Giấy chứng nhận OCOP giúp sản phẩm tiếp cận khách hàng

OVN - Theo Quyết định 919/QĐ-TTg năm 2022 về việc phê duyệt Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2021-2025 của Thủ tướng Chính phủ đã vạch ra mục tiêu đến năm 2025, cả nước phấn đấu đạt ít nhất 10.000 sản phẩm OCOP được công nhận từ 3 sao trở lên, trong đó có khoảng 400 - 500 sản phẩm OCOP đạt 5 sao.

Gần đây, số lượng sản phẩm OCOP được đánh giá, phân hạng tại các địa phương ngày càng tăng, nhưng thực tế người dân chưa hiểu nhiều về Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), cũng như các cơ sở sản xuất vẫn còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận, hoàn thiện hồ sơ, thủ tục đăng ký tham gia vào Chương trình.

Nhằm giới thiệu đến độc giả những vấn đề cơ bản của Chương trình OCOP, trình tự, thủ tục để các chủ thể đăng ký tham gia và những lợi ích mang lại khi tham gia Chương trình, phóng viên của Ấn phẩm OCOP Việt Nam (Tạp chí Làng nghề Việt Nam) đã có cuộc trao đổi với Nhà giáo Ưu tú PGS. TS. Trần Văn Ơn - Nguyên Trưởng Bộ môn Thực vật, Khoa Dược học - Dược cổ truyền, Trường Đại học Dược Hà Nội - một người luôn “tâm huyết” với Chương trình này.

Theo Quyết định 919/QĐ-TTg năm 2022 về việc phê duyệt Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2021-2025 của Thủ tướng Chính phủ đã vạch ra mục tiêu đến năm 2025, cả nước phấn đấu đạt ít nhất 10.000 sản phẩm OCOP được công nhận từ 3 sao trở lên, trong đó có khoảng 400 - 500 sản phẩm OCOP đạt 5 sao.
Theo Quyết định 919/QĐ-TTg năm 2022 về việc phê duyệt Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2021-2025 của Thủ tướng Chính phủ đã vạch ra mục tiêu đến năm 2025, cả nước phấn đấu đạt ít nhất 10.000 sản phẩm OCOP được công nhận từ 3 sao trở lên, trong đó có khoảng 400 - 500 sản phẩm OCOP đạt 5 sao.

Phóng viên: Thưa ông, cụm từ “OCOP” vẫn còn khá xa lạ với người dân vùng sâu vùng xa, đặc biệt là khu vực tập trung đồng bào dân tộc thiểu số. Xin ông hãy giải thích một số thuật ngữ cũng như tên gọi chung để các chủ cơ sở, hộ kinh doanh, doanh nghiệp hiểu rõ.

PGS. TS. Trần Văn Ơn: OCOP là cụm từ viết tắt của “One commune one product”, tức Chương trình Mỗi xã một sản phẩm. Mỗi xã một sản phẩm nghĩa là mỗi xã có tối thiểu một sản phẩm nhưng không giới hạn tối đa. Là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị, trọng tâm của OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện.

Phóng viên: Chương trình OCOP đóng vai trò như thế nào trong trong phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn, thưa ông?

NGƯT. PGS. TS. Trần Văn Ơn: Chương trình OCOP giúp địa phương khai thác lợi thế vùng nông thôn để tạo ra giá trị. Bao gồm cây trồng, vật nuôi; tri thức, bí quyết công nghệ truyền thống; văn hóa; cảnh quan đặc sắc địa phương.

Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên HTX, doanh nghiệp nhỏ và vừa) để sản xuất các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

Thông qua việc phát triển sản xuất tại khu vực nông thôn, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn hợp lý (hạn chế dân di cư ra thành phố) thông qua tạo công ăn việc làm và thu nhập ở vùng nông thôn, bảo vệ môi trường và bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của nông thôn Việt Nam.

Phóng viên: Xin ông cho biết, hồ sơ, thủ tục đăng ký sản phẩm OCOP bao gồm những gì?

NGƯT. PGS. TS. Trần Văn Ơn: Để tham gia Chương trình OCOP, các cơ sở cần liên hệ trực tiếp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NT&PTNT)/Phòng Kinh tế quận/huyện/thị xã để đăng ký tham gia và được hướng dẫn thủ tục chi tiết.

Khi tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm các chủ thể cần chuẩn bị:

1) Sản phẩm hoàn thiện tham gia dự thi: Sản phẩm được đóng gói trong bao bì phù hợp, có nội dung ghi nhãn đúng quy định, có mã truy xuất nguồn gốc (mã số mã vạch hoặc mã Qr code hoặc cả hai). Riêng dịch vụ du lịch được đánh giá tại chỗ.

2) Bộ hồ sơ sản phẩm đăng ký đánh giá:

Hồ sơ đăng ký sản phẩm OCOP gồm các tài liệu được quy định tại mục 3 phụ lục II kèm theo Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm.

Hồ sơ sản phẩm đăng ký tham gia đánh giá sản phẩm OCOP do các chủ thể OCOP chuẩn bị, bao gồm:

+ Phiếu đăng ký đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP.

+ Báo cáo của chủ thể đánh giá về sản phẩm theo Bộ tiêu chí.

Phóng viên: Quy trình đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP diễn ra như thế nào? Do cơ quan nào thực hiện?

NGƯT. PGS. TS. Trần Văn Ơn: Trình tự đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP bao gồm các bước như sau:

- Bước 1. Chủ thể nộp hồ sơ về UBND cấp xã

Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (UBND cấp xã) tổ chức đánh giá một số nội dung của Hồ sơ sản phẩm đăng ký tham gia đánh giá sản phẩm OCOP, bao gồm các tiêu chí sau: nguồn gốc sản phẩm/nguyên liệu địa phương; sử dụng lao động địa phương; nguồn gốc ý tưởng sản phẩm; bản sắc/trí tuệ địa phương.

Căn cứ vào điều kiện và đặc điểm thực tế của địa phương, Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức họp với các bộ phận liên quan để lấy ý kiến về các nội dung đánh giá, sau đó lập Báo cáo đánh giá của UBND cấp xã về các tiêu chí trên.

- Bước 2. Chủ thể nộp hồ sơ và sản phẩm về cơ quan thường trực triển khai Chương trình OCOP (Phòng Phòng NT&PTNT/Phòng Kinh tế quận/huyện/thị xã).

+ Hội đồng cấp quận/huyện/thị xã tổ chức đánh giá, phân hạng các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP.

+ UBND cấp quận/huyện/thị xã ban hành Quyết định phê duyệt kết quả đánh giá và Giấy chứng nhận cho các sản phẩm đạt 3 sao, tổ chức công bố kết quả.

+ UBND cấp quận/huyện/thị xã chuyển hồ sơ các sản phẩm có số điểm đạt từ 70 điểm đến 100 điểm (từ 4 sao trở lên) lên Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (UBND cấp tỉnh) để đề nghị đánh giá, phân hạng, công nhận sản phẩm OCOP.

Về ông tác đánh giá cấp tỉnh:

- Hội đồng cấp tỉnh tổ chức đánh giá, xếp hạng các sản phẩm do cấp huyện đề xuất.

- UBND cấp tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt kết quả đánh giá và Giấy chứng nhận cho các sản phẩm đạt 4 sao, tổ chức công bố kết quả.

- Trường hợp kết quả đánh giá của Hội đồng cấp tỉnh không đạt 4 sao, Hội đồng cấp tỉnh gửi trả kết quả (bằng văn bản) và hồ sơ về UBND cấp quận/huyện/thị xã. UBND quận/huyện/thị xã cấp Giấy chứng nhận cho các sản phẩm đạt 3 sao.

- UBND cấp tỉnh chuyển hồ sơ các sản phẩm đạt từ 90 điểm đến 100 điểm lên Bộ NT&PTNT đề nghị đánh giá, phân hạng, công nhận sản phẩm OCOP cấp quốc gia.

Về công tác đánh giá ở cấp trung ương:

- Hội đồng cấp trung ương tổ chức đánh giá, phân hạng các sản phẩm do UBND cấp tỉnh đề xuất.

- Bộ NT&PTNT ban hành Quyết định phê duyệt kết quả đánh giá và Giấy chứng nhận cho các sản phẩm đạt 5 sao (là sản phẩm OCOP cấp quốc gia), tổ chức công bố kết quả.

- Trường hợp kết quả đánh giá không đạt 5 sao, Hội đồng cấp trung ương gửi trả kết quả (bằng văn bản) và hồ sơ về UBND cấp tỉnh/thành phố. UBND tỉnh/thành phố cấp Giấy chứng nhận cho các sản phẩm đạt 4 sao.

Phóng viên: Chương trình OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị. Như vậy, khi tham gia Chương trình OCOP chủ thể được gì? Mất gì, thưa ông?

NGƯT. PGS. TS. Trần Văn Ơn: Khi tham gia chương trình, chủ thể không phải bỏ ra bất kỳ chi phí nào nhưng cần hoàn thiện sản phẩm và điều kiện sản xuất kinh doanh. Bao gồm mua bao bì/in ấn bao bì; chi phí sửa chữa, hoàn thiện/nâng cấp nhà xưởng; kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm,… Thực chất, đây là chi phí mà cơ sở không tham gia OCOP cũng phải chi khi tổ chức kinh doanh.

Chủ thể được hướng dẫn, tư vấn hoàn thiện toàn bộ điều kiện pháp lý về sản xuất, kinh doanh bởi cơ quan quản lý nhà nước/chuyên gia vì vậy hoàn toàn yên tâm khi đưa sản phẩm ra thị trường.

Khi tham gia Chương trình OCOP, chủ cơ sở sẽ nhận được chính sách hỗ trợ tuỳ theo điều kiện từng địa phương. Điển hình như: Hỗ trợ nghiên cứu phát triển sản phẩm mới hoặc hoàn thiện sản phẩm đã có (Thiết kế bao bì, nhãn; mua sắm bao bì; xây dựng câu chuyện sản phẩm; công bố chất lượng; xây dựng tiêu chuẩn sản phẩm; hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến;…); Hỗ trợ hoàn thiện, nâng cao năng lực sản xuất của cơ sở (hỗ trợ máy móc, thiết bị; hỗ trợ các dự án KHCN nghiên cứu các giải pháp khắc phục các vấn đề tồn tại trong sản xuất;….); Hỗ trợ quảng bá, xúc tiến thương mại (tham gia các hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế; báo đài, truyền hình, phóng sự đưa tin; các hoạt động bán hàng 4.0;…); Hỗ trợ kết nối với các chủ thể khác trong chuỗi giá trị, như cung ứng vật tư đầu vào, mua sản phẩm.

Được tham gia các hoạt động đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực về sản xuất, kinh doanh. Các sản phẩm OCOP đều trải qua nhiều vòng đánh giá khắt khe đặc biệt là an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và được cơ quan quản lý nhà nước cấp chứng nhận nên ngày càng được người tiêu dùng tin tưởng. Vì vậy, có chứng nhận OCOP trên sản phẩm sẽ giúp các cơ sở dễ tiếp cận khách hàng hơn.

Phóng viên: Xin cảm ơn ông

Huỳnh Kha

Tin liên quan

Tin mới hơn

Bình Phước: tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2024
Bình Phước: tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2024
OVN - Ngày 19/11, UBND tỉnh Bình Phước đã tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) cấp tỉnh năm 2024 tại hội trường Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh. Đây là sự kiện quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển các sản phẩm địa phương, nâng cao chất lượng, giá trị kinh tế và khẳng định thương hiệu sản phẩm OCOP của tỉnh.
Sản phẩm OCOP “Sinh ra từ làng” ở An Giang
Sản phẩm OCOP “Sinh ra từ làng” ở An Giang
OVN - Nhằm quảng bá các sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) và đặc sản tiềm năng của tỉnh, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang tổ chức sự kiện sản phẩm OCOP và đặc sản An Giang đồng hành cùng người tiêu dùng năm 2024.
Hà Tĩnh thêm 8 sản phẩm OCOP 4 sao
Hà Tĩnh thêm 8 sản phẩm OCOP 4 sao
OVN - UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có quyết định công nhận 8 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao. Trong đó, 7 sản phẩm đánh giá, phân hạng lần đầu và 1 sản phẩm đánh giá, phân hạng lại.
Sự kiện kết nối giao thương xúc tiến thương mại Sau Bão Yagi
Sự kiện kết nối giao thương xúc tiến thương mại Sau Bão Yagi
OVN - Với mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, và cơ sở sản xuất kinh doanh kết nối, mở rộng thị trường sau ảnh hưởng của bão Yagi năm 2024, Hội Mỹ nghệ kim hoàn đá quý tỉnh Hải Dương phối hợp cùng với Hợp tác xã nông nghiệp sạch Nam Vũ tổ chức chương trình giao thương vào ngày 17/11/2024. Sự kiện này không chỉ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã gặp gỡ và phát triển quan hệ hợp tác mà còn giúp doanh nghiệp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm trên thị trường trong và ngoài tỉnh.
Giới thiệu sản phẩm OCOP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tại Thành phố Hồ Chí Minh
Giới thiệu sản phẩm OCOP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tại Thành phố Hồ Chí Minh
OVN - Ngày 25/10, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức Tuần lễ triển lãm sản phẩm OCOP và sản phẩm đặc trưng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
VIETNAM OCOPEX: Hỗ trợ sản phẩm OCOP tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng
VIETNAM OCOPEX: Hỗ trợ sản phẩm OCOP tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng
OVN - Chiều 25/10, tại Hà Nội, Bộ Công Thương (Cục Xúc tiến thương mại) phối hợp với Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã tổ chức họp báo giới thiệu thông tin Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu (VIETNAM OCOPEX) 2024.

Tin khác

Thái Bình: Hội chợ giới thiệu sản phẩm OCOP; Lễ hội bánh và ẩm thực huyện Vũ Thư năm 2024
Thái Bình: Hội chợ giới thiệu sản phẩm OCOP; Lễ hội bánh và ẩm thực huyện Vũ Thư năm 2024
OVN - Sáng ngày 12/10, tại di tích quốc gia đặc biệt chùa Keo (xã Duy Nhất), UBND huyện Vũ Thư tổ chức khai mạc hội chợ giới thiệu sản phẩm OCOP, sản phẩm chủ lực; lễ hội bánh và ẩm thực huyện Vũ Thư năm 2024. Các đồng chí: Đặng Thanh Giang, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Quang Hưng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh và huyện Vũ Thư dự buổi khai mạc.
Kỷ niệm 220 khởi lập Thành Đông và 70 năm ngày giải phóng thành phố Hải Dương
Kỷ niệm 220 khởi lập Thành Đông và 70 năm ngày giải phóng thành phố Hải Dương
OVN - Vừa qua, tại Trung tâm Văn hóa xứ Đông, thành phố Hải Dương (tỉnh Hải Dương) long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 220 năm khởi lập Thành Đông (1804 – 2024), 70 năm ngày giải phóng thành phố Hải Dương (30/10/1954 - 30/10/2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Quốc hội, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Nguyễn Thị Kim Ngân đến dự và tặng hoa chúc mừng lễ kỷ niệm.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Sản phẩm OCOP còn thiếu phần "hồn"
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Sản phẩm OCOP còn thiếu phần "hồn"
OVN - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho rằng, trong chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều địa phương vẫn gặp khó khăn, dẫn đến những hạn chế như việc tái đăng ký và đăng ký sản phẩm OCOP 5 sao còn kéo dài. Sản phẩm OCOP hiện phần lớn vẫn còn mỏng manh do thiếu “hồn” của sản phẩm, khiến việc tiêu thụ và cạnh tranh trên thị trường gặp khó khăn.
Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ 3 năm 2024 thu hút 260 đơn vị tham gia
Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ 3 năm 2024 thu hút 260 đơn vị tham gia
LNV - Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ 3 năm 2024 sẽ diễn ra trong 05 ngày, từ ngày 29/11 đến ngày 03/12/2024 tại Khu đô thi Mailand HaNoi City, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội.
Huyện Quốc Oai Khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề năm 2024
Huyện Quốc Oai Khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề năm 2024
LNV - Sáng ngày 7/11. Tại thị trấn Quốc Oai, Sở Công thương Hà Nội phối hợp với huyện Quốc Oai tổ chức Khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề năm 2024.
Đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP Trung ương năm 2024
Đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP Trung ương năm 2024
OVN - Ngày 5/11, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam chủ trì phiên họp Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP Trung ương năm 2024. Đây là phiên họp tiến hành đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP cấp Quốc gia đối cho nhóm Dược liệu, nhóm Đồ uống và xem xét công nhận lại sản phẩm OCOP cấp Quốc gia năm 2020.
TP. Thái Nguyên: 18 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP
TP. Thái Nguyên: 18 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP
LNV - Năm 2024, TP. Thái Nguyên có 18 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng OCOP, ở 4 nhóm, gồm: Thực phẩm tươi sống; thực phẩm thô, sơ chế; thực phẩm chế biến và chè.
Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên
Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên
OVN - Tối 22/8, tại Công viên Long Biên (quận Long Biên), sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn liền với văn hóa đặc trưng của các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên đã diễn ra vô cùng ấn tượng. Đây là hoạt động thiết thực chào mừng 79 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, cũng như kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu từ ngày 31-10 đến ngày 4-11
Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu từ ngày 31-10 đến ngày 4-11
OVN - Vừa qua, Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phối hợp tổ chức buổi giới thiệu thông tin “Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu”.
Hoài Đức: Đánh giá, phân hạng 17 sản phẩm OCOP
Hoài Đức: Đánh giá, phân hạng 17 sản phẩm OCOP
OVN - Ngày 29-10, UBND huyện Hoài Đức tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện năm 2024.
Gia Lai: Huyện Đức Cơ có thêm 11 sản phẩm OCOP cấp huyện
Gia Lai: Huyện Đức Cơ có thêm 11 sản phẩm OCOP cấp huyện
LNV - Ngày 22-10, Hội đồng đánh giá sản phẩm OCOP huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) tiến hành họp đánh giá phân hạng và công nhận thêm 11 sản phẩm OCOP cấp huyện năm 2024.
Xây dựng phương án, chuẩn hoá sản phẩm OCOP
Xây dựng phương án, chuẩn hoá sản phẩm OCOP
OVN - Sáng ngày 25/9, Liên minh hợp tác xã (HTX) tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Liên minh HTX tỉnh Đắk Lắk tổ chức hội thảo chuyên đề “Xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, chuẩn hoá sản phẩm OCOP cho các HTX” và kết nối giao thương, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của các HTX ở 2 tỉnh.
Quảng Ninh có 70 sản phẩm OCOP tham gia CAEXPO 2024
Quảng Ninh có 70 sản phẩm OCOP tham gia CAEXPO 2024
OVN - Hội chợ Trung Quốc - ASEAN (CAEXPO 2024) diễn ra từ 24 - 28/9/2024, tại thành phố Nam Ninh, Trung Quốc, tỉnh Quảng Ninh có 70 sản phẩm OCOP tham gia trưng bày.
Phú Yên: Bảo tồn làng nghề gắn với xây dựng sản phẩm OCOP
Phú Yên: Bảo tồn làng nghề gắn với xây dựng sản phẩm OCOP
OVN - Nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh sản phẩm đặc trưng OCOP và bảo tồn, phát triển làng nghề, ngành nghề truyền thống, các địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Yên thực hiện lồng ghép hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ mở rộng sản xuất kinh doanh gắn với thực hiện Chương trình OCOP.
100 gian hàng OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ được giới thiệu tại huyện Thanh Trì
100 gian hàng OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ được giới thiệu tại huyện Thanh Trì
OVN - Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), tối 4-10, Sở NN&PTNT Hà Nội phối hợp với UBND huyện Thanh Trì tổ chức sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ.
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động