Nghệ An: Phát triển sản phẩm OCOP phục vụ du lịch

OVN - Nghệ An là tỉnh đứng thứ hai cả nước về số lượng sản phẩm OCOP được xếp hạng từ 3 sao trở lên. Với thế mạnh và tiềm năng của mình, sản phẩm OCOP Nghệ An thực sự rất có thị trường để tham gia vào phát triển du lịch.

Đến hết năm 2022, Nghệ An có 403 sản phẩm từ 3 sao trở lên (chiếm 4,6% cả nước), trong đó 43 sản phẩm 4 sao, 359 sản phẩm đạt 3 sao và 1 sản phẩm đạt 5 sao, với sự đa dạng, phong phú. Khá nhiều sản phẩm đã vượt ra khỏi thị trường trong huyện, xã, thậm chí có sản phẩm đi vào siêu thị, ra các thành phố lớn và cả xuất khẩu. Tuy nhiên, ít có sản phẩm nào trở thành sản phẩm chính thức phục vụ du lịch chung của tỉnh.

Chế biến tương Nam Đàn
Chế biến tương Nam Đàn.

Trước đây, Nghệ An cũng đã đặt vấn đề phát triển sản phẩm phục vụ du lịch ( thậm chí có đề án), tuy nhiên, cách làm và giải pháp không rõ nên không thành công. Trong khi đó, thời gian triển khai chương trình OCOP mới được 4 năm, một thời gian đang quá ngắn đối với việc phát triển một sản phẩm hàng hóa.

Mặc dù có nhiều sản phẩm được xếp hạng 3 sao trở lên, nhưng số lượng sản phẩm đặc trưng vùng miền, độc đáo, đậm nét văn hóa vùng miền, có tính truyền thống, lịch sử không nhiều. Số sản phẩm có đặc tính đó thì chưa được xây dựng thành câu chuyện để thuyết phục khách hàng, để quảng bá sản phẩm. Bao bì nhãn mác của nhiều sản phẩm chưa bắt mắt, thậm chí có sản phẩm chưa đảm bảo quy định về thông tin trên nhãn hàng hóa. Đa số sản phẩm quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, thậm chí có nơi còn ở mức “ăn thì thừa, bán (lượng lớn) thì thiếu”! Chính vì thế có người nói: Chúng tôi vét từ đầu đến cuối tỉnh mà vẫn không mua đủ để làm quà tặng”! (điều này cũng không trách được người sản xuất - vì nhu cầu đột xuất).

Vấn đề quảng bá sản phẩm cũng đã có nhưng hiệu quả chưa cao. Cuối cùng là chưa có nơi để tập trung quảng bá cũng như bán hàng cho khách du lịch một cách đúng tiêu chuẩn. Vì vậy, khách muốn mua cũng không biết mua ở đâu.

Tuy nhiên, trong thời gian trước mắt, để có sản phẩm độc đáo, đặc trưng về lịch sử, văn hóa vùng miền, nhằm góp phần quảng bá hình ảnh đất nước và con người Nghệ An, cần tổ chức cuộc thi bình chọn một số sản phẩm tiêu biểu nhất trong hơn 400 sản phẩm hiện có. Để tuyển chọn, cần xây dựng tiêu chí, thang điểm, mức điểm và có hội đồng chuyên gia lĩnh vực du lịch và liên quan. Những sản phẩm đạt 70/100 điểm, không có điểm liệt, sẽ được chọn và tiếp tục loại bỏ dần để có các sản phẩm mong muốn. Sau khi được chọn, tỉnh nên có chính sách hỗ trợ để hoàn thiện sản phẩm để đạt tiêu chí phục vụ du lịch, cũng như các nội dung liên quan đến sản phẩm (câu chuyện về sản phẩm - thuyết trình giới thiệu sản phẩm; không gian tham quan, trải nghiệm;...).

Nhân giống tảo Spirulina (tảo xoắn) để sản xuất thực phẩm chức năng
Nhân giống tảo Spirulina (tảo xoắn).

Cơ quan chức năng xây dựng, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm (nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý). Hỗ trợ thiết kế mẫu mã sản phẩm, mẫu bao bì, nhãn mác. Hỗ trợ ứng dụng đổi mới công nghệ để sáng tạo sản xuất sản phẩm mới, nâng cao chất lượng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng; Hỗ trợ xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm: Truyền thông, xây dựng website, fanpage, hội chợ,... Khuyến khích vận động nhân dân trong tỉnh sử dụng với tinh thần: “Mỗi người dân là một đại sứ thương hiệu”.

Tại một số khu du lịch trọng điểm của tỉnh như: Cửa Lò, Kim Liên - Nam Đàn, Vinh... cần hỗ trợ cho doanh nghiệp xây dựng “Trung tâm mua sắm quà lưu niệm và đặc sản Nghệ An đạt chuẩn du lịch. Đây là nơi không chỉ quảng bá và bán sản phẩm được lựa chọn nêu ở trên, mà còn dành cho các sản phẩm OCOP cũng như sản phẩm khác của tỉnh. Các huyện thị còn lại cũng xây dựng ở quy mô phù hợp và vị trí hợp lý (luôn gắn với du lịch), khi có nhu cầu và không xây dựng ồ ạt, tránh lãng phí.

Giải pháp nữa là xây dựng cơ chế hỗ trợ kết nối chuỗi giữa các nhà sản xuất với các công ty hoạt động du lịch, nhất là các công ty lữ hành. Đồng thời củng cố kết nối chuỗi ngang giữa các nhà sản xuất để đảm bảo sản xuất số lượng lớn và đồng đều về chất lượng, mẫu mã (nếu là làng nghề). Ứng dụng công nghệ để đưa ra các giải pháp du lịch thông minh để khách du lịch dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ du lịch cũng như mua sắm đặc sản và quà lưu niệm.

Để sản phẩm OCOP trở thành sản phẩm phục vụ du lịch, rất cần làm một cách bài bản, hướng dẫn tư vấn cụ thể, sâu sát, và thường xuyên liên tục và dài hơi. Mong rằng sản phẩm OCOP cùng với du lịch sẽ góp phần phát triển kinh tế nông thôn và nâng tầm thương hiệu Nghệ An bay xa./.

Trần Quốc Thành

Tin liên quan

Tin mới hơn

Phú Yên: Chương trình OCOP làm đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn
Phú Yên: Chương trình OCOP làm đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn
OVN - Sau 5 năm triển khai thực hiện, Chương trình OCOP cho ra đời 377 sản phẩm OCOP chất lượng, uy tín, chinh phục được người tiêu dùng. Tỉnh Phú Yên xác định Chương trình OCOP là bước đi quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, làm đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn.
TP. Hồ Chí Minh: Du lịch gắn với quảng bá sản phẩm OCOP
TP. Hồ Chí Minh: Du lịch gắn với quảng bá sản phẩm OCOP
OVN - Sở Du lịch TP. HCM đã đề xuất giải pháp phát triển du lịch cũng như nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ gắn với ngành du lịch. Một trong những điểm nhấn đáng chú ý là kế hoạch kết nối chương trình kích cầu du lịch với ngành nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm OCOP.
Hành trình hơn 30 năm gìn giữ hương vị truyền thống bánh kẹo Vân Giang
Hành trình hơn 30 năm gìn giữ hương vị truyền thống bánh kẹo Vân Giang
OVN - Nằm tại phường Ngọc Châu, TP Hải Dương, cơ sở sản xuất bánh kẹo cổ truyền Vân Giang do ông Lê Hồng Giang sáng lập đã trở thành cái tên quen thuộc với nhiều thế hệ người tiêu dùng yêu thích hương vị bánh kẹo truyền thống. Trải qua hơn ba thập kỷ hoạt động, từ những ngày đầu đầy khó khăn đến khi khẳng định thương hiệu, Vân Giang là minh chứng sống động cho sự bền bỉ và tình yêu với giá trị văn hóa ẩm thực của dân tộc.
Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Đức Chính: Thương hiệu cà rốt vươn tầm quốc tế
Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Đức Chính: Thương hiệu cà rốt vươn tầm quốc tế
LNV - Xã Đức Chính, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, từ lâu đã được biết đến như “thủ phủ cà rốt” của miền Bắc Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của ông Nguyễn Đức Thuật – Đảng ủy viên, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ Nông nghiệp Đức Chính – cùng Hội đồng Quản trị gồm 3 thành viên, HTX đã có 114 thành viên chính thức và mạng lưới hơn 600 bạn hàng trong và ngoài nước. Với phương châm không ngừng đổi mới, HTX Đức Chính đang nỗ lực đưa sản phẩm cà rốt đạt chuẩn VietGAP, OCOP và khẳng định chỉ dẫn địa lý trên bản đồ nông sản Việt Nam.
Quảng Ninh phát triển sản phẩm OCOP
Quảng Ninh phát triển sản phẩm OCOP
LNV - Để các sản phẩm OCOP của Quảng Ninh thực sự trở thành sản phẩm hàng hoá, thì việc nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển sản phẩm mới là hết sức cần thiết. Ban Chỉ đạo OCOP tỉnh đã có Văn bản số 336/VPĐPNTM- OCOP ngày 19/6/2023 “về hướng dẫn thực hiện Chu trình OCOP tỉnh Quảng Ninh giai đoạn đến năm 2025”. Theo đó, các sản phẩm mới tham gia OCOP đều được các địa phương thẩm định, tư vấn, hướng dẫn và có quyết định chấp thuận tham gia Chương trình OCOP. Sản phẩm OCOP kết nối tiêu thụ với hệ thống BigC Việt Nam.
Chè kho Đại Đồng - Từ thức quà dân dã đến đặc sản làng nghề đạt OCOP 4 sao
Chè kho Đại Đồng - Từ thức quà dân dã đến đặc sản làng nghề đạt OCOP 4 sao
OVN – Vốn là món ăn dân dã được làm chủ yếu từ đậu xanh và đường kính, chè kho Đại Đồng đang được xây dựng thương hiệu, đầu tư bao gói, mở rộng thị trường và trở thành sản phẩm làng nghề đạt chất lượng OCOP.

Tin khác

Phú Yên: OCOP góp phần phát triển kinh tế nông thôn
Phú Yên: OCOP góp phần phát triển kinh tế nông thôn
LNV - Sau gần 5 năm triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay toàn tỉnh Phú Yên có gần 350 sản phẩm OCOP. Chương trình đã thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị.
Bình Định: Thị xã An Nhơn đã có điểm bán hàng OCOP, làng nghề
Bình Định: Thị xã An Nhơn đã có điểm bán hàng OCOP, làng nghề
OVN - Điểm trưng bày bán hàng OCOP và hàng Việt vừa đưa vào hoạt động tại thị xã An Nhơn ở địa chỉ số 44, đường Quang Trung, phường Bình Định. Điểm bán hàng này giới thiệu các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp nông thôn, sản phẩm làng nghề, sản phẩm hàng Việt Nam.
Thanh Hoá: Triệu Sơn hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP
Thanh Hoá: Triệu Sơn hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP
OVN - Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) gắn với xây dựng nông thôn mới (XDNTM) nâng cao, kiểu mẫu, thời gian qua. Huyện Triệu Sơn đã tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn phát huy tiềm năng, thế mạnh, chú trọng phát triển các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm đặc trưng để tạo thương hiệu riêng của từng địa phương. Khuyến khích, động viên các doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình xây dựng, phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm tham gia Chương trình OCOP.
Sản phẩm OCOP - điểm nhấn du lịch nông thôn
Sản phẩm OCOP - điểm nhấn du lịch nông thôn
OVN - Năm 2024, tỉnh Lâm Đồng công nhận 3 mô hình điểm du lịch với sản phẩm là du lịch canh nông. Điểm khác so với 33 mô hình du lịch canh nông được hoạt động thí điểm trước đây, mỗi mô hình du lịch canh nông mới đều có một loại sản phẩm chủ lực khác biệt.
Thị xã Tịnh Biên (An Giang):  Đa dạng sản phẩm OCOP từ sản vật thiên nhiên
Thị xã Tịnh Biên (An Giang): Đa dạng sản phẩm OCOP từ sản vật thiên nhiên
OVN - Tính đến tháng 9-2024, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang đã phát triển thêm 13 sản phẩm OCOP đặc thù, nâng tổng số lượng sản phẩm lên 83. Ước tính đến cuối năm 2024 đạt 50 sản phẩm OCOP, gồm 12 sản phẩm 4 sao, 38 sản phẩm 3 sao.
Lào Cai: Thêm 2 sản phẩm được công nhận OCOP 5 sao
Lào Cai: Thêm 2 sản phẩm được công nhận OCOP 5 sao
OVN - Ngày 5/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp trung ương năm 2024, tỉnh Lào Cai có 2 sản phẩm đạt OCOP 5 sao.
Năm nay TP.HCM tiếp tục tổ chức Tuần lễ sản phẩm OCOP
Năm nay TP.HCM tiếp tục tổ chức Tuần lễ sản phẩm OCOP
OVN - Năm ngoái, lần đầu tiên TP.HCM tổ chức Tuần lễ sản phẩm OCOP thành công ngoài mong đợi. Năm nay, Thành phố tiếp tục tổ chức Tuần lễ sản phẩm OCOP 2024 với quy mô lớn hơn.
Hà Tĩnh: Chương trình OCOP góp phần xây dựng nông thôn mới ở Hương Sơn
Hà Tĩnh: Chương trình OCOP góp phần xây dựng nông thôn mới ở Hương Sơn
OVN - Đến nay, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) có 53 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, góp phần giúp người dân nâng cao chất lượng cuộc sống, củng cố các tiêu chí trong xây dựng NTM.
Bắc Ninh: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP, phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững
Bắc Ninh: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP, phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững
OVN - Chương trình mỗi xã, phường 1 sản phẩm (OCOP) là động lực quan trọng thúc đẩy, khai thác hiệu quả và nâng cao giá trị sản xuất, tạo nhiều sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, đặc trưng, phát huy tiềm năng lợi thế của từng địa phương. Mở ra cơ hội nâng cao giá trị nông sản, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững.
Bạc Liêu: Tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP
Bạc Liêu: Tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP
OVN - Để người tiêu dùng biết đến sản phẩm OCOP, tỉnh Bạc Liêu đã triển khai nhiều hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại như: tạo điều kiện để các chủ thể OCOP tham gia hội chợ cấp tỉnh; hội chợ cấp vùng, cấp quốc gia cũng như quốc tế.
Đắc Lắk: Sản phẩm OCOP tiềm năng, thế mạnh của địa phương
Đắc Lắk: Sản phẩm OCOP tiềm năng, thế mạnh của địa phương
OVN - Theo PGS.TS Trần Văn Ơn - là cố vấn chương trình quốc gia Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cho biết, Đắk Lắk như một Việt Nam thu nhỏ, có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển chương trình OCOP.
Xây dựng phương án, chuẩn hoá sản phẩm OCOP
Xây dựng phương án, chuẩn hoá sản phẩm OCOP
OVN - Sáng ngày 25/9, Liên minh hợp tác xã (HTX) tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Liên minh HTX tỉnh Đắk Lắk tổ chức hội thảo chuyên đề “Xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, chuẩn hoá sản phẩm OCOP cho các HTX” và kết nối giao thương, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của các HTX ở 2 tỉnh.
Cao Bằng sản phẩm OCOP gắn với du lịch
Cao Bằng sản phẩm OCOP gắn với du lịch
OVN - Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) gắn với phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ, Thành phố đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các hộ kinh doanh, hợp tác xã (HTX) tập trung phát triển sản xuất, đưa sản phẩm OCOP vào chuỗi cung ứng; kết nối, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP trên sàn thương mại điện tử (TMĐT)…
Thanh Hoá: Quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch trải nghiệm
Thanh Hoá: Quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch trải nghiệm
OVN - Thông qua phát triển mô hình quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch trải nghiệm không chỉ bảo tồn, giới thiệu được các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của địa phương mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tiếp cận các sản phẩm OCOP và sản phẩm đặc sản của tỉnh.
Nghề nuôi ong lấy mật ở Thọ Văn có sản phẩm chất lượng OCOP 3 sao
Nghề nuôi ong lấy mật ở Thọ Văn có sản phẩm chất lượng OCOP 3 sao
OVN - Từ địa hình nhiều đồi núi, sẵn nguồn thức ăn tự nhiên từ các loại hoa, HTX dịch vụ thủy lợi Thọ Văn (xã Thọ Văn, huyện Tam Nông, Phú Thọ) đã xây dựng được dòng sản phẩm mật ong chất lượng được chứng nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao.
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động