Đưa OCOP trở thành một sáng kiến toàn cầu

OVN - Chiều 15/7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã tiếp đoàn các bộ trưởng, quan chức cấp cao về nông nghiệp một số nước châu Phi, châu Á tham dự Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) do Bộ Nông nghiệp và Môi trường Việt Nam phối hợp với Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO).
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định Việt Nam sẵn sàng chia sẻ nguồn lực, nhân lực, khoa học công nghệ với các quốc gia có điều kiện tương đồng về khí hậu, thổ nhưỡng để phát triển sản phẩm OCOP và nền nông nghiệp bền vững - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định Việt Nam sẵn sàng chia sẻ nguồn lực, nhân lực, khoa học công nghệ với các quốc gia có điều kiện tương đồng về khí hậu, thổ nhưỡng để phát triển sản phẩm OCOP và nền nông nghiệp bền vững - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Diễn đàn có sự tham dự của các bộ trưởng nông nghiệp và quan chức cấp cao từ Bhutan, Cameroon, Bờ Biển Ngà, Cộng hòa Dân chủ Congo, Gabon, Ghana, Ethiopia, Lesotho, Malawi, Mozambique, Nepal, Sierra Leone, Nam Sudan, Tunisia, Zambia và Zimbabwe.

Phó Thủ tướng đánh giá cao việc FAO và các đối tác quốc tế ủng hộ Việt Nam đăng cai tổ chức Diễn đàn trong bối cảnh tình hình quốc tế đang có nhiều biến động, tiềm ẩn rủi ro và thách thức, đặc biệt là khi chuỗi cung ứng toàn cầu chịu tác động tiêu cực.

Việt Nam mong muốn Diễn đàn sẽ trở thành không gian cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm thành công, cả thất bại, và đặc biệt là đi đến nhận thức chung trong bối cảnh hơn 800 triệu người trên thế giới đang đối mặt với nạn đói. Chưa tính đến vấn đề chất lượng hay dinh dưỡng, hiện có 2,8 tỷ người không đủ khả năng chi trả cho một chế độ ăn lành mạnh, trong khi thế giới đang đối mặt với gánh nặng kép về suy dinh dưỡng và béo phì.

Theo Phó Thủ tướng, thách thức lớn nhất hiện nay là năng lực ứng phó trước các cú sốc đến từ chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, suy thoái,…; cũng như trách nhiệm của các quốc gia trong việc đảm bảo an ninh lương thực của đất nước mình, đồng thời góp phần bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu qua các hình thức như xuất khẩu.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà hoan nghênh các bộ trưởng, quan chức cấp cao về nông nghiệp một số nước châu Phí, châu Á tham dự Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà hoan nghênh các bộ trưởng, quan chức cấp cao về nông nghiệp một số nước châu Phí, châu Á tham dự Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Các quốc gia cần cùng nhau nâng cao nhận thức, đoàn kết, thống nhất hành động, sản xuất lương thực nhiều hơn, tốt hơn, chất lượng hơn, đáp ứng các tiêu chuẩn "bốn tốt" mà FAO đề ra (sản xuất tốt, dinh dưỡng tốt, môi trường tốt, đời sống tốt).

Phó Thủ tướng cho rằng việc bảo đảm an ninh lương thực cần được hiểu như một phần cấu thành trong chuỗi bảo đảm thực phẩm và dinh dưỡng, giúp các quốc gia làm chủ chính sách phát triển của mình. Bên cạnh đó, cần có sự phân công và kết nối giữa các quốc gia trong việc phát huy lợi thế so sánh về các loại lương thực, thực phẩm khác nhau. Sự tham gia điều tiết của Chính phủ vào các hoạt động thương mại tự do liên quan đến lương thực, thực phẩm để bảo vệ người yếu thế, trẻ em, và các nước đang phát triển.

Tiếp cận vấn đề an ninh lương thực cũng cần dựa trên hệ thống tổ chức sản xuất bền vững, và các chính sách hỗ trợ cụ thể để nâng cao năng suất, cải thiện sinh kế cho nông dân, đảm bảo tính hiệu quả trong sản xuất. "Tại Việt Nam, nơi 60% dân số sống ở khu vực nông thôn và phần lớn làm nông nghiệp, điều này càng có ý nghĩa sống còn".

Trong bối cảnh giá thành sản xuất nông nghiệp đang thấp, nếu thiếu sự hỗ trợ từ nhà nước, khu vực nông nghiệp sẽ đối mặt với nguy cơ nghèo đói, tụt hậu và năng suất lao động thấp. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế mà còn làm suy yếu nền tảng ổn định xã hội và an ninh quốc gia. Do đó, các nước cần hướng tới việc hình thành một thị trường nông sản hiệu quả, với các sản phẩm chất lượng cao, giá thành hợp lý, để khu vực nông nghiệp có thể phát triển bền vững.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà hoan nghênh các bộ trưởng, quan chức cấp cao về nông nghiệp một số nước châu Phí, châu Á tham dự Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà hoan nghênh các bộ trưởng, quan chức cấp cao về nông nghiệp một số nước châu Phí, châu Á tham dự Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Phó Thủ tướng đã chia sẻ với các bộ trưởng, quan chức cấp cao về nông nghiệp một trong những điểm nổi bật của Chương trình OCOP tại Việt Nam là luôn gắn với xây dựng nông thôn mới và xóa đói giảm nghèo, có sự hỗ trợ ngân sách nhà nước, nâng cao tri thức, hiện đại hóa nông thôn.

Hiện nay, Việt Nam đã có hơn 16.000 sản phẩm OCOP, được xếp hạng từ 1 đến 4 sao. Chính phủ đang hướng tới việc nâng tầm thương hiệu, tiêu chuẩn hóa để các sản phẩm này đạt mức 5 sao, vươn ra thị trường quốc tế, góp phần thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững.

Trong mô hình OCOP, người nông dân vẫn là lực lượng chủ chốt, nhưng cần gắn kết với doanh nghiệp, nhà khoa học để phát triển sản phẩm hàng hóa, chuyển giao công nghệ, giống mới, phân bón, kỹ thuật canh tác hữu cơ và sinh thái.

Cùng với OCOP, nhiều vùng nông thôn của Việt Nam đang nhân rộng mô hình phát triển kinh tế du lịch từ nông nghiệp. "Người nông dân chúng tôi đang giữ nguyên cánh đồng lúa vàng, mái nhà, làng xóm – đó là sản phẩm du lịch thiết thực. Họ đang làm du lịch từ chính ruộng đồng quê hương mình", Phó Thủ tướng nói.

Bà Beth Bechdol, Phó Tổng Giám đốc FAO đánh giá cao thành công nổi bật của Việt Nam trong phát triển nông nghiệp – đặc biệt là chương trình OCOP - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Bà Beth Bechdol, Phó Tổng Giám đốc FAO đánh giá cao thành công nổi bật của Việt Nam trong phát triển nông nghiệp – đặc biệt là chương trình OCOP - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Cám ơn Phó Thủ tướng dành thời gian tiếp, bà Beth Bechdol, Phó Tổng Giám đốc FAO đánh giá cao thành công nổi bật của Việt Nam trong phát triển nông nghiệp – đặc biệt là chương trình OCOP. Sáng kiến này không chỉ giúp đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp địa phương, nâng cao chất lượng, tiêu chuẩn hóa và phát triển thị trường mà còn mở ra cơ hội cho các nước khác học tập, chia sẻ và hợp tác.

Chương trình không chỉ thúc đẩy kinh tế nông thôn mà còn tích hợp các giá trị văn hóa, tri thức bản địa, mang lại lợi ích xã hội rộng lớn, nhất là trong trao quyền cho phụ nữ, thanh niên và người dân vùng sâu, vùng xa.

Việt Nam không chỉ tập trung vào sản xuất và thương mại nông sản, mà còn lồng ghép chương trình OCOP với giá trị văn hóa, tri thức bản địa, mang lại lợi ích xã hội rộng lớn cho cộng đồng. Thành công này tạo cảm hứng cho nhiều quốc gia đang phải đối mặt với những thách thức về an ninh lương thực, biến đổi khí hậu và phát triển nông thôn.

Từ thực tiễn của Việt Nam, FAO cam kết tiếp tục đồng hành, mở rộng đối thoại và hợp tác sâu hơn, đưa OCOP trở thành một sáng kiến toàn cầu, đóng góp vào nỗ lực chung vì một nền nông nghiệp đổi mới, nhân văn và bền vững.

Các ý kiến cũng khẳng định tinh thần hợp tác cởi mở, chia sẻ kinh nghiệm giữa các nước về sản xuất nông nghiệp, an ninh lương thực – dinh dưỡng, trong bối cảnh nhiều quốc gia phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng về diện tích đất nông nghiệp, xung đột với động vật hoang dã, biến đổi khí hậu và an ninh kinh tế.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và các đại biểu tại buổi tiếp - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và các đại biểu tại buổi tiếp - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng cơ chế phối hợp sau khi kết thúc Diễn đàn giữa Việt Nam, FAO và các quốc gia tham dự để chuyển các cam kết thành hành động thực chất.

"Điều quan trọng nhất sau diễn đàn là làm gì và làm như thế nào để hiện thực hóa những sáng kiến đã nêu ra", Phó Thủ tướng nói và đề xuất FAO đóng vai trò trung gian điều phối, thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia, cùng nhau lựa chọn những sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao có thể cạnh tranh, hỗ trợ lẫn nhau và cung cấp cho thị trường khu vực.

Phó Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẵn sàng chia sẻ nguồn lực, nhân lực, khoa học công nghệ với các quốc gia có điều kiện tương đồng về khí hậu, thổ nhưỡng để phát triển sản phẩm OCOP và nền nông nghiệp bền vững; mong muốn FAO cùng các quốc gia đồng hành xây dựng một sáng kiến chung, gắn với cam kết của lãnh đạo cấp cao, để đảm bảo mọi người dân – đặc biệt là nông dân – được thụ hưởng thực chất từ hợp tác quốc tế trong nông nghiệp.

Phó Thủ tướng cũng đã chia sẻ thông tin về chương trình trồng 1 triệu ha lúa phát thải thấp, giúp tăng năng suất, tiết kiệm chi phí, giảm phát thải CO₂ và tạo ra nguồn thu mới từ tín chỉ carbon, cũng như kinh nghiệm sản xuất các loại lúa gạo đặc sản để bảo đảm chất lượng cao, thu nhập tốt cho người nông dân. Trên tinh thần đó, Phó Thủ tướng kêu gọi FAO và các nước tham dự Diễn đàn ký kết một thỏa thuận, cam kết chia sẻ thị trường, chuyển giao sản phẩm lương thực tốt nhất, hỗ trợ lẫn nhau trên cơ sở hợp tác thực chất, lấy nông dân làm trung tâm.

Minh Khôi/baochinhphu.vn

Tin liên quan

Tin mới hơn

Đưa OCOP trở thành một sáng kiến toàn cầu
Đưa OCOP trở thành một sáng kiến toàn cầu
OVN - Chiều 15/7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã tiếp đoàn các bộ trưởng, quan chức cấp cao về nông nghiệp một số nước châu Phi, châu Á tham dự Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) do Bộ Nông nghiệp và Môi trường Việt Nam phối hợp với Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO).

Tin khác

Diễn đàn cấp cao liên khu vực về mô hình OCOP
Diễn đàn cấp cao liên khu vực về mô hình OCOP
OVN - Trong hai ngày 15 - 16/7, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) tổ chức Diễn đàn cấp cao liên khu vực về mô hình OCOP.
Mô hình chính quyền 2 cấp: Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP có gì khác?
Mô hình chính quyền 2 cấp: Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP có gì khác?
OVN – Vừa qua, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Để đăng ký tham gia chương trình, chủ thể cần gửi hồ sơ sản phẩm về UBND cấp xã, đồng thời các đánh giá từ 3 sao cũng được chuyển huyện lên cấp tỉnh.
Định hướng phát triển chương trình OCOP TP. HCM sau sáp nhập
Định hướng phát triển chương trình OCOP TP. HCM sau sáp nhập
OVN – Liên quan đến thắc mắc của phóng viên Tạp chí Làng nghề Việt Nam về định hướng phát triển chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” hậu sáp nhập Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu, đại diện Sở Nông nghiệp và Môi Trường TP. HCM vừa có phản hồi về nội dung này.
Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
OVN - Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, tính đến tháng 6-2025, cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) đạt 3 sao trở lên, tăng 12.056 sản phẩm so với năm 2020. Trong đó, có 73,2% sản phẩm 3 sao, 26,4% sản phẩm 4 sao, 79 sản phẩm 5 sao, còn lại là tiềm năng 5 sao.
Quảng Ngãi: 300/350 sản phẩm OCOP có mặt trên sàn thương mại điện tử | Tạp chí điện tử Hải quan Online
Quảng Ngãi: 300/350 sản phẩm OCOP có mặt trên sàn thương mại điện tử | Tạp chí điện tử Hải quan Online
LNV - Việc tích cực đưa sản phẩm OCOP lên sàn TMĐT không chỉ mở ra cơ hội mở rộng thị trường, mà còn đòi hỏi các chủ thể sản xuất phải thích ứng với công nghệ số.
Cả nước có 47 sản phẩm OCOP 5 sao đợt 1 năm 2025
Cả nước có 47 sản phẩm OCOP 5 sao đợt 1 năm 2025
OVN - Ngày 26-6, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã ban hành Quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp quốc gia đợt 1 năm 2025.
75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - các nước Trung Đông Âu: Cơ hội tăng cường hợp tác, phát triển
75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - các nước Trung Đông Âu: Cơ hội tăng cường hợp tác, phát triển
OVN - Ngày 26/6, tại thủ đô Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã phối hợp Đại sứ quán 06 nước Trung Đông Âu (Ba Lan, Slovakia, Séc, Hungary, Rumani và Bulgari) tổ chức Hội thảo “75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - các nước Trung Đông Âu: Thắt chặt tình hữu nghị, Tăng cường hợp tác, Hướng tới tương lai”. Sự kiện thu hút hơn 500 đại biểu, bao gồm lãnh đạo cơ quan Chính phủ, doanh nghiệp, cựu lưu học sinh và các tổ chức hữu nghị.
Khai mạc Hội chợ Hàng Việt Đà Nẵng 2025: Tôn  vinh sản phẩm OCOP, kết nối vùng miền
Khai mạc Hội chợ Hàng Việt Đà Nẵng 2025: Tôn vinh sản phẩm OCOP, kết nối vùng miền
OVN - Chiều ngày 11/6/2025, Hội chợ Hàng Việt Đà Nẵng 2025 chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Đà Nẵng (số 09 Cách Mạng Tháng Tám, quận Cẩm Lệ). Diễn ra từ ngày 11 đến 16/6, hội chợ mang chủ đề “Tôn vinh sản phẩm OCOP”, là hoạt động ý nghĩa nhằm thực hiện hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) giai đoạn 2022–2025 trên địa bàn thành phố.
Thu hồi giấy chứng nhận sản phẩm đạt OCOP 3 sao vì liên quan đến hơn 17 tấn cà phê giả
Thu hồi giấy chứng nhận sản phẩm đạt OCOP 3 sao vì liên quan đến hơn 17 tấn cà phê giả
OVN - Doanh nghiệp sản xuất cà phê Dạ Thảo vừa bị Công an phát hiện đã bán ra thị trường hơn 17 tấn cà phê giả, từng được công nhận sản phẩm đạt OCOP 3 sao cấp huyện.
An Giang: Thị xã Tịnh Biên có 50 sản phẩm đạt OCOP trong 5 năm qua
An Giang: Thị xã Tịnh Biên có 50 sản phẩm đạt OCOP trong 5 năm qua
OVN - Tới đây, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang sẽ tổ chức đánh giá, công nhận cho 15 sản phẩm đạt OCOP 3 sao, nâng số lượng sản phẩm OCOP giai đoạn 2020-2025 lên 50 sản phẩm.
Để sản phẩm OCOP đến gần hơn với người dân
Để sản phẩm OCOP đến gần hơn với người dân
OVN - Sáng ngày 22/5, tại Công viên Văn hóa quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội, Văn phòng điều phối nông thôn mới Thành phố phối hợp UBND quận Đống Đa tổ chức tuần hàng tư vấn, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm: OCOP, làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn năm 2025.
Bình Định trưng bày, giới thiệu và kết nối 200 sản phẩm OCOP
Bình Định trưng bày, giới thiệu và kết nối 200 sản phẩm OCOP
OVN - Chiều 24/5, tại Trung tâm thương mại Quy Nhơn, Sở Công Thương tỉnh Bình Định phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Lễ khai trương Khu trưng bày, giới thiệu, kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng, sản phẩm công, nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh Bình Định năm 2025.
Hải Phòng: Đẩy mạnh kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và nông sản
Hải Phòng: Đẩy mạnh kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và nông sản
OVN - Chiều 3/6, Sở Công Thương Hải Phòng làm việc với lãnh đạo Sở Công Thương Cần Thơ thống nhất triển khai hoạt động kết nối các sản phẩm OCOP, nông sản tiêu biểu.
Đặc sản Nghệ An góp mặt tại hội chợ OCOP Đồng bằng sông Hồng
Đặc sản Nghệ An góp mặt tại hội chợ OCOP Đồng bằng sông Hồng
OVN - Nghệ An tham gia 3 gian hàng OCOP trong sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Đồng bằng sông Hồng
Ba Vì có thêm 32 sản phẩm OCOP
Ba Vì có thêm 32 sản phẩm OCOP
OVN - UBND huyện Ba Vì cho biết, thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2025, huyện đã đánh giá, phân hạng được 32 sản phẩm.
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động