Sản phẩm OCOP: Góp phần lan tỏa tinh hoa văn hóa ẩm thực Nam Định

OVN - Từ những nỗ lực, sự tâm huyết, trách nhiệm và quyết tâm thực hiện tốt Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), những mặt hàng mang tính bản địa đặc trưng ấy đã được nâng tầm giá trị, dần khẳng định vị thế thương hiệu không chỉ ở thị trường trong nước...
Lãnh đạo UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham quan các gian hàng trưng bày và bán sản phẩm OCOP tỉnh được tổ chức tại thành phố Nam Định.
Lãnh đạo UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham quan các gian hàng trưng bày và bán sản phẩm OCOP tỉnh được tổ chức tại thành phố Nam Định.

“Ăn nên, làm ra” nhờ sản phẩm OCOP

Sản phẩm OCOP hạng 4 sao “Gạo sinh thái ruộng rươi” và “Gạo sạch chất lượng cao Toản Xuân 999” của Công ty TNHH Toản Xuân, xã Yên Lương (Ý Yên) là những sản phẩm ngày càng được nhiều người tiêu dùng lựa chọn sử dụng cho bữa ăn hàng ngày, thậm chí dùng làm món quà biếu ý nghĩa, chân thành cho người thân, bạn bè. Là người sớm hôm “lăn lộn” với ruộng đồng, anh Trần Quốc Toản, Giám đốc Công ty TNHH Toản Xuân hiểu rất rõ từng vùng đất, giống lúa và tập quán canh tác của nông dân các địa phương. Vì thế, anh và các cộng sự của mình đã quyết định lựa chọn trồng lúa xen lẫn việc nuôi rươi ở vùng đất trù phú miền hạ của huyện Nghĩa Hưng. Hai giống lúa đặc sản của quê hương là Dự Hương và ST25 vốn đã cho sản phẩm gạo thơm, ngon thì nay được cấy trên những thửa ruộng nuôi rươi lại càng thơm ngon hơn. Anh Toản chia sẻ: “Mối liên kết giữa Công ty TNHH Toản Xuân với nông dân để trồng lúa trên ruộng nuôi rươi mang lại “lợi ích kép” cho cả nông dân và doanh nghiệp. Bên cạnh nguồn lợi từ rươi, nông dân có thêm thu nhập từ lúa, trong khi doanh nghiệp có sản phẩm gạo chất lượng cao, được sản xuất theo quy trình hữu cơ phục vụ chế biến, xây dựng thương hiệu... cung cấp cho thị trường. “Gạo rươi” mang vị đậm đà riêng có song vẫn giữ được mùi thơm đặc trưng của gạo Dự Hương, ST25 tự nhiên. Công ty đã nghiên cứu thiết kế các mẫu mã bao bì đóng gói sang trọng, đẹp mắt rất phù hợp cho việc vận chuyển và làm quà biếu. Đây là một hình thức chuyển tải, quảng bá nét đặc sắc trong văn hóa ẩm thực của người dân Nam Định đến với người tiêu dùng”. Vụ mùa năm 2024 là năm thứ 4 Công ty TNHH Toản Xuân liên kết với các hợp tác xã (HTX), nông dân các địa phương cấy lúa trên ruộng rươi. Tổng diện tích gieo cấy lúa - rươi của Công ty hơn 45ha tại 3 xã Nghĩa Lạc, Nghĩa Hồng và Nghĩa Phú (Nghĩa Hưng). Gia đình ông Trần Văn Trung, xã Nghĩa Lạc cấy hơn 2 mẫu lúa Dự Hương và ST25 trên ruộng nuôi rươi. Ông Trung cho biết: "Vụ mùa năm nay lúa ruộng rươi được Công ty thu mua tại ruộng với giá cao nhất từ trước đến nay lên tới 16 nghìn đồng/kg. Bên cạnh đó, việc cấy lúa trên ruộng rươi còn tạo ra môi trường sống thuận lợi để rươi phát triển nên sản lượng rươi năm nay tăng gấp đôi. Được mùa rươi lại trúng giá lúa cao nên nông dân chúng tôi rất phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương và sự hợp tác của doanh nghiệp. Thời gian tới, gia đình tôi sẽ tiếp tục mở rộng diện tích gieo cấy lúa trên ruộng nuôi rươi để phát triển kinh tế gia đình…".

Sản phẩm OCOP “Gạo sinh thái ruộng rươi” chỉ là một trong 489 sản phẩm OCOP hạng 3 sao, 4 sao của tỉnh sau 6 năm triển khai thực hiện Chương trình OCOP. Nam Định được Ban Chỉ đạo Trung ương đánh giá nằm trong tốp đầu của cả nước về phát triển sản phẩm OCOP. Đến thời điểm này, Chương trình OCOP đang được các địa phương trong tỉnh triển khai tích cực, hiệu quả và phát triển được hệ sinh thái sản phẩm OCOP vừa mang nét truyền thống vừa sáng tạo, không bị hòa lẫn với sản phẩm của các địa phương khác. Đồng chí Nguyễn Văn Hữu, Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh nhấn mạnh: "Nam Định có đa dạng sản phẩm mang tính bản địa, đặc sắc. Do đó, khi triển khai Chương trình OCOP, tỉnh tập trung phát triển các sản phẩm đặc sản, lợi thế, sản phẩm từ làng nghề truyền thống gắn với khai thác nguồn nguyên liệu địa phương cùng văn hóa và tri thức bản địa. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, HTX, hộ cá thể đã tập trung khai thác phát triển các vùng nguyên liệu nông sản, dược liệu đặc trưng, dựa trên lợi thế về điều kiện tự nhiên, văn hóa, tập quán sản xuất của người dân. Giờ đây mỗi khi nhắc đến Nam Định, mọi người không chỉ nói về một vùng đất “hiếu học”, nhân văn, giàu truyền thống văn hiến và cách mạng mà còn nhớ tới những sản phẩm OCOP đậm đà bản sắc văn hoá truyền thống, mang đậm giá trị văn hóa, tinh thần. Chính điều đó đã tiếp thêm động lực để các chủ thể tiếp tục “hồi sinh” những nét văn hoá ẩm thực độc đáo riêng có, khẳng định thương hiệu OCOP của vùng quê Nam Định trù phú…”.

Anh Vũ Văn Kỷ, Giám đốc Công ty TNHH Hải sản Hải Thịnh, thị trấn Thịnh Long (Hải Hậu), cho biết: "Nước mắm Tân Phú” là kết tinh giá trị từ những thành quả lao động cần cù, chăm chỉ, sáng tạo từ bao đời nay của gia đình tôi và người dân địa phương. Trước đây, sản phẩm được thị trường và người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng, song chỉ được tiêu thụ ở quy mô nhỏ. Khi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện, thị trấn hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng thương hiệu và đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh; đồng thời Công ty đầu tư nâng cấp mẫu mã, quảng bá sản phẩm và đa dạng hoá các hình thức bán hàng trực tiếp, qua mạng internet, các nền tảng xã hội zalo, tiktok, facebook… thì “Nước mắm Tân Phú” đã mở rộng thị trường tiêu thụ và được người tiêu dùng trên cả nước biết đến. Với quy mô sản xuất gần 40 bể ủ nguyên liệu, mỗi bể sức chứa 6,5m3, trung bình mỗi tháng, Công ty cung ứng ra thị trường từ 700-1.200 lít nước mắm. Chú trọng thực hiện tốt quy trình sản xuất sạch, trong quá trình chượp, ngâm, ủ không sử dụng chất bảo quản, chất phụ gia nên sản phẩm “Nước mắm Tân Phú” luôn đảm bảo chất lượng, giữ nguyên hương vị truyền thống của nước mắm cốt. Nước mắm có màu vàng rơm, vị mặn đầu lưỡi, đậm trong miệng, ngọt hậu sâu và có độ đạm là 35N gam/lít; giá bán dao động từ 80-160 nghìn đồng/lít. Công ty “ăn nên, làm ra” nhờ sản phẩm OCOP, tạo việc làm cho hàng chục lao động ở địa phương.

Mở rộng thị phần nội địa

Đến nay, tại các cửa hàng, siêu thị trên địa bàn tỉnh, những sản phẩm OCOP Nam Định luôn được bày bán ở vị trí trang trọng, dễ thấy và trở thành lựa chọn “ưu tiên” của người tiêu dùng. Chị Nguyễn Thị Dung, đại diện Siêu thị thực phẩm sạch Thành Nam Food (thành phố Nam Định) chia sẻ: "Trước đây, khách hàng thường chú trọng mua và sử dụng các loại sản phẩm nhập khẩu hoặc liên doanh sản xuất. Tuy nhiên, khi tỉnh chỉ đạo các địa phương triển khai thực hiện Chương trình OCOP, hàng trăm sản phẩm nông sản, thực phẩm có nhãn mác, bao bì rõ ràng, đẹp mắt, có tem phục vụ truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa, được cơ quan chuyên môn công nhận thì người tiêu dùng đã dần chuyển sang nhóm hàng OCOP. Từ chỗ là hàng hóa trưng bày quảng bá, đến nay doanh thu từ hàng hóa OCOP đã chiếm hơn 20% doanh thu nhóm hàng thực phẩm của siêu thị”. Tại một số siêu thị như: Go!, Winmart, Co.opmart, các đại lý, cửa hàng tiện ích... dù chưa chiếm tỷ trọng lớn nhưng sản phẩm OCOP nói chung và sản phẩm OCOP tỉnh Nam Định nói riêng đã được bán rộng rãi, trở thành một trong những mặt hàng được người tiêu dùng quan tâm, lựa chọn. Điều đáng ghi nhận là dưới sự hướng dẫn của ngành chức năng, các chủ thể sản phẩm OCOP đã chủ động đầu tư, thay đổi công nghệ tiên tiến, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào quản lý, tiết kiệm chi phí gián tiếp để nâng cao chất lượng hàng hóa, đa dạng mẫu mã, tăng cường quảng bá sản phẩm... từ đó tạo dựng được niềm tin đối với người tiêu dùng với sự tự hào về hàng Việt Nam nói chung và sản phẩm OCOP Nam Định nói riêng. Tiêu biểu như các sản phẩm mắm tôm, mắm tép của Công ty TNHH Hải sản Hải Thịnh, thị trấn Thịnh Long (Hải Hậu) đã có mặt ở hàng chục siêu thị lớn nhỏ và 170 đại lý tiêu thụ trên địa bàn cả nước; sản phẩm bí xanh, rau muống, cải bó xôi, bắp cải, dưa chuột của HTX Sản xuất và Kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Nam Cường, xã Yên Cường (Ý Yên) có mặt tại nhiều cửa hàng, chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn; sản phẩm gạo chất lượng cao, gạo sạch hữu cơ của Công ty TNHH Toản Xuân đã có mặt ở khắp các tỉnh miền Bắc; Gạo Bắc thơm Nghĩa Bình của HTX Sản xuất - Kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Nghĩa Bình, thị trấn Quỹ Nhất (Nghĩa Hưng); Trà gừng đen Ogatea, Trà thảo mộc túi lọc hoạt huyết dưỡng não Ogatea, Trà thảo mộc túi lọc nhân trần Ogatea của Công ty cổ phần Dược liệu Hải Hậu, thị trấn Yên Định (Hải Hậu)... đã được bán ở khắp các cửa hàng tiện ích, đại lý nông sản sạch. Với những nỗ lực của các chủ thể sản xuất, các sản phẩm OCOP của tỉnh đã được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường, hình thành 150 chuỗi cửa hàng tiện ích, 39 chuỗi liên kết giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ bền vững, góp phần nâng cao giá trị kinh tế và thu nhập cho người sản xuất.

Gia tăng sản phẩm OCOP "made in Nam Định" xuất ngoại

Tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA), hàng hóa Việt Nam đã và đang chinh phục được người tiêu dùng toàn cầu. Đây cũng là cơ hội để hàng hóa mang nhãn hiệu OCOP của tỉnh ta “vươn tầm”. Là một trong những sản phẩm OCOP hàng đầu của tỉnh, sản phẩm “Nghêu thịt hộp Lenger” của Công ty TNHH Thủy sản Lenger Việt Nam (thành phố Nam Định) vừa được Hội đồng Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2024 chấm 92,9 điểm. Đây là 1 trong 3 sản phẩm đầu tiên được UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành và UBND thành phố Nam Định hỗ trợ chủ thể hoàn thiện hồ sơ trình Trung ương công nhận sản phẩm OCOP quốc gia. Phát huy thế mạnh của tỉnh có vùng nuôi ngao được cấp Chứng nhận ASC, Công ty đã từng bước nỗ lực nâng cao chất lượng, đổi mới mẫu mã để khẳng định vị thế trong lĩnh vực chăn nuôi thuỷ sản. Giám đốc Công ty Nguyễn Hồ Nguyên cho biết: "Sản phẩm được chế biến từ ngao sạch tại vùng nuôi Nghĩa Hưng không chỉ có giá trị chăm sóc sức khỏe, mà thẳm sâu trong đó còn là việc bảo tồn giá trị nguồn nguyên liệu tự nhiên của địa phương. Vì vậy, sản phẩm của Công ty đã trở thành mặt hàng thuỷ sản được sử dụng rộng rãi tại các thị trường “khó tính" với những tiêu chuẩn khắt khe về an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong năm 2024, thông qua việc tham gia các hội chợ, chương trình xúc tiến thương mại ở một số tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc... sản phẩm “Nghêu thịt hộp Lenger” của Công ty đã tiếp cận được với đối tác đến từ Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ... Đây tiếp tục là đối tác tiềm năng mở ra cơ hội cho những lô sản phẩm OCOP “Nghêu thịt hộp Lenger” của tỉnh được xuất khẩu tới thị trường này. Giấc mơ xuất khẩu sản phẩm OCOP “made in Nam Định” đang được hiện thực hoá khi chủ thể sản xuất đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng quốc tế…”.

Theo Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh, năm 2024 toàn tỉnh có 122 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tại cấp huyện; trong đó có 98 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao và 24 sản phẩm có số điểm đánh giá từ 70 điểm trở lên. Lũy kế đến thời điểm này tỉnh ta có 489 sản phẩm OCOP, trong đó có 434 sản phẩm OCOP 3 sao, 55 sản phẩm OCOP 4 sao. Nhiều sản phẩm OCOP đã và đang khẳng định được thương hiệu, chất lượng, chinh phục được thị trường trong nước và một số sản phẩm tiềm năng tham gia xuất khẩu sang các quốc gia được coi là thị trường khó tính như: Gạo sinh thái ruộng rươi, Gạo sạch chất lượng cao Toản Xuân 999, Gạo sạch chất lượng cao 888 của Công ty TNHH Toản Xuân; Gạo nếp bắc Nghĩa Bình của HTX Sản xuất - Kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Nghĩa Bình, thị trấn Quỹ Nhất (Nghĩa Hưng); Trà mầm đậu đen - Gạo lứt đỏ và Trà mầm gạo lứt đỏ của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Hạnh Tâm, xã Nam Hùng (Nam Trực); Cá mai tẩm gia vị của Công ty TNHH một thành viên Hải sản Hùng Vương, xã Giao Nhân (Giao Thủy); Ốc hương An Hòa của HTX Nông nghiệp và Nuôi trồng, Chế biến thủy hải sản An Hòa, xã Hải Đông (Hải Hậu); Sứa ăn liền Phương Trang của Công ty TNHH Quý Thịnh, thị trấn Thịnh Long (Hải Hậu)…

Để khẳng định thương hiệu, vị thế và hướng tới xuất khẩu, các chủ thể OCOP cần tiếp tục nâng “chất” sản phẩm, phát triển thương hiệu, nhãn hiệu, tiêu chuẩn, chất lượng, đăng ký mã số, mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Bên cạnh đó, các sở, ngành, địa phương cần tiếp tục hỗ trợ các chủ thể ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất, tiếp thị sản phẩm; đồng thời đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu... để những sản phẩm OCOP của tỉnh được quảng bá rộng rãi và vươn tầm quốc tế.

Văn Đại

Tin liên quan

Tin mới hơn

Sản phẩm OCOP địa phương mang khát vọng vươn ra thế giới
Sản phẩm OCOP địa phương mang khát vọng vươn ra thế giới
OVN - Từ những sản phẩm mang đậm dấu ấn bản địa thông qua chương trình OCOP, nông sản Gia Lai đang từng bước khẳng định vị thế, tận dụng cơ hội vươn ra thế giới.
TP. Hồ Chí Minh: Hội thảo giải pháp phát triển sản phẩm OCOP
TP. Hồ Chí Minh: Hội thảo giải pháp phát triển sản phẩm OCOP
OVN - Sáng ngày 23/4, Học viện Cán bộ TP. Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển sản phẩm OCOP tại TP. Hồ Chí Minh”. Tại hội thảo, các chuyên gia và doanh nghiệp đã cùng chỉ ra những khó khăn, đồng thời đề xuất những hướng đi đột phá để đưa OCOP thành biểu tượng kinh tế mới.
Tinh bột nghệ Bà Bé - tinh túy từ nghệ nếp thơm Gia Lâm
Tinh bột nghệ Bà Bé - tinh túy từ nghệ nếp thơm Gia Lâm
OVN - Sau hơn 30 năm gắn bó với cây nghệ, bà Nguyễn Thị Bé (xã Dương Xá, huyện Gia Lâm) đã và đang thành công trong việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm làm từ tinh bột nghệ.
Rượu truyền thống Hậu Giang chuyển mình để bắt kịp xu hướng hiện đại
Rượu truyền thống Hậu Giang chuyển mình để bắt kịp xu hướng hiện đại
OVN - Cơ sở sản xuất Rượu thủ công truyền thống Út Tây là chủ thể của tỉnh Hậu Giang có 02 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 5 sao cấp quốc gia. Nhìn lại hành trình khởi nghiệp đầy gian truân, bà Võ Thị Phương Trang - chủ cơ sở mới đây có những chia sẻ với phóng viên Tạp chí Làng nghề Việt Nam.
Thanh hoá: Huyện Yên Định phát triển sản phẩm OCOP
Thanh hoá: Huyện Yên Định phát triển sản phẩm OCOP
OVN - Thực hiện chương trình “mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), tính đến tháng 3/2025, huyện Yên Định (Thanh Hoá) đã có 41 sản phẩm đạt OCOP 3 đến 4 sao. Các sản phẩm được công nhận đã khẳng định thương hiệu trên thị trường, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn.
Nhiều sản phẩm đặc trưng tại Lâm Đồng được cấp chứng nhận OCOP
Nhiều sản phẩm đặc trưng tại Lâm Đồng được cấp chứng nhận OCOP
OVN - Tỉnh Lâm Đồng là địa phương có nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với nhiều sản phẩm đặc trưng, các huyện, thành trong tỉnh thường xuyên quan tâm hỗ trợ, hướng dẫn phát triển các sản phẩm OCOP.

Tin khác

Ninh Bình: Ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP 4 sao và 5 sao
Ninh Bình: Ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP 4 sao và 5 sao
OVN - Các sản phẩm OCOP tại tỉnh Ninh Bình đang trên đà phát triển mạnh mẽ, nhờ đó đã góp một phần lớn để xây dựng nông thôn mới tại địa phương này.
Trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu, đặc trưng tại Quế Sơn
Trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu, đặc trưng tại Quế Sơn
OVN - Sáng nay 25/3, Sở Công thương và UBND huyện Quế Sơn phối hợp tổ chức lễ khai mạc chương trình kết nối giao thương giữa doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở sản xuất - kinh doanh sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm đặc trưng tỉnh Quảng Nam với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại tại Quảng trường 26/3 thị trấn Đông Phú, Quế Sơn( Quảng Nam).
Gỡ vướng cho OCOP để nâng tầm đặc sản bản địa
Gỡ vướng cho OCOP để nâng tầm đặc sản bản địa
OVN - Sau hơn 6 năm triển khai, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã đạt được những thành công vượt kỳ vọng ban đầu. Dù vậy, Chương trình vẫn còn tồn tại một số bất cập, hạn chế cần những giải pháp mang tính đột phá để tiếp tục phát triển bền vững.
Sản phẩm OCOP Vĩnh Long - Mang đậm bản sắc địa phương
Sản phẩm OCOP Vĩnh Long - Mang đậm bản sắc địa phương
OVN - Những năm qua, chương trình OCOP đã trở thành “bệ phóng” trong hành trình khởi nghiệp của nhiều chủ thể, góp phần phát triển kinh tế theo hướng nâng cao giá trị cho các sản phẩm đặc sản ở địa phương và giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân trong xây dựng nông thôn mới.
Hà Nội: Hỗ trợ các chủ thể OCOP xây dựng hồ sơ sản phẩm tiềm năng 5 sao
Hà Nội: Hỗ trợ các chủ thể OCOP xây dựng hồ sơ sản phẩm tiềm năng 5 sao
OVN - Chiều 28/3, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới TP.Hà Nội đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn các chủ thể OCOP xây dựng hồ sơ sản phẩm tiềm năng 5 sao.
Bình Định: Đưa sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng
Bình Định: Đưa sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng
OVN - Các ngành chức năng tỉnh Bình Định đã và đang nỗ lực đưa các đơn vị sản xuất - kinh doanh sản phẩm OCOP tham gia thương mại điện tử. Qua đó dần khẳng định hướng đi đúng đắn, phù hợp với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ hiện đại.
Sản phẩm OCOP Hạ Thái thúc đẩy làng nghề phát triển
Sản phẩm OCOP Hạ Thái thúc đẩy làng nghề phát triển
OVN - Nhiều sản phẩm sơn mài Hạ Thái (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội) được xếp hạng OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) 3 sao, 4 sao, tiềm năng lên 5 sao. Điển hình là 2 sản phẩm: Hộp sơn mài khảm trai và hộp sơn mài gắn sừng của Công ty cổ phần Sản xuất và Dịch vụ thương mại An Huy được UBND Thành phố Hà Nội xếp hạng OCOP 4 sao. Các sản phẩm đạt chuẩn OCOP của Hạ Thái ngày càng đứng vững trên thị trường trong và quốc tế.
Tủa Chùa (Điện Biên): Nâng tầm sản phẩm OCOP
Tủa Chùa (Điện Biên): Nâng tầm sản phẩm OCOP
OVN - Tại huyện Tủa Chùa, những năm qua, mô hình phát triển sản phẩm OCOP được chú trọng triển khai, không chỉ mang lại hiệu quả tích cực trong phát triển kinh tế mà còn đẩy mạnh thương hiệu nông sản đặc trưng, riêng có của địa phương.
Bình Thuận hướng tới xuất khẩu sản phẩm OCOP chế biến từ thanh long
Bình Thuận hướng tới xuất khẩu sản phẩm OCOP chế biến từ thanh long
OVN - Ngành Công thương tỉnh Bình Thuận tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thanh long quảng bá, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường xuất khẩu.
TP. Phan Thiết: Công bố và trao chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao
TP. Phan Thiết: Công bố và trao chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao
OVN - Sáng 25/02, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP TP. Phan Thiết tổ chức hội nghị công bố và trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Phó Chủ tịch UBND TP. Phan Thiết Lê Văn Chơn chủ trì và trao chứng nhận cho các chủ thể.
Các sản phẩm OCOP góp phần tạo sức hút cho lễ hội đầu Xuân
Các sản phẩm OCOP góp phần tạo sức hút cho lễ hội đầu Xuân
OVN - Hội xuân luôn là dịp để các địa phương lồng ghép hoạt động trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông sản đặc trưng của địa phương thu hút đông đảo người dân và du khách quan tâm mua sắm, trải nghiệm.
Thêm 33 sản phẩm đạt chuẩn, Bình Phước lên kế hoạch tổ chức Hội chợ giới thiệu sản phẩm OCOP
Thêm 33 sản phẩm đạt chuẩn, Bình Phước lên kế hoạch tổ chức Hội chợ giới thiệu sản phẩm OCOP
OVN - UBND tỉnh Bình Phước đã phân hạng cho 33 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao; đồng thời, chỉ đạo cho Sở Công Thương Bình Phước tổ chức Hội chợ giới thiệu sản phẩm OCOP trong tháng 3/2025 sắp tới.
Hà Nội cấp giấy chứng nhận 108 sản phẩm OCOP đạt 4 sao
Hà Nội cấp giấy chứng nhận 108 sản phẩm OCOP đạt 4 sao
OVN - UBND thành phố Hà Nội vừa có quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP thành phố Hà Nội năm 2024 thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Thanh Hóa: Nâng sức cạnh tranh sản phẩm OCOP
Thanh Hóa: Nâng sức cạnh tranh sản phẩm OCOP
OVN - Được biết, đến đầu năm 2025, Thanh Hóa đã có hơn 600 sản phẩm OCOP, trong đó có 2 sản phẩm 5 sao quốc gia, hơn 60 sản phẩm 4 sao. Nhiều sản phẩm vươn thị trường rộng khắp cả nước và cả quốc tế nhờ biết phát huy những lợi thế là yếu tố bản địa, đặc trưng.
Phát triển sản phẩm OCOP từ lợi thế địa phương
Phát triển sản phẩm OCOP từ lợi thế địa phương
OVN - Triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua các địa phương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã tập trung khảo sát, lựa chọn các sản phẩm có thế mạnh đặc trưng của địa phương để xây dựng các sản phẩm chủ lực, gia tăng giá trị, góp phần phát triển kinh tế khu vực nông thôn.
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động