Sản phẩm OCOP địa phương mang khát vọng vươn ra thế giới

OVN - Từ những sản phẩm mang đậm dấu ấn bản địa thông qua chương trình OCOP, nông sản Gia Lai đang từng bước khẳng định vị thế, tận dụng cơ hội vươn ra thế giới.

Từ những sản vật tưởng chừng bình dị như cà phê, tiêu, mật ong, măng khô qua Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tỉnh Gia Lai đang từng bước đưa thương hiệu quê hương vươn xa, khẳng định vị thế trên bản đồ nông sản quốc tế. Hành trình ấy không chỉ là câu chuyện làm ăn của người nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp địa phương, mà còn là chiến lược dài hơi để khai mở tiềm năng vùng đất Tây Nguyên.

Khơi dậy giá trị bản địa

Gia Lai có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đặc biệt thích hợp để phát triển các loại cây công nghiệp như cà phê, hồ tiêu, cao su, cây ăn trái… Không chỉ vậy, nơi đây còn là cái nôi của nhiều đặc sản bản địa quý giá như mật ong rừng, măng le khô, rượu cần, thịt bò một nắng – những sản phẩm kết tinh từ bàn tay cần cù và văn hóa lâu đời của đồng bào các dân tộc thiểu số.

Chương trình OCOP chính là cú hích quan trọng để tỉnh Gia Lai đánh thức tiềm năng đó. Đến cuối năm 2024, toàn tỉnh có 430 sản phẩm được công nhận OCOP 3-4 sao (trong đó có 70 sản phẩm 4 sao và 360 sản phẩm 3 sao).

Sản phẩm OCOP địa phương mang khát vọng vươn ra thế giới
Các sản phẩm cà phê được chứng nhận OCOP của anh Nguyễn Khắc Quyến (thôn Phú Tân, xã Ia Băng, huyện Chư Prông)

Anh Nguyễn Khắc Quyến (thôn Phú Tân, xã Ia Băng, huyện Chư Prông) là một trong nhà nông đã tích cực tham gia Chương trình OCOP với tinh thần "tự lực, tự chủ, sáng tạo" và vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương. Anh Quyến chia sẻ: “Tôi tham gia Chương trình OCOP từ năm 2020. Qua 5 năm phát triển, không chỉ được đánh giá cao về chất lượng, các sản phẩm cà phê của chúng tôi cũng được thị trường đón nhận nhờ mẫu mã, bao bì, nhãn mác đẹp. Đây là động lực để chúng tôi tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như có thêm nhiều sản phẩm mới tham gia Chương trình OCOP, hướng đến xuất khẩu trong tương lai gần”.

Đầu năm 2023, anh Nguyễn Vũ Phú Trường (thôn 5, xã An Phú, TP. Pleiku) xây dựng ý tưởng khởi nghiệp chế biến sản phẩm trà tía tô theo tiêu chuẩn VietGAP. Để có nguồn nguyên liệu cho chế biến, anh Trường liên kết với 6 hộ trồng tía tô trong thôn với diện tích gần 9 sào. Đến cuối năm 2023, sản phẩm trà tía tô với thương hiệu Trường Phú được công nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh.

“Sản phẩm trà tía tô của tôi đã nhanh chóng tiếp cận thị trường sau khi được công nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh. Từ thành công với sản phẩm trà tía tô, tôi đã nghiên cứu chế biến nhiều sản phẩm trà khác từ thảo mộc. Tất cả sản phẩm trà thảo mộc đều được chế biến thành dạng bột, đóng gói trong túi lọc. Thời gian tới, tôi sẽ hoàn thiện thêm một số sản phẩm trà thảo mộc để tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP. Cùng với đó là xây dựng vùng nguyên liệu dược liệu bền vững” - anh Trường chia sẻ.

Sản phẩm OCOP địa phương mang khát vọng vươn ra thế giới
Cuối năm 2023, sản phẩm trà tía tô với thương hiệu Trường Phú được công nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh

Bà Phan Thị Thu Trang - Phó trưởng Phòng Kinh tế TP. Pleiku thông tin: Các sản phẩm OCOP sau khi tham gia đánh giá phân hạng đã có những bước tiến về chất lượng. Các chính sách hỗ trợ của Chương trình mỗi xã một sản phẩm đã góp phần giúp các chủ thể OCOP nâng cao được thu nhập cũng như sức cạnh tranh trên thị trường.

Khát vọng vươn tầm quốc tế

Không chỉ dừng lại ở việc công nhận sao, nhiều sản phẩm OCOP của Gia Lai đã xây dựng được thương hiệu riêng, được thị trường trong và ngoài nước đón nhận. Các thương hiệu cà phê Vĩnh Hiệp, mật ong Phương Di đã vượt ra khỏi biên giới tỉnh, tiến vào các hệ thống siêu thị lớn, sàn thương mại điện tử, xuất khẩu sang các thị trường châu Âu, Nhật Bản đã tạo thêm nhiều động lực để các thương hiệu khác của tỉnh Gia Lai tiếp nối.

Sản phẩm OCOP địa phương mang khát vọng vươn ra thế giới
Việc có mặt tại các hội chợ triểm lãm giúp các sản phẩm OCOP được quảng bá rộng rãi hơn

Để giúp các sản phẩm OCOP mở rộng thị trường, thời gian qua, tỉnh Gia Lai đã tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước. Thông qua các sự kiện như Triển lãm Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố hữu nghị tại Savanakhet lần thứ 5 năm 2025, Hội chợ triển lãm thương mại và giới thiệu sản phẩm tiêu biểu tỉnh Gia Lai, các doanh nghiệp Gia Lai có cơ hội kết nối trực tiếp với các nhà phân phối trong nước và quốc tế.

Tuy nhiên, theo đánh giá của giới chuyên gia, để gia tăng giá trị xuất khẩu, các sản phẩm OCOP cần đầu tư sâu hơn vào khâu chế biến, bao bì và phát triển câu chuyện thương hiệu. Điểm then chốt để sản phẩm OCOP có thể “vươn tầm” chính là đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và truy xuất nguồn gốc rõ ràng. Người tiêu dùng quốc tế không chỉ quan tâm đến chất lượng, mà còn muốn biết câu chuyện đằng sau sản phẩm – ai làm ra, từ vùng đất nào, mang nét văn hóa gì?,… Đây là yếu tố tạo sự khác biệt và quyết định đến khả năng cạnh tranh.

Sản phẩm OCOP địa phương mang khát vọng vươn ra thế giới
Điểm then chốt để sản phẩm OCOP có thể “vươn tầm” chính là đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và truy xuất nguồn gốc rõ ràng.

Ông Rcom Jen - Phó Giám đốc Sở Công Thương Gia Lai - cho biết: OCOP không chỉ là phong trào, mà là quá trình chuẩn hóa sản phẩm theo hướng thị trường, gắn sản xuất với chế biến, thương mại và xuất khẩu.

"Tỉnh Gia Lai đặc biệt chú trọng hỗ trợ doanh nghiệp và hợp tác xã trong việc xây dựng vùng nguyên liệu, áp dụng công nghệ chế biến, thiết kế bao bì, đăng ký nhãn hiệu và kết nối thị trường quốc tế. Thông qua đó, thúc đẩy việc hình thành chuỗi cung ứng hàng Việt, dần tiến đến kết nối mạng lưới sản phẩm trên cả nước. Cùng với đó, việc có mặt tại các hội chợ triểm lãm hay điểm bán hàng Việt giúp các sản phẩm OCOP được quảng bá rộng rãi hơn, góp phần nâng cao giá trị thương hiệu, từ đó tạo ra lòng tin cho người tiêu dùng" - ông Rcom Jen nhấn mạnh.

Hiền Mai

Tin liên quan

Tin khác

TP. Hồ Chí Minh: Hội thảo giải pháp phát triển sản phẩm OCOP
TP. Hồ Chí Minh: Hội thảo giải pháp phát triển sản phẩm OCOP
OVN - Sáng ngày 23/4, Học viện Cán bộ TP. Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển sản phẩm OCOP tại TP. Hồ Chí Minh”. Tại hội thảo, các chuyên gia và doanh nghiệp đã cùng chỉ ra những khó khăn, đồng thời đề xuất những hướng đi đột phá để đưa OCOP thành biểu tượng kinh tế mới.
Tinh bột nghệ Bà Bé - tinh túy từ nghệ nếp thơm Gia Lâm
Tinh bột nghệ Bà Bé - tinh túy từ nghệ nếp thơm Gia Lâm
OVN - Sau hơn 30 năm gắn bó với cây nghệ, bà Nguyễn Thị Bé (xã Dương Xá, huyện Gia Lâm) đã và đang thành công trong việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm làm từ tinh bột nghệ.
Rượu truyền thống Hậu Giang chuyển mình để bắt kịp xu hướng hiện đại
Rượu truyền thống Hậu Giang chuyển mình để bắt kịp xu hướng hiện đại
OVN - Cơ sở sản xuất Rượu thủ công truyền thống Út Tây là chủ thể của tỉnh Hậu Giang có 02 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 5 sao cấp quốc gia. Nhìn lại hành trình khởi nghiệp đầy gian truân, bà Võ Thị Phương Trang - chủ cơ sở mới đây có những chia sẻ với phóng viên Tạp chí Làng nghề Việt Nam.
Thanh hoá: Huyện Yên Định phát triển sản phẩm OCOP
Thanh hoá: Huyện Yên Định phát triển sản phẩm OCOP
OVN - Thực hiện chương trình “mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), tính đến tháng 3/2025, huyện Yên Định (Thanh Hoá) đã có 41 sản phẩm đạt OCOP 3 đến 4 sao. Các sản phẩm được công nhận đã khẳng định thương hiệu trên thị trường, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn.
Nhiều sản phẩm đặc trưng tại Lâm Đồng được cấp chứng nhận OCOP
Nhiều sản phẩm đặc trưng tại Lâm Đồng được cấp chứng nhận OCOP
OVN - Tỉnh Lâm Đồng là địa phương có nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với nhiều sản phẩm đặc trưng, các huyện, thành trong tỉnh thường xuyên quan tâm hỗ trợ, hướng dẫn phát triển các sản phẩm OCOP.
Ninh Bình: Ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP 4 sao và 5 sao
Ninh Bình: Ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP 4 sao và 5 sao
OVN - Các sản phẩm OCOP tại tỉnh Ninh Bình đang trên đà phát triển mạnh mẽ, nhờ đó đã góp một phần lớn để xây dựng nông thôn mới tại địa phương này.
Trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu, đặc trưng tại Quế Sơn
Trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu, đặc trưng tại Quế Sơn
OVN - Sáng nay 25/3, Sở Công thương và UBND huyện Quế Sơn phối hợp tổ chức lễ khai mạc chương trình kết nối giao thương giữa doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở sản xuất - kinh doanh sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm đặc trưng tỉnh Quảng Nam với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại tại Quảng trường 26/3 thị trấn Đông Phú, Quế Sơn( Quảng Nam).
Gỡ vướng cho OCOP để nâng tầm đặc sản bản địa
Gỡ vướng cho OCOP để nâng tầm đặc sản bản địa
OVN - Sau hơn 6 năm triển khai, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã đạt được những thành công vượt kỳ vọng ban đầu. Dù vậy, Chương trình vẫn còn tồn tại một số bất cập, hạn chế cần những giải pháp mang tính đột phá để tiếp tục phát triển bền vững.
Sản phẩm OCOP Vĩnh Long - Mang đậm bản sắc địa phương
Sản phẩm OCOP Vĩnh Long - Mang đậm bản sắc địa phương
OVN - Những năm qua, chương trình OCOP đã trở thành “bệ phóng” trong hành trình khởi nghiệp của nhiều chủ thể, góp phần phát triển kinh tế theo hướng nâng cao giá trị cho các sản phẩm đặc sản ở địa phương và giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân trong xây dựng nông thôn mới.
Hà Nội: Hỗ trợ các chủ thể OCOP xây dựng hồ sơ sản phẩm tiềm năng 5 sao
Hà Nội: Hỗ trợ các chủ thể OCOP xây dựng hồ sơ sản phẩm tiềm năng 5 sao
OVN - Chiều 28/3, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới TP.Hà Nội đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn các chủ thể OCOP xây dựng hồ sơ sản phẩm tiềm năng 5 sao.
Bình Định: Đưa sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng
Bình Định: Đưa sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng
OVN - Các ngành chức năng tỉnh Bình Định đã và đang nỗ lực đưa các đơn vị sản xuất - kinh doanh sản phẩm OCOP tham gia thương mại điện tử. Qua đó dần khẳng định hướng đi đúng đắn, phù hợp với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ hiện đại.
Sản phẩm OCOP Hạ Thái thúc đẩy làng nghề phát triển
Sản phẩm OCOP Hạ Thái thúc đẩy làng nghề phát triển
OVN - Nhiều sản phẩm sơn mài Hạ Thái (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội) được xếp hạng OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) 3 sao, 4 sao, tiềm năng lên 5 sao. Điển hình là 2 sản phẩm: Hộp sơn mài khảm trai và hộp sơn mài gắn sừng của Công ty cổ phần Sản xuất và Dịch vụ thương mại An Huy được UBND Thành phố Hà Nội xếp hạng OCOP 4 sao. Các sản phẩm đạt chuẩn OCOP của Hạ Thái ngày càng đứng vững trên thị trường trong và quốc tế.
Tủa Chùa (Điện Biên): Nâng tầm sản phẩm OCOP
Tủa Chùa (Điện Biên): Nâng tầm sản phẩm OCOP
OVN - Tại huyện Tủa Chùa, những năm qua, mô hình phát triển sản phẩm OCOP được chú trọng triển khai, không chỉ mang lại hiệu quả tích cực trong phát triển kinh tế mà còn đẩy mạnh thương hiệu nông sản đặc trưng, riêng có của địa phương.
Bình Thuận hướng tới xuất khẩu sản phẩm OCOP chế biến từ thanh long
Bình Thuận hướng tới xuất khẩu sản phẩm OCOP chế biến từ thanh long
OVN - Ngành Công thương tỉnh Bình Thuận tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thanh long quảng bá, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường xuất khẩu.
TP. Phan Thiết: Công bố và trao chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao
TP. Phan Thiết: Công bố và trao chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao
OVN - Sáng 25/02, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP TP. Phan Thiết tổ chức hội nghị công bố và trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Phó Chủ tịch UBND TP. Phan Thiết Lê Văn Chơn chủ trì và trao chứng nhận cho các chủ thể.
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động