Thành phố Đà Nẵng: Sản phẩm lưu niệm độc đáo từ gỗ

OVN - Nghiên cứu và chế tác sản phẩm thủ công, mỹ nghệ mang đậm dấu ấn văn hóa đặc sắc vùng miền để đáp ứng nhu cầu lưu niệm và thưởng lãm cho du khách trong các tour du lịch trải nghiệm - nghỉ dưỡng từ lâu đã trở thành một phần quan trọng của thúc đẩy, phát triển kinh tế. Đặc biệt tại Đà Nẵng, những tác phẩm gỗ độc đáo, đẹp mắt, thể hiện danh thắng đặc trưng từ Công Ty TNHH Lưu Niệm Quà Việt Conomi chính là món quà độc đáo thu hút và níu chân du khách đến viếng thăm.

Sinh trưởng tại huyện Kim Bảng (tỉnh Hà Nam) nhưng ông Nguyễn Văn Bính lại có nhiều năm sống và làm việc tại thành phố Hà Nội. Tại mảnh đất thủ đô nghìn năm văn hiến này, nơi quy tụ nhiều làng nghề, nghệ nhân, thợ chạm khắc thủ công nổi tiếng, ông đã có dịp học hỏi về một loại hình nghệ thuật đặc biệt: Chạm khắc laser trên gỗ.

Khác với công cụ điêu khắc thông thường, chạm khắc bằng laser không dùng những dụng cụ thủ công như dao gọt, kéo, búa,… mà dùng một thiết bị có điện trở, sử dụng ống phóng, dẫn tia nhiệt qua một thấu kính hội tụ để tạo nguồn năng lượng đốt xuống gỗ, giấy, vải. Khi chạm vào vật liệu, nhiệt lượng cao gây nên phản ứng cháy, bào mòn, làm chìm phần đốt, hiển thị nét chữ hoặc hoa văn (tùy theo điều chỉnh của người thợ). Công nghệ laser chỉ phù hợp trên bề mặt, không gia công được ở các khối nổi - chìm như đục chạm bằng tay hoặc chạm bằng máy CNC.

Thành phố Đà Nẵng: Sản phẩm lưu niệm độc đáo từ gỗ

Ông Nguyễn Văn Bính lựa chọn Đà Nẵng làm nơi khởi nghiệp vì nhận ra tìm năng phát triển từ thành phố du lịch

Ban đầu, công nghệ này chỉ đơn thuần khơi gợi trí tò mò của người thanh niên gốc Hà Nam vốn đã quen với những sản phẩm chạm khắc thủ công. Mãi cho đến khi vào Đà Nẵng năm 2013 và tham quan nhiều danh thắng nổi tiếng của thành phố du lịch, ý tưởng tái hiện các công trình biểu tượng bằng công nghệ chạm khắc laser dần được ông nhen nhóm.

“Cách đây hơn 10 năm, Đà Nẵng tuy chưa thật sự nhộn nhịp và xô bồ như bây giờ nhưng đã được mệnh danh là thành phố sạch đẹp, văn minh, đáng sống, với nhiều danh thắng nổi tiếng, giàu tiềm năng phát triển du lịch. Trong khi đó, ở những thành phố du lịch, sức hút từ sản phẩm lưu niệm đối với du khách rất lớn. Có lẽ nhờ vậy mà ý tưởng sử dụng công nghệ khắc laser nhằm tạo nên sản phẩm lưu niệm đã nảy ra trong đầu tôi ngay khi đặt chân đến miền đất này,” ông Bính nhớ lại.

Thành phố Đà Nẵng: Sản phẩm lưu niệm độc đáo từ gỗ

Ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng tặng quà lưu niệm của Conomi đến ông Watanabe Yoshikuni, Thị trưởng thành phố Kisarazu (Nhật Bản)

Thế rồi, từ năm 2014, ông Bính chuyển vào Đà Nẵng và quyết tâm khởi nghiệp với nghề chạm khắc laser trên gỗ. Ban đầu, kinh nghiệm chưa có, ông phải tích lũy kiến thức, vừa học, vừa hoàn thiện kỹ thuật. Vốn liếng ít ỏi cũng là trở ngại lớn ảnh hưởng đến hoài bão của người thanh niên gốc Hà Nam. Lúc đó, ông đã phải vay nợ, để thuê nhà xưởng, tuyển nhân công. Ông phải cật lực làm việc hơn mười tiếng đồng hồ mỗi ngày để mong rút ngắn thời gian xưởng không sản xuất. Dần dần, sản phẩm cũng hoàn thiện, có nhiều khách mua hàng và từng bước xưởng phát triển ổn định.

Để tạo nên sản phẩm, chất liệu chính tất nhiên là gỗ, bên cạnh đó còn có các nguyên liệu khác như giấy, thép, chỉ, nhựa,… Ở khâu thiết kế, đơn vị sẽ lựa chọn mô hình, xác định kích thước và chất liệu phù hợp dựa trên yếu tố thị trường, vận chuyển, giá cả. Sau đó, bản thiết kế sẽ được tạo trực tiếp qua phần mềm Illustrator (AI) trên máy tính, rồi đưa vào máy tạo hình. Ở khâu hoàn tất, người thợ sẽ gắn, lắp ghép các phần đã gia công với nhau, chà nhám và lau sạch để hoàn thiện thành phẩm. Nhằm hướng đến bảo tồn rừng, xưởng luôn ưu tiên sử dụng gỗ line-up, một loại gỗ nhân tạo gồm nhiều lớp mỏng, khai thác từ gỗ các cây nhỏ, ép lại với nhau thành tấm lớn. Mặc dù hình thức không đẹp như gỗ tự nhiên, nhưng gỗ ép có ưu điểm chống cong vênh và nguyên liệu dễ tìm thấy trên thị trường.

Thành phố Đà Nẵng: Sản phẩm lưu niệm độc đáo từ gỗ

Sản phẩm Cầu Rồng Đà Nẵng được ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng gửi tặng đại diện Công ty Cổ phần Bất động sản Sun Frontier (Nhật Bản)

Đến năm 2020, ông Bính thành lập Công Ty TNHH Lưu Niệm Quà Việt Conomi (Công ty Conomi). Các dòng sản phẩm chính của công ty là các mô hình, danh thắng, công trình kiến trúc của Việt Nam như: Cầu Rồng, Chùa Cầu, Đại Nội Huế, Nhà thờ Đức bà, Tháp Rùa Hà Nội,… các địa điểm du lịch nổi tiếng của Đà nẵng như: Bà Nà, Cá chép hoá Rồng, chợ đêm Sơn trà, sân bay Đà Nẵng,… cung ứng cho các siêu thị quà lưu niệm và các cơ quan, ban, ngành, các doanh nghiệp trên địa bàn. Khách hàng cũng có thể tìm kiếm sản phẩm của Conomi trên các sản thương mại điện tử lớn như: Shopee, Tiki, Lazada,…

Không chỉ là biểu tượng của tài năng và sự khéo léo, những sản phẩm còn thể hiện nét độc đáo và đa dạng văn hóa của từng địa phương, thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước. Thông qua hoạt động kinh doanh, Công ty Conomi cũng tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương, góp phần nâng cao thu nhập. Hiện nay, Conomi có 8 thợ lành nghề làm việc thường xuyên, với mức thu nhập trung bình gần 10 triệu đồng/tháng. Vì là nghề mới, có tính chất đặc thù nên hầu hết nhân công đều được đơn vị lựa chọn cẩn thận và thường xuyên được huấn luyện, đào tạo nâng cao tay nghề.

Thành phố Đà Nẵng: Sản phẩm lưu niệm độc đáo từ gỗ

Chủ tịch UBND thành phố Lê Trung Chinh tặng quà lưu niệm cho Thống đốc tỉnh Nagasaki Oishi Kengo

Nhận thức được Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP đang khuyến khích, hỗ trợ các chủ thể tham gia nhằm phát triển sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người lao động, giúp tiếp cận với khách hàng quốc tế, trong đó có nhóm sản phẩm thủ công mỹ nghệ, nên ông Bính dự định sẽ nộp hồ sơ đăng ký tham gia vào Chương trình. Mục tiêu của Conomi là tăng cường quảng bá, giải quyết vấn đề việc làm ở địa phương và đưa hình ảnh Đà Nẵng cũng như Việt Nam đến gần hơn với thị trường thế giới.

Thành phố Đà Nẵng: Sản phẩm lưu niệm độc đáo từ gỗ

Thành phố Đà Nẵng: Sản phẩm lưu niệm độc đáo từ gỗ

Một số sản phẩm độc đáo từ Công ty Conomi

Huỳnh Kha

Tin liên quan

Tin mới hơn

Sản phẩm OCOP sẽ góp mặt Ngày hội Du lịch thị xã Hoài Nhơn “La Vuông – Cao nguyên xanh vẫy gọi”
Sản phẩm OCOP sẽ góp mặt Ngày hội Du lịch thị xã Hoài Nhơn “La Vuông – Cao nguyên xanh vẫy gọi”
OVN - Ngày hội Du lịch thị xã Hoài Nhơn “La Vuông – Cao nguyên xanh vẫy gọi” sẽ tổ chức vào ngày 1/9/2024 tại Bãi cỏ Đồng Vuông, cao nguyên La Vuông, xã Hoài Sơn, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Một gian hàng sản phẩm OCOP của thị xã Hoài Nhơn và 5 gian hàng của các địa phương (Kbang, Đức Phổ, Hoài Ân, An Lão, Phù Mỹ) sẽ tham gia Ngày hội.
Khi sản phẩm OCOP giúp giữ chân du khách
Khi sản phẩm OCOP giúp giữ chân du khách
OVN - Thống kê của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) cho thấy, lượng du khách tham gia các hình thức du lịch nông thôn, sinh thái chiếm khoảng 10%, với doanh thu khoảng 30 tỷ USD/năm. Trung bình mỗi năm, tỷ lệ khách đi du lịch nông thôn tăng 10 - 30%...
Nâng tầm sản phẩm OCOP theo chiều sâu
Nâng tầm sản phẩm OCOP theo chiều sâu
OVN - Bên cạnh việc xúc tiến, quảng bá tiêu thụ, các chủ thể cũng chú trọng đầu tư nâng tầm sản phẩm OCOP nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
Quảng Ngãi:  Nâng cao chất lượng sản phẩm và thương hiệu OCOP
Quảng Ngãi: Nâng cao chất lượng sản phẩm và thương hiệu OCOP
OVN - Tỉnh Quảng Ngãi đang tập trung thực hiện hiệu quả, đồng bộ Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024, nhằm nâng cao chất lượng, quy mô sản xuất và thương hiệu của các sản phẩm OCOP theo hướng “Phát huy giá trị tài nguyên bản địa, truyền tải về văn hóa, tri thức dân gian của địa phương”.
Ngọt ngào hương vị mật ong rừng Mỹ Thuận
Ngọt ngào hương vị mật ong rừng Mỹ Thuận
LNV – Với địa hình miền núi có nhiều loại cây có hoa, HTX dịch vụ nông lâm nghiệp Mỹ Thuận đã và đang phát huy lợi thế để tạo ra những sản phẩm mật ong rừng chất lượng, góp phần phát triển kinh tế cho người dân.
Thưởng thức chè đạt chuẩn OCOP tại làng nghề chè Phú Thịnh
Thưởng thức chè đạt chuẩn OCOP tại làng nghề chè Phú Thịnh
OVN - Làng nghề chè Phú Thịnh thuộc xã Phú Hộ, TX Phú Thọ là một trong những vùng chè nức tiếng của xứ chè Phú Thọ, nơi đây có thương hiệu chè Phú Hộ với nhiều sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao, 4 sao.

Tin khác

Hà Giang: “Khơi dòng” phát triển du lịch nông thôn thông qua các sản phẩm nông nghiệp
Hà Giang: “Khơi dòng” phát triển du lịch nông thôn thông qua các sản phẩm nông nghiệp
OVN - Phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn đang là xu thế mang tính bền vững. Tại Hà Giang, loại hình này đang được tỉnh và các địa phương “khơi dòng” bằng nhiều chủ trương, chính sách và hành động cụ thể.
Sản phẩm OCOP 4 sao của làng nghề sản xuất miến đao Giới Phiên
Sản phẩm OCOP 4 sao của làng nghề sản xuất miến đao Giới Phiên
OVN - Miến đao ở xã Giới Phiên (TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái) có điểm đặc trưng là sợi nhỏ, màu trong hơi xám, có độ dai, giòn, nấu chín không bị nát, sản phẩm đã được HTX Sản xuất, kinh doanh miến đao Giới Phiên phát triển thành sản phẩm OCOP đạt chất lượng 4 sao.
Bình Phước: Sản phẩm OCOP phát triển bền vững
Bình Phước: Sản phẩm OCOP phát triển bền vững
OVN - Bình Phước là một trong những tỉnh được cấp nhiều mã vùng trồng cây công nghiệp xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, trong đó có cây sầu riêng, đây là cơ hội làm giàu cho người nông dân. Tuy nhiên, ít tháng trở lại đây, nhiều diện tích cây trồng chết khô chưa rõ nguyên nhân, khiến nhiều hộ dân đứng ngồi không yên.
Sản phẩm OCOP TP.HCM chuẩn bị vào khách sạn sang
Sản phẩm OCOP TP.HCM chuẩn bị vào khách sạn sang
OVN - Có thêm cơ hội mới cho các đặc sản Việt Nam vì Sở Công Thương và Sở Du lịch TP.HCM sẽ phối hợp đưa sản phẩm OCOP của địa phương vào các khách sạn 4 - 5 sao tại thành phố để quảng bá, giới thiệu với du khách trong và ngoài nước.
Sóc Sơn: Phát triển sản phẩm OCOP, khơi dậy tiềm năng, lợi thế địa phương
Sóc Sơn: Phát triển sản phẩm OCOP, khơi dậy tiềm năng, lợi thế địa phương
OVN - Huyện Sóc Sơn hiện có hơn 10.000ha đất sản xuất nông nghiệp, hơn 4.500ha đất lâm nghiệp; 112 hợp tác xã nông nghiệp hoạt động nhiều ngành nghề, loại hình; 3.447 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và 2 làng nghề truyền thống...Đây là tiềm năng lớn để huyện phát triển đa dạng sản phẩm nông nghiệp, làng nghề theo Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), qua đó đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân địa phương.
Bánh lọc Huế trở thành sản phẩm OCOP ở Lâm Đồng
Bánh lọc Huế trở thành sản phẩm OCOP ở Lâm Đồng
OVN - Vốn là món ăn đặc trưng của tỉnh Thừa Thiên Huế nhưng khi được người dân đưa về phát triển huyện Đạ Tẻh (Lâm Đồng), món bánh lọc lại nhận được sự ủng hộ của người tiêu dùng và trở thành một trong những món bánh đạt chất lượng OCOP của địa phương.
Bình Định: Hoài Nhơn phát triển sản phẩm OCOP
Bình Định: Hoài Nhơn phát triển sản phẩm OCOP
OVN - Từ năm 2024 đến năm 2025, thị xã Hoài Nhơn tập trung phát triển sản phẩm OCOP thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm, nhằm khẳng định sản phẩm có thương hiệu, uy tín, đưa sản phẩm OCOP của thị xã đến với thị trường trong cả nước và hướng đến xuất khẩu.
Sản phẩm OCOP phát triển từ những tiềm năng, lợi thế của địa phương
Sản phẩm OCOP phát triển từ những tiềm năng, lợi thế của địa phương
OVN - Sản phẩm OCOP nên lựa chọn và ưu tiên phát triển các nhóm sản phẩm truyền thống cũng như các sản phẩm mới được hình thành dựa trên nền tảng lợi thế của địa phương, có chất lượng nổi trội, đặc sắc.
Mô hình thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền
Mô hình thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền
OVN - Nhận thấy tỉnh Thái Nguyên có tiềm năng với nhiều sản phẩm OCOP đa dạng và chất lượng, HTX Phú Lộc Thái Nguyên đã xây dựng mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng khi muốn lựa chọn những nông sản để tiêu dùng và làm quà biếu tặng.
Orchard Home Resort – Điểm đến nghỉ dưỡng lý tưởng
Orchard Home Resort – Điểm đến nghỉ dưỡng lý tưởng
LNV - Cách Vườn Quốc gia Cát Tiên khoảng 10 phút lái xe, Orchard Home Resort hiện đại được bao bọc bởi những cánh rừng hùng vĩ tại Nam Cát Tiên đã trở thành điểm đến nghỉ dưỡng lý thưởng cho những ai mong muốn nuôi dưỡng tốt sức khỏe tinh thần và yêu thích thiên nhiên.
Yên Sơn: Điểm sáng phát triển sản phẩm OCOP
Yên Sơn: Điểm sáng phát triển sản phẩm OCOP
OVN - Huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) đang khẳng định vị thế dẫn đầu trong tỉnh về phát triển sản phẩm OCOP (Mỗi xã một sản phẩm) với 68 sản phẩm được công nhận, mang lại những dấu ấn tích cực cho ngành nông nghiệp địa phương.
Điện Biên tập trung phát triển hiệu quả các sản phẩm OCOP
Điện Biên tập trung phát triển hiệu quả các sản phẩm OCOP
OVN - Những năm qua, việc phát triển các sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã thu được những kết quả tích cực. Với nhiều giải pháp đồng bộ, việc phát triển các sản phẩm OCOP đã và đang có những đóng góp không nhỏ vào sự “vươn mình” của mảnh đất Điện Biên lịch sử.
Hòa Bình: 39 sản phẩm đạt chuẩn OCOP
Hòa Bình: 39 sản phẩm đạt chuẩn OCOP
OVN - Thời gian qua, chương trình OCOP của tỉnh Hòa Bình đã góp phần nâng tầm giá trị sản phẩm truyền thống địa phương. Thông qua chương trình đã hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao gắn với chuỗi giá trị sản phẩm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
Xuân Giáp Thìn 2024: Sản phẩm OCOP nâng cao giá trị nông sản Việt
Xuân Giáp Thìn 2024: Sản phẩm OCOP nâng cao giá trị nông sản Việt
OVN - Tại Việt Nam, xu hướng lựa chọn thực phẩm sạch đang có tín hiệu tăng mạnh nhờ sự quan tâm về sức khỏe tiêu dùng. Tận dụng tình hình này, các HTX trên cả nước cũng có cơ hội khẳng định được giá trị và chất lượng trên thị trường thông qua việc cung cấp các sản phẩm OCOP dịp Tết sắp tới.
Nhiều sản phẩm OCOP của Thái Nguyên được xúc tiến mạnh tại đồng bằng sông Cửu Long
Nhiều sản phẩm OCOP của Thái Nguyên được xúc tiến mạnh tại đồng bằng sông Cửu Long
OVN - Tại Festival tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 (diễn ra từ ngày 10 đến 13-12), với sự độc đáo, chất lượng và thương hiệu, những sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh Thái Nguyên đã gây ấn tượng với khách tham quan trong và ngoài nước, đặc biệt là người dân khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động