OCOP Quảng Ninh: Hướng đến lan tỏa giá trị văn hóa, sản phẩm đặc trưng vùng miền
14:09 | 26/10/2021
OVN- UBND tỉnh Quảng Ninh vừa họp trực tuyến cho ý kiến về Đề án Chương trình xây dựng nông thôn mới và Chương trình Mỗi xã, phường một sản phẩm OCOP giai đoạn 2021-2025. Theo đó, tỉnh này cần rà soát chuẩn hóa và quy hoạch lại mạng lưới sản phẩm; tập trung đào tạo nâng cao năng lực cho các chủ thể OCOP; đẩy mạnh xây dựng mô hình HTX kiểu mới, lan tỏa mạnh mẽ các giá trị văn hóa, thương hiệu sản phẩm. đặc trưng vùng miền...
Tại hội nghị, Đại diện Trường Đại học nông lâm Thái Nguyên (đơn vị tư vấn Đề án Chương trình Mỗi xã, phường một sản phẩm OCOP Quảng Ninh) và Học viện Nông nghiệp Việt Nam (đơn vị tư vấn Đề án Chương trình Xây dựng nông thôn mới) trình bày tóm tắt dự thảo thuyết minh 02 Đề án, theo đó Chương trình Mỗi xã, phường một sản phẩm được khởi xướng đầu tiên trong cả nước và bước đầu đã thực hiện thành công tại Quảng Ninh làm tiền đề quan trọng để nhân rộng ra địa bàn cả nước.
Tính đến nay Chương trình OCOP Quảng Ninh đã phát triển 477 sản phẩm và 182 tổ chức kinh tế, trong đó có 224 sản phẩm đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên, trong đó đã có 03 sản phẩm 5 sao cấp quốc gia. Chương trình đã khơi dậy tiềm năng lợi thế sẵn có từ các sản vật địa phương, sản phẩm vùng miền, góp phần chuyển đổi sản xuất theo hướng tăng quy mô gắn với chuỗi giá trị, tạo nhiều việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.
Giai đoạn 2010- 2020, Chương trình xây dựng nông thôn mới đã thu được nhiều kết quả quan trọng, toàn tỉnh đã có 92/98 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 12 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, 35 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; có 7 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; toàn tỉnh có 22 xã và 54 thôn ra khỏi diện đặc biệt khó khăn.
Đến nay, diện mạo nông thôn Quảng Ninh thay đổi rõ nét, đời sống nhân dân được cải thiện, văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, dân chủ được mở rộng, hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh, an ninh trật tự xã hội được giữ vững. Bên cạnh những thành tựu là cơ bản, dự thảo các Đề án cũng chỉ ra những tồn tại hạn chế, nguyên nhân, một số kinh nghiệm thực tiễn trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện, đồng thời đề xuất những quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong giai đoạn đến hết năm 2025.
Đồng chí Phạm Văn Thành - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã yêu cầu 02 đơn vị tư vấn tiếp thu các ý kiến tham gia của các đơn vị, địa phương để hoàn thiện Đề án. Đồng chí cũng lưu ý cần xác định rõ tầm và phạm vi của đề án, thống nhất quan điểm thời gian tới của cả 2 Chương trình là chuyển từ lượng sang chất, xác định rõ những thách thức trong giai đoạn tới như: vấn đề khoảng cách giàu nghèo giữa đô thị và nông thôn, vấn đề môi trường, văn hóa tín ngưỡng.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cũng nhấn mạnh, trong xây dựng nông thôn mới cần chú ý các giải pháp để xây dựng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân thông minh; cần có các giải pháp cho các địa phương đã hoàn thành nông thôn mới và các địa phương chưa hoàn thành.
Đối với Chương trình OCOP, cũng theo đồng chí Phạm Văn Thành, tỉnh cần rà soát chuẩn hóa và quy hoạch lại mạng lưới sản phẩm; tập trung đào tạo nâng cao năng lực cho các chủ thể OCOP; đẩy mạnh xây dựng mô hình Hợp tác xã kiểu mới, lan tỏa mạnh mẽ các giá trị văn hóa, thương hiệu sản phẩm đặc trưng vùng miền... Về nguồn lực phục vụ Đề án, ngoài chương trình xây dựng nông thôn mới cần tích hợp nguồn lực từ các Chương trình, Đề án ở các ngành, lĩnh vực khác đã được phê duyệt để phát huy sức mạnh tổng hợp hoàn thành nhiệm vụ trong giai đoạn tới.
Các sản phẩm OCOP Quảng Ninh thu hút khách tham quan tại các kỳ hội chơ, triển lãm (Ảnh minh họa)
Tính đến nay Chương trình OCOP Quảng Ninh đã phát triển 477 sản phẩm và 182 tổ chức kinh tế, trong đó có 224 sản phẩm đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên, trong đó đã có 03 sản phẩm 5 sao cấp quốc gia. Chương trình đã khơi dậy tiềm năng lợi thế sẵn có từ các sản vật địa phương, sản phẩm vùng miền, góp phần chuyển đổi sản xuất theo hướng tăng quy mô gắn với chuỗi giá trị, tạo nhiều việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.
Giai đoạn 2010- 2020, Chương trình xây dựng nông thôn mới đã thu được nhiều kết quả quan trọng, toàn tỉnh đã có 92/98 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 12 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, 35 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; có 7 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; toàn tỉnh có 22 xã và 54 thôn ra khỏi diện đặc biệt khó khăn.
Đến nay, diện mạo nông thôn Quảng Ninh thay đổi rõ nét, đời sống nhân dân được cải thiện, văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, dân chủ được mở rộng, hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh, an ninh trật tự xã hội được giữ vững. Bên cạnh những thành tựu là cơ bản, dự thảo các Đề án cũng chỉ ra những tồn tại hạn chế, nguyên nhân, một số kinh nghiệm thực tiễn trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện, đồng thời đề xuất những quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong giai đoạn đến hết năm 2025.
Đồng chí Phạm Văn Thành - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã yêu cầu 02 đơn vị tư vấn tiếp thu các ý kiến tham gia của các đơn vị, địa phương để hoàn thiện Đề án. Đồng chí cũng lưu ý cần xác định rõ tầm và phạm vi của đề án, thống nhất quan điểm thời gian tới của cả 2 Chương trình là chuyển từ lượng sang chất, xác định rõ những thách thức trong giai đoạn tới như: vấn đề khoảng cách giàu nghèo giữa đô thị và nông thôn, vấn đề môi trường, văn hóa tín ngưỡng.
OCOP Quảng Ninh hướng đến việc lan tỏa các giá trị văn hóa, sản phẩm đặc trưng vùng miền (Ảnh minh họa)
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cũng nhấn mạnh, trong xây dựng nông thôn mới cần chú ý các giải pháp để xây dựng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân thông minh; cần có các giải pháp cho các địa phương đã hoàn thành nông thôn mới và các địa phương chưa hoàn thành.
Đối với Chương trình OCOP, cũng theo đồng chí Phạm Văn Thành, tỉnh cần rà soát chuẩn hóa và quy hoạch lại mạng lưới sản phẩm; tập trung đào tạo nâng cao năng lực cho các chủ thể OCOP; đẩy mạnh xây dựng mô hình Hợp tác xã kiểu mới, lan tỏa mạnh mẽ các giá trị văn hóa, thương hiệu sản phẩm đặc trưng vùng miền... Về nguồn lực phục vụ Đề án, ngoài chương trình xây dựng nông thôn mới cần tích hợp nguồn lực từ các Chương trình, Đề án ở các ngành, lĩnh vực khác đã được phê duyệt để phát huy sức mạnh tổng hợp hoàn thành nhiệm vụ trong giai đoạn tới.
Khang Vũ
Tin mới hơn
OVN - Mới đây, UBND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành quyết định công nhận 84 sản phẩm của các chủ thể đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3 đến 4 sao. Đây là kết quả từ chương trình đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2024, nhằm nâng cao chất lượng, giá trị và sức cạnh tranh của các đặc sản địa phương trên thị trường.
OVN - Trong đợt này, thành phố Bắc Ninh có 10 sản phẩm (7 sản phẩm 3 sao và 3 sản phẩm 4 sao); huyện Yên Phong có 7 sản phẩm 3 sao; huyện Lương Tài có 16 sản phẩm (5 sản phẩm 3 sao và 11 sản phẩm 4 sao); huyện Gia Bình có 20 sản phẩm (12 sản phẩm 3 sao, 8 sản phẩm 4 sao); huyện Tiên Du 6 sản phẩm 3 sao; thị xã Từ Sơn 15 sản phẩm 3 sao; thị xã Thuận Thành 27 sản phẩm (21 sản phẩm 3 sao, 4 sản phẩm 4 sao); thị xã Quế Võ 27 sản phẩm 3 sao.
OVN - Chiều 8-1, Chi cục Phát triển nông thôn và Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội tổng kết công tác xây dựng nông thôn mới và phát triển nông thôn năm 2024; triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
OVN - Theo thống kê của UBND TP. Hà Nội, đến hết năm 2024, 30 quận, huyện, thị xã đã thực hiện đánh giá, phân hạng được 606 sản phẩm từ 3 sao OCOP trở lên của 239 chủ thể. Con số này bằng gần 152% so với kế hoạch đề ra từ đầu năm 2024...
OVN - Theo Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên, đến nay, tỉnh Hưng Yên đã tổ chức đánh giá, xếp hạng và công nhận 271 sản phẩm OCOP. Trong đó, có 225 sản phẩm đạt 3 sao và 46 sản phẩm đạt 4 sao của 109 chủ thể gồm: 53 hợp tác xã, 13 doanh nghiệp, 12 tổ hợp tác và 31 hộ kinh doanh.
Tin khác
OVN - Từ ngày 20 - 22/12, chương trình “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM” với chủ đề “Lễ Hội Nông Sản” lần thứ I đã thu hút đông đảo người dân và du khách ghé thăm, mua sắm.
LNV - Từ ngày 19 đến ngày 22/12/2024, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại thuộc Sở Công Thương Bình Định cùng với các đơn vị liên quan tổ chức Phiên chợ nông sản Bình Định lần thứ III năm 2024 tại Quảng trường Chiến Thắng, thành phố Quy Nhơn.
OVN - Tỉnh Bạc Liêu đã và đang hỗ trợ về nguồn lực và cơ chế chính sách để đầu tư mở rộng sản xuất, quy mô, nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP; xác lập quyền sở hữu công nghiệp, áp dụng công nghệ mới để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
OVN - Sáng ngày 20/12, tại trụ sở Văn phòng Liên cơ quan Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã diễn ra lễ khai mạc chương trình “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM” với chủ đề “Lễ Hội Nông Sản”.
OVN - Ngày 22/11, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) TP Hà Nội đã chủ trì, phối hợp tổ chức chương trình truyền thông khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và quảng bá giới thiệu sản phẩm OCOP đặc sản vùng miền của phụ nữ Thủ đô.
OVN - Năm 2018, tỉnh Hòa Bình bắt đầu triển khai thực hiện Chương trình OCOP. Sau 7 năm thực hiện đã có 158 sản phẩm OCOP được cấp giấy chứng nhận đạt từ 3 sao trở lên. Nhờ triển khai chương trình này, nhiều xã đã vươn lên thoát nghèo.
LNV - Theo đó, đợt này toàn tỉnh có 6 sản phẩm được phân hạng đạt OCOP 4 sao gồm: Chè xanh Bản Ven của Hợp tác xã (HTX) Thân Trường, huyện Yên Thế; gạo nếp cái hoa vàng Thái Sơn của HTX Nông nghiệp Thái Sơn Bắc Giang, huyện Hiệp Hòa; mỳ gạo ngũ sắc, mỳ gạo Lục Ngạn của HTX Dịch vụ nông nghiệp Hằng Hiếu, huyện Lục Ngạn; vú sữa Tân Yên của HTX Sản xuất - tiêu thụ sản phẩm vú sữa Hợp Đức, huyện Tân Yên; măng lục tươi Lâm Sinh Ngọc Châu của HTX Măng lục trúc Lâm Sinh Ngọc Châu, huyện Tân Yên.
OVN - Quảng Trị định hướng phát triển sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) gắn với xây dựng vùng nguyên liệu, dược liệu đặc trưng, theo hướng sản xuất hữu cơ, nông nghiệp sinh thái.
LNV - Ngày 16/12, buổi họp báo sự kiện “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP.HCM”, với chủ đề “Lễ Hội Nông Sản” vừa được tổ chức tại Văn phòng Cơ quan đại diện văn phòng Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn TP. HCM.
OVN - UBND TP.HCM tổ chức chương trình “Tinh hoa làng nghề và đặc sản vùng miền năm 2024” trong 4 ngày (từ ngày 12 -15/12/2024) với khoảng 200 doanh nghiệp của TP.HCM và các tỉnh/thành.
LNV - Tối 12/12, Sở Công Thương Hà Nội và UBND huyện Ba Vì khai mạc hội chợ triển lãm sản phẩm công nghiệp nông thôn, sản phẩm OCOP huyện Ba Vì.
OVN - Đào tạo nghề giải quyết việc làm là giải pháp căn bản để tạo sinh kế bền vững cho lao động nông thôn. Đây cũng là “chìa khóa” để các địa phương thực hiện mục tiêu nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Thời gian qua, tỉnh Tuyên Quang đã chú trọng công tác đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường, đồng thời gắn đào tạo nghề với việc thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia của Chính phủ giảm nghèo bền vững qua đó góp phần nâng cao đời sống, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo.
OVN - Những năm gần đây, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở tỉnh An Giang, các mô hình sản xuất hữu cơ, tuần hoàn được đẩy mạnh, trong đó có mô hình trồng nấm vừa tận dụng nguồn rơm sau thu hoạch không phải đốt gây ô nhiễm môi trường khói bụi, vừa phù hợp với nông hộ có ít đất sản xuất mang lại thu nhập cao cho người nông dân, giải quyết việc làm cho người nghèo.
OVN - Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động tại các làng nghề, nhất là lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) được xem là giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo. Những năm qua, hoạt động này luôn được các ngành, địa phương trong tỉnh Yên Bái chú trọng, góp phần từng bước cải thiện và nâng cao đời sống người dân, hộ nghèo giảm mạnh.
OVN – Với lợi thế có đến 10 làng nghề truyền thống, những năm qua Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thanh Chương (Nghệ An) đã có nhiều giải pháp để khai thác tiềm năng lợi thế của địa phương. Trong đó, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã được chú trọng nhằm tạo việc làm bền vững, góp phần giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới...