Nông nghiệp TP. HCM cần nhiều hướng đi để phát triển trong thời đại mới

OVN - Trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng, ngành nông nghiệp TP. HCM đang đối diện với những thách thức mới, đồng thời tìm kiếm hướng đi để thích ứng và phát triển bền vững. Một số giải pháp được các ngành chức năng hướng đến là nỗ lực chuyển đổi sang nông nghiệp công nghệ cao và du lịch nông nghiệp.

Nông nghiệp bền vững là xu thế tất yếu nhưng còn nhiều rào cản

Tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân vào năm 2024, Chủ tịch Ban Chấp hành (BCH) Trung ương Hội Nông dân Việt Nam – ông Lương Quốc Đoàn cho biết, Đảng và Nhà nước luôn khẳng định nông nghiệp là lợi thế quốc gia, là trụ đỡ của nền kinh tế. Phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân và người dân nông thôn là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng khẳng định, “lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và người nông dân đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Do vậy, quan điểm của Đảng và Nhà nước, nông nghiệp Việt Nam cần phát triển theo hướng xanh, hữu cơ, tuần hoàn, góp phần đảm bảo an ninh lương thực và nâng cao đời sống người nông dân luôn rõ ràng, thực tế.

Hướng thích ứng và phát triển bền vững ngành nông nghiệp TP. HCM đang là trăn trở chung của nông dân, người làm nghề
Hướng thích ứng và phát triển bền vững ngành nông nghiệp TP. HCM đang là trăn trở chung của nông dân, người làm nghề

TP. HCM tuy là trung tâm kinh tế, thương mại lớn nhất cả nước nhưng nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững. Quỹ đất dành cho nông nghiệp ngày càng thu hẹp, địa phương vẫn đang nỗ lực chuyển dịch sang nông nghiệp áp dụng công nghệ cao, nông nghiệp đô thị. Báo cáo về tình hình kết quả công tác hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất kinh doanh cuối tháng 3/2025, Hội Nông dân TP. HCM cho biết đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ sản xuất, đào tạo nghề, phát triển kinh tế tập thể, khuyến khích khởi nghiệp trong nông nghiệp và đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao. Nhờ các chương trình hỗ trợ, hàng nghìn buổi tập huấn, hội thảo được tổ chức, hàng trăm tỷ đồng góp phần giải ngân hỗ trợ vốn cho nông dân. Nhiều hội viên vươn lên sản xuất kinh doanh giỏi, đáng kể là những hộ gia đình mạnh dạn đầu tư, ứng dụng công nghệ và mở rộng quy mô sản xuất.

Chia sẻ với PV, ông Nguyễn Văn Lượng, Giám đốc Trung tâm dạy nghề và Hỗ trợ nông dân TP. HCM thông tin, mặc dù đạt nhiều thành tựu, tuy nhiên, ngành nông nghiệp thành phố vẫn đang đối diện với nhiều rào cản. Quá trình đô thị hóa kéo theo tình trạng thu hẹp quỹ đất nông nghiệp, khiến việc mở rộng quy mô sản xuất trở nên khó khăn; rào cản về tâm lý phát triển, do phần lớn nông dân sản xuất kinh doanh giỏi trong độ tuổi trung niên có tâm lý ngại học tập, ngại rủi ro; khả năng tiếp thu và vận dụng khoa học, công nghệ cao trong sản xuất, quản lý và thương mại còn hạn chế. Bên cạnh đó, khả năng tiếp cận nguồn vốn để phát triển sản xuất còn hạn chế (đầu tư cơ sở hạ tầng và công trình phục phát triển sản xuất), trong khi nông nghiệp công nghệ cao đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn, khả năng tài chính của nông dân thấp. Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp đã lỗi thời và bị ảnh hưởng bởi quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng. Đồng thời, đô thị hóa nhanh, đất nông nghiệp giảm sút, địa bàn và điều kiện sản xuất nông nghiệp thay đổi, dẫn đến quy mô sản xuất giảm, hạn chế thu hút đầu tư sản xuất nông nghiệp.

Ông Lâm Tuấn Ngọc, Giám đốc HTX Tuấn Ngọc cho biết đang gặp khó khăn về cơ sở hạ tầng trong phát triển mô hình du lịch nông nghiệp
Ông Lâm Tuấn Ngọc, Giám đốc HTX Tuấn Ngọc cho biết đang gặp khó khăn về cơ sở hạ tầng trong phát triển mô hình du lịch nông nghiệp

Cũng theo Giám đốc Trung tâm dạy nghề và Hỗ trợ nông dân TP. HCM, do hạn chế về sản phẩm, đa số người nông dân thành phố thường tập trung vào phát triển du lịch nông nghiệp. Minh chứng là các khu vực Nhà Bè, Cần Giờ, Bình Chánh rất ưa chuộng mô hình này.

Tuy nhiên, cũng có một vài bất cập, vướng mắc cần được hoàn thiện và giải quyết. Điển hình như chủ thể HTX nông nghiệp Tuấn Ngọc, ông Lâm Tuấn Ngọc cho biết, HTX đang gặp khó khăn về cơ sở hạ tầng, một yếu tố quan trọng để tạo ra trải nghiệm tốt cho du khách. Dù đã có sự đầu tư ban đầu từ nguồn tài chính của HTX, nhưng diện tích hiện tại chỉ khoảng 1.200m2, vẫn còn quá nhỏ so với nhu cầu phát triển một khu du lịch nông nghiệp hoàn chỉnh. Ngoài ra, một vấn đề quan trọng khác nữa thể hiện tính đoàn kết đó là liên kết, kết nối giữa các HTX với nhau để tạo nên hệ sinh thái rộng lớn hơn, bởi du lịch nông nghiệp không chỉ đơn thuần phụ thuộc hoàn toàn vào 1 HTX hoặc trại hè riêng lẻ.

Hướng đi mới và nhiều chính sách linh hoạt

Trước tình hình trên, các doanh nghiệp, HTX và hộ sản xuất đang chuyển đổi từ truyền thống sang hiện đại khi ứng dụng Internet để thu thập các dữ liệu, sử dụng phần mềm quản trị vườn trồng hoặc tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên (nước, phân bón,…). Rất nhiều mô hình nông nghiệp đô thị với vật nuôi, cây trồng mới lạ cũng chứng minh được tính hiệu quả trong việc nâng cao giá trị sản phẩm, giảm giá thành sản xuất…

Nông nghiệp TP. HCM cần nhiều hướng đi để phát triển trong thời đại mới
Nông nghiệp công nghệ cao và du lịch nông nghiệp đang là một trong những hướng phát triển bền vững của TP. HCM thời đại mới
Nông nghiệp TP. HCM cần nhiều hướng đi để phát triển trong thời đại mới
Nông nghiệp công nghệ cao và du lịch nông nghiệp đang là một trong những hướng phát triển bền vững của TP. HCM thời đại mới

Chia sẻ về hướng đi mới, ông Nguyễn Văn Lượng cho biết sẽ tăng cường phối hợp với các sở, ngành và chính quyền địa phương để tuyên truyền, hướng dẫn các chính sách phát triển nông nghiệp, đồng thời đề xuất TP. HCM tạo điều kiện để Hội Nông dân tham gia các chương trình phát triển kinh tế xã hội liên quan đến nông nghiệp và khởi nghiệp. Ông Lượng kêu gọi tăng cường kết nối với các tổ chức để hỗ trợ nông dân trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và giải quyết khó khăn. Việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp đô thị là yếu tố then chốt để nâng cao giá trị và hiệu quả sản xuất. Theo đó, Giám đốc Trung tâm dạy nghề và Hỗ trợ nông dân TP. HCM mong muốn địa phương tạo điều kiện cho nông dân học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình nông nghiệp quốc tế và thực tế cũng là một hướng đi quan trọng, giúp nông dân sản xuất nông sản chất lượng cao, hướng tới mục tiêu xuất khẩu.

Huỳnh Kha

Tin liên quan

Tin mới hơn

Hội chợ OCOP khu vực Đồng bằng sông Hồng Quảng Ninh 2025 thu hút 250 gian hàng
Hội chợ OCOP khu vực Đồng bằng sông Hồng Quảng Ninh 2025 thu hút 250 gian hàng
OVN - Nằm trong chuỗi các sự kiện trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Hội chợ OCOP khu vực Đồng bằng sông Hồng - Quảng Ninh 2025 diễn ra từ ngày 29/4 đến 4/5/2025, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh.
Người tiêu dùng Đà Nẵng ưa thích sản phẩm OCOP
Người tiêu dùng Đà Nẵng ưa thích sản phẩm OCOP
OVN - Chương trình diễn ra từ ngày 25-27/4/2025 với sự tham gia của hơn 200 sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng. Các sản phẩm phong phú và đa dạng ở nhiều lĩnh vực như: nông sản, thực phẩm, mỹ phẩm, đồ uống, thảo dược, đồ thủ công mỹ nghệ, sản phẩm làng nghề truyền thống....
Phú Yên: OCOP là nền tảng vững chắc để xây dựng nông thôn mới
Phú Yên: OCOP là nền tảng vững chắc để xây dựng nông thôn mới
OVN - Từ sự lan tỏa của chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều nông sản được các chủ thể đầu tư, phát triển trở thành sản phẩm OCOP, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế nông thôn, tăng thu nhập cho người dân.

Tin khác

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh
Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh
OVN - Thủ đô Hà Nội được biết đến là “cái nôi” của 1.350 làng nghề, làng có nghề truyền thống. Đây cũng là lợi thế rất lớn của TP trong triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), hướng đến mục tiêu nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường cho sản phẩm làng nghề.
Sản phẩm OCOP địa phương mang khát vọng vươn ra thế giới
Sản phẩm OCOP địa phương mang khát vọng vươn ra thế giới
OVN - Từ những sản phẩm mang đậm dấu ấn bản địa thông qua chương trình OCOP, nông sản Gia Lai đang từng bước khẳng định vị thế, tận dụng cơ hội vươn ra thế giới.
TP. Hồ Chí Minh: Hội thảo giải pháp phát triển sản phẩm OCOP
TP. Hồ Chí Minh: Hội thảo giải pháp phát triển sản phẩm OCOP
OVN - Sáng ngày 23/4, Học viện Cán bộ TP. Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển sản phẩm OCOP tại TP. Hồ Chí Minh”. Tại hội thảo, các chuyên gia và doanh nghiệp đã cùng chỉ ra những khó khăn, đồng thời đề xuất những hướng đi đột phá để đưa OCOP thành biểu tượng kinh tế mới.
Tinh bột nghệ Bà Bé - tinh túy từ nghệ nếp thơm Gia Lâm
Tinh bột nghệ Bà Bé - tinh túy từ nghệ nếp thơm Gia Lâm
OVN - Sau hơn 30 năm gắn bó với cây nghệ, bà Nguyễn Thị Bé (xã Dương Xá, huyện Gia Lâm) đã và đang thành công trong việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm làm từ tinh bột nghệ.
Rượu truyền thống Hậu Giang chuyển mình để bắt kịp xu hướng hiện đại
Rượu truyền thống Hậu Giang chuyển mình để bắt kịp xu hướng hiện đại
OVN - Cơ sở sản xuất Rượu thủ công truyền thống Út Tây là chủ thể của tỉnh Hậu Giang có 02 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 5 sao cấp quốc gia. Nhìn lại hành trình khởi nghiệp đầy gian truân, bà Võ Thị Phương Trang - chủ cơ sở mới đây có những chia sẻ với phóng viên Tạp chí Làng nghề Việt Nam.
Thanh hoá: Huyện Yên Định phát triển sản phẩm OCOP
Thanh hoá: Huyện Yên Định phát triển sản phẩm OCOP
OVN - Thực hiện chương trình “mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), tính đến tháng 3/2025, huyện Yên Định (Thanh Hoá) đã có 41 sản phẩm đạt OCOP 3 đến 4 sao. Các sản phẩm được công nhận đã khẳng định thương hiệu trên thị trường, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn.
Nhiều sản phẩm đặc trưng tại Lâm Đồng được cấp chứng nhận OCOP
Nhiều sản phẩm đặc trưng tại Lâm Đồng được cấp chứng nhận OCOP
OVN - Tỉnh Lâm Đồng là địa phương có nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với nhiều sản phẩm đặc trưng, các huyện, thành trong tỉnh thường xuyên quan tâm hỗ trợ, hướng dẫn phát triển các sản phẩm OCOP.
Ninh Bình: Ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP 4 sao và 5 sao
Ninh Bình: Ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP 4 sao và 5 sao
OVN - Các sản phẩm OCOP tại tỉnh Ninh Bình đang trên đà phát triển mạnh mẽ, nhờ đó đã góp một phần lớn để xây dựng nông thôn mới tại địa phương này.
Trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu, đặc trưng tại Quế Sơn
Trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu, đặc trưng tại Quế Sơn
OVN - Sáng nay 25/3, Sở Công thương và UBND huyện Quế Sơn phối hợp tổ chức lễ khai mạc chương trình kết nối giao thương giữa doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở sản xuất - kinh doanh sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm đặc trưng tỉnh Quảng Nam với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại tại Quảng trường 26/3 thị trấn Đông Phú, Quế Sơn( Quảng Nam).
Gỡ vướng cho OCOP để nâng tầm đặc sản bản địa
Gỡ vướng cho OCOP để nâng tầm đặc sản bản địa
OVN - Sau hơn 6 năm triển khai, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã đạt được những thành công vượt kỳ vọng ban đầu. Dù vậy, Chương trình vẫn còn tồn tại một số bất cập, hạn chế cần những giải pháp mang tính đột phá để tiếp tục phát triển bền vững.
Sản phẩm OCOP Vĩnh Long - Mang đậm bản sắc địa phương
Sản phẩm OCOP Vĩnh Long - Mang đậm bản sắc địa phương
OVN - Những năm qua, chương trình OCOP đã trở thành “bệ phóng” trong hành trình khởi nghiệp của nhiều chủ thể, góp phần phát triển kinh tế theo hướng nâng cao giá trị cho các sản phẩm đặc sản ở địa phương và giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân trong xây dựng nông thôn mới.
Hà Nội: Hỗ trợ các chủ thể OCOP xây dựng hồ sơ sản phẩm tiềm năng 5 sao
Hà Nội: Hỗ trợ các chủ thể OCOP xây dựng hồ sơ sản phẩm tiềm năng 5 sao
OVN - Chiều 28/3, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới TP.Hà Nội đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn các chủ thể OCOP xây dựng hồ sơ sản phẩm tiềm năng 5 sao.
Bình Định: Đưa sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng
Bình Định: Đưa sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng
OVN - Các ngành chức năng tỉnh Bình Định đã và đang nỗ lực đưa các đơn vị sản xuất - kinh doanh sản phẩm OCOP tham gia thương mại điện tử. Qua đó dần khẳng định hướng đi đúng đắn, phù hợp với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ hiện đại.
Sản phẩm OCOP Hạ Thái thúc đẩy làng nghề phát triển
Sản phẩm OCOP Hạ Thái thúc đẩy làng nghề phát triển
OVN - Nhiều sản phẩm sơn mài Hạ Thái (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội) được xếp hạng OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) 3 sao, 4 sao, tiềm năng lên 5 sao. Điển hình là 2 sản phẩm: Hộp sơn mài khảm trai và hộp sơn mài gắn sừng của Công ty cổ phần Sản xuất và Dịch vụ thương mại An Huy được UBND Thành phố Hà Nội xếp hạng OCOP 4 sao. Các sản phẩm đạt chuẩn OCOP của Hạ Thái ngày càng đứng vững trên thị trường trong và quốc tế.
Tủa Chùa (Điện Biên): Nâng tầm sản phẩm OCOP
Tủa Chùa (Điện Biên): Nâng tầm sản phẩm OCOP
OVN - Tại huyện Tủa Chùa, những năm qua, mô hình phát triển sản phẩm OCOP được chú trọng triển khai, không chỉ mang lại hiệu quả tích cực trong phát triển kinh tế mà còn đẩy mạnh thương hiệu nông sản đặc trưng, riêng có của địa phương.
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động