Ứng dụng nền tảng số quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP

OVN - Trong bối cảnh thương mại điện tử ngày càng phát triển mạnh mẽ, trở thành xu hướng kinh doanh hiện đại, tỉnh đang tích cực ứng dụng nền tảng số...

Nhân viên Tây Bắc TV giới thiệu, bán các sản phẩm nông sản trên sàn thương mại điện tử

Tính đến nay, toàn tỉnh có 215 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao và 4 sao, trong đó có nhiều sản phẩm mang đậm bản sắc địa phương như: đông trùng hạ thảo, chè shan tuyết, hạt mắc-ca khô Lai Châu, gạo tẻ tròn, gạo lứt séng cù, gạo séng cù, miến dong Bình Lư, dưa lưới ichiba… Không chỉ đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, các sản phẩm có địa chỉ truy xuất nguồn gốc rõ ràng, bao bì nhãn mác đẹp, thích ứng xu hướng thị trường tiêu dùng và theo quy định. Tuy nhiên, các chủ thể OCOP vẫn là chủ hợp tác xã, hộ sản xuất nhỏ, gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thị trường lớn và xây dựng thương hiệu bền vững. Do đó, việc ứng dụng công nghệ số được xác định là giải pháp đột phá nhằm quảng bá, kết nối cung cầu hiệu quả.
Được biết, Sở Công Thương đã triển khai các hoạt động hỗ trợ chủ thể có sản phẩm OCOP thực hiện chuyển đổi số. Cụ thể là hướng dẫn kết nối doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh trưng bày quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông sản tại các hội nghị, hội chợ ở các tỉnh, thành trong cả nước; xây dựng website thương mại điện tử, góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa và nâng cao năng lực cạnh tranh. Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ đưa các sản phẩm OCOP của tỉnh lên sàn thương mại điện tử như: Posttmart.vn (Bưu điện Việt Nam), Voson.vn (Viettel Post)... Hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp, HTX có sản phẩm tiêu biểu của tỉnh tham gia “Gian hàng trực tuyến Lai Châu” đẩy mạnh tiêu thụ nông sản trên các sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam do Bộ Công Thương triển khai.
Ngoài ra, Sở Công Thương cũng phối hợp tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng số, livestream bán hàng, chụp ảnh, xây dựng thương hiệu số cho các chủ thể OCOP, hộ kinh doanh và hợp tác xã. Nhờ vậy, năng lực tiếp cận thị trường số của các đơn vị từng bước nâng cao; kết nối hệ thống truy xuất nguồn gốc, minh bạch hóa thông tin sản phẩm, tăng độ tin cậy với người tiêu dùng…
Đồng chí Phạm Ngọc Đang - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh kiêm Chánh Văn phòng cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh cho biết: Trong thời gian qua, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Bưu điện tỉnh mở lớp đào tạo, tập huấn, tuyên truyền, quảng bá sàn thương mại điện tử Buudien.vn đến hội viên, nông dân, các hộ sản xuất nông nghiệp, tổ chức, doanh nghiệp, từ đó đăng ký thêm nhiều sản phẩm nông nghiệp chủ lực và sản phẩm OCOP. Các sản phẩm nông sản của tỉnh được Trung tâm Hoạt động cộng đồng tỉnh hỗ trợ bày bán tại gian trưng bày giới thiệu hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm OCOP - sản phẩm đặc sản tỉnh. Điều này góp phần thay đổi cách thức quản lý, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm từ truyền thống sang hiện đại và thông minh, giá trị kinh tế cao của các đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn.
Cơ sở Đông trùng hạ thảo Huy Cương, ở tổ 6, phường Đoàn Kết (có nhiều sản phẩm OCOP của tỉnh) đang chú trọng đầu tư hệ thống máy móc hiện đại; đa dạng kênh bán hàng. Trao đổi với ông Đào Huy Cương - Chủ cơ sở, chúng tôi được biết, cơ sở đã xây dựng, duy trì trang fanpage, website riêng để giới thiệu sản phẩm; đẩy mạnh kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử. Có thể kể đến trên nền tảng TikTok - một trong những kênh bán hàng chủ lực hiện nay, cơ sở đã thiết lập gian hàng trực tuyến với hơn 50 sản phẩm, thu hút trên 15,3 nghìn người theo dõi và nhận được nhiều đánh giá tích cực từ khách hàng, đa phần đạt mức 5 sao. Nhờ áp dụng chiến lược bán hàng đa kênh, cơ sở đạt gần 1.000 đơn/tháng với doanh thu trung bình 600 - 700 triệu đồng/tháng, tăng 50% so với năm 2024; tạo việc làm ổn định cho 50 lao động.
Không chỉ dừng lại ở các sàn thương mại điện tử, tỉnh còn tăng cường truyền thông số về sản phẩm OCOP qua mạng xã hội, website, fanpage, video, clip trải nghiệm thực tế, góp phần lan tỏa giá trị văn hóa, câu chuyện sản phẩm đến đông đảo người tiêu dùng. Việc này không chỉ giúp tăng doanh thu còn xây dựng hình ảnh Lai Châu là vùng đất có sản vật phong phú, đậm đà bản sắc.
Là đơn vị được tôn vinh “Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2024”, chị Khà Thị Hạnh - Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần truyền thông và Thương mại dịch vụ Tây Bắc TV (Tây Bắc TV) ở phường Đoàn Kết chia sẻ: Tây Bắc TV thành lập hơn 3 năm, đến nay đã có 4 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao. Được sự hỗ trợ của Sở Công Thương, chúng tôi đã xây dựng được các kênh phân phối, bán lẻ online đa nền tảng như: youtube, facebook, tiktok, zalo, shoppee, website. Hiện, Tây Bắc TV phát triển được hàng chục KOL (những người tiêu dùng chủ chốt, có sức ảnh hưởng lớn trên thị trường)/KOC (những người có sức ảnh hưởng) với gần 7 triệu người theo dõi trên các nền tảng. Tạo được trend (xu hướng phát triển tiêu biểu) về thịt gác bếp và đang đứng top 1 về sản phẩm hà thủ ô trên kênh bán hàng online.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc ứng dụng nền tảng số trong tiêu thụ sản phẩm OCOP của tỉnh vẫn còn đối mặt với không ít khó khăn. Nhiều chủ thể OCOP hạn chế về kỹ năng số; hạ tầng mạng tại một số vùng nông thôn còn yếu, chi phí vận chuyển hàng hóa cao… Đây là những thách thức cần được quan tâm tháo gỡ trong thời gian tới.
Hướng tới giai đoạn phát triển mới, Lai Châu xác định chuyển đổi số là xu thế tất yếu và là động lực thúc đẩy Chương trình OCOP phát triển bền vững. Tỉnh sẽ tiếp tục tăng cường đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin, đa dạng hóa kênh phân phối số, hỗ trợ các chủ thể hoàn thiện sản phẩm theo hướng chuyên nghiệp, chuẩn hóa. Đồng thời, đẩy mạnh liên kết với doanh nghiệp logistics, các sàn thương mại điện tử để tối ưu hóa quy trình đưa hàng từ bản làng đến tay người tiêu dùng cả nước. Với sự quyết tâm cao, tin rằng tỉnh sẽ hiện thực hóa mục tiêu xây dựng thương hiệu OCOP không chỉ vươn xa trong nước mà còn từng bước chinh phục thị trường quốc tế thông qua nền tảng số.

Thảo Vân - Chu Hừ

Tin liên quan

Tin khác

Doanh nghiệp tin tưởng nông nghiệp công nghệ cao góp phần hiện thực hóa Nghị quyết 68
Doanh nghiệp tin tưởng nông nghiệp công nghệ cao góp phần hiện thực hóa Nghị quyết 68
OVN - Một trong những yếu tố then chốt giúp Công ty T.P FOOD – chủ thể OCOP thành công có nhiều sản phẩm chế biến từ tỏi đen, chính nhờ mô hình liên kết tiêu thụ cùng nông hộ. Giữa lúc hội nhập quốc tế, doanh nghiệp tin tưởng nông nghiệp công nghệ sẽ trở thành chìa khóa cho phát triển bền vững, góp phần hiện thực hóa Nghị quyết 68 của Chính phủ về phát triển kinh tế tư nhân.
Sân chơi lớn cho sản phẩm OCOP sau khi sáp nhập tỉnh
Sân chơi lớn cho sản phẩm OCOP sau khi sáp nhập tỉnh
OVN - Mới đây, tại Lễ khai mạc Không gian triển lãm quy hoạch; trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP, nông nghiệp tiêu biểu chào mừng thành lập tỉnh Lâm Đồng mới, 10 hợp tác xã, doanh nghiệp của Bình Thuận (cũ) đã tham gia giới thiệu sản phẩm cùng với 50 doanh nghiệp của 2 tỉnh Lâm Đồng và Đắk Nông.
Kiên Giang: Sim rừng Phú Quốc - Từ đặc sản địa phương đến cơ hội xuất khẩu
Kiên Giang: Sim rừng Phú Quốc - Từ đặc sản địa phương đến cơ hội xuất khẩu
OVN – Trước bối cảnh hội nhập quốc tế, Công ty cổ phần Sim rừng Phú Quốc – chủ thể có sản phẩm đạt chứng nhận OCOP tại tỉnh Kiên Giang, đang tích cực tìm kiếm đối tác xuất khẩu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cho biết đã nhận đề nghị từ Mỹ và châu Âu nhằm thu mua sim tươi từ vùng nguyên liệu của doanh nghiệp để chiết xuất làm thực phẩm chức năng.
Khánh Hoà: Chủ thể OCOP đề xuất giải pháp phát triển bền vững ngành yến
Khánh Hoà: Chủ thể OCOP đề xuất giải pháp phát triển bền vững ngành yến
OVN - Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Công ty Cổ phần DT Food (DTGROUP) đang đẩy mạnh xúc tiến thương mại các sản phẩm đạt chuẩn OCOP như yến sào và rong nho ra quốc tế. Doanh nghiệp cũng có những đề xuất nhằm góp phần đảm bảo sản xuất nông nghiệp hiệu quả, nhưng vẫn duy trì cân bằng sinh thái, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt đối với ngành yến.
Nghệ Việt Nam trước tiềm năng hội nhập, chuyên gia và người trong nghề nói gì?
Nghệ Việt Nam trước tiềm năng hội nhập, chuyên gia và người trong nghề nói gì?
OVN - Mặc dù đã xuất khẩu sang nhiều quốc gia, các sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu tự nhiên, đặc biệt là củ nghệ vẫn gặp không ít rào cản về tiêu chuẩn kỹ thuật, kiểm định chất lượng và chính sách nhập khẩu ở nhiều thị trường lớn. Để phù hợp với nhu cầu hội nhập, chủ thể OCOP có sản phẩm nghệ đạt chứng nhận 5 sao khuyến nghị, người làm nghề nên sản xuất, chế biến thay vì chỉ trồng và bán nguyên liệu thô.
Bà Rịa - Vũng Tàu được kỳ vọng trở thành động lực hội nhập kinh tế quốc tế quan trọng
Bà Rịa - Vũng Tàu được kỳ vọng trở thành động lực hội nhập kinh tế quốc tế quan trọng
OVN – Với vị trí chiến lược cùng tiềm năng xuất khẩu lớn, Bà Rịa - Vũng Tàu, địa phương sắp hợp nhất cùng TP. HCM và Bình Dương, được kỳ vọng trở thành một trong những động lực phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế quan trọng của cả nước. Đó cũng là mục tiêu trọng tâm được các ngành chức năng đề ra tại “Hội thảo giới thiệu các thị trường tiềm năng thúc đẩy hợp tác kinh doanh giữa Doanh nghiệp Bà Rịa – Vũng Tàu và các nước” ngày 6/6.
Đếm ngược trước khi EUDR có hiệu lực, đâu là trọng tâm doanh nghiệp cần chú ý?
Đếm ngược trước khi EUDR có hiệu lực, đâu là trọng tâm doanh nghiệp cần chú ý?
OVN - Từ ngày 29/6/2023, Liên minh châu Âu (EU) ban hành Quy định chống phá rừng (EUDR) yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu cao su, cà phê, cacao, gỗ, dầu cọ,... sang thị trường này phải chứng minh nguồn gốc hợp pháp và không liên quan đến đất rừng bị suy thoái sau ngày 31/12/2020. Quy định sẽ có hiệu lực vào cuối năm nay, khiến các ngành chức năng cũng như chuyên gia đang khẩn trương hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ những vướng mắc, chuẩn bị hồ sơ truy xuất, thủ tục giải trình.
Chư Sê ưu tiên đầu tư phát triển sản phẩm OCOP
Chư Sê ưu tiên đầu tư phát triển sản phẩm OCOP
OVN - Những năm qua, huyện Chư Sê ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển các sản phẩm đặc trưng, nhất là nông sản chủ lực của địa phương thành sản phẩm OCOP.
Tinh hoa đúc đồng Ngũ Xã góp mặt trong sản phẩm OCOP Thủ đô
Tinh hoa đúc đồng Ngũ Xã góp mặt trong sản phẩm OCOP Thủ đô
OVN - Làng nghề đúc đồng truyền thống Ngũ Xã, thuộc phường Trúc Bạch (quận Ba Đình, Hà Nội), được hình thành từ thế kỷ XVII và được coi là một trong "tứ nghệ" tinh hoa bậc nhất của kinh thành Thăng Long xưa. Trải qua hơn 400 năm, dù gặp nhiều biến động lịch sử - xã hội, con cháu làng Ngũ Xã vẫn kiên trì gìn giữ, phát huy nghề tổ và phát triển sản phẩm OCOP từ nghề truyền thống.
Kỳ vọng phát triển nông sản chủ lực từ chương trình OCOP
Kỳ vọng phát triển nông sản chủ lực từ chương trình OCOP
OVN - Với mục tiêu khai thác tiềm năng bản địa, nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp và thúc đẩy khởi nghiệp, chương trình "Mỗi xã, phường một sản phẩm" (OCOP) không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần bảo tồn văn hóa và tạo động lực cho các sản phẩm nông sản chủ lực vươn ra thị trường quốc tế.
Bình Định: Đưa sản phẩm OCOP ra thị trường quốc tế
Bình Định: Đưa sản phẩm OCOP ra thị trường quốc tế
OVN - Sau khi sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP, các doanh nghiệp Bình Định chủ động tiếp cận đưa sản phẩm ra thị trường quốc tế, nhằm gia tăng giá trị thương hiệu và nâng cao thu nhập cho người lao động tại địa phương.
Long An hỗ trợ doanh nghiệp tiêu biểu vươn ra thế giới
Long An hỗ trợ doanh nghiệp tiêu biểu vươn ra thế giới
OVN - Nhằm giúp doanh nghiệp sản xuất hàng Việt Nam tiêu biểu đóng trên địa bàn tỉnh Long An kết nối với thị trường toàn cầu, tìm cơ hội mở rộng đối tác, tiếp cận công nghệ mới và định hình hướng đi bền vững cho xuất khẩu. Ủy ban nhân dân tỉnh Long An chỉ đạo Sở Công thương tổ chức cho 28 doanh nghiệp dự Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu năm 2025, diễn ra tại Trung tâm Hội chợ-Triển lãm Sài Gòn, quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 27-29/3.
Sản phẩm OCOP 5 sao vươn ra thế giới
Sản phẩm OCOP 5 sao vươn ra thế giới
OVN - Theo Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, hiện chưa có thống kê cụ thể về hiện trạng tất cả các sản phẩm OCOP xuất khẩu. Tuy nhiên, đối với các sản phẩm OCOP 5 sao, đã có 48/79 sản phẩm OCOP 5 sao (chiếm 60,7%) xuất khẩu sang các thị trường khó tính như: Mỹ, châu Âu, Nhật Bản.
Quảng Trị: Phấn đấu công nhận 25-30 sản phẩm OCOP trong năm 2025
Quảng Trị: Phấn đấu công nhận 25-30 sản phẩm OCOP trong năm 2025
OVN - Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Quảng Trị cho biết, đơn vị vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị - chủ đề “Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đối với sản phẩm đã được công nhận OCOP”.
Hà Nam có 157 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên
Hà Nam có 157 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên
OVN - Sau 7 năm thực hiện Chương trình OCOP, tính đến hết năm 2024, toàn tỉnh Hà Nam có 157 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên.
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động