OCOP theo hướng “Phát huy giá trị tài nguyên bản địa, truyền tải về văn hóa, tri thức dân gian của địa phương”.
Ngọt ngào hương vị mật ong rừng Mỹ Thuận
Ngọt ngào hương vị mật ong rừng Mỹ Thuận
LNV – Với địa hình miền núi có nhiều loại cây có hoa, HTX dịch vụ nông lâm nghiệp Mỹ Thuận đã và đang phát huy lợi thế để tạo ra những sản phẩm mật ong rừng chất lượng, góp phần phát triển kinh tế cho người dân.
Thưởng thức chè đạt chuẩn OCOP tại làng nghề chè Phú Thịnh
Thưởng thức chè đạt chuẩn OCOP tại làng nghề chè Phú Thịnh
OVN - Làng nghề chè Phú Thịnh thuộc xã Phú Hộ, TX Phú Thọ là một trong những vùng chè nức tiếng của xứ chè Phú Thọ, nơi đây có thương hiệu chè Phú Hộ với nhiều sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao, 4 sao.

Tin khác

Hà Giang: “Khơi dòng” phát triển du lịch nông thôn thông qua các sản phẩm nông nghiệp
Hà Giang: “Khơi dòng” phát triển du lịch nông thôn thông qua các sản phẩm nông nghiệp
OVN - Phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn đang là xu thế mang tính bền vững. Tại Hà Giang, loại hình này đang được tỉnh và các địa phương “khơi dòng” bằng nhiều chủ trương, chính sách và hành động cụ thể.
Sản phẩm OCOP 4 sao của làng nghề sản xuất miến đao Giới Phiên
Sản phẩm OCOP 4 sao của làng nghề sản xuất miến đao Giới Phiên
OVN - Miến đao ở xã Giới Phiên (TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái) có điểm đặc trưng là sợi nhỏ, màu trong hơi xám, có độ dai, giòn, nấu chín không bị nát, sản phẩm đã được HTX Sản xuất, kinh doanh miến đao Giới Phiên phát triển thành sản phẩm OCOP đạt chất lượng 4 sao.
Bình Phước: Sản phẩm OCOP phát triển bền vững
Bình Phước: Sản phẩm OCOP phát triển bền vững
OVN - Bình Phước là một trong những tỉnh được cấp nhiều mã vùng trồng cây công nghiệp xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, trong đó có cây sầu riêng, đây là cơ hội làm giàu cho người nông dân. Tuy nhiên, ít tháng trở lại đây, nhiều diện tích cây trồng chết khô chưa rõ nguyên nhân, khiến nhiều hộ dân đứng ngồi không yên.
Sản phẩm OCOP TP.HCM chuẩn bị vào khách sạn sang
Sản phẩm OCOP TP.HCM chuẩn bị vào khách sạn sang
OVN - Có thêm cơ hội mới cho các đặc sản Việt Nam vì Sở Công Thương và Sở Du lịch TP.HCM sẽ phối hợp đưa sản phẩm OCOP của địa phương vào các khách sạn 4 - 5 sao tại thành phố để quảng bá, giới thiệu với du khách trong và ngoài nước.
Sóc Sơn: Phát triển sản phẩm OCOP, khơi dậy tiềm năng, lợi thế địa phương
Sóc Sơn: Phát triển sản phẩm OCOP, khơi dậy tiềm năng, lợi thế địa phương
OVN - Huyện Sóc Sơn hiện có hơn 10.000ha đất sản xuất nông nghiệp, hơn 4.500ha đất lâm nghiệp; 112 hợp tác xã nông nghiệp hoạt động nhiều ngành nghề, loại hình; 3.447 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và 2 làng nghề truyền thống...Đây là tiềm năng lớn để huyện phát triển đa dạng sản phẩm nông nghiệp, làng nghề theo Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), qua đó đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân địa phương.
Bình Định: Hoài Nhơn phát triển sản phẩm OCOP
Bình Định: Hoài Nhơn phát triển sản phẩm OCOP
OVN - Từ năm 2024 đến năm 2025, thị xã Hoài Nhơn tập trung phát triển sản phẩm OCOP thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm, nhằm khẳng định sản phẩm có thương hiệu, uy tín, đưa sản phẩm OCOP của thị xã đến với thị trường trong cả nước và hướng đến xuất khẩu.
Sản phẩm OCOP phát triển từ những tiềm năng, lợi thế của địa phương
Sản phẩm OCOP phát triển từ những tiềm năng, lợi thế của địa phương
OVN - Sản phẩm OCOP nên lựa chọn và ưu tiên phát triển các nhóm sản phẩm truyền thống cũng như các sản phẩm mới được hình thành dựa trên nền tảng lợi thế của địa phương, có chất lượng nổi trội, đặc sắc.
Mô hình thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền
Mô hình thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền
OVN - Nhận thấy tỉnh Thái Nguyên có tiềm năng với nhiều sản phẩm OCOP đa dạng và chất lượng, HTX Phú Lộc Thái Nguyên đã xây dựng mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng khi muốn lựa chọn những nông sản để tiêu dùng và làm quà biếu tặng.
Orchard Home Resort – Điểm đến nghỉ dưỡng lý tưởng
Orchard Home Resort – Điểm đến nghỉ dưỡng lý tưởng
LNV - Cách Vườn Quốc gia Cát Tiên khoảng 10 phút lái xe, Orchard Home Resort hiện đại được bao bọc bởi những cánh rừng hùng vĩ tại Nam Cát Tiên đã trở thành điểm đến nghỉ dưỡng lý thưởng cho những ai mong muốn nuôi dưỡng tốt sức khỏe tinh thần và yêu thích thiên nhiên.
Yên Sơn: Điểm sáng phát triển sản phẩm OCOP
Yên Sơn: Điểm sáng phát triển sản phẩm OCOP
OVN - Huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) đang khẳng định vị thế dẫn đầu trong tỉnh về phát triển sản phẩm OCOP (Mỗi xã một sản phẩm) với 68 sản phẩm được công nhận, mang lại những dấu ấn tích cực cho ngành nông nghiệp địa phương.
Điện Biên tập trung phát triển hiệu quả các sản phẩm OCOP
Điện Biên tập trung phát triển hiệu quả các sản phẩm OCOP
OVN - Những năm qua, việc phát triển các sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã thu được những kết quả tích cực. Với nhiều giải pháp đồng bộ, việc phát triển các sản phẩm OCOP đã và đang có những đóng góp không nhỏ vào sự “vươn mình” của mảnh đất Điện Biên lịch sử.
Hòa Bình: 39 sản phẩm đạt chuẩn OCOP
Hòa Bình: 39 sản phẩm đạt chuẩn OCOP
OVN - Thời gian qua, chương trình OCOP của tỉnh Hòa Bình đã góp phần nâng tầm giá trị sản phẩm truyền thống địa phương. Thông qua chương trình đã hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao gắn với chuỗi giá trị sản phẩm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
Xuân Giáp Thìn 2024: Sản phẩm OCOP nâng cao giá trị nông sản Việt
Xuân Giáp Thìn 2024: Sản phẩm OCOP nâng cao giá trị nông sản Việt
OVN - Tại Việt Nam, xu hướng lựa chọn thực phẩm sạch đang có tín hiệu tăng mạnh nhờ sự quan tâm về sức khỏe tiêu dùng. Tận dụng tình hình này, các HTX trên cả nước cũng có cơ hội khẳng định được giá trị và chất lượng trên thị trường thông qua việc cung cấp các sản phẩm OCOP dịp Tết sắp tới.
Nhiều sản phẩm OCOP của Thái Nguyên được xúc tiến mạnh tại đồng bằng sông Cửu Long
Nhiều sản phẩm OCOP của Thái Nguyên được xúc tiến mạnh tại đồng bằng sông Cửu Long
OVN - Tại Festival tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 (diễn ra từ ngày 10 đến 13-12), với sự độc đáo, chất lượng và thương hiệu, những sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh Thái Nguyên đã gây ấn tượng với khách tham quan trong và ngoài nước, đặc biệt là người dân khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Phát triển du lịch để nâng cao giá trị nông sản địa phương
Phát triển du lịch để nâng cao giá trị nông sản địa phương
OVN - Những năm qua, huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) đã tăng cường sự kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp với phát triển du lịch nhằm nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, góp phần tăng thu nhập của người dân và phát triển kinh tế của huyện.
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động