Hưng Yên xúc tiến thương mại sản phẩm cây có múi và sản phẩm OCOP
11:12 | 02/11/2021
OVN- Để nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất cây có múi nói riêng, thời gian tới tỉnh Hưng Yên sẽ thực hiện đồng bộ nhiều nhóm giải pháp, trong đó hỗ trợ mở rộng chứng nhận Vietgap, VietGaHP… đồng thời tăng cường giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP.
Khách tham quan và mua sắm tại các gian hàng nông sản tỉnh Hưng Yên
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Hưng Yên,cây ăn quả có múi là một trong những cây ăn quả chủ lực của tỉnh Hưng Yên. Năm 2021, toàn tỉnh có khoảng 4.250ha cây ăn quả có múi, sản lượng ước đạt khoảng 65.000 tấn. trong đó, diện tích trồng cây cam, quýt trên 2.100ha; bưởi trên 2.000ha; còn lại là các cây có múi khác. Hiện toàn tỉnh có 28 cây có múi được chứng nhận đạt tiêu chuẩn vườn cây có múi đầu dòng. Đến hết tháng 9/2021, toàn tỉnh đã có 65 vùng sản xuất cây ăn quả có múi với tổng diện tích trên 1.000ha, sản lượng trên 20.000 tấn quả tươi được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP.
Đối với Chương trình “Mỗi xã phường một sản phẩm” (OCOP), tính đến hết ngày 31/6, toàn tỉnh có 70 sản phẩm của 33 chủ thể được xếp hạng, công nhận. Ước đến hết năm 2021, có thêm 69 sản phẩm OCOP, nâng tổng số sản phẩm OCOP được công nhận trên toàn tỉnh là 139 sản phẩm.
Thời gian qua, nông dân tỉnh Hưng Yên đã áp dụng khá đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất. Toàn tỉnh có hơn 1.000 ha cây có múi, sản lượng khoảng hơn 20.000 tấn quả tươi được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. Tỉnh Hưng Yên có nhiều mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ cây ăn quả có múi hiệu quả, như: Mô hình liên kết sản xuất trồng cam của nông dân xã Đồng Thanh, huyện Kim Động; xã Quảng Châu, thành phố Hưng Yên; xã Tam Đa, huyện Phù Cừ cho năng suất trung bình khoảng 27-30 tấn quả/ha/ năm, giá trị thu được trên 1 ha canh tác từ 600-750 triệu đồng/ năm, trừ chi phí cho lãi khoảng 250 triệu đồng-300 triệu đồng.
Ông Đỗ Minh Tuân - Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hưng Yên - nhận định, hiện có sự chuyển dịch xu hướng tiêu dùng, theo đó, người tiêu dùng ngày càng yêu thích và lựa chọn các sản phẩm có truy xuất nguồn gốc, có bao bì nhãn mác được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn, sản phẩm đặc sản theo mùa vụ thay vì mua các sản phẩm không rõ nguồn gốc. “Người tiêu dùng trong chuỗi bán lẻ hiện đại ngày càng ưu tiên các sản phẩm có chỉ dẫn địa lý rõ ràng. Bên cạnh đó, các sản phẩm có tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP tạo nên sức cạnh tranh rất lớn, góp phần đẩy mạnh sức tiêu thụ nông sản”, ông Đỗ Minh Tuân nhấn mạnh.
Hiện thị trường tiêu thụ quả và sản phẩm cây có múi của Hưng Yên ở trong nước là chính, chiếm 98-99% tổng sản lượng sản xuất, xuất khẩu mới chiếm khoảng 1-2%. Phần lớn sản phẩm quả Hưng Yên tiêu thụ trong tỉnh Hưng Yên, TP. Hà Nội và các tỉnh lân cận, được phân phối qua các chợ truyền thống. Các kênh phân phối hiện đại như hệ thống siêu thị và các cửa hàng trái cây cao cấp mới chỉ phục vụ cho một phần nhỏ người tiêu dùng, tập trung chủ yếu ở TP. Hà Nội. “Nút thắt lớn hiện nay đó là thị trường tiêu thụ sản phẩm hẹp, mới chủ yếu tại các chợ truyền thống”, ông Đỗ Minh Tuân cho hay.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm cây có múi của Hưng Yên chủ yếu là ở Hà Nội và các tỉnh lân cận, chiếm 98 -99% tổng sản lượng quả. Hiện tỉnh có 139 sản phẩm OCOP. Các sản phẩm OCOP được đánh giá, xếp hạng đã có bước tiến về chất lượng, mẫu mã, bao bì, bảo đảm điều kiện, quy định về tem, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc sản phẩm… Một số sản phẩm đã được xuất khẩu như: Nhãn lồng Hưng Yên sang thị trường Mỹ, EU, Hàn Quốc; bột nghệ của Công ty TNHH Hoàng Minh Châu Hưng Yên, huyện Khoái Châu sang một số nước châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, các nước Trung Đông...
Để nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất cây có múi nói riêng, thời gian tới tỉnh Hưng Yên sẽ thực hiện đồng bộ nhiều nhóm giải pháp, trong đó: hỗ trợ mở rộng chứng nhận Vietgap, VietGaHP… Hỗ trợ thành lập mới các hợp tác xã, nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng thị trường; phát triển các mô hình liên kết hợp tác, mô hình chuỗi…
Bên cạnh đó, tỉnh này sẽ hỗ trợ, hướng dẫn các đơn vị doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, nhà vườn tham gia các hội chợ, triển lãm thường niên nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP, sản phẩm tiêu biểu; kết nối các tour, tuyến du lịch đến với các điểm giới thiệu sản phẩm. Tổ chức các Hội nghị kết nối cung cầu nhằm giới thiệu, quảng bá rộng rãi các sản phẩm nông sản của tỉnh, tiếp cận nhiều thị trường tiềm năng, mở rộng kênh phân phối. Đẩy mạnh việc bán hàng qua sàn thương mại điện tử; duy trì tốt các kênh bán hàng qua hệ thống chuỗi các cửa hàng an toàn , siêu thị.
Tại buổi xúc tiến thương mại sản phẩm cây có múi và sản phẩm OCOP tỉnh Hưng Yên, đại diện của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương và một số doanh nghiệp, hợp tác xã… đã nêu bật chất lượng nông sản, sản phẩm cây có múi của tỉnh Hưng Yên. Đồng thời, nhấn mạnh xu hướng và hiệu quả kinh doanh, mua bán nông sản, quảng bá, xúc tiến thương mại trên sàn thương mại điện tử; nhất là việc quy hoạch sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản, bảo đảm an toàn thực phẩm, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu… đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong và ngoài nước.
Trong khuôn khổ chương trình hội nghị đã diễn ra lễ ký kết Biên bản ghi nhớ, hợp tác giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất nông sản và sản phẩm OCOP tỉnh Hưng Yên với chuỗi siêu thị, cửa hàng bán lẻ tại thị trường Hà Nội về việc hợp tác tiêu thụ sản phẩm.
Kiệt Vũ
Tin mới hơn

OVN - Mới đây, tại Lễ khai mạc Không gian triển lãm quy hoạch; trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP, nông nghiệp tiêu biểu chào mừng thành lập tỉnh Lâm Đồng mới, 10 hợp tác xã, doanh nghiệp của Bình Thuận (cũ) đã tham gia giới thiệu sản phẩm cùng với 50 doanh nghiệp của 2 tỉnh Lâm Đồng và Đắk Nông.

OVN - Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Công ty Cổ phần DT Food (DTGROUP) đang đẩy mạnh xúc tiến thương mại các sản phẩm đạt chuẩn OCOP như yến sào và rong nho ra quốc tế. Doanh nghiệp cũng có những đề xuất nhằm góp phần đảm bảo sản xuất nông nghiệp hiệu quả, nhưng vẫn duy trì cân bằng sinh thái, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt đối với ngành yến.

OVN - Mặc dù đã xuất khẩu sang nhiều quốc gia, các sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu tự nhiên, đặc biệt là củ nghệ vẫn gặp không ít rào cản về tiêu chuẩn kỹ thuật, kiểm định chất lượng và chính sách nhập khẩu ở nhiều thị trường lớn. Để phù hợp với nhu cầu hội nhập, chủ thể OCOP có sản phẩm nghệ đạt chứng nhận 5 sao khuyến nghị, người làm nghề nên sản xuất, chế biến thay vì chỉ trồng và bán nguyên liệu thô.

OVN – Với vị trí chiến lược cùng tiềm năng xuất khẩu lớn, Bà Rịa - Vũng Tàu, địa phương sắp hợp nhất cùng TP. HCM và Bình Dương, được kỳ vọng trở thành một trong những động lực phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế quan trọng của cả nước. Đó cũng là mục tiêu trọng tâm được các ngành chức năng đề ra tại “Hội thảo giới thiệu các thị trường tiềm năng thúc đẩy hợp tác kinh doanh giữa Doanh nghiệp Bà Rịa – Vũng Tàu và các nước” ngày 6/6.

OVN - Từ ngày 29/6/2023, Liên minh châu Âu (EU) ban hành Quy định chống phá rừng (EUDR) yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu cao su, cà phê, cacao, gỗ, dầu cọ,... sang thị trường này phải chứng minh nguồn gốc hợp pháp và không liên quan đến đất rừng bị suy thoái sau ngày 31/12/2020. Quy định sẽ có hiệu lực vào cuối năm nay, khiến các ngành chức năng cũng như chuyên gia đang khẩn trương hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ những vướng mắc, chuẩn bị hồ sơ truy xuất, thủ tục giải trình.
Tin khác

OVN - Làng nghề đúc đồng truyền thống Ngũ Xã, thuộc phường Trúc Bạch (quận Ba Đình, Hà Nội), được hình thành từ thế kỷ XVII và được coi là một trong "tứ nghệ" tinh hoa bậc nhất của kinh thành Thăng Long xưa. Trải qua hơn 400 năm, dù gặp nhiều biến động lịch sử - xã hội, con cháu làng Ngũ Xã vẫn kiên trì gìn giữ, phát huy nghề tổ và phát triển sản phẩm OCOP từ nghề truyền thống.

OVN - Với mục tiêu khai thác tiềm năng bản địa, nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp và thúc đẩy khởi nghiệp, chương trình "Mỗi xã, phường một sản phẩm" (OCOP) không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần bảo tồn văn hóa và tạo động lực cho các sản phẩm nông sản chủ lực vươn ra thị trường quốc tế.

OVN - Sau khi sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP, các doanh nghiệp Bình Định chủ động tiếp cận đưa sản phẩm ra thị trường quốc tế, nhằm gia tăng giá trị thương hiệu và nâng cao thu nhập cho người lao động tại địa phương.

OVN - Nhằm giúp doanh nghiệp sản xuất hàng Việt Nam tiêu biểu đóng trên địa bàn tỉnh Long An kết nối với thị trường toàn cầu, tìm cơ hội mở rộng đối tác, tiếp cận công nghệ mới và định hình hướng đi bền vững cho xuất khẩu. Ủy ban nhân dân tỉnh Long An chỉ đạo Sở Công thương tổ chức cho 28 doanh nghiệp dự Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu năm 2025, diễn ra tại Trung tâm Hội chợ-Triển lãm Sài Gòn, quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 27-29/3.

OVN - Theo Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, hiện chưa có thống kê cụ thể về hiện trạng tất cả các sản phẩm OCOP xuất khẩu. Tuy nhiên, đối với các sản phẩm OCOP 5 sao, đã có 48/79 sản phẩm OCOP 5 sao (chiếm 60,7%) xuất khẩu sang các thị trường khó tính như: Mỹ, châu Âu, Nhật Bản.

OVN - Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Quảng Trị cho biết, đơn vị vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị - chủ đề “Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đối với sản phẩm đã được công nhận OCOP”.

OVN - Sau 7 năm thực hiện Chương trình OCOP, tính đến hết năm 2024, toàn tỉnh Hà Nam có 157 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên.

OVN - Trong thời gian qua, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) được huyện Bàu Bàng xác định là nhiệm vụ quan trọng, góp phần khai thác tiềm năng của địa phương

OVN - Nhằm kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và khuyến khích quảng bá sản phẩm OCOP qua livestream, Sở Công Thương TP Đà Nẵng tổ chức chương trình “Ngày hội quảng bá sản phẩm Đà Nẵng 2024”.

OVN - Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương vừa quyết định công nhận thêm 28 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 5 sao cấp Quốc gia. Trong đó, nhóm thực phẩm có 21 sản phẩm, nhóm dược liệu có 2 sản phẩm, nhóm du lịch có 2 sản phẩm, nhóm đồ uống có 2 sản phẩm, nhóm thủ công mỹ nghệ có 1 sản phẩm…

OVN - Báo cáo từ Sở Công Thương TP. HCM, tính đến tháng 12/2024, địa phương dẫn đầu về số lượng website và ứng dụng thương mại điện tử (TMĐT), chiếm tỷ lệ lớn nhất trong số các tỉnh thành trên khắp cả nước. Qua đó, góp phần thúc đẩy các ngành hàng, đặc biệt là sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng, hiệu quả.

OVN - Trải qua biết bao nhiêu thăng trầm, các làng nghề ở Hà Nội vẫn giữ được nét đẹp riêng khó lẫn, không nơi nào sánh được. Trong đó phải kể đến làng nghề gỗ Thiết Úng – được coi là cái nôi của nghề chạm khắc gỗ mỹ nghệ và tạc tượng thuộc xã Vân Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội. Nhiều sản phẩm điêu khắc gỗ mỹ nghệ nơi đây đã được công nhận đạt 3,4 sao của chương trình OCOP (Mỗi xã một sản phẩm), trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương này.

LNV - UBND tỉnh Phú Yên vừa có Quyết định phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Phú Yên giai đoạn 2024 -2025.

OVN - Khu phức hợp giải trí – du lịch – thương mại TOCEPO tọa lạc tại số 224 đường Đống Đa, TP Quy Nhơn là điểm kết nối trưng bày, kinh doanh các sản phẩm OCOP Bình Định, thu hút nhiều du khách đến tham quan mua sắm.

Quảng Ngãi: 300/350 sản phẩm OCOP có mặt trên sàn thương mại điện tử | Tạp chí điện tử Hải quan Online
09:42