Ninh Bình tăng tốc "số hóa" sản phẩm OCOP

OVN - Trong nỗ lực đưa các sản phẩm tiêu biểu, đặc biệt là sản phẩm OCOP vươn xa, tỉnh Ninh Bình đang tập trung đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử (TMĐT), mở ra cơ hội tiếp cận thị trường rộng lớn, bắt nhịp xu thế chuyển đổi số.

Nâng cao năng lực thương mại điện tử

Nhận thức rõ vai trò then chốt của TMĐT trong kỷ nguyên số, Trung tâm Phát triển thương mại điện tử và Công nghệ số (eComDX), thuộc Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) mới đây đã phối hợp với Sở Công Thương Ninh Bình tổ chức hội nghị tập huấn chuyên sâu về việc đưa sản phẩm tiêu biểu, sản phẩm OCOP của địa phương lên các sàn TMĐT. Sự kiện thu hút sự tham gia đông đảo của các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh.

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Công Thương Ninh Bình, cho biết, từ năm 2018 đến nay, tỉnh đã triển khai hiệu quả Chương trình OCOP với 211 sản phẩm được xếp hạng, trong đó có 73 sản phẩm đạt 4 sao và 138 sản phẩm đạt 3 sao. Ông Bình khẳng định, Ninh Bình đang hướng đến việc sử dụng TMĐT và mạng xã hội như kênh phân phối chủ lực để đưa sản phẩm chất lượng, an toàn đến tay người tiêu dùng nhanh chóng, hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, ông cũng thẳng thắn chỉ ra những rào cản trong quá trình chuyển đổi số như: thiếu nhân lực có kinh nghiệm, đội ngũ tiểu thương chưa được đào tạo bài bản, dẫn đến hiệu quả ứng dụng TMĐT chưa rõ nét.

Để tháo gỡ những hạn chế này, Sở Công Thương xác định việc nâng cao kỹ năng cho nhân sự tại các doanh nghiệp, HTX là giải pháp then chốt. Các đơn vị cần được đào tạo bài bản về xây dựng thương hiệu, kỹ năng tiếp thị số, đầu tư công nghệ nhằm nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm phù hợp với thị hiếu thị trường. Sở cũng kỳ vọng eComDX sẽ tiếp tục hỗ trợ thông qua các khóa đào tạo chuyên sâu, hướng dẫn chi tiết triển khai TMĐT hiệu quả.

Ninh Bình hiện có 211 sản phẩm được công nhận OCOP.

Tại hội nghị, ông Vũ Minh Ngọc, đại diện Trung tâm eComDX, cung cấp những dự báo thị trường đến năm 2025, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bắt kịp các xu hướng như “shoppertainment” (mua sắm kết hợp giải trí) và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong kinh doanh.

Không chỉ lý thuyết, các chuyên gia eComDX còn hướng dẫn thực hành: từ tạo tài khoản, thiết lập gian hàng chuyên nghiệp, đến tối ưu chiến lược kinh doanh trên các sàn TMĐT như Shopee, Lazada, TikTok Shop. Đặc biệt, việc ứng dụng AI trong phân tích hành vi khách hàng, tự động hóa bán hàng được trình bày chi tiết, mang đến công cụ mạnh mẽ giúp doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu bền vững.

Kết nối cung cầu: mở rộng thị trường, gỡ khó cho doanh nghiệp

Song song với việc tăng cường kỹ năng bán hàng online, Ninh Bình còn chú trọng thiết lập các kênh kết nối trực tiếp giữa nhà sản xuất và thị trường.

Chiều 3/6/2025, Trung tâm Khuyến nông và Xúc tiến thương mại (Sở Nông nghiệp và Môi trường Ninh Bình) tổ chức Hội nghị kết nối cung cầu, tiêu thụ nông sản, sản phẩm OCOP và đối thoại doanh nghiệp. Sự kiện quy tụ đại diện Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, các sở, ban ngành, đơn vị phân phối nông sản trong và ngoài tỉnh, cùng các chủ thể OCOP tiêu biểu.

Tính đến nay, toàn tỉnh có hơn 200 sản phẩm OCOP, không chỉ đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, mà còn được đầu tư bài bản về bao bì, mẫu mã, có tem truy xuất nguồn gốc. Với hàng triệu lượt khách du lịch mỗi năm, Ninh Bình khuyến khích đưa sản phẩm OCOP trở thành quà tặng du lịch đặc trưng.

Tuy vậy, thách thức lớn nhất vẫn là khả năng tiếp cận thị trường. Hội nghị kết nối cung cầu nhằm giải quyết nút thắt này, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, HTX quảng bá sản phẩm, kết nối với nhà phân phối, siêu thị và các sàn TMĐT. Đây cũng là diễn đàn để trao đổi, tìm kiếm cơ hội hợp tác, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.

Tại hội nghị, nhiều doanh nghiệp và HTX phản ánh khó khăn như sản xuất còn nhỏ lẻ, thiếu thông tin thị trường, hạ tầng bảo quản yếu, khó khăn trong vận hành gian hàng trực tuyến và sự tồn tại của hàng giả, hàng nhái gây ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Một điểm nhấn là việc ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác tiêu thụ giữa các đơn vị sản xuất và phân phối, mở ra triển vọng liên kết bền vững, đảm bảo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP địa phương.

Từ tập huấn kỹ năng, trang bị công nghệ đến kết nối thị trường, có thể thấy Ninh Bình đang triển khai một chiến lược chuyển đổi số toàn diện, bài bản cho sản phẩm OCOP. Sự đồng hành của các cơ quan Trung ương như eComDX, cộng với tinh thần đổi mới của doanh nghiệp, hứa hẹn tạo bệ phóng để sản phẩm OCOP Ninh Bình không chỉ khẳng định vị thế tại thị trường trong nước, mà còn từng bước vươn ra thị trường quốc tế.

Nguyễn Hương

Tin liên quan

Tin khác

Ứng dụng nền tảng số quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP
Ứng dụng nền tảng số quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP
OVN - Trong bối cảnh thương mại điện tử ngày càng phát triển mạnh mẽ, trở thành xu hướng kinh doanh hiện đại, tỉnh đang tích cực ứng dụng nền tảng số...
Doanh nghiệp tin tưởng nông nghiệp công nghệ cao góp phần hiện thực hóa Nghị quyết 68
Doanh nghiệp tin tưởng nông nghiệp công nghệ cao góp phần hiện thực hóa Nghị quyết 68
OVN - Một trong những yếu tố then chốt giúp Công ty T.P FOOD – chủ thể OCOP thành công có nhiều sản phẩm chế biến từ tỏi đen, chính nhờ mô hình liên kết tiêu thụ cùng nông hộ. Giữa lúc hội nhập quốc tế, doanh nghiệp tin tưởng nông nghiệp công nghệ sẽ trở thành chìa khóa cho phát triển bền vững, góp phần hiện thực hóa Nghị quyết 68 của Chính phủ về phát triển kinh tế tư nhân.
Sân chơi lớn cho sản phẩm OCOP sau khi sáp nhập tỉnh
Sân chơi lớn cho sản phẩm OCOP sau khi sáp nhập tỉnh
OVN - Mới đây, tại Lễ khai mạc Không gian triển lãm quy hoạch; trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP, nông nghiệp tiêu biểu chào mừng thành lập tỉnh Lâm Đồng mới, 10 hợp tác xã, doanh nghiệp của Bình Thuận (cũ) đã tham gia giới thiệu sản phẩm cùng với 50 doanh nghiệp của 2 tỉnh Lâm Đồng và Đắk Nông.
Kiên Giang: Sim rừng Phú Quốc - Từ đặc sản địa phương đến cơ hội xuất khẩu
Kiên Giang: Sim rừng Phú Quốc - Từ đặc sản địa phương đến cơ hội xuất khẩu
OVN – Trước bối cảnh hội nhập quốc tế, Công ty cổ phần Sim rừng Phú Quốc – chủ thể có sản phẩm đạt chứng nhận OCOP tại tỉnh Kiên Giang, đang tích cực tìm kiếm đối tác xuất khẩu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cho biết đã nhận đề nghị từ Mỹ và châu Âu nhằm thu mua sim tươi từ vùng nguyên liệu của doanh nghiệp để chiết xuất làm thực phẩm chức năng.
Khánh Hoà: Chủ thể OCOP đề xuất giải pháp phát triển bền vững ngành yến
Khánh Hoà: Chủ thể OCOP đề xuất giải pháp phát triển bền vững ngành yến
OVN - Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Công ty Cổ phần DT Food (DTGROUP) đang đẩy mạnh xúc tiến thương mại các sản phẩm đạt chuẩn OCOP như yến sào và rong nho ra quốc tế. Doanh nghiệp cũng có những đề xuất nhằm góp phần đảm bảo sản xuất nông nghiệp hiệu quả, nhưng vẫn duy trì cân bằng sinh thái, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt đối với ngành yến.
Nghệ Việt Nam trước tiềm năng hội nhập, chuyên gia và người trong nghề nói gì?
Nghệ Việt Nam trước tiềm năng hội nhập, chuyên gia và người trong nghề nói gì?
OVN - Mặc dù đã xuất khẩu sang nhiều quốc gia, các sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu tự nhiên, đặc biệt là củ nghệ vẫn gặp không ít rào cản về tiêu chuẩn kỹ thuật, kiểm định chất lượng và chính sách nhập khẩu ở nhiều thị trường lớn. Để phù hợp với nhu cầu hội nhập, chủ thể OCOP có sản phẩm nghệ đạt chứng nhận 5 sao khuyến nghị, người làm nghề nên sản xuất, chế biến thay vì chỉ trồng và bán nguyên liệu thô.
Bà Rịa - Vũng Tàu được kỳ vọng trở thành động lực hội nhập kinh tế quốc tế quan trọng
Bà Rịa - Vũng Tàu được kỳ vọng trở thành động lực hội nhập kinh tế quốc tế quan trọng
OVN – Với vị trí chiến lược cùng tiềm năng xuất khẩu lớn, Bà Rịa - Vũng Tàu, địa phương sắp hợp nhất cùng TP. HCM và Bình Dương, được kỳ vọng trở thành một trong những động lực phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế quan trọng của cả nước. Đó cũng là mục tiêu trọng tâm được các ngành chức năng đề ra tại “Hội thảo giới thiệu các thị trường tiềm năng thúc đẩy hợp tác kinh doanh giữa Doanh nghiệp Bà Rịa – Vũng Tàu và các nước” ngày 6/6.
Đếm ngược trước khi EUDR có hiệu lực, đâu là trọng tâm doanh nghiệp cần chú ý?
Đếm ngược trước khi EUDR có hiệu lực, đâu là trọng tâm doanh nghiệp cần chú ý?
OVN - Từ ngày 29/6/2023, Liên minh châu Âu (EU) ban hành Quy định chống phá rừng (EUDR) yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu cao su, cà phê, cacao, gỗ, dầu cọ,... sang thị trường này phải chứng minh nguồn gốc hợp pháp và không liên quan đến đất rừng bị suy thoái sau ngày 31/12/2020. Quy định sẽ có hiệu lực vào cuối năm nay, khiến các ngành chức năng cũng như chuyên gia đang khẩn trương hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ những vướng mắc, chuẩn bị hồ sơ truy xuất, thủ tục giải trình.
Chư Sê ưu tiên đầu tư phát triển sản phẩm OCOP
Chư Sê ưu tiên đầu tư phát triển sản phẩm OCOP
OVN - Những năm qua, huyện Chư Sê ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển các sản phẩm đặc trưng, nhất là nông sản chủ lực của địa phương thành sản phẩm OCOP.
Tinh hoa đúc đồng Ngũ Xã góp mặt trong sản phẩm OCOP Thủ đô
Tinh hoa đúc đồng Ngũ Xã góp mặt trong sản phẩm OCOP Thủ đô
OVN - Làng nghề đúc đồng truyền thống Ngũ Xã, thuộc phường Trúc Bạch (quận Ba Đình, Hà Nội), được hình thành từ thế kỷ XVII và được coi là một trong "tứ nghệ" tinh hoa bậc nhất của kinh thành Thăng Long xưa. Trải qua hơn 400 năm, dù gặp nhiều biến động lịch sử - xã hội, con cháu làng Ngũ Xã vẫn kiên trì gìn giữ, phát huy nghề tổ và phát triển sản phẩm OCOP từ nghề truyền thống.
Kỳ vọng phát triển nông sản chủ lực từ chương trình OCOP
Kỳ vọng phát triển nông sản chủ lực từ chương trình OCOP
OVN - Với mục tiêu khai thác tiềm năng bản địa, nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp và thúc đẩy khởi nghiệp, chương trình "Mỗi xã, phường một sản phẩm" (OCOP) không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần bảo tồn văn hóa và tạo động lực cho các sản phẩm nông sản chủ lực vươn ra thị trường quốc tế.
Bình Định: Đưa sản phẩm OCOP ra thị trường quốc tế
Bình Định: Đưa sản phẩm OCOP ra thị trường quốc tế
OVN - Sau khi sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP, các doanh nghiệp Bình Định chủ động tiếp cận đưa sản phẩm ra thị trường quốc tế, nhằm gia tăng giá trị thương hiệu và nâng cao thu nhập cho người lao động tại địa phương.
Long An hỗ trợ doanh nghiệp tiêu biểu vươn ra thế giới
Long An hỗ trợ doanh nghiệp tiêu biểu vươn ra thế giới
OVN - Nhằm giúp doanh nghiệp sản xuất hàng Việt Nam tiêu biểu đóng trên địa bàn tỉnh Long An kết nối với thị trường toàn cầu, tìm cơ hội mở rộng đối tác, tiếp cận công nghệ mới và định hình hướng đi bền vững cho xuất khẩu. Ủy ban nhân dân tỉnh Long An chỉ đạo Sở Công thương tổ chức cho 28 doanh nghiệp dự Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu năm 2025, diễn ra tại Trung tâm Hội chợ-Triển lãm Sài Gòn, quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 27-29/3.
Sản phẩm OCOP 5 sao vươn ra thế giới
Sản phẩm OCOP 5 sao vươn ra thế giới
OVN - Theo Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, hiện chưa có thống kê cụ thể về hiện trạng tất cả các sản phẩm OCOP xuất khẩu. Tuy nhiên, đối với các sản phẩm OCOP 5 sao, đã có 48/79 sản phẩm OCOP 5 sao (chiếm 60,7%) xuất khẩu sang các thị trường khó tính như: Mỹ, châu Âu, Nhật Bản.
Quảng Trị: Phấn đấu công nhận 25-30 sản phẩm OCOP trong năm 2025
Quảng Trị: Phấn đấu công nhận 25-30 sản phẩm OCOP trong năm 2025
OVN - Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Quảng Trị cho biết, đơn vị vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị - chủ đề “Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đối với sản phẩm đã được công nhận OCOP”.
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động