Nỗ lực nâng tầm đặc sản trái cây Hòa Lộc

OVN - Với niềm trăn trở làm sao để xua tan nỗi lo được mùa mất giá của nhà vườn và đảm bảo đầu ra ổn định cho nông sản, chị Nguyễn Minh Thy - CEO Công ty TNHH SX TM DV Bắc Mỹ Thuận đã nghiên cứu chế biến, đưa sản phẩm từ trái xoài cát Hòa Lộc cũng như một số loại trái cây khác của miệt vườn Tây Nam Bộ vươn tầm trở thành đặc sản OCOP tại tỉnh Tiền Giang.

Huyện Cái Bè (tỉnh Tiền Giang) được mệnh danh là một trong những vựa trái cây lớn nhất khu vực Nam Bộ, với nhiều đặc sản nổi tiếng được đông đảo người tiêu dùng ưa chuộng. Trong đó, đặc biệt phải kể đến xoài cát Hòa Lộc. Theo thông tin từ Bộ Công thương, xoài cát Hòa Lộc có xuất xứ từ xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè (hay tên gọi trước đó là xã Hòa Lộc, huyện Giáo Đức). Thịt xoài dẻo, dày, mềm mịn, ít xơ, vị ngọt thanh mát. Kích thước quả tương đối to, cầm chắc tay, khối tượng trung bình từ 450 - 600g. Khi còn xanh, quả màu xanh ngọc, cuống li ti những đốm nhỏ. Khi chín thơm, trái chuyển sang màu vàng chanh, xung quanh trái phủ một lớp phấn mỏng.

Xoài cát Hòa Lộc sấy dẻo khiến người tiêu dùng “mê mẩn” bởi hương vị ngọt thanh và chất bột đặc trưng
Xoài cát Hòa Lộc sấy dẻo khiến người tiêu dùng “mê mẩn” bởi hương vị ngọt thanh và chất bột đặc trưng

Nhờ hương vị thơm ngon và chất lượng vượt trội, hiện nay, xoài cát Hòa Lộc đã được nhân giống và trồng rộng rãi tại nhiều địa phương khu vực Đông Nam Bộ, điển hình như Tiền Giang, Đồng Tháp,… Tùy thuộc vào điều kiện thổ nhưỡng mỗi nơi mà khi thu hoạch quả sẽ có hương vị đặc trưng triêng. Tuy nhiên, xoài cát Hòa Lộc thuộc huyện Cái Bè vẫn là mặt hàng chiếm trọn tình cảm từ người tiêu dùng.

Sinh ra tại làng Hòa Lộc thuộc ấp Hòa (xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè), tuổi thơ chị Nguyễn Minh Thy luôn gắn liền với hương vị xoài cát thơm ngon mà mỗi khi nhớ lại đều đánh thức trong chị ký ức hồn quê da diết. Hương vị nồng nàn, độ ngọt sắc sảo, chất bột cát đặc trưng không thể lẫn với bất kỳ loại xoài nào, kể cả xoài cát trồng ở những vùng khác. Sau này, khi trưởng thành và trở về thăm quê, nhìn những vườn xoài vàng ươm, tươi mắt, chị lại hoài niệm về hương vị tuổi thơ và dâng lên nỗi nhớ thương về bà nội. Mặc dù chị đã lên Thành phố Hồ Chí Minh sinh sống từ lâu nhưng mỗi khi đến mùa, bà nội vẫn thường cắt mỏng từng lát xoài chín, phơi nắng trong nhiều ngày và gửi món xoài dẽo vàng ươm ấy cho gia đình chị sử dụng. Việc phơi khô không chỉ giúp xoài bảo quản được lâu, tránh tình trạng dập nát khi vận chuyển hoặc chỉ có theo mùa, mà còn duy trì hương vị thơm ngon, chẳng hề thua kém quả tươi.

Ngoài đặc sản xoài cát Hòa Lộc sấy dẻo, doanh nghiệp còn đưa ra thị trường nhiều sản phẩm sấy khác như khóm, gừng, chuối xiêm, cóc, ổi, thanh long,...
Ngoài đặc sản xoài cát Hòa Lộc sấy dẻo, doanh nghiệp còn đưa ra thị trường nhiều sản phẩm sấy khác như khóm, gừng, chuối xiêm, cóc, ổi, thanh long,...

Những năm qua, bài toán “được mùa, mất giá” vẫn đang là vấn đề nan giải đối với bà con nông dân. Bên cạnh đó, người dân còn phải đối mặt trước tình trạng thiên tai, dịch bệnh, thương lái ép giá khiến nông sản khó tiêu thụ, nguy cơ lỗ vốn. Xoài cát Hòa Lộc cũng không ngoại lệ. Những lúc rớt giá hay mất mùa, người dân chỉ để trái chín rụng, vô cùng lãng phí. Điều này thôi thúc chị Thy muốn làm gì đó để giúp bà con cải thiện tình hình, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.

Nhận ra cách phơi khô của bà có thể tối ưu nguồn xoài không tiêu thụ hết, giải quyết đầu ra cho bà con quê mình, chị Thy đã nhiều lần làm thử, trải qua không ít thất bại và cuối cùng tạo nên món xoài sấy khô như hương vị năm xưa. Để phù hợp với nhu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng và rút ngắn thời gian chế biến, vào năm 2017, chị đã tiến hành xây dựng nhà xưởng, mua sắm dây chuyền thiết bị hiện đại, thành lập Công ty TNHH SX TM DV Bắc Mỹ Thuận (Công ty Bamofood) và đưa ra thị trường sản phẩm “xoài cát Hòa Lộc sấy dẻo Bamofood”. Trong đó, “Bamo” là chữ viết ngắn của Bà Một, tên thường gọi của bà chị.

Chị Thy chia sẻ, “Phơi thủ công vừa mất thời gian, vừa phụ thuộc vào điều kiện thời tiết nắng mưa thất thường. Do đó, tôi quyết định theo đuổi mục tiêu làm thực phẩm sạch, an toàn sức khỏe bằng cách không dùng chất phụ gia, phẩm màu, chất bảo quản và đường. Đồng thời, lựa chọn phương pháp sấy nhiệt bằng máy tương đương nhiệt độ ngoài trời với quy trình sấy hoàn toàn khép kín. Tuy nhiên, thói quen lâu đời của người tiêu dùng thường thích những sản phẩm ngọt, nhiều màu sắc và giá thành rẻ nên ban đầu tôi gặp không ít khó khăn trong việc đưa sản phẩm ra thị trường.”

Chị Nguyễn Minh Thy - CEO Công ty TNHH SX TM DV Bắc Mỹ Thuận (Bamofood)
Chị Nguyễn Minh Thy - CEO Công ty TNHH SX TM DV Bắc Mỹ Thuận (Bamofood)

Khi không dùng chất phụ gia, màu sản phẩm thường không bắt mắt, giá thành lại cao, khó bảo quản lâu, thêm phần bị người mua so sánh về giá khiến chị Thy chán nản, muốn bỏ cuộc. “Đôi khi, tôi cảm thấy mình cô đơn trong nghề lắm vì không tìm thấy người đồng hành, thiếu sự hỗ trợ của chuyên gia, phải một mình dò dẫm. Nhưng may mắn cho tôi là được gia đình và một số bạn bè ủng hộ tinh thần, tiếp thêm niềm tin, sự quyết tâm,” chị Thy tâm sự.

Qua thời gian dài nỗ lực và kiên trì với mục tiêu làm thực phẩm sạch, sản phẩm của đơn vị dần dần được mọi người đón nhận và tìm mua rộng rãi trên thị trường. Năm 2021, “xoài cát Hòa Lộc sấy Bamofood” được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh. Bên cạnh đó, đơn vị cũng nghiên cứu thêm nhiều mặt hàng trái cây sấy khác như khóm, chuối xiêm, cóc, ổi, thanh long,… với với công suất trung bình từ 3 - 4 tấn thành phẩm mỗi tháng, giá dao động từ 300.000 - 400.000 đồng/kg. Riêng sản phẩm xoài cát Hòa Lộc sấy dẻo có giá 600.000 đồng/kg. Hiện, các sản phẩm của đơn vị đã có mặt tại trên các hệ thống siêu thị, trạm dừng chân và một số sàn thương mại điện tử.

Điều khiến chị Thy tâm đắc nhất chính là có thể góp phần giải quyết đầu ra cho mặt hàng trái cây đặc sản và tạo thêm thu nhập cho chị em phụ nữ địa phương. Theo chị Thy, trước đây, xoài Cát Hòa Lộc được người dân bán ra với giá khoảng hơn 20.000 đồng/kg, khi sấy khô 10kg xoài tươi, sẽ thu được 1kg xoài sấy dẻo, với giá bán ra tăng gấp 3 lần (600.000 đồng). Hiện nay, mặc dù tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, Công ty Bamofood vẫn đang lên kế hoạch mua thêm máy móc, nâng cấp nhà xưởng, hướng tới tăng gia sản xuất, phục vụ nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.

Hồng Anh

Tin liên quan

Tin mới hơn

OCOP - đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn bền vững ở Nam Định
OCOP - đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn bền vững ở Nam Định
OVN - Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) đang trở thành động lực quan trọng giúp Nam Định phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương và xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
Lào Cai sẽ có khoảng 300 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên
Lào Cai sẽ có khoảng 300 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên
OVN - Trong những năm gần đây, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn tại tỉnh Lào Cai. Với mục tiêu khai thác tiềm năng đặc sản địa phương, bảo tồn giá trị truyền thống và tạo ra chuỗi giá trị bền vững, Lào Cai đang từng bước khẳng định vị thế của mình trên bản đồ OCOP cả nước.
Tạo bứt phá phát triển sản phẩm OCOP 5 sao
Tạo bứt phá phát triển sản phẩm OCOP 5 sao
OVN - Hà Nội là địa phương được đánh giá đi đầu trong thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), chiếm 22,1% tổng sản phẩm trên cả nước.
TP. Hồ Chí Minh: Đột phá sản phẩm OCOP để phát triển kinh tế nông thôn
TP. Hồ Chí Minh: Đột phá sản phẩm OCOP để phát triển kinh tế nông thôn
OVN - Sáng ngày 23/4, Học viện Cán bộ TP. Hồ Chí Minh tố chức hội thảo khoa học "Giải pháp phát triển sản phẩm OCOP tại TP. Hồ Chí Minh". Tại hội thảo, các chuyên gia và doanh nghiệp đã cùng chỉ ra những khó khăn, đồng thời đề xuất những hướng đi đột phá để đưa OCOP thành biểu tượng kinh tế mới.
Giò lụa ông Lào – Sản phẩm OCOP 3 sao đậm vị truyền thống
Giò lụa ông Lào – Sản phẩm OCOP 3 sao đậm vị truyền thống
OVN - Ông Trần Văn Lào ở xã Tân Lộc huyện Lộc Hà, (Hà Tĩnh) đã lựa chọn nguyên liệu tươi ngon, cộng thêm “bí kíp” nêm gia vị và quy trình chế biến để lan tỏa hương vị sản phẩm Giò lụa ông Lào.
Thái Bình: Phát triển bền vững sản phẩm OCOP
Thái Bình: Phát triển bền vững sản phẩm OCOP
OVN - Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) ở tỉnh Thái Bình đến nay phát triển ổn định, có tính bền vững và bước đầu phát huy hiệu quả. Đây là kết quả từ sự nỗ lực của tỉnh Thái Bình trong phát triển sản phẩm OCOP.

Tin khác

Bắc Ninh: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với sản phẩm OCOP tại làng tranh Đông Hồ
Bắc Ninh: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với sản phẩm OCOP tại làng tranh Đông Hồ
OVN - Sau gần 1 năm triển khai Đề án “Xây dựng thí điểm sản phẩm OCOP về du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2023-2025” làng tranh Đông Hồ (nay thuộc khu phố Đông Khê), phường Song Hồ (thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) đạt được những kết quả bước đầu tích cực, góp phần triển du lịch cộng đồng gắn với sản phẩm OCOP.
Quảng Ninh "Tăng Tốc" OCOP
Quảng Ninh "Tăng Tốc" OCOP
OVN - Không chỉ say lòng du khách bởi kỳ quan Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh đang ngày càng khẳng định vị thế là điểm sáng trên bản đồ đặc sản Việt Nam nhờ bệ phóng chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ấn tượng.
Hà Nội: Phát triển vùng nguyên liệu sản phẩm OCOP
Hà Nội: Phát triển vùng nguyên liệu sản phẩm OCOP
OVN - Ngoài việc phấn đấu tăng các sản phẩm (OCOP) đạt 5 sao, TP. Hà Nội đang chú trọng xây dựng chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định lâu dài .
Sản phẩm OCOP sơn mài Hạ Thái chinh phục thị trường quốc tế
Sản phẩm OCOP sơn mài Hạ Thái chinh phục thị trường quốc tế
OVN - Những năm gần đây, sản phẩm sơn mài Hạ Thái, xã Duyên Thái (huyện Thường Tín) được nhiều khách hàng ưa chuộng. Đặc biệt, từ khi được chứng nhận OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), sản phẩm càng đứng vững trên thị trường trong và ngoài nước...
11 sản phẩm OCOP của TP. Pleiku đạt hạng 3 sao năm 2024
11 sản phẩm OCOP của TP. Pleiku đạt hạng 3 sao năm 2024
OVN - UBND TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) vừa có quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP năm 2024 đối với 11 sản phẩm.
Bắc Giang: Đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP
Bắc Giang: Đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP
OVN - UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành kế hoạch triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2025.
Độc đáo các sản phẩm OCOP, làng nghề huyện Đông Anh
Độc đáo các sản phẩm OCOP, làng nghề huyện Đông Anh
OVN - Nhắc đến huyện Đông Anh (Hà Nội), không thể không nhắc đến những sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP nức tiếng gần xa, đã được bảo hộ sở hữu trí tuệ như gạo nếp cái hoa vàng Dục Tú, Thuỵ Lâm; gỗ mỹ nghệ Vân Hà; quất cảnh Tàm Xá; bún Mạch Tràng; tương Việt Hùng; rượu Liên Hà; đậu Chài Võng La...
OCOP miền Nam được thị trường nội địa tin dùng
OCOP miền Nam được thị trường nội địa tin dùng
OVN - Thay vì đặt nặng mục tiêu xuất khẩu, nhiều nhà sản xuất ở phía Nam đang tập trung khai thác thị trường nội địa, đặc biệt là các địa phương lân cận có chung văn hóa và nhu cầu tiêu dùng. Đây được xem là hướng đi tiềm năng và thuận lợi hơn để mở rộng kinh doanh cho các sản phẩm OCOP...
Mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP
Mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP
OVN - Chứng nhận sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được xem như “giấy thông hành” để đưa sản phẩm hướng vào các siêu thị và cửa hàng tiện ích.
OCOP "chắp cánh" cho nông sản Yên Bái
OCOP "chắp cánh" cho nông sản Yên Bái
OVN - Mỗi sản phẩm OCOP không chỉ là một món hàng, mà còn là kết tinh của đất và người, mang theo câu chuyện về bản sắc văn hóa, sự sáng tạo và khát vọng vươn lên. Tại Yên Bái, Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) đã trở thành cú huých quan trọng giúp nông sản địa phương khẳng định thương hiệu, nâng cao giá trị và chinh phục những thị trường khó tính trong nước lẫn quốc tế.
Huyện Đầm Dơi đẩy mạnh quảng bá và nâng tầm sản phẩm OCOP
Huyện Đầm Dơi đẩy mạnh quảng bá và nâng tầm sản phẩm OCOP
OVN - Huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, nổi bật với tiềm năng nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là tôm, cua, ba khía – những đặc sản của vùng đất ngập mặn. Nhờ nguồn nguyên liệu phong phú, nhiều cơ sở sản xuất đã tận dụng lợi thế này để chế biến sản phẩm đạt chuẩn OCOP, không chỉ nâng cao giá trị chuỗi sản phẩm mà còn góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Phú Yên: Chương trình OCOP làm đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn
Phú Yên: Chương trình OCOP làm đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn
OVN - Sau 5 năm triển khai thực hiện, Chương trình OCOP cho ra đời 377 sản phẩm OCOP chất lượng, uy tín, chinh phục được người tiêu dùng. Tỉnh Phú Yên xác định Chương trình OCOP là bước đi quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, làm đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn.
TP. Hồ Chí Minh: Du lịch gắn với quảng bá sản phẩm OCOP
TP. Hồ Chí Minh: Du lịch gắn với quảng bá sản phẩm OCOP
OVN - Sở Du lịch TP. HCM đã đề xuất giải pháp phát triển du lịch cũng như nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ gắn với ngành du lịch. Một trong những điểm nhấn đáng chú ý là kế hoạch kết nối chương trình kích cầu du lịch với ngành nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm OCOP.
Hành trình hơn 30 năm gìn giữ hương vị truyền thống bánh kẹo Vân Giang
Hành trình hơn 30 năm gìn giữ hương vị truyền thống bánh kẹo Vân Giang
OVN - Nằm tại phường Ngọc Châu, TP Hải Dương, cơ sở sản xuất bánh kẹo cổ truyền Vân Giang do ông Lê Hồng Giang sáng lập đã trở thành cái tên quen thuộc với nhiều thế hệ người tiêu dùng yêu thích hương vị bánh kẹo truyền thống. Trải qua hơn ba thập kỷ hoạt động, từ những ngày đầu đầy khó khăn đến khi khẳng định thương hiệu, Vân Giang là minh chứng sống động cho sự bền bỉ và tình yêu với giá trị văn hóa ẩm thực của dân tộc.
Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Đức Chính: Thương hiệu cà rốt vươn tầm quốc tế
Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Đức Chính: Thương hiệu cà rốt vươn tầm quốc tế
LNV - Xã Đức Chính, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, từ lâu đã được biết đến như “thủ phủ cà rốt” của miền Bắc Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của ông Nguyễn Đức Thuật – Đảng ủy viên, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ Nông nghiệp Đức Chính – cùng Hội đồng Quản trị gồm 3 thành viên, HTX đã có 114 thành viên chính thức và mạng lưới hơn 600 bạn hàng trong và ngoài nước. Với phương châm không ngừng đổi mới, HTX Đức Chính đang nỗ lực đưa sản phẩm cà rốt đạt chuẩn VietGAP, OCOP và khẳng định chỉ dẫn địa lý trên bản đồ nông sản Việt Nam.
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động