Rượu truyền thống Hậu Giang chuyển mình để bắt kịp xu hướng hiện đại

OVN - Cơ sở sản xuất Rượu thủ công truyền thống Út Tây là chủ thể của tỉnh Hậu Giang có 02 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 5 sao cấp quốc gia. Nhìn lại hành trình khởi nghiệp đầy gian truân, bà Võ Thị Phương Trang - chủ cơ sở mới đây có những chia sẻ với phóng viên Tạp chí Làng nghề Việt Nam.

Vào tháng 1 vừa qua, Cơ sở sản xuất Rượu thủ công truyền thống Út Tây (Cơ sở rượu Út Tây) có 02 sản phẩm thuộc nhóm đồ uống, bao gồm: Rượu SNOR’S WINE và lão tửu đông trùng hạ thảo Út Tây đạt chứng nhận 05 sao cấp quốc gia.

Bà Võ Thị Phương Trang - Chủ Cơ sở sản xuất Rượu thủ công truyền thống Út Tây
Bà Võ Thị Phương Trang - Chủ Cơ sở sản xuất Rượu thủ công truyền thống Út Tây

Phóng viên: Là cái tên không còn quá xa lạ đối với những khách hàng ưa chuộng rượu truyền thống khu vực phía Nam, kể từ năm 2020, Cơ sở rượu Út Tây đã có nhiều sản phẩm đạt chuẩn tham gia vào chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Song, đối với 02 sản phẩm vừa được công nhận OCOP cấp quốc gia lần này, liệu có gì khác biệt hoặc cải thiện so với những dòng rượu truyền thống từng được công nhận 04 sao trước đó?

Võ Thị Phương Trang: Tương tự những sản phẩm trước, rượu SNOR’S WINE và lão tửu đông trùng hạ thảo Út Tây luôn giữ trọn hương vị gạo nếp đặc trưng của tỉnh Hậu Giang, mang đến hương thơm nồng, đậm đà, gợi nhớ sự ấm áp của bữa cơm gia đình và tình quê miền Tây. Trong đó, nguyên liệu chính chưng cất nên rượu là tấm gạo, tấm nếp, được trồng ven dòng kênh xáng Xà No – kênh xáng Xà No bắt đầu từ Vàm Xáng (một nhánh của sông Hậu) chạy dài đến sông Cái Tư (một nhánh của sông Cái Lớn) và đổ ra biển Tây. Có thể nói, hạt gạo nếp với độ thơm ngon đặc trưng chính là “linh hồn” của rượu, tạo nên mùi thơm nhẹ nhàng và thanh khiết. Hương thơm hòa quyện tinh tế giữa mùi gạo mới, thoảng nét ngọt ngào mộc mạc của quê hương Hậu Giang, nhưng lại không bị nồng gắt, phù hợp với phần lớn người dùng.

Trong khi đó, đúng như tên gọi, sản phẩm là sự kết hợp giữa rượu lão tửu truyền thống và nấm Đông trùng hạ thảo tạo nên một sản phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa địa phương nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu về chất lượng và giá trị dinh dưỡng. Ngoài ra, nấm Đông trùng hạ thảo là loại thảo dược quý hiếm có giá trị dinh dưỡng cao, đã được kiểm chứng có nhiều công dụng có lợi cho sức khoẻ. Hiểu được điều này, cơ sở kết hợp dược liệu quý trên với phương pháp ủ rượu gia truyền, giúp mang đến sản phẩm được người tiêu dùng và các cơ quan, ban ngành đánh giá cao. Sau khi kiểm nghiệm, sản phẩm gần như không phát hiện hàm lượng Methanol, Aldehyde và Este, hoặc nếu có cũng ở tiêu chuẩn thấp, không gây ngộ độc, đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định của Bộ Y tế về rượu.

Rượu truyền thống Hậu Giang chuyển mình để bắt kịp xu hướng hiện đại
Rượu SNOR’S WINE và lão tửu đông trùng hạ thảo Út Tây đạt chứng nhận OCOP 05 sao cấp quốc gia
Rượu truyền thống Hậu Giang chuyển mình để bắt kịp xu hướng hiện đại
Rượu SNOR’S WINE và lão tửu đông trùng hạ thảo Út Tây đạt chứng nhận OCOP 05 sao cấp quốc gia

Phóng viên: Khó khăn là điều mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải trải qua trong quá trình giúp sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng. Năm qua, thuế tiêu thụ đặc biệt có ảnh hưởng nhất định đối với một số mặt hàng, bao gồm cả những sản phẩm rượu truyền thống. Xin hỏi, trong quá trình nâng tầm sản phẩm lên OCOP đạt chuẩn quốc gia, Cơ sở rượu Út Tây phải đối mặt trước những thách thức, rào cản nào? Điều này có tác động đến hoạt động kinh doanh?

Bà Võ Thị Phương Trang: Quá trình nâng tầm sản phẩm đặc trưng địa phương, đặc biệt là rượu truyền thống nói riêng đều đối mặt trước nhiều thách thức. Út Tây cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình khẳng định giá trị thương hiệu, điển hình như cạnh tranh từ thị trường tiêu thụ và củng cố niềm tin khách hàng trong bối cảnh “vàng thau lẫn lộn”, rượu lậu, rượu giả tràn lan. Nhờ nỗ lực và định hướng đúng đắn, cơ sở đã từng bước vượt qua trở ngại, phát triển kinh tế theo hướng xanh nhằm tiến tới phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững.

Đối với thuế tiêu thụ đặc biệt trong năm 2024, cũng như các doanh nghiệp, công ty khác, Út Tây nhận thức rõ việc tuân thủ chính sách pháp luật Nhà nước, nỗ lực đóng góp nguồn thu cho ngân sách quốc gia và điều tiết hành vi tiêu dùng, mang đến lợi ích sâu rộng cho khách hàng. Tuy nhiên, đối với ngành rượu truyền thống, không thể phủ nhận thuế tiêu thụ đặc biệt vẫn có ảnh hưởng nhất định đến đầu ra sản phẩm,làm tăng giá thành do chi phí phát sinh. Trong khi các doanh nghiệp chính quy có thể “hấp thụ” khoản phí này thì hộ sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, không chính quy có chi phí đầu vào thấp, giá thành sản phẩm cũng không cao, dẫn đến cạnh tranh thiếu cân sức.

Phóng viên: Bước vào thị trường từ giai đoạn đặt “những viên gạch” đầu tiên đến khi có sản phẩm đạt chứng nhận cấp quốc gia, tin rằng Út Tây đã phải cạnh tranh khốc liệt với nhiều thương hiệu có tiếng trên thị trường. Để đạt được thành tựu như hiện nay, Út Tây đã và đang có những thay đổi, cải tiến nào đáng kể nhằm bắt kịp xu hướng tiêu dùng, chính sách hiện tại?

Bà Võ Thị Phương Trang: Mặc dù xuất phát điểm là một cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, với đặc trưng là sản phẩm thủ công truyền thống, Út Tây vẫn luôn nhận thức tầm quan trọng của việc hướng tới nền kinh tế xanh trong bối cảnh đất nước hội nhập. Chính vì thế, Út Tây dần chuyển mình từ mô hình sản xuất hộ gia đình nhỏ lẻ sang phát triển bền vững, tích cực tham gia các Hội thảo, đặc biệt là chương trình “Mekong Connect” – nơi mang lại nhiều giá trị thiết thực và định hướng chiến lược rõ ràng cho tương lai. Trong quá trình phát triển này, cơ sở luôn chú trọng xây dựng và mở rộng các chuỗi liên kết sản xuất, kinh doanh. Cụ thể, cơ sở đã liên kết với các hợp tác xã (HTX) sản xuất gạo nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định cho các dòng rượu truyền thống.

Bên cạnh đó, Út Tây cũng hợp tác với các HTX nông nghiệp tuần hoàn để tái sử dụng bã hèm rượu – phần còn lại của nguyên liệu sau khi chưng cất, làm thức ăn chăn nuôi và phân vi sinh phục vụ nông nghiệp hữu cơ. Ngoài ra, cơ sở còn cung cấp rượu gốc cho các doanh nghiệp, cơ sở OCOP ở địa phương và khu vực lân cận, điển hình như tỉnh Đắk Lắk để chế biến thành các sản phẩm rượu trái cây: Dâu Hạ Châu, đinh lăng, linh chi,… Thông qua các mối liên kết này, Út Tây mong rằng có thể đóng góp một phần công sức vào hình thành chuỗi giá trị OCOP, nâng tầm nhiều sản phẩm đạt chuẩn 3 - 4 sao như gạo ST, rượu trái cây và các sản phẩm từ mô hình nông nghiệp tuần hoàn. Đây chính là nền tảng để Út Tây cùng các đối tác hướng đến sự phát triển ổn định, vững chắc và bền vững trong tương lai.

Bà Võ Thị Phương Trang giới thiệu các sản phẩm rượu Út Tây đến lãnh đạo
Bà Võ Thị Phương Trang giới thiệu các sản phẩm rượu Út Tây đến lãnh đạo

Phóng viên: Để tìm lời giải cho bài toán “hội nhập” phục vụ nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng từ khách hàng, trong thời gian tới, Út Tây liệu có đang ấp ủ hoặc dự kiến ra mắt thêm nhiều sản phẩm mới?

Bà Võ Thị Phương Trang: Gần đây, Út Tây đã nghiên cứu cho ra thị trường sản phẩm Dầu Xoa Bóp Thảo Dược UT (nóng và lạnh), vốn được phát triển từ bài thuốc gia truyền của gia đình. Qua hơn 20 năm nghiên cứu và gia giảm công thức, sản phẩm được hoàn thiện bằng cách sử dụng rượu trên 70 độ cũng như chưng cất 2 lần để ngâm dược liệu. Với công dụng chính là hỗ trợ giảm đau, thư giãn cơ, phục hồi gân cơ, giảm mỏi cổ, vai, gáy, thắt lưng, khớp, các chấn thương do va đập, sản phẩm sẽ phù hợp với các trường hợp massage thư giãn, massage trị liệu, sẽ là bạn đồng hành của nhân viên văn phòng, người lớn tuổi và người thường xuyên chơi thể thao. Mặc dù ra mắt chưa lâu, sản phẩm hiện nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người dùng và được nhiều người tin dùng, trở thành sản phẩm hữu ích trong đời sống hằng ngày. Đặc biệt Dầu Xoa Bóp Thảo Dược UT đã được người dùng ưu tiên lựa chọn làm món quà sức khỏe cho ông bà, cha mẹ - “Món quà vẹn tròn hiếu đạo”

Phóng viên: Mong các sản phẩm này của Út Tây sẽ đạt được nhiều thành công trong chương trình OCOP. Xin cảm ơn bà!

Huỳnh Kha

Tin liên quan

Tin mới hơn

Măng rừng - Hành trình đến sản phẩm OCOP
Măng rừng - Hành trình đến sản phẩm OCOP
OVN - Măng rừng không chỉ là nguồn thực phẩm, là kế sinh nhai mà còn là sản vật mang đậm bản sắc văn hóa, đặc trưng của đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) xứ Thanh. Đặc biệt, măng rừng đã và đang khẳng định giá trị khi trong số 19 sản phẩm măng được công nhận OCOP thì chủ yếu là của 11 huyện miền núi tỉnh Thanh Hoá.
Huyện Thái Thuỵ (Thái Bình): Hỗ trợ nâng tầm sản phẩm OCOP
Huyện Thái Thuỵ (Thái Bình): Hỗ trợ nâng tầm sản phẩm OCOP
OVN - Xác định chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là động lực phát triển kinh tế nông thôn, huyện Thái Thụy (Thái Bình) tập trung hỗ trợ, hướng dẫn các hộ sản xuất và doanh nghiệp xây dựng, hoàn thiện, phát triển sản phẩm OCOP.
An Giang: Has a farm that meets 3-star OCOP standards
An Giang: Has a farm that meets 3-star OCOP standards
LNV - At the end of 2024, Pham Nam farm tourism site will be recognized as meeting 3-star OCOP standards; this is the first OCOP farm tourism product in An Giang province.
Quảng Ngãi: Phấn đấu có thêm 25-30 sản phẩm OCOP trong năm 2025
Quảng Ngãi: Phấn đấu có thêm 25-30 sản phẩm OCOP trong năm 2025
OVN - Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Quảng Trị cho biết, đơn vị vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị - chủ đề “Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đối với sản phẩm đã được công nhận OCOP”.
Ba Tơ: Hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP
Ba Tơ: Hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP
OVN - Những năm gần đây, thông qua việc tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, huyện Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) đã từng bước khẳng định hiệu quả và hướng đi đúng đắn trong phát triển kinh tế nông thôn. Sản phẩm OCOP ngày một tăng lên về số lượng và chất lượng.
Hội chợ OCOP khu vực Đồng bằng sông Hồng Quảng Ninh 2025 thu hút 250 gian hàng
Hội chợ OCOP khu vực Đồng bằng sông Hồng Quảng Ninh 2025 thu hút 250 gian hàng
OVN - Nằm trong chuỗi các sự kiện trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Hội chợ OCOP khu vực Đồng bằng sông Hồng - Quảng Ninh 2025 diễn ra từ ngày 29/4 đến 4/5/2025, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh.

Tin khác

Người tiêu dùng Đà Nẵng ưa thích sản phẩm OCOP
Người tiêu dùng Đà Nẵng ưa thích sản phẩm OCOP
OVN - Chương trình diễn ra từ ngày 25-27/4/2025 với sự tham gia của hơn 200 sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng. Các sản phẩm phong phú và đa dạng ở nhiều lĩnh vực như: nông sản, thực phẩm, mỹ phẩm, đồ uống, thảo dược, đồ thủ công mỹ nghệ, sản phẩm làng nghề truyền thống....
Phú Yên: OCOP là nền tảng vững chắc để xây dựng nông thôn mới
Phú Yên: OCOP là nền tảng vững chắc để xây dựng nông thôn mới
OVN - Từ sự lan tỏa của chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều nông sản được các chủ thể đầu tư, phát triển trở thành sản phẩm OCOP, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế nông thôn, tăng thu nhập cho người dân.
Nông nghiệp TP. HCM cần nhiều hướng đi để phát triển trong thời đại mới
Nông nghiệp TP. HCM cần nhiều hướng đi để phát triển trong thời đại mới
OVN - Trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng, ngành nông nghiệp TP. HCM đang đối diện với những thách thức mới, đồng thời tìm kiếm hướng đi để thích ứng và phát triển bền vững. Một số giải pháp được các ngành chức năng hướng đến là nỗ lực chuyển đổi sang nông nghiệp công nghệ cao và du lịch nông nghiệp.
Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh
Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh
OVN - Thủ đô Hà Nội được biết đến là “cái nôi” của 1.350 làng nghề, làng có nghề truyền thống. Đây cũng là lợi thế rất lớn của TP trong triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), hướng đến mục tiêu nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường cho sản phẩm làng nghề.
Sản phẩm OCOP địa phương mang khát vọng vươn ra thế giới
Sản phẩm OCOP địa phương mang khát vọng vươn ra thế giới
OVN - Từ những sản phẩm mang đậm dấu ấn bản địa thông qua chương trình OCOP, nông sản Gia Lai đang từng bước khẳng định vị thế, tận dụng cơ hội vươn ra thế giới.
TP. Hồ Chí Minh: Hội thảo giải pháp phát triển sản phẩm OCOP
TP. Hồ Chí Minh: Hội thảo giải pháp phát triển sản phẩm OCOP
OVN - Sáng ngày 23/4, Học viện Cán bộ TP. Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển sản phẩm OCOP tại TP. Hồ Chí Minh”. Tại hội thảo, các chuyên gia và doanh nghiệp đã cùng chỉ ra những khó khăn, đồng thời đề xuất những hướng đi đột phá để đưa OCOP thành biểu tượng kinh tế mới.
Tinh bột nghệ Bà Bé - tinh túy từ nghệ nếp thơm Gia Lâm
Tinh bột nghệ Bà Bé - tinh túy từ nghệ nếp thơm Gia Lâm
OVN - Sau hơn 30 năm gắn bó với cây nghệ, bà Nguyễn Thị Bé (xã Dương Xá, huyện Gia Lâm) đã và đang thành công trong việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm làm từ tinh bột nghệ.
Rượu truyền thống Hậu Giang chuyển mình để bắt kịp xu hướng hiện đại
Rượu truyền thống Hậu Giang chuyển mình để bắt kịp xu hướng hiện đại
OVN - Cơ sở sản xuất Rượu thủ công truyền thống Út Tây là chủ thể của tỉnh Hậu Giang có 02 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 5 sao cấp quốc gia. Nhìn lại hành trình khởi nghiệp đầy gian truân, bà Võ Thị Phương Trang - chủ cơ sở mới đây có những chia sẻ với phóng viên Tạp chí Làng nghề Việt Nam.
Nhiều sản phẩm đặc trưng tại Lâm Đồng được cấp chứng nhận OCOP
Nhiều sản phẩm đặc trưng tại Lâm Đồng được cấp chứng nhận OCOP
OVN - Tỉnh Lâm Đồng là địa phương có nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với nhiều sản phẩm đặc trưng, các huyện, thành trong tỉnh thường xuyên quan tâm hỗ trợ, hướng dẫn phát triển các sản phẩm OCOP.
Ninh Bình: Ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP 4 sao và 5 sao
Ninh Bình: Ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP 4 sao và 5 sao
OVN - Các sản phẩm OCOP tại tỉnh Ninh Bình đang trên đà phát triển mạnh mẽ, nhờ đó đã góp một phần lớn để xây dựng nông thôn mới tại địa phương này.
Trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu, đặc trưng tại Quế Sơn
Trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu, đặc trưng tại Quế Sơn
OVN - Sáng nay 25/3, Sở Công thương và UBND huyện Quế Sơn phối hợp tổ chức lễ khai mạc chương trình kết nối giao thương giữa doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở sản xuất - kinh doanh sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm đặc trưng tỉnh Quảng Nam với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại tại Quảng trường 26/3 thị trấn Đông Phú, Quế Sơn( Quảng Nam).
Gỡ vướng cho OCOP để nâng tầm đặc sản bản địa
Gỡ vướng cho OCOP để nâng tầm đặc sản bản địa
OVN - Sau hơn 6 năm triển khai, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã đạt được những thành công vượt kỳ vọng ban đầu. Dù vậy, Chương trình vẫn còn tồn tại một số bất cập, hạn chế cần những giải pháp mang tính đột phá để tiếp tục phát triển bền vững.
Sản phẩm OCOP Vĩnh Long - Mang đậm bản sắc địa phương
Sản phẩm OCOP Vĩnh Long - Mang đậm bản sắc địa phương
OVN - Những năm qua, chương trình OCOP đã trở thành “bệ phóng” trong hành trình khởi nghiệp của nhiều chủ thể, góp phần phát triển kinh tế theo hướng nâng cao giá trị cho các sản phẩm đặc sản ở địa phương và giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân trong xây dựng nông thôn mới.
Hà Nội: Hỗ trợ các chủ thể OCOP xây dựng hồ sơ sản phẩm tiềm năng 5 sao
Hà Nội: Hỗ trợ các chủ thể OCOP xây dựng hồ sơ sản phẩm tiềm năng 5 sao
OVN - Chiều 28/3, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới TP.Hà Nội đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn các chủ thể OCOP xây dựng hồ sơ sản phẩm tiềm năng 5 sao.
Bình Định: Đưa sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng
Bình Định: Đưa sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng
OVN - Các ngành chức năng tỉnh Bình Định đã và đang nỗ lực đưa các đơn vị sản xuất - kinh doanh sản phẩm OCOP tham gia thương mại điện tử. Qua đó dần khẳng định hướng đi đúng đắn, phù hợp với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ hiện đại.
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động