Sản phẩm OCOP Vĩnh Long - Mang đậm bản sắc địa phương
Đánh thức tiềm năng khởi nghiệp
Danh mục các sản phẩm OCOP ngày càng đa dạng, phong phú, đạt chất lượng và truy xuất được nguồn gốc. Nhiều sản phẩm mẫu mã đẹp, tinh xảo, độc đáo, phát huy được lợi thế tài nguyên bản địa, văn hóa truyền thống với ứng dụng khoa học công nghệ, ngày càng được nhiều khách hàng tin dùng và đánh giá cao về chất lượng, từng bước khẳng định giá trị và uy tín trên thị trường, tăng trưởng về doanh thu…
![]() |
Sản phẩm dưa lưới của Công ty CP Nông nghiệp 620 chứng nhận OCOP 4 sao. |
Với cách chế biến truyền thống kết hợp cải tiến nâng chất lượng sản phẩm theo xu thế thị trường, đảm bảo quy định an toàn vệ sinh thực phẩm, các sản phẩm như: mứt dừa, mứt chùm ruột, mứt me, mứt chuối…đã tạo lòng tin cho khách hàng, ngày càng được thị trường ưa chuộng.
Trong đó, khu sản xuất có 17 nhà kính trồng dưa lưới theo tiêu chuẩn VietGAP trên 4,5ha tại xã Tân Thành (huyện Bình Tân) là điểm chính. Dưa lưới được trồng theo quy trình chuẩn, được kiểm soát chặt chẽ từ khâu chọn hạt giống, theo dõi quá trình sinh trưởng, nước tưới cho đến khi dưa được thu hoạch. Hệ thống nhà kính trồng dưa lưới có ưu điểm vượt trội giúp chắn mưa nắng, ngăn côn trùng xâm nhập, chủ động chế độ dinh dưỡng. Dưa lưới được trồng theo hình thức gối đầu, nên mỗi tuần đều có thu hoạch.
Năm 2024, sản phẩm dưa lưới Đế Mật và dưa lưới Huỳnh Long của công ty đã đạt chứng nhận OCOP 4 sao. Việc đạt chứng nhận đã góp phần nâng cao giá trị trái dưa lưới và càng được thị trường tín nhiệm. Hiện cơ sở cung cấp sản phẩm khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước với sản lượng trung bình từ 800 - 1.000 tấn dưa lưới các loại mỗi năm.
Thúc đẩy sản xuất theo chuỗi giá trị
Ngay khi Chính phủ ban hành Quyết định 1048/QĐ-TTg về việc ban hành Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), Vĩnh Long đã triển khai, tổ chức thực hiện. Để thực hiện được liên tục và đạt hiệu quả, Vĩnh Long cũng đã ban hành kế hoạch thực hiện giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn tỉnh và cụ thể hóa bằng kế hoạch hàng năm. Qua đó, thời gian qua OCOP luôn nhận được rất nhiều sự ủng hộ của các ban ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương, đặc biệt là sự quan tâm, tham gia của người dân, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh.
![]() |
Sản phẩm mứt dừa lá dứa vừa đạt OCOP 4 sao của anh Trần Vĩnh Phú -thuộc xã Tân An Luông, huyện Vũng Liêm, (Vĩnh Long) |
Cùng với đó, hệ thống chỉ đạo điều hành từng bước được kiện toàn, nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng và trách nhiệm triển khai chương trình ở địa phương được nâng lên, cụ thể thông qua việc đưa chương trình OCOP vào chỉ tiêu Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ các cấp và đảm bảo tiêu chí số 13.2 trong xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, tiêu chí 3.3 trong xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu, giai đoạn 2021 - 2025.
Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 230 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, trong đó có 2 sản phẩm đạt 5 sao; 79 sản phẩm đạt 4 sao; 149 sản phẩm đạt 3 sao. Riêng năm 2024, tỉnh đã công nhận thêm 98 sản phẩm, vượt kế hoạch đặt ra trong kế hoạch thực hiện chương trình, giai đoạn 2022 - 2025.
Theo ông Nguyễn Thế Công- Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn (Sở Nông nghiệp và Môi trường), chương trình OCOP đã góp phần nâng tầm giá trị sản phẩm truyền thống địa phương. Thông qua chương trình hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao gắn với chuỗi giá trị sản phẩm, từ đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
Thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung hỗ trợ các chủ thể nâng hạng sản phẩm, quảng bá sản phẩm OCOP qua các sàn thương mại điện tử; đồng thời hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất mở rộng quy mô, tạo dựng sản phẩm mới tham gia chương trình OCOP, ưu tiên phát triển đối với các chủ thể là hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Tin mới hơn

Tin khác













