Chí Linh, Hải Dương: Gắn sao cho sản phẩm nông nghiệp đặc trưng
16:04 | 06/10/2022
OVN - TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương là một trong số những địa phương đã khơi dậy được tiềm năng, thế mạnh về sản phẩm nông nghiệp địa phương tham gia Chương trình
Chí Linh xây dựng 14 sản phẩm OCOP năm 2022
Từ lâu, nếp cái hoa vàng ở phường An Lạc, TP. Chí Linh đã được đông đảo người dân trong và ngoài tỉnh biết tới. Địa hình đồi núi xen lẫn đồng bằng đã tạo ra sản phẩm chất lượng cao, hạt gạo nhỏ, trắng trong, có độ thơm dẻo đặc trưng hơn sản phẩm cùng loại canh tác ở nơi khác. Đây cũng là sản phẩm đầu tiên đạt OCOP 3 sao của địa phương.
Từ hạt gạo nếp cái hoa vàng đặc trưng của địa phương, người dân phường An Lạc đã tạo ra sản phẩm bánh dầy thơm ngon nức tiếng. (Ảnh: TL)
Giá trị của hạt nếp cái hoa vàng ở phường An Lạc còn được nâng tầm khi người dân nơi đây vẫn luôn gắn nó với Lễ hội truyền thống Đền Cao - An Lạc thông qua tục giã bánh dầy. Sản phẩm được dự thi cấp tỉnh tại Lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc, từng đại diện cho tỉnh tham gia hội thi toàn quốc tại Đền Hùng (Phú Thọ) và vinh dự dâng bánh tại lễ hội này.
Từ nguồn nguyên liệu sẵn có trên mảnh đất Chí Linh, với đôi bàn tay khéo léo, người dân đã tạo ra bánh chưng, bánh dầy thơm ngon nức tiếng. “Chúng tôi muốn phát triển và nâng tầm sản phẩm nông nghiệp của địa phương, tiến tới xây dựng thương hiệu bánh chưng, bánh dầy của người An Lạc trở thành sản phẩm OCOP. Mục tiêu này vừa giúp gìn giữ các nét văn hóa truyền thống, vừa tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người dân địa phương”, bà Trần Thị Chiến, Chủ tịch Hội Phụ nữ phường An Lạc, Tổ trưởng Tổ hợp tác liên kết sản xuất và kinh doanh bánh dầy, chè kho nói.
Chưa đầy 5 năm bén rễ, thanh long ruột đỏ đã trở thành cây trồng chủ lực ở phường Bến Tắm. Diện tích trồng thanh long ngày càng được mở rộng và mang lại giá trị kinh tế cao, nông dân thu lãi cả trăm triệu đồng/ha. Hiện phường có khoảng 20ha trồng thanh long. Khác với thanh long trồng ở các địa phương khác, thanh long Bến Tắm được trồng bằng kỹ thuật mới, leo thành giàn và ứng dụng hệ thống tưới nước tự động. Một số hộ đã lắp thêm bóng đèn để kích thanh long ra hoa trái vụ.
Chí Linh đặt mục tiêu xây dựng thanh long ruột đỏ trở thành sản phẩm OCOP (Ảnh: Int)
Phương pháp trồng giàn giúp tận dụng tối đa diện tích sản xuất, thuận lợi trong chăm sóc, vệ sinh vườn, thu hoạch quả và tiết kiệm nguồn nước tưới. Năng suất thanh long đạt từ 35-40 tấn/ha, tăng từ 1-1,5 lần so với cách trồng trên trụ cũ, thu nhập của người dân cũng tăng cao. Với mục tiêu xây dựng thanh long ruột đỏ trở thành sản phẩm OCOP, các thành viên trong HTX thống nhất sử dụng cùng một loại giống và kỹ thuật trồng theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao chất lượng quả.
Bánh chưng, bánh dầy của phường An Lạc hay thanh long ruột đỏ của Bến Tắm là những sản phẩm đặc trưng của địa phương tham gia OCOP. Năm 2022, Chí Linh đã khảo sát 14 sản phẩm tham gia OCOP. Tất cả đều là sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, đặc trưng và có giá trị kinh tế cao.
Tăng cường kết nối, tiêu thụ sản phẩm
Sau hơn 3 năm triển khai, Chí Linh đã có 18 sản phẩm của 15 chủ thể đạt chứng nhận OCOP 3 sao và 4 sao. Trong đó 2 sản phẩm là cà chua và cà rốt tươi Nhân Huệ đạt OCOP 4 sao. Ngoài những hỗ trợ của tỉnh, thành phố cũng tăng cường hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể hoàn thiện hồ sơ theo quy định.Không dừng lại ở việc phát hiện, động viên các chủ thể tham gia “gắn sao” cho sản phẩm, thành phố còn quan tâm kết nối, xúc tiến để tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt trong năm 2021, khi dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc tiêu thụ nông sản, Phòng Kinh tế TP Chí Linh và các ngành, đoàn thể của tỉnh, địa phương đã giúp nông dân kết nối và tiêu thụ nông sản, nhất là các sản phẩm đạt chất lượng như gà đồi, na, nhãn, chuối, thanh long...
Sản phẩm na Bến Tắm (Chí Linh) được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao (Ảnh TL)
Ông Khúc Kim Độ, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp phường Đồng Lạc chia sẻ: “Với đặc trưng của vùng đất bãi ven sông, chúng tôi xây dựng thương hiệu chuối Đồng Lạc chất lượng và đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Nhờ các chương trình kết nối của tỉnh cũng như thành phố, sản phẩm của chúng tôi đã có bao bì, nhãn mác và được gắn tem truy xuất nguồn gốc. Nhờ vậy, sản phẩm có nhiều cơ hội để tiêu thụ trong các hệ thống cửa hàng và siêu thị thay vì trôi nổi tự do trên thị trường như trước. Hầu hết các hội chợ trong và ngoài tỉnh, chúng tôi đều có sản phẩm tham dự”.
Để Chương trình OCOP phát triển bền vững, tương xứng với tiềm năng, lợi thế của Chí Linh, thành phố tiếp tục tập trung tuyên truyền, hướng dẫn các chủ thể triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách liên quan Chương trình OCOP. Đồng thời gắn với công tác đào tạo, tập huấn và tổ chức đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP linh hoạt, phù hợp điều kiện thực tế…
“Thời gian tới, Chí Linh tiếp tục tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại để đưa các sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền vào hệ thống siêu thị, cửa hàng kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn, các sàn giao dịch điện tử, để sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu mạnh được đông đảo người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh biết tới”, ông Nguyễn Văn Huỳnh, Phó Chủ tịch UBND TP Chí Linh nhấn mạnh.
Bài và ảnh TH: An Khê
Tin mới hơn

OVN - Từ những sản phẩm mang đậm dấu ấn bản địa thông qua chương trình OCOP, nông sản Gia Lai đang từng bước khẳng định vị thế, tận dụng cơ hội vươn ra thế giới.

OVN - Sáng ngày 23/4, Học viện Cán bộ TP. Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển sản phẩm OCOP tại TP. Hồ Chí Minh”. Tại hội thảo, các chuyên gia và doanh nghiệp đã cùng chỉ ra những khó khăn, đồng thời đề xuất những hướng đi đột phá để đưa OCOP thành biểu tượng kinh tế mới.

OVN - Sau hơn 30 năm gắn bó với cây nghệ, bà Nguyễn Thị Bé (xã Dương Xá, huyện Gia Lâm) đã và đang thành công trong việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm làm từ tinh bột nghệ.

OVN - Thực hiện chương trình “mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), tính đến tháng 3/2025, huyện Yên Định (Thanh Hoá) đã có 41 sản phẩm đạt OCOP 3 đến 4 sao. Các sản phẩm được công nhận đã khẳng định thương hiệu trên thị trường, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn.

OVN - Tỉnh Lâm Đồng là địa phương có nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với nhiều sản phẩm đặc trưng, các huyện, thành trong tỉnh thường xuyên quan tâm hỗ trợ, hướng dẫn phát triển các sản phẩm OCOP.
Tin khác

OVN - Sáng nay 25/3, Sở Công thương và UBND huyện Quế Sơn phối hợp tổ chức lễ khai mạc chương trình kết nối giao thương giữa doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở sản xuất - kinh doanh sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm đặc trưng tỉnh Quảng Nam với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại tại Quảng trường 26/3 thị trấn Đông Phú, Quế Sơn( Quảng Nam).

OVN - Sau hơn 6 năm triển khai, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã đạt được những thành công vượt kỳ vọng ban đầu. Dù vậy, Chương trình vẫn còn tồn tại một số bất cập, hạn chế cần những giải pháp mang tính đột phá để tiếp tục phát triển bền vững.

OVN - Những năm qua, chương trình OCOP đã trở thành “bệ phóng” trong hành trình khởi nghiệp của nhiều chủ thể, góp phần phát triển kinh tế theo hướng nâng cao giá trị cho các sản phẩm đặc sản ở địa phương và giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân trong xây dựng nông thôn mới.

OVN - Chiều 28/3, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới TP.Hà Nội đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn các chủ thể OCOP xây dựng hồ sơ sản phẩm tiềm năng 5 sao.

OVN - Các ngành chức năng tỉnh Bình Định đã và đang nỗ lực đưa các đơn vị sản xuất - kinh doanh sản phẩm OCOP tham gia thương mại điện tử. Qua đó dần khẳng định hướng đi đúng đắn, phù hợp với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ hiện đại.

OVN - Nhiều sản phẩm sơn mài Hạ Thái (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội) được xếp hạng OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) 3 sao, 4 sao, tiềm năng lên 5 sao. Điển hình là 2 sản phẩm: Hộp sơn mài khảm trai và hộp sơn mài gắn sừng của Công ty cổ phần Sản xuất và Dịch vụ thương mại An Huy được UBND Thành phố Hà Nội xếp hạng OCOP 4 sao. Các sản phẩm đạt chuẩn OCOP của Hạ Thái ngày càng đứng vững trên thị trường trong và quốc tế.

OVN - Tại huyện Tủa Chùa, những năm qua, mô hình phát triển sản phẩm OCOP được chú trọng triển khai, không chỉ mang lại hiệu quả tích cực trong phát triển kinh tế mà còn đẩy mạnh thương hiệu nông sản đặc trưng, riêng có của địa phương.

OVN - Ngành Công thương tỉnh Bình Thuận tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thanh long quảng bá, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường xuất khẩu.

OVN - Sáng 25/02, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP TP. Phan Thiết tổ chức hội nghị công bố và trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Phó Chủ tịch UBND TP. Phan Thiết Lê Văn Chơn chủ trì và trao chứng nhận cho các chủ thể.

OVN - Hội xuân luôn là dịp để các địa phương lồng ghép hoạt động trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông sản đặc trưng của địa phương thu hút đông đảo người dân và du khách quan tâm mua sắm, trải nghiệm.

OVN - UBND tỉnh Bình Phước đã phân hạng cho 33 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao; đồng thời, chỉ đạo cho Sở Công Thương Bình Phước tổ chức Hội chợ giới thiệu sản phẩm OCOP trong tháng 3/2025 sắp tới.

OVN - UBND thành phố Hà Nội vừa có quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP thành phố Hà Nội năm 2024 thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

OVN - Được biết, đến đầu năm 2025, Thanh Hóa đã có hơn 600 sản phẩm OCOP, trong đó có 2 sản phẩm 5 sao quốc gia, hơn 60 sản phẩm 4 sao. Nhiều sản phẩm vươn thị trường rộng khắp cả nước và cả quốc tế nhờ biết phát huy những lợi thế là yếu tố bản địa, đặc trưng.

OVN - Triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua các địa phương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã tập trung khảo sát, lựa chọn các sản phẩm có thế mạnh đặc trưng của địa phương để xây dựng các sản phẩm chủ lực, gia tăng giá trị, góp phần phát triển kinh tế khu vực nông thôn.