Doanh nghiệp tham gia phát triển sản phẩm OCOP

OVN - Trong thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP, vai trò của các doanh nghiệp ngày càng trở nên rõ nét, không chỉ ở khía cạnh đầu tư sản xuất mà còn ở khả năng tổ chức, chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi. Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, nhiều doanh nghiệp đã chủ động tham gia chương trình OCOP góp phần phát triển sản phẩm đặc trưng và coi đây là hướng đi chiến lược trong xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường.
Doanh nghiệp tham gia phát triển sản phẩm OCOP
Các dòng sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP của Công ty TNHH Maika Food được trưng bày, giới thiệu tại các chương trình xúc tiến thương mại.

Tính đến hết năm 2024, trên địa bàn tỉnh có trên 300 sản phẩm, nhóm sản phẩm OCOP đạt hạng từ 3 sao trở lên với 220 chủ thể tham gia. Trong đó, có 31 chủ thể sản phẩm OCOP là doanh nghiệp. Đặc biệt, toàn tỉnh có 3 sản phẩm đạt OCOP 5 sao cấp Quốc gia, trong đó có 2 sản phẩm của doanh nghiệp, gồm trà đinh cao cấp Hoài Trung - Công ty TNHH Chè Hoài Trung (xã Chí Tiên, huyện Thanh Ba) và chè búp tím Thanh Ba - Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Trà UT (xã Vân Lĩnh, huyện Thanh Ba).

Việc các doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào chuỗi giá trị sản phẩm OCOP đã tạo ra bước chuyển mạnh mẽ từ sản xuất nhỏ lẻ sang mô hình sản xuất hàng hóa có tổ chức, có chiến lược phát triển sản phẩm, nâng cao chất lượng, mẫu mã, truy xuất nguồn gốc. Nhiều doanh nghiệp đã chủ động liên kết với người dân để xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, đồng thời tập trung phát triển các sản phẩm mang đậm bản sắc địa phương.

Không ít doanh nghiệp chú trọng đầu tư vào công nghệ chế biến tiên tiến, áp dụng các tiêu chuẩn khắt khe như HACCP, ISO... giúp kiểm soát chất lượng sản phẩm một cách đồng bộ, từ nguyên liệu đầu vào đến thành phẩm. Không dừng lại ở sản xuất, doanh nghiệp còn phát triển khâu thiết kế bao bì, xây dựng hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp, truyền tải câu chuyện và bản sắc văn hóa của sản phẩm địa phương một cách cuốn hút.

Trên địa bàn tỉnh, một số dòng sản phẩm truyền thống, đặc trưng được phát triển bởi doanh nghiệp theo hướng OCOP đã tạo dựng được thương hiệu như: Chè Hoài Trung, chè búp tím UT, chè Đức Tỵ, thịt chua Trường Foods, trà matcha Maika...

Ra đời từ năm 2019, Công ty TNHH Maika Food (xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy) chuyên sản xuất, chế biến trà matcha và hoa quả sấy lạnh. Ngay từ khi thành lập, Công ty đã xác định phát triển dòng sản phẩm đạt chuẩn chất lượng, theo hướng bền vững và đặc biệt gắn với Chương trình OCOP. Vì vậy, đến năm 2021, Công ty đã có 2 dòng sản phẩm trà Matcha sữa, trà Matcha Maika đạt OCOP 4 sao và hiện nay Công ty có thêm nhiều dòng sản phẩm đạt OCOP.

Bà Nguyễn Thị Hương - Giám đốc Công ty cho biết: “Nhờ bám sát định hướng của tỉnh và huyện trong Chương trình OCOP, Công ty chủ động xây dựng hồ sơ, kiểm soát chất lượng chặt chẽ và nâng cao chất lượng sản phẩm để đủ điều kiện tham gia đánh giá, xếp hạng OCOP. OCOP là cơ hội lớn để doanh nghiệp nhỏ như chúng tôi tiếp cận các tiêu chuẩn về chất lượng, bao bì, truy xuất nguồn gốc. Khi được công nhận sản phẩm OCOP, uy tín của doanh nghiệp tăng lên, người tiêu dùng tin tưởng hơn, sản phẩm thuận lợi hơn trong tiêu thụ ở cả kênh phân phối truyền thống và trên sàn thương mại điện tử”.

Tuy nhiên, quá trình tham gia phát triển sản phẩm OCOP cũng đặt ra không ít yêu cầu mới đối với doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần tiếp tục đáp ứng năng lực đổi mới công nghệ, khả năng thích ứng linh hoạt với thị trường và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm, sở hữu trí tuệ, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Việc duy trì chất lượng và nâng hạng sao cho sản phẩm sau khi được công nhận đòi hỏi sự đầu tư bài bản, dài hạn, cả về nguồn lực lẫn chiến lược.

Nguyễn Huế

Tin liên quan

Tin khác

Phú Thọ: Phát triển sản phẩm OCOP gắn với bảo vệ môi trường
Phú Thọ: Phát triển sản phẩm OCOP gắn với bảo vệ môi trường
OVN - Những năm gần đây, Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) đã trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn tại tỉnh Phú Thọ. Để hướng tới sản xuất bền vững, các sản phẩm OCOP không chỉ được chú trọng về chất lượng và mẫu mã mà còn quan tâm đến yếu tố môi trường trong quá trình sản xuất, chế biến.
Măng rừng - Hành trình đến sản phẩm OCOP
Măng rừng - Hành trình đến sản phẩm OCOP
OVN - Măng rừng không chỉ là nguồn thực phẩm, là kế sinh nhai mà còn là sản vật mang đậm bản sắc văn hóa, đặc trưng của đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) xứ Thanh. Đặc biệt, măng rừng đã và đang khẳng định giá trị khi trong số 19 sản phẩm măng được công nhận OCOP thì chủ yếu là của 11 huyện miền núi tỉnh Thanh Hoá.
Huyện Thái Thuỵ (Thái Bình): Hỗ trợ nâng tầm sản phẩm OCOP
Huyện Thái Thuỵ (Thái Bình): Hỗ trợ nâng tầm sản phẩm OCOP
OVN - Xác định chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là động lực phát triển kinh tế nông thôn, huyện Thái Thụy (Thái Bình) tập trung hỗ trợ, hướng dẫn các hộ sản xuất và doanh nghiệp xây dựng, hoàn thiện, phát triển sản phẩm OCOP.
An Giang: Has a farm that meets 3-star OCOP standards
An Giang: Has a farm that meets 3-star OCOP standards
LNV - At the end of 2024, Pham Nam farm tourism site will be recognized as meeting 3-star OCOP standards; this is the first OCOP farm tourism product in An Giang province.
Quảng Ngãi: Phấn đấu có thêm 25-30 sản phẩm OCOP trong năm 2025
Quảng Ngãi: Phấn đấu có thêm 25-30 sản phẩm OCOP trong năm 2025
OVN - Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Quảng Trị cho biết, đơn vị vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị - chủ đề “Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đối với sản phẩm đã được công nhận OCOP”.
Ba Tơ: Hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP
Ba Tơ: Hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP
OVN - Những năm gần đây, thông qua việc tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, huyện Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) đã từng bước khẳng định hiệu quả và hướng đi đúng đắn trong phát triển kinh tế nông thôn. Sản phẩm OCOP ngày một tăng lên về số lượng và chất lượng.
Hội chợ OCOP khu vực Đồng bằng sông Hồng Quảng Ninh 2025 thu hút 250 gian hàng
Hội chợ OCOP khu vực Đồng bằng sông Hồng Quảng Ninh 2025 thu hút 250 gian hàng
OVN - Nằm trong chuỗi các sự kiện trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Hội chợ OCOP khu vực Đồng bằng sông Hồng - Quảng Ninh 2025 diễn ra từ ngày 29/4 đến 4/5/2025, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh.
Người tiêu dùng Đà Nẵng ưa thích sản phẩm OCOP
Người tiêu dùng Đà Nẵng ưa thích sản phẩm OCOP
OVN - Chương trình diễn ra từ ngày 25-27/4/2025 với sự tham gia của hơn 200 sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng. Các sản phẩm phong phú và đa dạng ở nhiều lĩnh vực như: nông sản, thực phẩm, mỹ phẩm, đồ uống, thảo dược, đồ thủ công mỹ nghệ, sản phẩm làng nghề truyền thống....
Phú Yên: OCOP là nền tảng vững chắc để xây dựng nông thôn mới
Phú Yên: OCOP là nền tảng vững chắc để xây dựng nông thôn mới
OVN - Từ sự lan tỏa của chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều nông sản được các chủ thể đầu tư, phát triển trở thành sản phẩm OCOP, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế nông thôn, tăng thu nhập cho người dân.
Nông nghiệp TP. HCM cần nhiều hướng đi để phát triển trong thời đại mới
Nông nghiệp TP. HCM cần nhiều hướng đi để phát triển trong thời đại mới
OVN - Trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng, ngành nông nghiệp TP. HCM đang đối diện với những thách thức mới, đồng thời tìm kiếm hướng đi để thích ứng và phát triển bền vững. Một số giải pháp được các ngành chức năng hướng đến là nỗ lực chuyển đổi sang nông nghiệp công nghệ cao và du lịch nông nghiệp.
Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh
Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh
OVN - Thủ đô Hà Nội được biết đến là “cái nôi” của 1.350 làng nghề, làng có nghề truyền thống. Đây cũng là lợi thế rất lớn của TP trong triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), hướng đến mục tiêu nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường cho sản phẩm làng nghề.
Sản phẩm OCOP địa phương mang khát vọng vươn ra thế giới
Sản phẩm OCOP địa phương mang khát vọng vươn ra thế giới
OVN - Từ những sản phẩm mang đậm dấu ấn bản địa thông qua chương trình OCOP, nông sản Gia Lai đang từng bước khẳng định vị thế, tận dụng cơ hội vươn ra thế giới.
TP. Hồ Chí Minh: Hội thảo giải pháp phát triển sản phẩm OCOP
TP. Hồ Chí Minh: Hội thảo giải pháp phát triển sản phẩm OCOP
OVN - Sáng ngày 23/4, Học viện Cán bộ TP. Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển sản phẩm OCOP tại TP. Hồ Chí Minh”. Tại hội thảo, các chuyên gia và doanh nghiệp đã cùng chỉ ra những khó khăn, đồng thời đề xuất những hướng đi đột phá để đưa OCOP thành biểu tượng kinh tế mới.
Tinh bột nghệ Bà Bé - tinh túy từ nghệ nếp thơm Gia Lâm
Tinh bột nghệ Bà Bé - tinh túy từ nghệ nếp thơm Gia Lâm
OVN - Sau hơn 30 năm gắn bó với cây nghệ, bà Nguyễn Thị Bé (xã Dương Xá, huyện Gia Lâm) đã và đang thành công trong việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm làm từ tinh bột nghệ.
Rượu truyền thống Hậu Giang chuyển mình để bắt kịp xu hướng hiện đại
Rượu truyền thống Hậu Giang chuyển mình để bắt kịp xu hướng hiện đại
OVN - Cơ sở sản xuất Rượu thủ công truyền thống Út Tây là chủ thể của tỉnh Hậu Giang có 02 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 5 sao cấp quốc gia. Nhìn lại hành trình khởi nghiệp đầy gian truân, bà Võ Thị Phương Trang - chủ cơ sở mới đây có những chia sẻ với phóng viên Tạp chí Làng nghề Việt Nam.
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động