Phú Thọ: Phát triển sản phẩm OCOP gắn với bảo vệ môi trường

OVN - Những năm gần đây, Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) đã trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn tại tỉnh Phú Thọ. Để hướng tới sản xuất bền vững, các sản phẩm OCOP không chỉ được chú trọng về chất lượng và mẫu mã mà còn quan tâm đến yếu tố môi trường trong quá trình sản xuất, chế biến.
HTX Dịch vụ Nông lâm nghiệp Mỹ Thuận (huyện Tân Sơn) chú trọng các khâu sản xuất an toàn và sử dụng chai, lọ thủy tinh để đóng gói mật ong.
HTX Dịch vụ Nông lâm nghiệp Mỹ Thuận (huyện Tân Sơn) chú trọng các khâu sản xuất an toàn và sử dụng chai, lọ thủy tinh để đóng gói mật ong.

Tỉnh Phú Thọ đã và đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, lồng ghép các chương trình, dự án liên quan để tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ vốn ưu đãi và chuyển giao công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường cho các chủ thể OCOP. Các chủ thể tham gia Chương trình được khuyến khích chuyển đổi mô hình sản xuất theo hướng an toàn, thân thiện môi trường, giảm thiểu tác động xấu đến hệ sinh thái và sức khỏe cộng đồng. Việc gắn phát triển sản phẩm OCOP với bảo vệ môi trường không chỉ thể hiện trách nhiệm với cộng đồng mà còn mở ra hướng phát triển bền vững cho nông nghiệp và kinh tế nông thôn.

Theo thống kê đến cuối năm 2024, toàn tỉnh có trên 300 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, thuộc nhiều nhóm ngành như thực phẩm, đồ uống, thủ công mỹ nghệ, dịch vụ du lịch cộng đồng... Điểm đáng ghi nhận là ngày càng nhiều chủ thể OCOP, trong đó có các hợp tác xã, tổ hợp tác và doanh nghiệp đã ý thức được đảm bảo yếu tố môi trường trong sản xuất.

HTX Dịch vụ nông nghiệp Quỳnh Lâm (xã Bản Nguyên, Lâm Thao) phát triển chuối tiêu với diện tích trên 40ha theo hướng hàng hóa an toàn, thân thiện môi trường; sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao, góp phần nâng giá trị kinh tế và xây dựng thương hiệu nông sản sạch địa phương.

Ông Hán Quang Vinh - Giám đốc HTX cho biết: “Chúng tôi xác định rõ muốn phát triển lâu dài thì không thể chạy theo số lượng mà bỏ qua chất lượng và môi trường. Do đó, HTX tổ chức sản xuất chuối tiêu theo tiêu chuẩn VietGAP, trong canh tác giảm thiểu sử dụng hóa chất, ưu tiên phân hữu cơ và các biện pháp sinh học, hướng tới mô hình canh tác thân thiện với môi trường, bảo vệ đất, nước và hệ sinh thái canh tác lâu dài”.

Trong tiêu chí đánh giá sản phẩm OCOP, có một số nội dung liên quan đến bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất, bao gồm: Việc tuân thủ hồ sơ, thủ tục về môi trường theo quy định pháp luật; minh chứng về công trình thu gom, xử lý chất thải; sử dụng bao bì thân thiện với môi trường; áp dụng công nghệ theo hướng bền vững như công nghệ tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, xử lý và tái chế chất thải, tận thu phụ phẩm nông nghiệp nhằm giảm thiểu tác động môi trường.

Việc đưa các tiêu chí bảo vệ môi trường vào đánh giá sản phẩm OCOP không chỉ góp phần nâng cao nhận thức của người sản xuất về tầm quan trọng của phát triển bền vững mà còn thúc đẩy áp dụng các quy trình, kỹ thuật thân thiện với môi trường trong thực tế sản xuất. Nhiều đơn vị đã chủ động đầu tư đổi mới công nghệ, cải tiến quy trình để tiết kiệm nguyên, nhiên liệu, xây dựng hệ thống xử lý chất thải đạt chuẩn, giảm thiểu phát thải và ô nhiễm. Đặc biệt, việc sử dụng vật liệu bao gói thân thiện với môi trường như bao bì tự phân hủy hoặc có thể tái sử dụng đang dần trở thành xu hướng chung, góp phần giảm áp lực lên môi trường sống và tăng giá trị cảm quan cho sản phẩm.

HTX Dịch vụ Nông lâm nghiệp Mỹ Thuận (xã Mỹ Thuận, huyện Tân Sơn) đang phát triển nghề nuôi ong lấy mật theo hướng bền vững, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. HTX có khoảng 2.200 đàn ong với sản lượng thu hoạch trung bình khoảng 20.000 lít mật mỗi năm, sản phẩm của HTX đạt OCOP 3 sao. Ông Đinh Trọng Tâm - Giám đốc HTX cho biết: “Trong nuôi ong, môi trường nuôi được xem là yếu tố quyết định đến sức khỏe đàn ong và chất lượng mật. HTX lựa chọn vùng cây nguồn mật nằm xa các khu vực ô nhiễm, vùng phun thuốc trừ sâu để bảo vệ đàn ong. Trong đóng gói, HTX cũng ưu tiên sử dụng chai, lọ thủy tinh thân thiện với môi trường nhằm bảo quản mật tốt hơn và có thể tái sử dụng”.

Những kết quả đạt được cho thấy, việc gắn bảo vệ môi trường với phát triển sản phẩm OCOP đóng vai trò quan trọng trong nâng cao giá trị và sức cạnh tranh cho sản phẩm. Để tiếp tục phát huy hiệu quả, các cấp, ngành và địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ các chủ thể OCOP tiếp cận công nghệ xanh, đồng thời tăng cường giám sát việc thực hiện các tiêu chí môi trường trong sản xuất. Đây là nền tảng quan trọng để Chương trình OCOP của tỉnh phát triển theo hướng bền vững, hài hòa giữa lợi ích kinh tế và trách nhiệm với môi trường, cộng đồng.

Nguyễn Huế

Tin liên quan

Tin mới hơn

Phú Thọ: Phát triển sản phẩm OCOP gắn với bảo vệ môi trường
Phú Thọ: Phát triển sản phẩm OCOP gắn với bảo vệ môi trường
OVN - Những năm gần đây, Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) đã trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn tại tỉnh Phú Thọ. Để hướng tới sản xuất bền vững, các sản phẩm OCOP không chỉ được chú trọng về chất lượng và mẫu mã mà còn quan tâm đến yếu tố môi trường trong quá trình sản xuất, chế biến.

Tin khác

Măng rừng - Hành trình đến sản phẩm OCOP
Măng rừng - Hành trình đến sản phẩm OCOP
OVN - Măng rừng không chỉ là nguồn thực phẩm, là kế sinh nhai mà còn là sản vật mang đậm bản sắc văn hóa, đặc trưng của đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) xứ Thanh. Đặc biệt, măng rừng đã và đang khẳng định giá trị khi trong số 19 sản phẩm măng được công nhận OCOP thì chủ yếu là của 11 huyện miền núi tỉnh Thanh Hoá.
Huyện Thái Thuỵ (Thái Bình): Hỗ trợ nâng tầm sản phẩm OCOP
Huyện Thái Thuỵ (Thái Bình): Hỗ trợ nâng tầm sản phẩm OCOP
OVN - Xác định chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là động lực phát triển kinh tế nông thôn, huyện Thái Thụy (Thái Bình) tập trung hỗ trợ, hướng dẫn các hộ sản xuất và doanh nghiệp xây dựng, hoàn thiện, phát triển sản phẩm OCOP.
An Giang: Has a farm that meets 3-star OCOP standards
An Giang: Has a farm that meets 3-star OCOP standards
LNV - At the end of 2024, Pham Nam farm tourism site will be recognized as meeting 3-star OCOP standards; this is the first OCOP farm tourism product in An Giang province.
Quảng Ngãi: Phấn đấu có thêm 25-30 sản phẩm OCOP trong năm 2025
Quảng Ngãi: Phấn đấu có thêm 25-30 sản phẩm OCOP trong năm 2025
OVN - Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Quảng Trị cho biết, đơn vị vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị - chủ đề “Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đối với sản phẩm đã được công nhận OCOP”.
Ba Tơ: Hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP
Ba Tơ: Hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP
OVN - Những năm gần đây, thông qua việc tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, huyện Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) đã từng bước khẳng định hiệu quả và hướng đi đúng đắn trong phát triển kinh tế nông thôn. Sản phẩm OCOP ngày một tăng lên về số lượng và chất lượng.
Hội chợ OCOP khu vực Đồng bằng sông Hồng Quảng Ninh 2025 thu hút 250 gian hàng
Hội chợ OCOP khu vực Đồng bằng sông Hồng Quảng Ninh 2025 thu hút 250 gian hàng
OVN - Nằm trong chuỗi các sự kiện trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Hội chợ OCOP khu vực Đồng bằng sông Hồng - Quảng Ninh 2025 diễn ra từ ngày 29/4 đến 4/5/2025, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh.
Người tiêu dùng Đà Nẵng ưa thích sản phẩm OCOP
Người tiêu dùng Đà Nẵng ưa thích sản phẩm OCOP
OVN - Chương trình diễn ra từ ngày 25-27/4/2025 với sự tham gia của hơn 200 sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng. Các sản phẩm phong phú và đa dạng ở nhiều lĩnh vực như: nông sản, thực phẩm, mỹ phẩm, đồ uống, thảo dược, đồ thủ công mỹ nghệ, sản phẩm làng nghề truyền thống....
Phú Yên: OCOP là nền tảng vững chắc để xây dựng nông thôn mới
Phú Yên: OCOP là nền tảng vững chắc để xây dựng nông thôn mới
OVN - Từ sự lan tỏa của chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều nông sản được các chủ thể đầu tư, phát triển trở thành sản phẩm OCOP, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế nông thôn, tăng thu nhập cho người dân.
Nông nghiệp TP. HCM cần nhiều hướng đi để phát triển trong thời đại mới
Nông nghiệp TP. HCM cần nhiều hướng đi để phát triển trong thời đại mới
OVN - Trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng, ngành nông nghiệp TP. HCM đang đối diện với những thách thức mới, đồng thời tìm kiếm hướng đi để thích ứng và phát triển bền vững. Một số giải pháp được các ngành chức năng hướng đến là nỗ lực chuyển đổi sang nông nghiệp công nghệ cao và du lịch nông nghiệp.
Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh
Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh
OVN - Thủ đô Hà Nội được biết đến là “cái nôi” của 1.350 làng nghề, làng có nghề truyền thống. Đây cũng là lợi thế rất lớn của TP trong triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), hướng đến mục tiêu nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường cho sản phẩm làng nghề.
Sản phẩm OCOP địa phương mang khát vọng vươn ra thế giới
Sản phẩm OCOP địa phương mang khát vọng vươn ra thế giới
OVN - Từ những sản phẩm mang đậm dấu ấn bản địa thông qua chương trình OCOP, nông sản Gia Lai đang từng bước khẳng định vị thế, tận dụng cơ hội vươn ra thế giới.
Tinh bột nghệ Bà Bé - tinh túy từ nghệ nếp thơm Gia Lâm
Tinh bột nghệ Bà Bé - tinh túy từ nghệ nếp thơm Gia Lâm
OVN - Sau hơn 30 năm gắn bó với cây nghệ, bà Nguyễn Thị Bé (xã Dương Xá, huyện Gia Lâm) đã và đang thành công trong việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm làm từ tinh bột nghệ.
Rượu truyền thống Hậu Giang chuyển mình để bắt kịp xu hướng hiện đại
Rượu truyền thống Hậu Giang chuyển mình để bắt kịp xu hướng hiện đại
OVN - Cơ sở sản xuất Rượu thủ công truyền thống Út Tây là chủ thể của tỉnh Hậu Giang có 02 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 5 sao cấp quốc gia. Nhìn lại hành trình khởi nghiệp đầy gian truân, bà Võ Thị Phương Trang - chủ cơ sở mới đây có những chia sẻ với phóng viên Tạp chí Làng nghề Việt Nam.
Thanh hoá: Huyện Yên Định phát triển sản phẩm OCOP
Thanh hoá: Huyện Yên Định phát triển sản phẩm OCOP
OVN - Thực hiện chương trình “mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), tính đến tháng 3/2025, huyện Yên Định (Thanh Hoá) đã có 41 sản phẩm đạt OCOP 3 đến 4 sao. Các sản phẩm được công nhận đã khẳng định thương hiệu trên thị trường, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn.
Nhiều sản phẩm đặc trưng tại Lâm Đồng được cấp chứng nhận OCOP
Nhiều sản phẩm đặc trưng tại Lâm Đồng được cấp chứng nhận OCOP
OVN - Tỉnh Lâm Đồng là địa phương có nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với nhiều sản phẩm đặc trưng, các huyện, thành trong tỉnh thường xuyên quan tâm hỗ trợ, hướng dẫn phát triển các sản phẩm OCOP.
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động