Bắc Kạn: Giữ gìn và phát triển bền vững du lịch cộng đồng Hồ Ba Bể

OVN - Hiện nay, Ba Bể Green Homestay đã và đang góp phần lưu giữ nhiều giá trị văn hoá, truyền thống lâu đời tại tỉnh Bắc Kạn, đặc biệt là nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Tày. Thông qua hoạt động phát triển du lịch, đơn vị đã tạo sinh kế và mang lại thu nhập bền vững cho người dân trên địa bàn. Đồng thời, giúp du khách hiểu thêm về văn hóa bản địa, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, danh thắng Hồ Ba Bể.

Bắc Kạn là địa phương tập trung đông đảo dân tộc anh em cùng nhau sinh sống, đóng góp vào sự đa dạng văn hóa khu vực. Hiểu rõ điều đó, quá trình xây dựng mô hình du lịch cộng đồng và tổ chức sự kiện văn hóa, thể thao, khám phá tại những đơn vị khai thác, phát triển du lịch nói chung cũng như Ba Bể Green Homestay (thôn Pác Ngòi, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể) nói riêng, luôn gắn liền với hoạt động quảng bá hình ảnh, phong tục, tập quán tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc miền cao đến người dân và khách du lịch quốc tế.

Bắc Kạn: Giữ gìn và phát triển bền vững du lịch cộng đồng Hồ Ba Bể
Bắc Kạn: Giữ gìn và phát triển bền vững du lịch cộng đồng Hồ Ba Bể

Ba Bể là địa điểm giàu tiềm năng phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng

Anh Đồng Văn Hoán - Chủ cơ sở Ba Bể Green Homestay chia sẻ: “Tôi luôn tự hào quê hương mình có danh lam thắng cảnh Hồ Ba Bể, một trong 20 hồ nước ngọt đặc biệt nhất của Thế giới, khu Ramsar (vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế được Ban thư ký Công ước Ramsar công nhận) thứ 3 của Việt Nam và cũng đồng thời là Vườn di sản ASEAN. Nhiều người vẫn ví Hồ Ba bể như một cô gái đẹp, một viên ngọc xanh giữa núi rừng Đông Bắc. Câu nói ‘Bắc Kạn có suối đãi vàng, có hồ Ba Bể có nàng áo xanh’ là như thế.”

Thời gian qua, địa phương cũng có nhiều sản phẩm du lịch gắn kết giữa môi trường thiên nhiên với văn hóa bản địa rất phong phú, đa dạng như: Du lịch sinh thái; du lịch trải nghiệm văn hóa; du lịch mạo hiểm; du lịch khám phá thiên nhiên; du lịch Homestay,… Đặc biệt, phải kể đến Ba Bể Green Homestay - sản phẩm OCOP du lịch đã và đang góp phần tạo nên bức tranh sinh động cho ngành du lịch tỉnh Bắc Kạn.

Bắc Kạn: Giữ gìn và phát triển bền vững du lịch cộng đồng Hồ Ba Bể
Bắc Kạn: Giữ gìn và phát triển bền vững du lịch cộng đồng Hồ Ba Bể
Bắc Kạn: Giữ gìn và phát triển bền vững du lịch cộng đồng Hồ Ba Bể
Ba Bể Green Homestay cũng là nơi hiếm hoi ở thôn Pác Ngòi lưu giữ di sản nghề dệt truyền thống của đồng bào dân tộc Tày

Cũng theo anh Hoán, “Ba Bể là địa điểm đẹp, nhiều tiềm năng phát triển nhưng các sản phẩm du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng tại địa phương chủ yếu mang tính tự phát, chưa bền vững, chưa mang lại thu nhập đều đặn cho người dân. Nhiều giá trị văn hoá truyền thống chưa được bảo tồn và phát huy đúng mức. Trong đó, có các làn điệu dân ca, dân vũ, ẩm thực và nghề dệt thổ cẩm đang dần bị mai một. Thực tế hiện nay không nhiều người trẻ biết đến hát sli (làn điệu đặc trưng của dân tộc Nùng), hát lượn (làn điệu dân ca của người Tày) và hầu như không biết đến nghề dệt thổ cẩm”.

Trên cương vị người làm du lịch cũng đồng thời là thanh niên sinh trưởng và chứng kiến những đổi thay của mảnh đất quê hương mình, anh Hoán luôn trăn trở phải làm sao phát huy được lợi thế của thắng cảnh địa phương nhưng vẫn đảm bảo yếu tố bền vững và bảo tồn giá trị văn hoá dân tộc. Động lực trên thôi thúc anh bắt đầu hành trình khởi nghiệp và phát triển dịch vụ du lịch Homestay từ năm 2019.

Bắc Kạn: Giữ gìn và phát triển bền vững du lịch cộng đồng Hồ Ba Bể
Bắc Kạn: Giữ gìn và phát triển bền vững du lịch cộng đồng Hồ Ba Bể

Homestay có phòng tập thể lớn và 7 phòng riêng có thể phục vụ cùng lúc 50 khách/lần

Đến nay, cơ sở của Hoán đang có nhà sàn với phòng tập thể và 7 phòng riêng có thể phục vụ cùng lúc 50 khách/lần. Ba Bể Green Homestay cũng có xuồng máy đạt tiêu chuẩn an toàn, phục vụ nhu cầu di chuyển của khách đến điểm du lịch. Một số hoạt động khác du khách có thể trải nghiệm tại đây bao gồm chèo xuồng kayak (loại thuyền nhỏ, mỏng và hẹp, thích hợp để 1 - 3 người sử dụng); điều khiển mô tô nước thám hiểm và xem biểu diễn văn nghệ “Áo chàm” với nhiều tiết mục văn nghệ đậm bản sắc văn hóa các dân tộc miền cao phục vụ du khách.

Đặc biệt, khu vực nhà sàn của Ba Bể Green Homestay cũng là nơi hiếm hoi ở thôn Pác Ngòi lưu giữ di sản nghề dệt truyền thống của đồng bào dân tộc Tày như các khung cửi (vật dụng dệt), các trang phục, màn, vỏ chăn, rèm cửa, địu trẻ em, túi nải,... với hoa văn, họa tiết phản ánh đời sống văn hóa tinh thần và tâm linh sâu sắc. Trước đây, người Tày dệt các sản phẩm thủ công để làm của hồi môn cho con gái khi về nhà chồng hoặc mang ra chợ phiên bán để tăng thu nhập, cải thiện kinh tế gia đình. Những sản phẩm này không chỉ đẹp mà còn rất kỳ công và tinh xảo. Anh Hoán dự kiến sẽ phối hợp cùng các hộ gia công sản phẩm dệt thành quà lưu niệm bán cho khách du lịch khi đến thăm Hồ Ba bể.

Bắc Kạn: Giữ gìn và phát triển bền vững du lịch cộng đồng Hồ Ba Bể

Mục tiêu sắp tới của Ba Bể Green Homestay là phát triển du lịch kết hợp giúp giữ gìn bản sắc văn hóa và mang lại lợi ích bền vững cho cộng đồng

Ngày 16/7/2023 vừa qua, tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Kạn, Thủ tướng Chính phủ nhận định mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng Bắc Kạn vẫn cho thấy tiềm năng cũng như hội tụ điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển kinh tế. Theo đó, Thủ tướng đề xuất một số mục tiêu khai thác tiềm năng, cơ hội cạnh tranh, lợi thế đặc biệt của vùng. Trong đó, đặc biệt phải kể đến định hướng đầu tư, sử dụng lợi thế hồ Ba Bể làm trung tâm phát triển du lịch của tỉnh.

Hưởng ứng lời kêu gọi từ các cấp chính quyền, anh Hoán cho biết sẽ tiếp tục đồng hành cùng các đơn vị trên địa bàn hoàn thiện dịch vụ; phát triển đồng bộ, chuyên nghiệp và hiệu quả ngành du lịch tại Hồ Ba Bể; giúp giữ gìn bản sắc văn hóa và mang lại lợi ích bền vững cho cộng đồng các dân tộc anh em.

Huỳnh Kha

Tin liên quan

Tin mới hơn

OCOP - đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn bền vững ở Nam Định
OCOP - đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn bền vững ở Nam Định
OVN - Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) đang trở thành động lực quan trọng giúp Nam Định phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương và xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
Lào Cai sẽ có khoảng 300 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên
Lào Cai sẽ có khoảng 300 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên
OVN - Trong những năm gần đây, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn tại tỉnh Lào Cai. Với mục tiêu khai thác tiềm năng đặc sản địa phương, bảo tồn giá trị truyền thống và tạo ra chuỗi giá trị bền vững, Lào Cai đang từng bước khẳng định vị thế của mình trên bản đồ OCOP cả nước.
Tạo bứt phá phát triển sản phẩm OCOP 5 sao
Tạo bứt phá phát triển sản phẩm OCOP 5 sao
OVN - Hà Nội là địa phương được đánh giá đi đầu trong thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), chiếm 22,1% tổng sản phẩm trên cả nước.
TP. Hồ Chí Minh: Đột phá sản phẩm OCOP để phát triển kinh tế nông thôn
TP. Hồ Chí Minh: Đột phá sản phẩm OCOP để phát triển kinh tế nông thôn
OVN - Sáng ngày 23/4, Học viện Cán bộ TP. Hồ Chí Minh tố chức hội thảo khoa học "Giải pháp phát triển sản phẩm OCOP tại TP. Hồ Chí Minh". Tại hội thảo, các chuyên gia và doanh nghiệp đã cùng chỉ ra những khó khăn, đồng thời đề xuất những hướng đi đột phá để đưa OCOP thành biểu tượng kinh tế mới.
Giò lụa ông Lào – Sản phẩm OCOP 3 sao đậm vị truyền thống
Giò lụa ông Lào – Sản phẩm OCOP 3 sao đậm vị truyền thống
OVN - Ông Trần Văn Lào ở xã Tân Lộc huyện Lộc Hà, (Hà Tĩnh) đã lựa chọn nguyên liệu tươi ngon, cộng thêm “bí kíp” nêm gia vị và quy trình chế biến để lan tỏa hương vị sản phẩm Giò lụa ông Lào.
Thái Bình: Phát triển bền vững sản phẩm OCOP
Thái Bình: Phát triển bền vững sản phẩm OCOP
OVN - Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) ở tỉnh Thái Bình đến nay phát triển ổn định, có tính bền vững và bước đầu phát huy hiệu quả. Đây là kết quả từ sự nỗ lực của tỉnh Thái Bình trong phát triển sản phẩm OCOP.

Tin khác

Bắc Ninh: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với sản phẩm OCOP tại làng tranh Đông Hồ
Bắc Ninh: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với sản phẩm OCOP tại làng tranh Đông Hồ
OVN - Sau gần 1 năm triển khai Đề án “Xây dựng thí điểm sản phẩm OCOP về du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2023-2025” làng tranh Đông Hồ (nay thuộc khu phố Đông Khê), phường Song Hồ (thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) đạt được những kết quả bước đầu tích cực, góp phần triển du lịch cộng đồng gắn với sản phẩm OCOP.
Quảng Ninh "Tăng Tốc" OCOP
Quảng Ninh "Tăng Tốc" OCOP
OVN - Không chỉ say lòng du khách bởi kỳ quan Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh đang ngày càng khẳng định vị thế là điểm sáng trên bản đồ đặc sản Việt Nam nhờ bệ phóng chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ấn tượng.
Hà Nội: Phát triển vùng nguyên liệu sản phẩm OCOP
Hà Nội: Phát triển vùng nguyên liệu sản phẩm OCOP
OVN - Ngoài việc phấn đấu tăng các sản phẩm (OCOP) đạt 5 sao, TP. Hà Nội đang chú trọng xây dựng chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định lâu dài .
Sản phẩm OCOP sơn mài Hạ Thái chinh phục thị trường quốc tế
Sản phẩm OCOP sơn mài Hạ Thái chinh phục thị trường quốc tế
OVN - Những năm gần đây, sản phẩm sơn mài Hạ Thái, xã Duyên Thái (huyện Thường Tín) được nhiều khách hàng ưa chuộng. Đặc biệt, từ khi được chứng nhận OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), sản phẩm càng đứng vững trên thị trường trong và ngoài nước...
11 sản phẩm OCOP của TP. Pleiku đạt hạng 3 sao năm 2024
11 sản phẩm OCOP của TP. Pleiku đạt hạng 3 sao năm 2024
OVN - UBND TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) vừa có quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP năm 2024 đối với 11 sản phẩm.
Bắc Giang: Đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP
Bắc Giang: Đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP
OVN - UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành kế hoạch triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2025.
Độc đáo các sản phẩm OCOP, làng nghề huyện Đông Anh
Độc đáo các sản phẩm OCOP, làng nghề huyện Đông Anh
OVN - Nhắc đến huyện Đông Anh (Hà Nội), không thể không nhắc đến những sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP nức tiếng gần xa, đã được bảo hộ sở hữu trí tuệ như gạo nếp cái hoa vàng Dục Tú, Thuỵ Lâm; gỗ mỹ nghệ Vân Hà; quất cảnh Tàm Xá; bún Mạch Tràng; tương Việt Hùng; rượu Liên Hà; đậu Chài Võng La...
OCOP miền Nam được thị trường nội địa tin dùng
OCOP miền Nam được thị trường nội địa tin dùng
OVN - Thay vì đặt nặng mục tiêu xuất khẩu, nhiều nhà sản xuất ở phía Nam đang tập trung khai thác thị trường nội địa, đặc biệt là các địa phương lân cận có chung văn hóa và nhu cầu tiêu dùng. Đây được xem là hướng đi tiềm năng và thuận lợi hơn để mở rộng kinh doanh cho các sản phẩm OCOP...
Mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP
Mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP
OVN - Chứng nhận sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được xem như “giấy thông hành” để đưa sản phẩm hướng vào các siêu thị và cửa hàng tiện ích.
OCOP "chắp cánh" cho nông sản Yên Bái
OCOP "chắp cánh" cho nông sản Yên Bái
OVN - Mỗi sản phẩm OCOP không chỉ là một món hàng, mà còn là kết tinh của đất và người, mang theo câu chuyện về bản sắc văn hóa, sự sáng tạo và khát vọng vươn lên. Tại Yên Bái, Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) đã trở thành cú huých quan trọng giúp nông sản địa phương khẳng định thương hiệu, nâng cao giá trị và chinh phục những thị trường khó tính trong nước lẫn quốc tế.
Huyện Đầm Dơi đẩy mạnh quảng bá và nâng tầm sản phẩm OCOP
Huyện Đầm Dơi đẩy mạnh quảng bá và nâng tầm sản phẩm OCOP
OVN - Huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, nổi bật với tiềm năng nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là tôm, cua, ba khía – những đặc sản của vùng đất ngập mặn. Nhờ nguồn nguyên liệu phong phú, nhiều cơ sở sản xuất đã tận dụng lợi thế này để chế biến sản phẩm đạt chuẩn OCOP, không chỉ nâng cao giá trị chuỗi sản phẩm mà còn góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Phú Yên: Chương trình OCOP làm đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn
Phú Yên: Chương trình OCOP làm đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn
OVN - Sau 5 năm triển khai thực hiện, Chương trình OCOP cho ra đời 377 sản phẩm OCOP chất lượng, uy tín, chinh phục được người tiêu dùng. Tỉnh Phú Yên xác định Chương trình OCOP là bước đi quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, làm đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn.
TP. Hồ Chí Minh: Du lịch gắn với quảng bá sản phẩm OCOP
TP. Hồ Chí Minh: Du lịch gắn với quảng bá sản phẩm OCOP
OVN - Sở Du lịch TP. HCM đã đề xuất giải pháp phát triển du lịch cũng như nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ gắn với ngành du lịch. Một trong những điểm nhấn đáng chú ý là kế hoạch kết nối chương trình kích cầu du lịch với ngành nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm OCOP.
Hành trình hơn 30 năm gìn giữ hương vị truyền thống bánh kẹo Vân Giang
Hành trình hơn 30 năm gìn giữ hương vị truyền thống bánh kẹo Vân Giang
OVN - Nằm tại phường Ngọc Châu, TP Hải Dương, cơ sở sản xuất bánh kẹo cổ truyền Vân Giang do ông Lê Hồng Giang sáng lập đã trở thành cái tên quen thuộc với nhiều thế hệ người tiêu dùng yêu thích hương vị bánh kẹo truyền thống. Trải qua hơn ba thập kỷ hoạt động, từ những ngày đầu đầy khó khăn đến khi khẳng định thương hiệu, Vân Giang là minh chứng sống động cho sự bền bỉ và tình yêu với giá trị văn hóa ẩm thực của dân tộc.
Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Đức Chính: Thương hiệu cà rốt vươn tầm quốc tế
Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Đức Chính: Thương hiệu cà rốt vươn tầm quốc tế
LNV - Xã Đức Chính, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, từ lâu đã được biết đến như “thủ phủ cà rốt” của miền Bắc Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của ông Nguyễn Đức Thuật – Đảng ủy viên, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ Nông nghiệp Đức Chính – cùng Hội đồng Quản trị gồm 3 thành viên, HTX đã có 114 thành viên chính thức và mạng lưới hơn 600 bạn hàng trong và ngoài nước. Với phương châm không ngừng đổi mới, HTX Đức Chính đang nỗ lực đưa sản phẩm cà rốt đạt chuẩn VietGAP, OCOP và khẳng định chỉ dẫn địa lý trên bản đồ nông sản Việt Nam.
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động