Tây Ninh: Bánh tráng siêu mỏng Tân Nhiên – Tinh túy ẩm thực xứ Hòa Thanh
12:07 | 28/12/2021
OVN - Nhắc đến ẩm thực xứ Hòa Thanh (Tây Ninh) không thể bỏ qua bánh tráng siêu mỏng Tân Nhiên. Kế thừa những ưu điểm của các loại bánh tránh nổi tiếng trên vùng đất Tây Ninh, bánh tráng siêu mỏng Tân Nhiên còn mang những nét đặc sắc để trở thành sản phẩm OCOP 4 sao Tây Ninh.
Đặc sắc bánh tráng siêu mỏng Tân Nhiên, Tây Ninh
Gần đây, đặc sản bánh tráng siêu mỏng Tân Nhiên đã gây ấn tượng mạnh với thực khách bởi ưu điểm mỏng, dẻo tự nhiên, tươi ngon, có thể dùng ngay không cần nhúng nước, đặc biệt không có vị mặn thanh như bánh tráng ở nhiều nơi khác, đủ đáp ứng yêu cầu về khẩu vị đa dạng của những người tiêu dùng khó tính.
Sản phẩm bánh tráng siêu mỏng Tân Nhiên - Đặc sản nức tiếng Tây Ninh
Từ những câu thơ “Anh trở về thăm vùng quê hương nắng cháy, mùa tháng giêng lúa gặt hái không còn…” của thi sĩ Tôn Công Thành, tôi tìm về Tây Ninh - quê hương của những chiếc bánh tráng siêu mỏng nổi tiếng, hòa mình vào cuộc sống đời thường, bình dị của mảnh đất giàu truyền thống cách mạng.
Đúng với nhận định của nhà nghiên cứu Huỳnh Minh, một biên khảo gia chuyên về văn hóa Nam Bộ, dù có bề dày lịch sử lâu đời, vùng đất Tây Ninh vẫn kém màu mỡ so với các tỉnh thuộc khu vực Tây Nam Bộ. Chính điều kiện đất phù sa cũ, nghèo dinh dưỡng, phèn chua, khô hạn khiến nghề trồng củ mì (sắn) nơi đây phát triển.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh, trong 6 tháng đầu năm 2021, ước tính khối lượng củ mì đưa vào chế biến khoảng 895.936 tấn, tăng 9,2% so với cùng kỳ, tương đương sản xuất được 223.984 tấn bột. Trong đó, sản xuất công nghiệp là 761.546 tấn củ, tương đương 190.387 tấn. Các cơ sở vừa và nhỏ là 134.390 tấn củ, tương ứng với 33.597 tấn. Giá thu mua củ mì tươi cũng dao động từ 3.000 đến 3.400 đồng/kg.
Nghề trồng sắn phát triển không chỉ đem lại lợi nhuận ổn định, góp phần nâng cao chất lượng đời sống, cải thiện thu nhập cho người dân, mà còn tạo điều kiện thuận lợi để nghề sản xuất bánh tráng tại Tây Ninh trở nên nổi tiếng. Bánh tráng là dạng bánh sử dụng nguyên liệu tinh bột tráng mỏng, đem phơi khô, khi ăn có thể nướng giòn hoặc nhúng nước. Nguyên liệu làm bánh tráng thường là bột gạo pha với bột mì, tùy một số vùng miền mà có thể dùng bột bắp, bột đậu xanh. Cũng từ nguồn nguyên liệu chính là bột sắn, nhưng nhà sản xuất đã có bí quyết riêng ể sản phẩm bánh tráng siêu mỏng Tân Nhiên mang phong vị riêng và trở nên nổi tiếng.
Bánh tráng siêu mỏng Tân Nhiên đạt chứng nhận OCOP 4 sao
Ông Đặng Duy Khánh, Giám đốc Công Ty TNHH Tân Nhiên, nới sản xuất bánh tráng siêu mỏng Tân Nhiên cho biết, xã Trường Đông, huyện Hoà Thành là cái nôi sản xuất bột mì của tỉnh để cung cấp nguyên liệu cho các lò sản xuất bánh tráng trên khắp cả nước. Nhiều gia đình, hộ dân, cơ sở sản xuất tại địa bàn huyện có nhà máy chế biến bột chuyên dụng, với đội ngũ thợ lành nghề, kinh nghiệm làm việc trên 20 năm.Nhờ lợi thế về nguồn nguyên liệu, những làng nghề, cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh bánh tráng tại Tây Ninh xuất hiện ngày càng nhiều, mẫu mã sản phẩm cũng trở nên đa dạng. Tiêu biểu như bánh tráng phơi sương, bánh tráng dẻo, bánh tráng nướng,… Đặc biệt, mới đây là sự ra đời của bánh tráng siêu mỏng từ chính Công Ty TNHH Tân Nhiên, một sản phẩm sáng tạo, độc đáo, đang được du khách trong và ngoài tỉnh yêu thích, lựa chọn.
Cở sở sản xuất bánh tráng siêu mỏng Tân Nhiên giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại huyện Hòa Thanh, Tây Ninh
Chia sẻ về thành công sản phẩm bánh tráng siêu mỏng mang lại, ông Khánh cho biết, nhờ sử dụng nguồn nguyên liệu có sẵn tại địa phương, chủ động trong việc giám sát chặt chẽ, lựa chọn công nghệ máy móc, thông tin trên nhãn, bao bì có truy xuất; bánh tráng siêu mỏng Tân Nhiên được hội đồng thẩm định UBND tỉnh Tây Ninh đánh giá đạt chuẩn OCOP 4 sao vào tháng 6/2021.
Sản phẩm bánh tráng siêu mỏng Tân Nhiên đạt chứng nhận OCOP 4 sao tỉnh Tây Ninh
Sản phẩm bánh tráng mỏng Tân Nhiên tham gia vào Chương trình OCOP đã góp phần củng cố thương hiệu sản phẩm, tạo công ăn việc làm cho hơn 200 lao động tại huyện Hòa Thành, đồng thời phát huy vai trò của doanh nghiệp trong việc xây dựng nông thôn mới.
Quy trình sản xuất bánh tráng siêu mỏng Tân Nhiên đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Quy trình sản xuất bánh tráng siêu mỏng Tân Nhiên đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Ẩm thực không chỉ đơn thuần là món ăn, phép tắc ăn uống hay công thức chế biến, đó còn là những nét văn hóa hình thành xuyên suốt quá trình sinh hoạt, phát triển, hòa nhập của từng dân tộc, từng địa phương. Hẳn vì thế mà chỉ nói riêng chiếc bánh tráng, theo thời gian, các món ăn chế biến từ loại bánh này ngày càng trở nên phong phú, đa dạng và trở thành hình ảnh quen thuộc trong bữa ăn gia đình người Việt: bánh tráng mỏng cuốn thịt, rau hay làm lớp vỏ để rán nem, chả giò,....
Và không dừng lại ở các sản phẩm đã có từ trước, bánh tráng siêu mỏng Tân Nhiên là minh chứng cho thấy sự tận dụng, sáng tạo của con người Việt Nam nói chung và người dân huyện Hòa Thanh, Tây Ninh nói riêng trong việc làm giàu kho tàng văn hóa ẩm thực dân tộc.
Bài, ảnh: Huỳnh Như
Từ khóa:
OCOP Việt Nam
OCOP Tây Ninh
Tây Ninh: Bánh tráng siêu mỏng Tân Nhiên – Tinh túy ẩm thực xứ Hòa Thanh
Tin mới hơn

OVN - Từ những sản phẩm mang đậm dấu ấn bản địa thông qua chương trình OCOP, nông sản Gia Lai đang từng bước khẳng định vị thế, tận dụng cơ hội vươn ra thế giới.

OVN - Sáng ngày 23/4, Học viện Cán bộ TP. Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển sản phẩm OCOP tại TP. Hồ Chí Minh”. Tại hội thảo, các chuyên gia và doanh nghiệp đã cùng chỉ ra những khó khăn, đồng thời đề xuất những hướng đi đột phá để đưa OCOP thành biểu tượng kinh tế mới.

OVN - Sau hơn 30 năm gắn bó với cây nghệ, bà Nguyễn Thị Bé (xã Dương Xá, huyện Gia Lâm) đã và đang thành công trong việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm làm từ tinh bột nghệ.

OVN - Thực hiện chương trình “mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), tính đến tháng 3/2025, huyện Yên Định (Thanh Hoá) đã có 41 sản phẩm đạt OCOP 3 đến 4 sao. Các sản phẩm được công nhận đã khẳng định thương hiệu trên thị trường, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn.

OVN - Tỉnh Lâm Đồng là địa phương có nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với nhiều sản phẩm đặc trưng, các huyện, thành trong tỉnh thường xuyên quan tâm hỗ trợ, hướng dẫn phát triển các sản phẩm OCOP.
Tin khác

OVN - Sáng nay 25/3, Sở Công thương và UBND huyện Quế Sơn phối hợp tổ chức lễ khai mạc chương trình kết nối giao thương giữa doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở sản xuất - kinh doanh sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm đặc trưng tỉnh Quảng Nam với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại tại Quảng trường 26/3 thị trấn Đông Phú, Quế Sơn( Quảng Nam).

OVN - Sau hơn 6 năm triển khai, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã đạt được những thành công vượt kỳ vọng ban đầu. Dù vậy, Chương trình vẫn còn tồn tại một số bất cập, hạn chế cần những giải pháp mang tính đột phá để tiếp tục phát triển bền vững.

OVN - Những năm qua, chương trình OCOP đã trở thành “bệ phóng” trong hành trình khởi nghiệp của nhiều chủ thể, góp phần phát triển kinh tế theo hướng nâng cao giá trị cho các sản phẩm đặc sản ở địa phương và giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân trong xây dựng nông thôn mới.

OVN - Chiều 28/3, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới TP.Hà Nội đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn các chủ thể OCOP xây dựng hồ sơ sản phẩm tiềm năng 5 sao.

OVN - Các ngành chức năng tỉnh Bình Định đã và đang nỗ lực đưa các đơn vị sản xuất - kinh doanh sản phẩm OCOP tham gia thương mại điện tử. Qua đó dần khẳng định hướng đi đúng đắn, phù hợp với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ hiện đại.

OVN - Nhiều sản phẩm sơn mài Hạ Thái (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội) được xếp hạng OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) 3 sao, 4 sao, tiềm năng lên 5 sao. Điển hình là 2 sản phẩm: Hộp sơn mài khảm trai và hộp sơn mài gắn sừng của Công ty cổ phần Sản xuất và Dịch vụ thương mại An Huy được UBND Thành phố Hà Nội xếp hạng OCOP 4 sao. Các sản phẩm đạt chuẩn OCOP của Hạ Thái ngày càng đứng vững trên thị trường trong và quốc tế.

OVN - Tại huyện Tủa Chùa, những năm qua, mô hình phát triển sản phẩm OCOP được chú trọng triển khai, không chỉ mang lại hiệu quả tích cực trong phát triển kinh tế mà còn đẩy mạnh thương hiệu nông sản đặc trưng, riêng có của địa phương.

OVN - Ngành Công thương tỉnh Bình Thuận tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thanh long quảng bá, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường xuất khẩu.

OVN - Sáng 25/02, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP TP. Phan Thiết tổ chức hội nghị công bố và trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Phó Chủ tịch UBND TP. Phan Thiết Lê Văn Chơn chủ trì và trao chứng nhận cho các chủ thể.

OVN - Hội xuân luôn là dịp để các địa phương lồng ghép hoạt động trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông sản đặc trưng của địa phương thu hút đông đảo người dân và du khách quan tâm mua sắm, trải nghiệm.

OVN - UBND tỉnh Bình Phước đã phân hạng cho 33 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao; đồng thời, chỉ đạo cho Sở Công Thương Bình Phước tổ chức Hội chợ giới thiệu sản phẩm OCOP trong tháng 3/2025 sắp tới.

OVN - UBND thành phố Hà Nội vừa có quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP thành phố Hà Nội năm 2024 thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

OVN - Được biết, đến đầu năm 2025, Thanh Hóa đã có hơn 600 sản phẩm OCOP, trong đó có 2 sản phẩm 5 sao quốc gia, hơn 60 sản phẩm 4 sao. Nhiều sản phẩm vươn thị trường rộng khắp cả nước và cả quốc tế nhờ biết phát huy những lợi thế là yếu tố bản địa, đặc trưng.

OVN - Triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua các địa phương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã tập trung khảo sát, lựa chọn các sản phẩm có thế mạnh đặc trưng của địa phương để xây dựng các sản phẩm chủ lực, gia tăng giá trị, góp phần phát triển kinh tế khu vực nông thôn.