OCOP Bến Tre góp phần thay đổi tư duy kinh tế nông thôn
11:03 | 27/10/2021
OVN- Không chỉ mang lại lợi ích cho cộng đồng, chỉ sau 3 năm triển khai, chương trình Mỗi xã một sản phẩm - OCOP Bến Tre đã cho thấy hiệu quả rõ nhất của việc góp phần thay đổi tư duy về kinh tế nông thôn….
Tỉnh Bến Tre hiện có 93 sản phẩm đăng ký sở hữu trí tuệ, chỉ dẫn địa lý (ảnh: TTXVN)
Mang lợi ích cộng đồng
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bến Tre Huỳnh Quang Đức cho biết, để thực hiện chương trình OCOP thì sản phẩm OCOP cần bảo đảm các tiêu chí chung của hàng hóa như: Truy xuất nguồn gốc, bao bì, mẫu mã và tính cạnh tranh. Ngoài ra, sản phẩm OCOP còn có đặc điểm như sử dụng nguồn nguyên liệu, lực lượng lao động tại địa phương nhằm mang lại lợi ích cộng đồng.
Kể từ khi bắt tay triển khai Chương trình, OCOP Bến Tre đã tạo động lực mới trong phát triển sản phẩm hàng hóa, đặc biệt là hàng nông sản Bến Tre. Thông qua chương trình này, những hộ sản xuất nhỏ, tổ hợp tác, HTX không chỉ có điều kiện tiếp cận thị trường, đưa sản phẩm chất lượng đến người tiêu dùng, tạo giá trị tăng thêm mà còn hướng đến việc tạo ra các sản phẩm mới.
Nhờ đó, OCOP còn góp phần thu hút, phát triển du lịch, nâng cao thu nhập và giá trị địa phương một cách thiết thực, hiệu quả.
Kết quả, sau 3 năm triển khai (2018-2021), chương trình OCOP Bến Tre đã giúp những sản phẩm khu vực nông thôn của tỉnh này có bước chuyển về chất và lượng, tạo lực đẩy mới cho kinh tế nông thôn. Cụ thể, tại các dịp tổ chức hội chợ nông nghiệp và Sản phẩm OCOP của tỉnh và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long luôn thu hút sự quan tâm của đông đảo khách tham quan, mang lại doanh thu hàng chục tỷ đồng.
Các hoạt động tại hội chợ này đã góp phần tăng cường, mở rộng giao lưu kinh tế giữa các địa phương trong tỉnh với các tỉnh bạn; đẩy mạnh kết nối cung - cầu hàng hóa giữa các nhà sản xuất và các đầu mối tiêu thụ; mở ra nhiều cơ hội tiếp cận công nghệ mới, thị trường mới để doanh nghiệp tỉnh ngày càng có điều kiện phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn.
Thay đổi tư duy kinh tế nông thôn
Theo chị Trần Thị Xuân, Chủ tịch Hội LHPN thị trấn Mỏ Cày, huyện Mỏ Cày Nam, người có sản phẩm được chọn là sản phẩm OCOP địa phương chia sẻ: “OCOP Bến Tre là chương trình đi vào chiều sâu. Dù là cá thể hay cơ sở sản xuất đều cần có quy chế, điều lệ giống như hợp tác để phát triển sản phẩm đạt chuẩn. Vì vậy, ngành chức năng cần hỗ trợ về kết nối cung - cầu, thiết kế, cải tiến mẫu mã sản phẩm, tư vấn, hỗ trợ xây dựng, quảng bá và bảo vệ thương hiệu”.
Còn Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Huỳnh Quang Đức cho biết, tỉnh rất quan tâm việc nâng cấp, phát triển sản phẩm OCOP với nhiều giải pháp. Trong đó, hỗ trợ các chủ thể có tiềm năng hình thành những sản phẩm hoàn chỉnh, nâng cấp những sản phẩm đã đạt được trong thời gian qua từ cấp sao thấp lên cấp sao cao, cấp quốc gia.
Đồng thời, tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về sản phẩm OCOP. Tập trung huấn luyện, đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ cho các doanh nghiệp, các tổ hợp tác, HTX, sản xuất nông hộ biết để tạo ra những sản phẩm OCOP. Hướng dẫn cách tiếp cận thị trường thông qua kênh tổ chức giới thiệu sản phẩm tại các chuỗi sự kiện, kênh thương mại điện tử... Tạo điều kiện cho các chủ thể sản xuất tham gia chương trình OCOP tại các hội chợ trong và ngoài nước để tìm kiếm thị trường tiêu thụ.
“Hiện nay, các nghiên cứu khoa học về OCOP Bến Tre đã được tỉnh đặt hàng và thực hiện. Mục đích nhằm góp phần thúc đẩy sản xuất, tạo ra sản phẩm OCOP bền vững, ngày càng đi vào thực chất”, ông Huỳnh Quang Đức nhấn mạnh.
Nhìn lại 4 năm thực hiện chương trình OCOP Bến Tre (2018-2021), ông Đức cho rằng, các địa phương cần tập trung vào thế mạnh bản địa, hướng đến toàn cầu, người dân tự tin sáng tạo để có một sản phẩm OCOP thành công, có nghĩa là sản phẩm đó phải được làm mới, luôn tốt hơn, vươn xa hơn theo thời gian. Để OCOP không chỉ góp phần giảm nghèo, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân mà còn là hành trình thay đổi tư duy về kinh tế nông thôn.
Bên cạnh đó, việc tổ chức lại sản xuất trong NN có sự chuyến biến, nhiều mô hình sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao được xây dựng, nhân rộng và phát huy hiệu quả tích cực. Mô hình liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm NN được hình thành và đang phát triển. Sản xuất NN theo hướng chất lượng, an toàn, truy xuất nguồn gốc được tập trung thực hiện. Xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận đạt kết quả khả quan. Kinh tế tập thể, kinh tế trang trại, làng nghề truyền thống từng bước được củng cố và phát triển. Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông thủy sản của tỉnh ngày càng được mở rộng.
Đề án Chương trình Mỗi xã một sản phẩm - OCOP Bến Tre giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030 đã được tỉnh tập trung triển khai thực hiện. Đến nay, Bến Tre đã tổ chức đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP, với 93 sản phẩm, trong đó có 46 sản phẩm đạt 3 sao, 47 sản phẩm đạt 4 sao, có 9 sản phẩm tiềm năng 5 sao.
Khang Vũ (TH)
Tin mới hơn
OVN - Vân Cù, một làng nghề thủ công truyền thống làm bún nổi tiếng ở Thừa Thiên Huế, đã tồn tại và phát triển qua hàng trăm năm lịch sử. Nơi đây không chỉ lưu giữ nét văn hóa đặc sắc của vùng đất Cố đô mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp sản phẩm bún chất lượng cao cho thị trường.
OVN - Đến nay, tỉnh Quảng Ninh có 417 sản phẩm OCOP của 13 huyện, thị xã, thành phố đạt từ 3-5 sao, tăng 181 sản phẩm so với cuối năm 2020. Trong đó, 315 sản phẩm đạt 3 sao, tăng 153 sản phẩm; 98 sản phẩm đạt 4 sao, tăng 24 sản phẩm; 4 sản phẩm đạt 5 sao, tăng 4 sản phẩm.
OVN - Nghề làm bún gạo truyền thống ngày càng có nguy cơ mai một do nhiều yếu tố, thế nhưng ở xã Hưng Hòa, TP Vinh, tỉnh Nghệ An lại có một hộ gia đình với cơ sở sản xuất bún gạo truyền thống hết sức quy mô và đặc biệt hơn sản phẩm là OCOP 3 sao.
OVN - Ngày 5/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp trung ương năm 2024. Hội đồng đã xem xét và công nhận 4 sản phẩm OCOP 5 sao mới, trong đó, tỉnh Lào Cai vinh dự có 2 sản phẩm được công nhận là Cao mềm actiso Sa Pa và Trà phun sương actiso Sa Pa.
OVN - Sản phẩm dưa lưới của Hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao Kim Long, xã An Bình, huyện Phú Giáo, (Bình Dương) đạt chứng nhận OCOP 3 sao vào năm 2020.
Tin khác
OVN - Sở Du lịch TP. HCM đã đề xuất giải pháp phát triển du lịch cũng như nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ gắn với ngành du lịch. Một trong những điểm nhấn đáng chú ý là kế hoạch kết nối chương trình kích cầu du lịch với ngành nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm OCOP.
OVN – Từ loại gạo nếp Khoái Đen truyền thống, những người nông dân của HTX bưởi và dịch vụ tổng hợp Hùng Xuyên (xã Hùng Xuyên, huyện Đoan Hùng, Phú Thọ) đã xây dựng thành công sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao, góp phần nâng cao giá trị cây lúa, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn.
OVN - Việc xây dựng và phát triển “Mỗi xã một sản phẩm” được huyện Phù Mỹ quan tâm chỉ đạo và triển khai thực hiện, tính đến nay toàn huyện có 44 sản phẩm OCOP được cấp chứng nhận, trong đó 38 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao và 6 sản phẩm OCOP đạt hạng 4 sao (tăng 44 sản phẩm so với năm 2011).
OVN - Ngày 25-11, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 426/QĐ-UBND phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm đạt điểm sản phẩm OCOP tiềm năng 5 sao (đợt 1) tỉnh Tuyên Quang năm 2024.
OVN - Xã Vũ Bản, huyện Bình Lục, (tỉnh Hà Nam) từ lâu nổi tiếng với làng rượu Vọc truyền thống. Trải qua quá trình phát triển, hiện nay sản phẩm rượu Vọc có sự đổi mới, nâng tầm, được công nhận sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm).
OVN - Trong thời kỳ công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ số trong phát triển nông nghiệp đã và đang góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, trở thành động lực để phát triển kinh tế của địa phương, đưa sản phẩm của địa phương vươn xa. Đặc biệt, chuyển đổi số (CĐS) sẽ mang lại nhiều yếu tố thuận lợi cho chương trình “mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) phát huy hiệu quả kinh tế cao.
OVN - Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), đến nay huyện miền núi Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam đã có 15 sản phẩm OCOP được công nhận đạt 3 sao cấp tỉnh. Đó là những sản phẩm đặc trưng, sản vật nổi tiếng đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế, nâng cao đời sống người dân, làm thay đổi diện mạo nông thôn miền núi nơi đây.
OVN - Vừa qua, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hải Dương ra mắt Câu lạc bộ OCOP Hải Dương. Đây là câu lạc bộ đầu tiên được thành lập nhằm hội tụ các sản phẩm OCOP Hải Dương.
OVN - Để thúc đẩy sự chủ động và thống nhất trong việc thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Chi cục Phát triển nông thôn đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền hiệu quả. Các hoạt động này nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và sự phối hợp giữa các sở, ngành, huyện, thành phố, cùng các cơ quan liên quan.
OVN - Căn cứ vào kết quả chấm điểm, đánh giá sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2024 theo Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ, UBND huyện Cẩm Thủy đã công nhận thêm 7 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao.
OVN - Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch tại tỉnh Quảng Ninh không chỉ góp phần tạo đầu ra bền vững cho sản phẩm, mà còn giúp du khách có thêm nhiều trải nghiệm về giá trị văn hóa địa phương.
LNV - Với phương châm “Lấy lương tâm, đạo đức để tạo ra sản phẩm, lấy chất lượng là mạng sống của doanh nghiệp”, đến nay, thương hiệu sữa Vinhtuongmilk do doanh nhân Nguyễn Tiến Lộc, Giám đốc Công ty cổ phần chăn nuôi và chế biến sữa Vĩnh Thịnh (Vĩnh Tường) làm chủ không chỉ tạo niềm tin, uy tín đối với người dân huyện Vĩnh Tường mà còn có chỗ đứng trên thị trường cả nước. Điều này càng khẳng định những nỗ lực không ngừng của doanh nhân Nguyễn Tiến Lộc trên hành trình trở thành 1 trong 63 “Nông dân Việt Nam xuất sắc” năm 2024.
OVN - Chị Vũ Thị Lệ Thủy, Giám đốc HTX 3T Nông sản Cao Phong (Hòa Bình) cho rằng, người làm nông nghiệp muốn sản xuất bền vững thì phải minh bạch hóa cả quá trình sản xuất. Do đó, HTX luôn hoạt động với tôn chỉ "Tốt đất - Tốt giống - Tốt từ tâm" và đạt được nhiều thành tựu không nhỏ trong việc cung cấp nông sản chất lượng cao cho người tiêu dùng đồng thời vẫn bảo vệ được môi trường và góp phần nâng cao đời sống cho người dân.
OVN - Đồng Tháp là địa phương đứng đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long về sản phẩm OCOP. Hiện nay, Đồng Tháp đã có trên 450 sản phẩm OCOP được công nhận 3 sao, 4 sao, 5 sao, đứng đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đứng thứ ba cả nước, khẳng định sự thay đổi mạnh mẽ trong tư duy sản xuất của người dân.