Măng rừng - Hành trình đến sản phẩm OCOP

OVN - Măng rừng không chỉ là nguồn thực phẩm, là kế sinh nhai mà còn là sản vật mang đậm bản sắc văn hóa, đặc trưng của đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) xứ Thanh. Đặc biệt, măng rừng đã và đang khẳng định giá trị khi trong số 19 sản phẩm măng được công nhận OCOP thì chủ yếu là của 11 huyện miền núi tỉnh Thanh Hoá.
Từ món ăn dân dã

Những ngày cuối tuần, tranh thủ thời gian nghỉ, cô giáo Hà Thị Nhớ, dân tộc Thái, là giáo viên đang dạy tại điểm trường mầm non Ché Lầu, xã Na Mèo (thuộc Trường Mầm non Na Mèo, Quan Sơn) lại tranh thủ vào rừng để đào măng. “Từ nhỏ, tôi đã được theo các bà, các mẹ vào rừng và được hướng dẫn cách tìm và đào măng. Măng trở thành món ăn thường trực trên mỗi mâm cơm và có thể chế biến thành nhiều loại khác nhau như măng tươi, măng khô...”, cô giáo Hà Thị Nhớ cho biết.

Măng rừng - Hành trình đến sản phẩm OCOP

Trong đời sống hàng ngày của đồng bào dân tộc Thái, măng không chỉ là nguồn thực phẩm mà còn là nét văn hóa ẩm thực. Măng có quanh năm, nhưng thời điểm thu hoạch và ngon nhất của từng loại măng cũng khác nhau. Từ đầu năm đến tháng 4 là thời điểm phát triển các loại măng le, măng sặt cỡ nhỏ; từ tháng 8 đến tháng 10 thì ngon nhất là măng vầu, măng luồng. Vào mùa măng, bà con vào rừng hái măng rồi sơ chế thành nhiều loại khác nhau như măng tươi luộc, nấu canh hoặc muối chua, làm muối ớt, măng cũng được phơi khô xé sợi hoặc để nguyên miếng dùng để làm nộm, xào, hấp, nấu với các món rau, miến... Mỗi loại măng chế biến có vị ngon, thơm đặc trưng riêng.

Từ nhiều thế hệ truyền lại, đồng bào các DTTS huyện Quan Sơn đã gìn giữ và phát triển được nét văn hóa của địa phương. Ngày nay, măng rừng không chỉ đơn thuần là sản phẩm dùng thường ngày mà còn đang trở thành sản phẩm hàng hóa mang lại thu nhập cho các hộ dân tại địa phương.

Đặc thù rừng trên địa bàn huyện Quan Sơn chủ yếu là rừng cây họ tre (như: luồng, nứa, vầu) với diện tích trên 54.451ha/86.033,71ha diện tích đất có rừng. Hàng năm, huyện Quan Sơn khai thác và tiêu thụ trên 10 triệu cây luồng, từ 5 - 7 nghìn tấn nứa, vầu dạng nan thanh và trên 500 tấn lâm sản ngoài gỗ khác. Sản phẩm một phần được sơ chế tại các cơ sở chế biến lâm sản trên địa bàn và một phần được xuất bán tại các tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Nam Định, Hòa Bình, Hải Phòng và một số tỉnh phía Nam... Việc khai thác các loại cây luồng, nứa, vầu đã và đang mang lại thu nhập cho người dân đồng thời sản phẩm từ măng rừng cũng góp phần làm nên nét văn hóa ẩm thực đặc sắc.

Măng rừng - Hành trình đến sản phẩm OCOP

Đến sản phẩm OCOP

Thông tin từ Văn phòng Điều phối Chương trình XDNTM tỉnh Thanh Hóa cho biết, lũy kế toàn tỉnh đến nay có 634 sản phẩm OCOP (có 2 sản phẩm 5 sao) của 478 chủ thể sản xuất. Trong đó, có 19 sản phẩm măng được công nhận (măng khô, măng muối ớt, măng tươi, măng tây,...) chủ yếu thuộc 11 huyện miền núi. Các sản phẩm măng đều mang nét văn hóa đặc trưng cho vùng đất, con người ở địa phương.

Tận dụng tiềm năng, thế mạnh, huyện Quan Sơn đã phát triển măng thành sản phẩm hàng hóa, sản phẩm OCOP, tạo động lực, cơ hội cho người dân giảm nghèo bền vững. Lũy kế đến tháng 4/2025, huyện Quan Sơn có 13 sản phẩm được công nhận OCOP, trong đó có 3 sản phẩm măng được công nhận là: “Măng khô Nang Non” của HTX Dịch vụ nông lâm nghiệp Thủy Nông (thị trấn Sơn Lư); “Măng treo bốn mùa” Mường Xia của hộ kinh doanh Phạm Thị Hằng, bản Chung Sơn (xã Sơn Thủy); “Măng búp Duy Linh” của HTX Nông nghiệp xanh Duy Linh, khu 5 (thị trấn Sơn Lư).

Là một trong những sản phẩm măng được công nhận OCOP, “Măng búp Duy Linh” của HTX Nông nghiệp xanh Duy Linh được người dân, khách hàng tin dùng. Những búp măng non được thu hái có hương vị tươi ngon nhất đã được HTX chế biến và phơi khô tự nhiên. Chị Vi Thị Thơm, Phó Giám đốc HTX Nông nghiệp xanh Duy Linh, cho biết: “Nguyên liệu đầu vào rất quan trọng, là những loại măng nứa, vầu, luồng,... bảo đảm chất lượng, đủ độ non, ngọt. HTX đã liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm với các hộ có diện tích rừng trồng tại địa phương. Hiện nay, măng búp có mức tiêu thụ tốt, được bán lẻ với giá 250 - 300 nghìn đồng/kg. Việc sản xuất măng khô không chỉ dừng lại cho nhu cầu tiêu dùng của các xã lân cận mà HTX đang phát triển để phân phối cho khắp tỉnh Thanh Hóa”.

Măng rừng - Hành trình đến sản phẩm OCOP

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển cây lâm nghiệp, huyện Quan Hóa là địa phương có diện tích luồng, vầu nhiều ở miền Tây xứ Thanh. Măng cũng là sản phẩm đặc trưng của vùng đất này. Tại đây, đã hình thành nhiều sản phẩm hàng hóa mang đặc trưng của huyện vùng cao, biên giới. Đến nay, Quan Hóa có 11 sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao, trong đó có 4 sản phẩm OCOP từ măng. Cụ thể, là “Măng khô Mường Ca Da”; “Măng chua Piềng Cú”; “Măng khô xé sợi Mường Khằng”; “Măng ốt Lê Hiền”.

Trong số các sản phẩm OCOP từ măng có thể nhắc đến “Măng ốt Lê Hiền” (xã Nam Tiến). Nếu như các loại măng khác được người dân sơ chế theo cách luộc rồi phơi khô thì với măng ốt lại là măng tươi được làm sạch rồi hấp chín. Sản phẩm này có thể chế biến ngay hoặc bảo quản bằng cách treo lên gác bếp qua nhiều ngày, măng vẫn giữ được mùi vị như mới. Chị Lê Thị Hiền, chủ cơ sở “Măng ốt Lê Hiền” cho biết: “Với cách bảo quản như vậy, người dân sẽ có măng ăn quanh năm. Người dân nơi đây gọi loại măng chế biến này là măng ốt. Hiện cơ sở đang tạo việc làm thường xuyên cho nhiều lao động địa phương, với mức thu nhập từ 3 đến 5 triệu đồng/người/tháng”.

Từ món ăn dân dã của đồng bào các DTTS, đến nay măng đã trở thành một món ăn đặc sản, được nhiều người biết đến. Và hơn thế, khi sản phẩm đã được công nhận OCOP, càng khẳng định giá trị của măng rừng, nét văn hóa ẩm thực của đất và người miền núi, vùng cao xứ Thanh.

Ngọc Huấn

Tin liên quan

Tin mới hơn

Măng rừng - Hành trình đến sản phẩm OCOP
Măng rừng - Hành trình đến sản phẩm OCOP
OVN - Măng rừng không chỉ là nguồn thực phẩm, là kế sinh nhai mà còn là sản vật mang đậm bản sắc văn hóa, đặc trưng của đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) xứ Thanh. Đặc biệt, măng rừng đã và đang khẳng định giá trị khi trong số 19 sản phẩm măng được công nhận OCOP thì chủ yếu là của 11 huyện miền núi tỉnh Thanh Hoá.

Tin khác

Huyện Thái Thuỵ (Thái Bình): Hỗ trợ nâng tầm sản phẩm OCOP
Huyện Thái Thuỵ (Thái Bình): Hỗ trợ nâng tầm sản phẩm OCOP
OVN - Xác định chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là động lực phát triển kinh tế nông thôn, huyện Thái Thụy (Thái Bình) tập trung hỗ trợ, hướng dẫn các hộ sản xuất và doanh nghiệp xây dựng, hoàn thiện, phát triển sản phẩm OCOP.
An Giang: Has a farm that meets 3-star OCOP standards
An Giang: Has a farm that meets 3-star OCOP standards
LNV - At the end of 2024, Pham Nam farm tourism site will be recognized as meeting 3-star OCOP standards; this is the first OCOP farm tourism product in An Giang province.
Quảng Ngãi: Phấn đấu có thêm 25-30 sản phẩm OCOP trong năm 2025
Quảng Ngãi: Phấn đấu có thêm 25-30 sản phẩm OCOP trong năm 2025
OVN - Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Quảng Trị cho biết, đơn vị vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị - chủ đề “Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đối với sản phẩm đã được công nhận OCOP”.
Hội chợ OCOP khu vực Đồng bằng sông Hồng Quảng Ninh 2025 thu hút 250 gian hàng
Hội chợ OCOP khu vực Đồng bằng sông Hồng Quảng Ninh 2025 thu hút 250 gian hàng
OVN - Nằm trong chuỗi các sự kiện trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Hội chợ OCOP khu vực Đồng bằng sông Hồng - Quảng Ninh 2025 diễn ra từ ngày 29/4 đến 4/5/2025, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh.
Nông nghiệp TP. HCM cần nhiều hướng đi để phát triển trong thời đại mới
Nông nghiệp TP. HCM cần nhiều hướng đi để phát triển trong thời đại mới
OVN - Trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng, ngành nông nghiệp TP. HCM đang đối diện với những thách thức mới, đồng thời tìm kiếm hướng đi để thích ứng và phát triển bền vững. Một số giải pháp được các ngành chức năng hướng đến là nỗ lực chuyển đổi sang nông nghiệp công nghệ cao và du lịch nông nghiệp.
Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh
Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh
OVN - Thủ đô Hà Nội được biết đến là “cái nôi” của 1.350 làng nghề, làng có nghề truyền thống. Đây cũng là lợi thế rất lớn của TP trong triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), hướng đến mục tiêu nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường cho sản phẩm làng nghề.
Sản phẩm OCOP địa phương mang khát vọng vươn ra thế giới
Sản phẩm OCOP địa phương mang khát vọng vươn ra thế giới
OVN - Từ những sản phẩm mang đậm dấu ấn bản địa thông qua chương trình OCOP, nông sản Gia Lai đang từng bước khẳng định vị thế, tận dụng cơ hội vươn ra thế giới.
TP. Hồ Chí Minh: Hội thảo giải pháp phát triển sản phẩm OCOP
TP. Hồ Chí Minh: Hội thảo giải pháp phát triển sản phẩm OCOP
OVN - Sáng ngày 23/4, Học viện Cán bộ TP. Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển sản phẩm OCOP tại TP. Hồ Chí Minh”. Tại hội thảo, các chuyên gia và doanh nghiệp đã cùng chỉ ra những khó khăn, đồng thời đề xuất những hướng đi đột phá để đưa OCOP thành biểu tượng kinh tế mới.
Tinh bột nghệ Bà Bé - tinh túy từ nghệ nếp thơm Gia Lâm
Tinh bột nghệ Bà Bé - tinh túy từ nghệ nếp thơm Gia Lâm
OVN - Sau hơn 30 năm gắn bó với cây nghệ, bà Nguyễn Thị Bé (xã Dương Xá, huyện Gia Lâm) đã và đang thành công trong việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm làm từ tinh bột nghệ.
Rượu truyền thống Hậu Giang chuyển mình để bắt kịp xu hướng hiện đại
Rượu truyền thống Hậu Giang chuyển mình để bắt kịp xu hướng hiện đại
OVN - Cơ sở sản xuất Rượu thủ công truyền thống Út Tây là chủ thể của tỉnh Hậu Giang có 02 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 5 sao cấp quốc gia. Nhìn lại hành trình khởi nghiệp đầy gian truân, bà Võ Thị Phương Trang - chủ cơ sở mới đây có những chia sẻ với phóng viên Tạp chí Làng nghề Việt Nam.
Thanh hoá: Huyện Yên Định phát triển sản phẩm OCOP
Thanh hoá: Huyện Yên Định phát triển sản phẩm OCOP
OVN - Thực hiện chương trình “mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), tính đến tháng 3/2025, huyện Yên Định (Thanh Hoá) đã có 41 sản phẩm đạt OCOP 3 đến 4 sao. Các sản phẩm được công nhận đã khẳng định thương hiệu trên thị trường, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn.
Nhiều sản phẩm đặc trưng tại Lâm Đồng được cấp chứng nhận OCOP
Nhiều sản phẩm đặc trưng tại Lâm Đồng được cấp chứng nhận OCOP
OVN - Tỉnh Lâm Đồng là địa phương có nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với nhiều sản phẩm đặc trưng, các huyện, thành trong tỉnh thường xuyên quan tâm hỗ trợ, hướng dẫn phát triển các sản phẩm OCOP.
Ninh Bình: Ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP 4 sao và 5 sao
Ninh Bình: Ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP 4 sao và 5 sao
OVN - Các sản phẩm OCOP tại tỉnh Ninh Bình đang trên đà phát triển mạnh mẽ, nhờ đó đã góp một phần lớn để xây dựng nông thôn mới tại địa phương này.
Trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu, đặc trưng tại Quế Sơn
Trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu, đặc trưng tại Quế Sơn
OVN - Sáng nay 25/3, Sở Công thương và UBND huyện Quế Sơn phối hợp tổ chức lễ khai mạc chương trình kết nối giao thương giữa doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở sản xuất - kinh doanh sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm đặc trưng tỉnh Quảng Nam với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại tại Quảng trường 26/3 thị trấn Đông Phú, Quế Sơn( Quảng Nam).
Gỡ vướng cho OCOP để nâng tầm đặc sản bản địa
Gỡ vướng cho OCOP để nâng tầm đặc sản bản địa
OVN - Sau hơn 6 năm triển khai, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã đạt được những thành công vượt kỳ vọng ban đầu. Dù vậy, Chương trình vẫn còn tồn tại một số bất cập, hạn chế cần những giải pháp mang tính đột phá để tiếp tục phát triển bền vững.
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động