Thắt chặt kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP

OVN - OCOP là các sản phẩm tiêu biểu, có uy tín, chất lượng và thương hiệu. Tuy nhiên, muốn lan tỏa rộng rãi sản phẩm đến người dùng trong và ngoài nước, đòi hỏi các chủ thể sản xuất phải thay đổi cách tiếp cận thị trường...

Hiện cả nước có hơn 13.368 sản phẩm OCOP của 59 tỉnh, thành phố đã được đánh giá, phân hạng; trong đó, gần 74% đạt 3 sao, gần 25% đạt 4 sao và 42 sản phẩm đạt 5 sao, còn lại là tiềm năng 5 sao. Riêng Hà Nội có đến hơn 2.769 sản phẩm được đánh giá và phân hạng. Mặc dù chương trình OCOP đã giúp doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất sản phẩm đặc trưng vùng, miền nhưng việc tiêu thụ lại không hề dễ dàng. Nút thắt lớn nhất hiện nay là thiếu liên kết giữa sản xuất với phân phối để tiêu thụ sản phẩm.

NHIỀU CÁCH KẾT NỐI TIÊU THỤ

Năm 2024, chế biến nông sản xuất khẩu đối mặt với nhiều khó khăn, vì thế không ít doanh nghiệp đã lựa chọn tìm cơ hội ngay tại thị trường nội địa với các sản phẩm OCOP. Ông Giang Đình Thìn, đại diện Công ty TNHH Yến sào Giang Hoàng Yến (Đồng Nai), cho hay giá trị xuất khẩu tổ yến giảm hơn mọi năm do áp lực cạnh tranh trên thị trường ngày càng lớn. Trong khi đó, các sản phẩm tốt cho sức khỏe ngày càng được người tiêu dùng trong nước quan tâm. “Thị trường tiêu thụ nội địa vẫn rất giàu tiềm năng. Do đó, chúng tôi chú trọng đầu tư bao bì, đa dạng sản phẩm yến khô, yến đã qua chế biến để cung cấp ra thị trường”.

Tuy nhiên, việc tiêu thụ các sản phẩm này vẫn còn khó khăn, dù dấu ấn OCOP đã tương đối rõ. Theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân khiến cho việc tiêu thụ sản phẩm chưa đạt như kỳ vọng là bởi sản phẩm chế biến còn ít, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ dẫn tới sức cạnh tranh của sản phẩm còn hạn chế. Không ít doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ thể sản xuất, kinh doanh chia sẻ rằng việc tiếp cận và đưa sản phẩm vào hệ thống siêu thị hiện nay vẫn gặp nhiều khó khăn, dẫn tới sức cạnh tranh giảm sút.

Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Đông Cao (huyện Mê Linh, Hà Nội) hiện có diện tích trồng rau đạt 200 ha với sản lượng thu hoạch 60.000 tấn rau/năm. Hiện tại, việc tiêu thụ rau của Hợp tác xã này chủ yếu thông qua các thương lái của hệ thống chợ truyền thống Hà Nội và các tỉnh. Ông Đàm Văn Đua, Giám đốc Hợp tác xã, cho biết: “Quá trình đưa sản phẩm rau xanh đạt tiêu chuẩn OCOP vào hệ thống siêu thị tiêu thụ gặp nhiều khó khăn trong công tác bảo quản, vận chuyển. Chúng tôi mong muốn được hỗ trợ dán tem nhãn sản phẩm OCOP khi đưa sản phẩm vào hệ thống bán lẻ tiêu thụ, qua đó Hợp tác xã có thể chứng minh nguồn gốc xuất xứ sản phẩm”.

Nút thắt lớn nhất hiện nay là thiếu liên kết giữa sản xuất với phân phối để tiêu thụ sản phẩm OCOP.
Nút thắt lớn nhất hiện nay là thiếu liên kết giữa sản xuất với phân phối để tiêu thụ sản phẩm OCOP.

Tương tự, bà Nguyễn Thanh Vân, Giám đốc Công ty CP Thực phẩm sạch Ba Vì cho biết đơn vị có 2 trại chăn nuôi ở huyện Ba Vì với quy mô hàng nghìn con lợn, gà mỗi năm. Năm 2019, doanh nghiệp đã đăng ký sản phẩm tham gia Chương trình OCOP TP.Hà Nội, tuy nhiên việc đưa sản phẩm vào siêu thị tiêu thụ không hề dễ dàng. “Doanh nghiệp phải đáp ứng yêu cầu có kinh nghiệm đưa hàng vào những siêu thị quy mô lớn. Ngoài ra chi phí mở mã hàng khá lớn, nhưng siêu thị đều yêu cầu bán ký gửi hàng hóa khiến lượng vốn lưu động của doanh nghiệp thâm hụt”, bà Vân dẫn chứng.

Ở chiều ngược lại, trong khi doanh nghiệp sản xuất sản phẩm OCOP loay hoay tìm đầu ra cho sản phẩm thì nhiều doanh nghiệp bán lẻ chưa gặp được các chủ thể có sản phẩm tốt để kết nối tiêu thụ. Theo bà Nguyễn Thị Kim Dung, Giám đốc Siêu thị Co.op Mart Hà Đông, mỗi siêu thị đều có bộ phận quản lý chất lượng thường xuyên kiểm tra tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm được đưa vào bày bán tại siêu thị. Thế nhưng một số cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP chưa nắm được quy định nên chưa đáp ứng yêu cầu cung ứng hàng cho doanh nghiệp bán lẻ. Đây là một trong những nguyên nhân khiến sản phẩm OCOP chưa tiếp cận được hệ thống bán lẻ hiện đại.

Trong bối cảnh đó, đưa sản phẩm OCOP lên các sàn thương mại điện tử để quảng bá, kết nối tiêu thụ, cũng là một trong những cách làm hiệu quả, được nhiều địa phương áp dụng hiện nay. Theo các cơ sở sản xuất, giá nhiều sản phẩm khi lên sàn thương mại bán online cao từ 3 - 4 lần so với hình thức offline, do hàng hóa được đầu tư kỹ lưỡng từ nhãn mác cho tới chất lượng tốt nhất. “Từ khi bán hàng online, gần 3 năm trở lại đây, doanh số bán hàng trực tuyến của chúng tôi cơ bản tăng gần gấp đôi, những khách hàng tiếp cận đều rất uy tín”, bà Vũ Minh Tú, Giám đốc Công ty TNHH Thái Minh Nguyên, cho biết.

Theo các chuyên gia kinh tế, để tiêu thụ sản phẩm OCOP, đòi hỏi cơ quan quản lý tạo ra cầu nối giữa người sản xuất với nhà bán lẻ. Nguyên Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam Vũ Thị Hậu cho biết hiện vẫn còn có những yếu tố thống lĩnh độc quyền của một số nhóm siêu thị, khiến việc đưa hàng OCOP đạt tiêu chuẩn vào một số siêu thị gặp rất nhiều khó khăn. Đồng thời, chủ thể OCOP phải đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, các quy định cơ quan quản lý nhà nước...

Lưu Hà

Tin liên quan

Tin mới hơn

Làng nghề truyền thống rượu Vọc phát huy thế mạnh của sản phẩm OCOP
Làng nghề truyền thống rượu Vọc phát huy thế mạnh của sản phẩm OCOP
OVN - Xã Vũ Bản, huyện Bình Lục, (tỉnh Hà Nam) từ lâu nổi tiếng với làng rượu Vọc truyền thống. Trải qua quá trình phát triển, hiện nay sản phẩm rượu Vọc có sự đổi mới, nâng tầm, được công nhận sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm).
Thanh Hoá: Mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm OCOP qua chuyển đổi số
Thanh Hoá: Mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm OCOP qua chuyển đổi số
OVN - Trong thời kỳ công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ số trong phát triển nông nghiệp đã và đang góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, trở thành động lực để phát triển kinh tế của địa phương, đưa sản phẩm của địa phương vươn xa. Đặc biệt, chuyển đổi số (CĐS) sẽ mang lại nhiều yếu tố thuận lợi cho chương trình “mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) phát huy hiệu quả kinh tế cao.
Quảng Nam: Sản phẩm OCOP ở Phước Sơn - Biến lợi thế núi rừng thành hàng hóa
Quảng Nam: Sản phẩm OCOP ở Phước Sơn - Biến lợi thế núi rừng thành hàng hóa
OVN - Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), đến nay huyện miền núi Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam đã có 15 sản phẩm OCOP được công nhận đạt 3 sao cấp tỉnh. Đó là những sản phẩm đặc trưng, sản vật nổi tiếng đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế, nâng cao đời sống người dân, làm thay đổi diện mạo nông thôn miền núi nơi đây.
Ra mắt Câu lạc bộ OCOP Hải Dương
Ra mắt Câu lạc bộ OCOP Hải Dương
OVN - Vừa qua, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hải Dương ra mắt Câu lạc bộ OCOP Hải Dương. Đây là câu lạc bộ đầu tiên được thành lập nhằm hội tụ các sản phẩm OCOP Hải Dương.
Bình Dương: Tăng cường tuyên truyền Chương trình OCOP
Bình Dương: Tăng cường tuyên truyền Chương trình OCOP
OVN - Để thúc đẩy sự chủ động và thống nhất trong việc thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Chi cục Phát triển nông thôn đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền hiệu quả. Các hoạt động này nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và sự phối hợp giữa các sở, ngành, huyện, thành phố, cùng các cơ quan liên quan.
Thanh Hoá: Huyện Cẩm Thủy có thêm 7 sản phẩm OCOP 3 sao
Thanh Hoá: Huyện Cẩm Thủy có thêm 7 sản phẩm OCOP 3 sao
OVN - Căn cứ vào kết quả chấm điểm, đánh giá sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2024 theo Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ, UBND huyện Cẩm Thủy đã công nhận thêm 7 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao.

Tin khác

Quảng Ninh kết nối sản phẩm OCOP với du lịch
Quảng Ninh kết nối sản phẩm OCOP với du lịch
OVN - Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch tại tỉnh Quảng Ninh không chỉ góp phần tạo đầu ra bền vững cho sản phẩm, mà còn giúp du khách có thêm nhiều trải nghiệm về giá trị văn hóa địa phương.
Vĩnh Phúc: Nông dân Việt Nam xuất sắc và hành trình xây dựng thương hiệu sữa Vinhtuongmilk
Vĩnh Phúc: Nông dân Việt Nam xuất sắc và hành trình xây dựng thương hiệu sữa Vinhtuongmilk
LNV - Với phương châm “Lấy lương tâm, đạo đức để tạo ra sản phẩm, lấy chất lượng là mạng sống của doanh nghiệp”, đến nay, thương hiệu sữa Vinhtuongmilk do doanh nhân Nguyễn Tiến Lộc, Giám đốc Công ty cổ phần chăn nuôi và chế biến sữa Vĩnh Thịnh (Vĩnh Tường) làm chủ không chỉ tạo niềm tin, uy tín đối với người dân huyện Vĩnh Tường mà còn có chỗ đứng trên thị trường cả nước. Điều này càng khẳng định những nỗ lực không ngừng của doanh nhân Nguyễn Tiến Lộc trên hành trình trở thành 1 trong 63 “Nông dân Việt Nam xuất sắc” năm 2024.
Hợp tác xã 3T Nông sản Cao Phong lên một tầm cao mới với chứng nhận OCOP 4 sao
Hợp tác xã 3T Nông sản Cao Phong lên một tầm cao mới với chứng nhận OCOP 4 sao
OVN - Chị Vũ Thị Lệ Thủy, Giám đốc HTX 3T Nông sản Cao Phong (Hòa Bình) cho rằng, người làm nông nghiệp muốn sản xuất bền vững thì phải minh bạch hóa cả quá trình sản xuất. Do đó, HTX luôn hoạt động với tôn chỉ "Tốt đất - Tốt giống - Tốt từ tâm" và đạt được nhiều thành tựu không nhỏ trong việc cung cấp nông sản chất lượng cao cho người tiêu dùng đồng thời vẫn bảo vệ được môi trường và góp phần nâng cao đời sống cho người dân.
Đồng tháp: Đưa sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng
Đồng tháp: Đưa sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng
OVN - Đồng Tháp là địa phương đứng đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long về sản phẩm OCOP. Hiện nay, Đồng Tháp đã có trên 450 sản phẩm OCOP được công nhận 3 sao, 4 sao, 5 sao, đứng đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đứng thứ ba cả nước, khẳng định sự thay đổi mạnh mẽ trong tư duy sản xuất của người dân.
Từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm OCOP
Từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm OCOP
OVN - Với tay nghề, kinh nghiệm của cha ông để lại, đồng thời dựa vào đặc điểm vùng miền, khí hậu, thổ nhưỡng… mà các sản phẩm OCOP được hình thành. Ở đó có chút mộc mạc, chút hồn nhiên, chút tự hào và tình yêu quê hương, xứ sở.
Mì gạo Thạch Đê đạt chuẩn OCOP 3 sao
Mì gạo Thạch Đê đạt chuẩn OCOP 3 sao
OVN - Sản phẩm mì gạo Thạch Đê, Cẩm Khê (Phú Thọ) đã gắn liền với bao thế hệ người dân nơi đây vừa được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao. Sự kết hợp hài hòa giữa phương pháp làm mì truyền thống và công nghệ hiện đại đã giúp sản phẩm mì gạo Thạch Đê chinh phục được cả những khách hàng khó tính nhất.
Nước mắm Ba Làng TH - Sản phẩm OCOP 4 sao
Nước mắm Ba Làng TH - Sản phẩm OCOP 4 sao
OVN - Nước mắm Ba Làng TH là một trong những sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa của làng nghề truyền thống Ba Làng (Thanh Hoá). Với danh hiệu OCOP 4 sao – đánh giá cao về chất lượng, sản phẩm này không chỉ là nguồn cung ổn định cho thực phẩm Việt mà còn là đại diện cho sự đổi mới và phát triển trong ngành nông nghiệp, nông thôn.
Hà Nam: Nâng cao giá trị sản phẩm ổi OCOP
Hà Nam: Nâng cao giá trị sản phẩm ổi OCOP
OVN - Thực hiện Đề án “Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả an toàn vùng chuyển đổi đất lúa tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021 – 2025”, xã Thanh Hương (huyện Thanh Liêm) đã quy hoạch và xây dựng vùng trồng ổi lê Đài Loan có diện tích 5 ha thuộc thôn Đanh Nội. Tại đây đã thành lập Hợp tác xã (HTX) nông sản sạch Đanh Nội và tổ chức sản xuất ổi đạt tiêu chuẩn VietGAP. Sản phẩm ổi lê trong mô hình được HTX nông sản sạch Đanh Nội xây dựng tem nhãn truy xuất nguồn gốc, mã quét QR. Đặc biệt, năm 2023 sản phẩm ổi lê Đài Loan của địa phương được công nhận OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), xếp hạng 3 sao.
Lạng Sơn: Cải tiến mẫu mã - Nâng giá trị sản phẩm OCOP
Lạng Sơn: Cải tiến mẫu mã - Nâng giá trị sản phẩm OCOP
OVN - Việc quan tâm phát triển mẫu mã, bao bì sản phẩm không chỉ góp phần nâng cao giá trị sản phẩm OCOP, tạo sự thu hút người tiêu dùng mà còn trực tiếp góp phần vào kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP
Bình Định: Huyện Vĩnh Thạnh nâng tầm các sản phẩm OCOP
Bình Định: Huyện Vĩnh Thạnh nâng tầm các sản phẩm OCOP
OVN - Nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của các sản phẩm đặc sản địa phương, huyện Vĩnh Thạnh phát triển và nâng cấp nhiều sản phẩm OCOP có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường và được người tiêu dùng tin tưởng.
Hoạt động xúc tiến thương mại “chắp cánh” sản phẩm OCOP vươn xa
Hoạt động xúc tiến thương mại “chắp cánh” sản phẩm OCOP vươn xa
OVN - Sau 6 năm triển khai, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã có hơn 13.000 sản phẩm. Chất lượng các sản phẩm được nâng cao và cải thiện, từ ứng dụng khoa học công nghệ đến bao bì mẫu mã. Công tác xúc tiến thương mại đã giúp cho các sản phẩm OCOP được tiêu thụ rộng khắp thị trường trong nước và mở rộng xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.
Tuy Phước nâng tầm sản phẩm OCOP
Tuy Phước nâng tầm sản phẩm OCOP
OVN - Tuy Phước là một trong những địa phương thực hiện có hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững; phát triển các sản phẩm đặc trưng, lợi thế nhằm phát huy nội lực, sức sáng tạo, hình thành chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa gắn với cộng đồng.
Thịt bò giàng Tương Dương đạt chuẩn OCOP nâng tầm giá trị đặc sản địa phương
Thịt bò giàng Tương Dương đạt chuẩn OCOP nâng tầm giá trị đặc sản địa phương
OVN - Từ phương thức chế biến truyền thống, HTX sản xuất và kinh doanh Bò giàng Thảo Hảo đã đem đến cho người tiêu dùng sản phẩm thịt bò giàng đậm đà hương vị của người dân tộc Thái ở vùng cao tỉnh Nghệ An.
Phú Yên và Khánh Hòa hợp tác đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP
Phú Yên và Khánh Hòa hợp tác đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP
OVN - Hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa cùng nhau trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất, phát triển chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm chủ lực địa phương và phối hợp giới thiệu sản phẩm OCOP được công nhận 3 sao trở lên tại các gian hàng giới thiệu sản phẩm của hai địa phương.
Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bình Định đưa hàng Việt đến tay người tiêu dùng
Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bình Định đưa hàng Việt đến tay người tiêu dùng
OVN - Để đưa hàng Việt Nam đến tay người tiêu dùng, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bình Định phối hợp với Sở Công thương tỉnh và các tỉnh, thành phố trong cả nước tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, giới thiệu, kết nối nông sản thực phẩm, sản phẩm OCOP gắn với du lịch làng nghề, du lịch nông thôn.
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động