Bình Dương: Kỳ vọng có thêm sản phẩm OCOP thủ công mỹ nghệ

OVN - Theo thông tin từ Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương, hiện nay, trên địa bình tỉnh đã có 103 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP hạng 3 đến 4 sao. Trong đó, có 93 sản phẩm OCOP 3 sao và 10 sản phẩm OCOP 4 sao.

Với điều kiện thổ nhưỡng đa dạng, bao gồm đất xám, đất đỏ vàng, đất phù sa, và đất dốc tụ, nông dân tại Bình Dương có thể trồng và canh tác nhiều giống cây trồng khác nhau. Trong đó, đất xám và đỏ vàng phù hợp cho cây công nghiệp và cây ăn trái, đất phù sa lại là lựa chọn tốt cho việc trồng cây lương thực, rau, củ và cây ăn quả đặc sản chất lượng cao. Khí hậu ấm áp và độ ẩm cao với mùa mưa dài, cùng nhiệt độ trung bình luôn duy trì ổn định, cũng tạo nên môi trường lý tưởng cho sự phát triển của ngành trồng cây ăn quả tại địa phương.

Với lợi thế về nguồn nước của các con sông lớn như sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Bé,… không chỉ cung cấp nguồn nước dồi dào cho các hoạt động sinh hoạt của cư dân mà còn tạo điều kiện thuận lợi giúp ngành nông nghiệp phát triển. Tận dụng những tiềm năng sẵn có, khi triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Bình Dương đã và đang đóng góp nhiều sản phẩm nông sản đặc trưng, đa dạng và chất lượng cho quá trình phát triển bền vững của tỉnh cũng như cung ứng cho thị trường trong nước.

Bình Dương: Kỳ vọng có thêm sản phẩm OCOP thủ công mỹ nghệ

Ông Mai Hùng Dũng - Phó Chủ tịch Thường Trực UBND tỉnh Bình Dương và ông Hồ Trúc Thanh - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham quan buổi Trưng bày sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP của tỉnh Bình Dương.

Với các sản phẩm OCOP được công nhận từ năm 2021 đến nay chủ yếu thuộc các nhóm ngành nông sản, đồ uống và thực phẩm. Trong đó, có 93 sản phẩm 3 OCOP sao và 10 sản phẩm OCOP 4 sao.

Nhóm ngành nông sản bao gồm: Mít ruột đỏ (Trang trại mít ruột đỏ Vũ Tăng Bình Dương); Quả bưởi da xanh, quả cam sành, quả quýt đường (HTX Nông nghiệp – Dịch vụ Thương mại Minh Hòa Phát); Bưởi đường lá cam (HKD Dương Văn Minh); Cam sành, quýt đường, cam xoàn (HKD Nguyễn Trung Thảo); Cam xoàn, quýt đường (HKD Lâm Thành Thanh); Bưởi da xanh (Trang trại Việt Thái); Bưởi da xanh, hồ tiêu (HKD Trang trại Nốt Sol);…

Nhóm ngành sản xuất đồ uống bao gồm: Nước yến bổ dưỡng, Vietnest Nước yến đường phèn, Vietnest Nước yến đông trùng hạ thảo (Chi nhánh Tân Uyên Công ty TNHH TM SX Yến sào Việt Nam); Trà linh chi đông trùng hạ thảo túi lọc gano, trà linh chi đông trùng hạ thảo hòa tan gano (HKD Trà linh chi đông Linh chi Trường Sinh); Rượu sâm cúc, rượu tỏi đen, cao tỏi đen (Công ty TNHH Thương mại Thực phẩm T.P); Cà phê rang xay nguyên chất (Hộ sản xuất kinh doanh Đăng Nguyễn); Trà dứa Ngọc Mai (Công ty TNHH MTV SX TM Trường Thọ);…

Nhóm ngành thực phẩm bao gồm: Lạp xưởng tươi cô giáo Phượng (HKD Bùi Phong Sơn); Trứng gà (HKD Đinh Ngọc Khương); Mật ong nguyên chất Tài

Lộc hương nhãn, mật ong nguyên chất Tài Lộc hương bạc hà, mật ong nguyên chất Tài Lộc hương cỏ kim (HKD Tài Lộc Hộ); Chả lụa Thắng Hảo (HKD Lê Văn Thắng); Tổ yến sào tinh chế (HTX Nông nghiệp - Thương mại - Dịch vụ Yến sào Dầu Tiếng);…

Bình Dương: Kỳ vọng có thêm sản phẩm OCOP thủ công mỹ nghệ
Bình Dương đã có 93 sản phẩm OCOP 3 sao và 10 sản phẩm phẩm OCOP 4 sao.

Trong đó, có một số sản phẩm đã được công nhận sản phẩm OCOP hạng 4 sao như: Ớt bằm, ớt bằm có tỏi, ớt sa tế, tương ớt Sriracha (Công ty TNHH Vị Hảo); Dưa lưới (Công ty CP Nông nghiệp U-I); Bưởi Da xanh (Cam sành); Cam sành (Công ty TNHH TNHH MTV Thịnh Thương); Rượu sâm cau thượng hạng, rượu tỏi đen táo đỏ (Công ty TNHH Thương mại Thực phẩm T.P).

Ngoài lợi thế để phát triển sản xuất nông nghiệp, Bình Dương còn sở hữu nhiều mỏ đất quý như Kao-lanh, đất sét đỏ, đất sét vàng và các làng nghề truyền thống như Gốm Lái Thiêu, Sơn mài Tương Bình Hiệp và các làng nghề đan lát thủ công: mây tre đan, làm gốc, hàng trang trí nội thất làm từ cây tầm vông, cây tre,… và có nhiều nghệ nhân. Thế nhưng, Bình Dương chưa có nhiều sản phẩm thuộc nhóm nghề thủ công mỹ nghệ tham gia vào Chương trình OCOP.

Chia sẻ về định hướng triển khai chương trình OCOP trong thời gian tới, ông Văng Phước Hậu - Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương cho biết, những sản phẩm OCOP về nông sản, thực phẩm, đồ uống phản ánh đúng tiềm năng và lợi thế về điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu đặc trưng của vùng. Nhưng Bình Dương còn nổi tiếng với các làng nghề truyền thống, nên tỉnh đang tập trung chỉ đạo, tháo gỡ vướng mắc hướng dẫn thủ tục đăng ký tham gia Chương trình OCOP cho các hộ làng nghề và nghệ nhân, kỳ vọng sẽ có thêm sản phẩm OCOP về thủ công mỹ nghệ, làng nghề được công nhận trong thời gian tới.

Đến nay, trên địa bàn cả nước đã ghi nhận nhiều sản phẩm OCOP hạng cao thuộc nhóm ngành đồ gốm, thủ công - mỹ nghệ. Trong đó, nổi bật có thể kể đến: Gốm men suối ngọc của HTX sản xuất kinh doanh gốm sứ Tân Thịnh (Hà Nội); Chăn bông tơ tằm tự dệt của Công ty TNHH Dâu tằm tơ Mỹ Đức (Hà Nội); Bát đĩa gốm sứ hoa sen đỏ, bát đĩa gốm sứ chim én hoa sen, bát đĩa gốm sứ rồng phượng, ấm chén gốm sứ chim én hoa sen của Công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh (Hà Nội);… Đây đều là các sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 5 sao cấp quốc gia với nhiều đánh giá tích cực từ người tiêu dùng.
Huỳnh Kha

Tin liên quan

Tin mới hơn

Tinh hoa đúc đồng Ngũ Xã góp mặt trong sản phẩm OCOP Thủ đô
Tinh hoa đúc đồng Ngũ Xã góp mặt trong sản phẩm OCOP Thủ đô
OVN - Làng nghề đúc đồng truyền thống Ngũ Xã, thuộc phường Trúc Bạch (quận Ba Đình, Hà Nội), được hình thành từ thế kỷ XVII và được coi là một trong "tứ nghệ" tinh hoa bậc nhất của kinh thành Thăng Long xưa. Trải qua hơn 400 năm, dù gặp nhiều biến động lịch sử - xã hội, con cháu làng Ngũ Xã vẫn kiên trì gìn giữ, phát huy nghề tổ và phát triển sản phẩm OCOP từ nghề truyền thống.
Kỳ vọng phát triển nông sản chủ lực từ chương trình OCOP
Kỳ vọng phát triển nông sản chủ lực từ chương trình OCOP
OVN - Với mục tiêu khai thác tiềm năng bản địa, nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp và thúc đẩy khởi nghiệp, chương trình "Mỗi xã, phường một sản phẩm" (OCOP) không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần bảo tồn văn hóa và tạo động lực cho các sản phẩm nông sản chủ lực vươn ra thị trường quốc tế.
Bình Định: Đưa sản phẩm OCOP ra thị trường quốc tế
Bình Định: Đưa sản phẩm OCOP ra thị trường quốc tế
OVN - Sau khi sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP, các doanh nghiệp Bình Định chủ động tiếp cận đưa sản phẩm ra thị trường quốc tế, nhằm gia tăng giá trị thương hiệu và nâng cao thu nhập cho người lao động tại địa phương.
Long An hỗ trợ doanh nghiệp tiêu biểu vươn ra thế giới
Long An hỗ trợ doanh nghiệp tiêu biểu vươn ra thế giới
OVN - Nhằm giúp doanh nghiệp sản xuất hàng Việt Nam tiêu biểu đóng trên địa bàn tỉnh Long An kết nối với thị trường toàn cầu, tìm cơ hội mở rộng đối tác, tiếp cận công nghệ mới và định hình hướng đi bền vững cho xuất khẩu. Ủy ban nhân dân tỉnh Long An chỉ đạo Sở Công thương tổ chức cho 28 doanh nghiệp dự Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu năm 2025, diễn ra tại Trung tâm Hội chợ-Triển lãm Sài Gòn, quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 27-29/3.
Sản phẩm OCOP 5 sao vươn ra thế giới
Sản phẩm OCOP 5 sao vươn ra thế giới
OVN - Theo Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, hiện chưa có thống kê cụ thể về hiện trạng tất cả các sản phẩm OCOP xuất khẩu. Tuy nhiên, đối với các sản phẩm OCOP 5 sao, đã có 48/79 sản phẩm OCOP 5 sao (chiếm 60,7%) xuất khẩu sang các thị trường khó tính như: Mỹ, châu Âu, Nhật Bản.
Quảng Trị: Phấn đấu công nhận 25-30 sản phẩm OCOP trong năm 2025
Quảng Trị: Phấn đấu công nhận 25-30 sản phẩm OCOP trong năm 2025
OVN - Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Quảng Trị cho biết, đơn vị vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị - chủ đề “Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đối với sản phẩm đã được công nhận OCOP”.

Tin khác

Hà Nam có 157 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên
Hà Nam có 157 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên
OVN - Sau 7 năm thực hiện Chương trình OCOP, tính đến hết năm 2024, toàn tỉnh Hà Nam có 157 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên.
Huyện Bàu Bàng: Có 35 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao
Huyện Bàu Bàng: Có 35 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao
OVN - Trong thời gian qua, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) được huyện Bàu Bàng xác định là nhiệm vụ quan trọng, góp phần khai thác tiềm năng của địa phương
Đà Nẵng đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm OCOP qua livestream
Đà Nẵng đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm OCOP qua livestream
OVN - Nhằm kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và khuyến khích quảng bá sản phẩm OCOP qua livestream, Sở Công Thương TP Đà Nẵng tổ chức chương trình “Ngày hội quảng bá sản phẩm Đà Nẵng 2024”.
Công nhận thêm 28 sản phẩm đạt OCOP 5 sao cấp Quốc gia
Công nhận thêm 28 sản phẩm đạt OCOP 5 sao cấp Quốc gia
OVN - Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương vừa quyết định công nhận thêm 28 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 5 sao cấp Quốc gia. Trong đó, nhóm thực phẩm có 21 sản phẩm, nhóm dược liệu có 2 sản phẩm, nhóm du lịch có 2 sản phẩm, nhóm đồ uống có 2 sản phẩm, nhóm thủ công mỹ nghệ có 1 sản phẩm…
TP.Hồ Chí Minh: Thương mại điện tử tăng trưởng mạnh mẽ hỗ trợ sản phẩm OCOP
TP.Hồ Chí Minh: Thương mại điện tử tăng trưởng mạnh mẽ hỗ trợ sản phẩm OCOP
OVN - Báo cáo từ Sở Công Thương TP. HCM, tính đến tháng 12/2024, địa phương dẫn đầu về số lượng website và ứng dụng thương mại điện tử (TMĐT), chiếm tỷ lệ lớn nhất trong số các tỉnh thành trên khắp cả nước. Qua đó, góp phần thúc đẩy các ngành hàng, đặc biệt là sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Sản phẩm làng nghề gỗ Vân Hà “cất cánh” nhờ tham gia Chương trình OCOP
Sản phẩm làng nghề gỗ Vân Hà “cất cánh” nhờ tham gia Chương trình OCOP
OVN - Trải qua biết bao nhiêu thăng trầm, các làng nghề ở Hà Nội vẫn giữ được nét đẹp riêng khó lẫn, không nơi nào sánh được. Trong đó phải kể đến làng nghề gỗ Thiết Úng – được coi là cái nôi của nghề chạm khắc gỗ mỹ nghệ và tạc tượng thuộc xã Vân Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội. Nhiều sản phẩm điêu khắc gỗ mỹ nghệ nơi đây đã được công nhận đạt 3,4 sao của chương trình OCOP (Mỗi xã một sản phẩm), trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương này.
Phú Yên: Xây dựng mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP
Phú Yên: Xây dựng mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP
LNV - UBND tỉnh Phú Yên vừa có Quyết định phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Phú Yên giai đoạn 2024 -2025.
TOCEPO điểm kết nối trưng bày, kinh doanh các sản phẩm OCOP Bình Định
TOCEPO điểm kết nối trưng bày, kinh doanh các sản phẩm OCOP Bình Định
OVN - Khu phức hợp giải trí – du lịch – thương mại TOCEPO tọa lạc tại số 224 đường Đống Đa, TP Quy Nhơn là điểm kết nối trưng bày, kinh doanh các sản phẩm OCOP Bình Định, thu hút nhiều du khách đến tham quan mua sắm.
Cà Mau: Số hoá để sản phẩm OCOP vươn xa
Cà Mau: Số hoá để sản phẩm OCOP vươn xa
LNV - Trên cơ sở nhìn nhận những khó khăn trong thực tiễn phát triển sản phẩm OCOP, Cà Mau xác định cần chú trọng hơn giải pháp phối hợp, hỗ trợ các chủ thể sản xuất nhằm để các sản phẩm OCOP phát triển bền vững.
Protection of intellectual property rights for OCOP products
Protection of intellectual property rights for OCOP products
OVN - The protection, management and development of intellectual property for typical OCOP products of Ninh Binh province has contributed to enhancing the position of specialty agricultural products and craft village products in the market during the process. integration international.
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm OCOP
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm OCOP
OVN - Việc bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm OCOP đặc trưng của tỉnh Ninh Bình đã góp phần nâng cao vị thế cho các sản phẩm nông nghiệp đặc sản và sản phẩm làng nghề trên thị trường trong quá trình hội nhập quốc tế.
Xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP
Xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP
OVN - Sau 6 năm triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), chương trình đã mở rộng triển khai ở 63/63 tỉnh, với 13.368 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Đặc biệt, từ các hoạt động xúc tiến thương mại đã thúc đẩy tiêu thụ, chắp cánh sản phẩm OCOP vươn xa.
Bắc Giang: Đưa sản phẩm OCOP vươn xa
Bắc Giang: Đưa sản phẩm OCOP vươn xa
OVN - Thời gian qua, các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP của tỉnh đã khẳng định vị trí trên thị trường trong nước và quốc tế. Để tiếp tục đưa sản phẩm vươn xa, Bắc Giang thực hiện nhiều giải pháp trợ lực nâng chất lượng sản phẩm, qua đó giúp các chủ thể ở nông thôn nâng cao thu nhập.
Lâm Hà phấn đấu phát triển đạt gần 30 sản phẩm OCOP
Lâm Hà phấn đấu phát triển đạt gần 30 sản phẩm OCOP
OVN - Thực hiện chương trình xây dựng các sản phẩm OCOP, huyện Lâm Hà đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ phát triển mới thêm ít nhất 10 sản phẩm OCOP.
Ngọt ngào đặc sản đường thốt nốt An Giang
Ngọt ngào đặc sản đường thốt nốt An Giang
OVN - Khi nhắc đến An Giang, chắc hẳn ai cũng không thể bỏ qua một đặc sản vô cùng ngọt ngào đó chính là đường thốt nốt An Giang. Với vị ngọt thanh, không gắt lại tốt cho sức khỏe nên đường thốt nốt được dùng thay thế cho đường trắng tinh luyện.
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động